Hôm nay Thủ tướng Đức thăm Việt Nam
Bà Angela Merkel hôm nay sẽ tới Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm Việt Nam với mục đích tăng cường hợp tác song phương, đặc biệt trong vấn đề đầu tư.
> Angela Merkel – ‘Người đàn bà thép’ của nước Đức
> Các hoạt động dự kiến của Merkel tại VN
Lễ đón Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Hà Nội sáng nay Ảnh: Nguyễn Hưng. |
Tháp tùng Thủ tướng Merkel là một phái đoàn hùng hậu gồm 27 quan chức cấp cao của chính phủ Đức, 15 đại diện từ các doanh nghiệp hàng đầu của cường quốc kinh tế số một châu Âu, 21 phóng viên báo đài cùng 5 đại biểu quốc hội thuộc 5 đảng khác nhau trên chính trường Đức.
Sau lễ đón chính thức tại Phủ Chủ tịch sáng nay, Thủ tướng Merkel sẽ hội kiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và cùng ký kết các văn kiện. Trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bà Merkel sẽ cùng nhà lãnh đạo Việt Nam bàn về các vấn đề hợp tác chính, gồm: chính trị và chiến lược; thương mại và đầu tư; pháp luật và tư pháp; phát triển và bảo vệ môi trường; giáo dục và đào tạo; khoa học công nghệ, văn hóa và du lịch.
Sau đó bà Merkel hội kiến Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Thủ tướng Đức sẽ thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và nhà máy dược B.Braun, trước khi tới thăm đại sứ quán Đức tại Hà Nội. Bà Merkel cũng dành thời gian để gặp gỡ những người Việt Nam từng học tập và làm việc tại nước Đức, đại sứ quán tại Hà Nội cho biết.
Sáng 12/10, thủ tướng Đức bay vào thành phố Hồ Chí Minh để dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt - Đức. Chiều cùng ngày, bà Merkel rời Việt Nam để tới Mông Cổ.
Đức là đối tác thương mại trong EU lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng khoảng 15% mỗi năm, đạt trên 4,1 tỷ USD trong năm 2010, tức là bằng tổng kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và nhiều nước châu Âu khác cộng lại. Theo số liệu của Đức có tính cả sự trung chuyển qua nước thứ ba, kim ngạch song phương thậm chí lên tới 6 tỷ USD. Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, Đức cam kết 400 triệu USD tài trợ phát triển cho Việt Nam.
Cộng đồng người Việt Nam lao động và học tập tại Đức hiện có gần 100.000 người, theo số liệu của Văn phòng thống kê Liên bang Đức, và được nước sở tại đánh giá là một cộng đồng tích cực, có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của nước Đức. Ngoài ra, có một số lượng gần tương đương những người Việt Nam từng học tập hoặc làm việc ở Đức nay đã về nước. Đức hiện là nước tích cực nhất trong việc giúp Việt Nam đào tạo tiến sĩ, với khoảng 100 học bổng đào tạo mỗi năm. Những cộng đồng này chính là cầu nối quan trọng làm nên mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước trong suốt 36 năm qua, kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1975.
Phan Lê
Sau đó bà Merkel hội kiến Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Thủ tướng Đức sẽ thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và nhà máy dược B.Braun, trước khi tới thăm đại sứ quán Đức tại Hà Nội. Bà Merkel cũng dành thời gian để gặp gỡ những người Việt Nam từng học tập và làm việc tại nước Đức, đại sứ quán tại Hà Nội cho biết.
Sáng 12/10, thủ tướng Đức bay vào thành phố Hồ Chí Minh để dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt - Đức. Chiều cùng ngày, bà Merkel rời Việt Nam để tới Mông Cổ.
Đức là đối tác thương mại trong EU lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng khoảng 15% mỗi năm, đạt trên 4,1 tỷ USD trong năm 2010, tức là bằng tổng kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và nhiều nước châu Âu khác cộng lại. Theo số liệu của Đức có tính cả sự trung chuyển qua nước thứ ba, kim ngạch song phương thậm chí lên tới 6 tỷ USD. Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, Đức cam kết 400 triệu USD tài trợ phát triển cho Việt Nam.
Cộng đồng người Việt Nam lao động và học tập tại Đức hiện có gần 100.000 người, theo số liệu của Văn phòng thống kê Liên bang Đức, và được nước sở tại đánh giá là một cộng đồng tích cực, có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của nước Đức. Ngoài ra, có một số lượng gần tương đương những người Việt Nam từng học tập hoặc làm việc ở Đức nay đã về nước. Đức hiện là nước tích cực nhất trong việc giúp Việt Nam đào tạo tiến sĩ, với khoảng 100 học bổng đào tạo mỗi năm. Những cộng đồng này chính là cầu nối quan trọng làm nên mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước trong suốt 36 năm qua, kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1975.
Phan Lê
Nguồn: VNExpress
Hãng RFI cho biết:
Công du Việt Nam,Thủ tướng Đức sẽ đặt vấn đề nhân quyền
Tôi đã từng du học ở nước Đức. Tôi rất khâm phục tính chính xã, cẩn thận và tiết kiệm của người Đức. Tôi hy vọng chuyến viếng thăm của nữ Thủ tướng Đức sẽ giúp các nhà lãnh đạo và nhân dân VN cách tư duy và cách làm việc tốt hơn.
Trả lờiXóaWillkommen Merkel besucht Vietnam
Trả lờiXóaChào mừng thủ tướng Đức thăm Việt nam
Diện tích nước Đức bằng diện tích Việt Nam , dân số ít hơn một chút , vậy mà họ giầu mạnh bật nhất Châu Âu . Chúng ta cần suy ngẫm lại mình .
Trả lờiXóaQuả là một tin vui. Chúc mừng thủ tướng Dức thăm Việt nam!
Trả lờiXóaĐúng là diện tích nếu không bị mất với nước ngòai thì coi như là bất biến. Tuy nhiên dân số gắn liền với sự phát triển dân số, và đặc biệt với một nước như Việt Nam khá nhiều thay đổi, nếu tôi nhớ không nhầm thì khỏang năm 1945 Việt Nam chỉ có khỏang 20 triệu người, trong khi Đức trong giai đọan phát triển công nghiệp đã chậm, nhưng trong giai đọan sau năm 1960 thì dân số chững hẳn lại, phát triển chỉ còn 0,7 %, và nay chỉ còn 0,07 %. Trong khi Việt Nam hàng năm mặc dù đã giảm tỉ lệ sinh nhưng hàng năm cũng tăng thêm chừng 1 triệu người (chừng 1,35 %). Và nếu nhìn sang anh láng giềng "to lớn, tham lam" thì thấy "con rồng" Trung Quốc để đạt nhiều thành tích về nhiều lĩnh vực trong thời gian ngắn vừa qua thì trong nhiều yết tố thì cũng đã phải gồng mình, "hy sinh phát triển dân số", ngày nay dân số chững lại (còn khỏang 0,73 %).
Trả lờiXóaTóm lại dân số Đức từ 1960: 73,1 triệu dân thay đổi (đẻ) không nhiều, tăng nhiều khi còn do di dân, trong khi Việt Nam từ 31 triệu năm 1961 nay là đã tăng lên chừng 3 lần. Vì vậy theo tôi khi so sánh nên cân nhắc nhiều khía cạnh, để khỏi dễ bị khập khiễng.
Hòang Hải
Chế độ của Đông Đức tàn độc, ngu xuẩn và tham lam nên bị sụp đổ sớm.
Trả lờiXóaKhông nhờ tính nhân văn của tư bản Tây Đức thì con sói này chắc đã bị dân phanh ra trăm mảnh vì tội ác của hắn và đội quân của hắn đối với nhân dân.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Markus_Wolf
Sẽ vô cùng đau khổ cho nhiều ông bố bà mẹ, vợ và con của đám công an tàn độc dưới thời cộng sản Đông Đức nếu chính quyền Tây Đức cho dân trả thù bọn chúng.
Chính quyền Tây Đức đã hòa giải dân tộc bằng sự tha thứ và bao dung với bầy sói nên xã hội của nước Đức mới không phải mất quá lâu để dọn đống rác do cộng sản Đông Đức để lại.
Một số người Việt ở Bungary đã chứng kiến bọn mật vụ bị dân treo cổ trên cột điện sau khi chế độ cũ sụp đổ đến nay vẫn rùng mình. Trả thù như vậy thì còn tệ hơn cả thú vật.
Tại sao đi tháp tùng cùng bà Merkel mà không có ông phó thủ tướng gốc Việt Rosler đi cùng nhỉ? Hay là chỉ có các Bộ trưởng đi cùng bà thôi?
Trả lờiXóaHy vọng trong chuyến đi này bà Merkel sẽ trao đổi với TT NTD về vấn đề quyền tự do biểu tình của người dân, trong đó có trường hợp của 3 mẹ con chị Trần Thị Hường người Đức gốc Việt đã gửi thư cho chủ tịch nước phản đối công an trấn áp thô bạo khi mẹ chị về VN biểu tình phản đối TQ gây hấn.
gửi bạn khách ẩn danh 15:06 , câu hỏi của bạn rất hay ,( Diện tích nước Đức bằng diện tích Việt Nam , dân số ít hơn một chút , vậy mà họ giầu mạnh bật nhất Châu Âu ) tôi là người đang sông tại thành phố München của Duc , tôi trả lời bạn một câu ngắn gọn thôi nhé , VÌ TOÀN BỘ NHỮNG NGƯỜI LÃNH ĐẠO Ở ĐỨC HỌ KHÔNG BIẾT THAM NHŨNG VÀ ĂN HỐI LỘ ; CÔNG AN KHÔNG BIẾT GIẾT NGƯỜI VÀ KHÔNG BIẾT ĐÁNH NGƯỜI CÔNG NHÂN HỌ ĐI LÀM RẤT ĐÚNG GIỜ ; ĐẾN NƠI LÀM VIỆC HỌ LÀM VIỆC HẾT KHẢ NĂNG CỦA MÌNH còn công nhân việt nam mình đến chỗ làm thì dược chơi Games và làm các việc riêng và vv và vv : như vậy đó bạn
Trả lờiXóathủ tướng Đức mà muốn tiếp xúc với đại diện xã hội công dân và tôn giáo thì bà sẽ được như ý nhưng bà sẽ chẳng được gặp những người "thật" đâu, vì công dân cũng có công dân "gương mẫu" (hay xuất hiện trên ti vi đó!, còn đại diện tôn giáo cũng có các vị "quốc doanh" đấy. xong phim.
Trả lờiXóangày hôm qua ở Hà Nội với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bà Merkel cũng nói công khai với nhà cầm quyền Việt Nam cần phải tôn trọng tự do chính kiến, tự do tôn giáo, tự do báo chí, và phải có nền luật pháp công bằng. Bà nhấn mạnh đây là những điều kiện cơ bản để đưa Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, cũng là điều kiện của sự hợp tác Đức- Việt.
Trả lờiXóahttp://www.pagewash.com///nph-index.cgi/000010A/uggc:/=2fjjj.esn.bet/ivrganzrfr/va_qrcgu/tre-cz-gb-ia-tz-10122011142507.ugzy
Chuyến đi lần này của TT Đức đến VN đúng ra nó không đại diện cho nước Đức mà mang tính Công đồng chung châu Âu nhiều hơn, với sự tham quan chớp nhoáng Hà Nội, cái bắt tay còn "lỏng lẻo" tại Thủ đô và cái vội vàng của chuyến bay về phương nam, đây mới là điểm dừng chân, muốn thăm hỏi nhất của Bà Markel. Phía Bắc là sự ồ ạt của văn hoá, hàng hoá Trung Quốc, EU muốn hiện diện tại TP HCM nhiều hơn, nhanh hơn trước khi Hoa Kỳ " tập kích với quy mô lớn.." vào trung tâm của miền nam VN. Người nước ngoài vẫn cảm nhận được những khác biệt tiềm ẩn của 2 miền cho dù 36 năm đã trôi qua.
Trả lờiXóa