Truyện họ Vũ ở xã Trung Hành
Tại xã Trung hành - huyện An Dương có một người họ Vũ, nhà nghèo nhưng hay làm việc thiện. Bấy giờ trong làng thường có một người hay nhờ thày Địa lý xem đất. Sau khi tìm được một ngôi đất đẹp và đem mộ Tổ đến táng.
Một đêm, người ấy nằm mơ thấy một vị Thần nhân đến bảo rằng: -Ta cai quản địa phương này. Ngươi là ai mà dám đem mộ đến táng ở đất của ta. Ngươi phải di mộ đi nời khác ngay, nếu không sẽ có tai vạ. Người ấy còn trù trừ chưa quyết, thì cả nhà đau ốm, trong họ không yên.
Lại nằm mơ thấy Thần nhân đến bảo: - Nhà ngươi ít phúc, không đương nổi cái huyệt ấy. Ta giữ cái huyệt cho họ Vũ. Ngươi nên nhường cho họ đó, thì con cháu ngươi sau này sẽ được họ ấy báo đáp.
Người ấy theo lời Thần bảo, đến nói với người nhà họ Vũ rằng: -Tôi có một ngôi đất tốt. xin nhường cho ông. Sau này nhà ông phát đạt, thì đừng quên con cháu tôi. Người họ Vũ xin vâng, rồi đem mộ phần tiên nhân táng vào ngôi đất ấy.
Về sau, họ Vũ hưng thịnh, sinh ra nhiều người tài nghệ và vũ dũng hơn người. Trong khoảng Trung hưng, họ này có công dẫn đường diệt Mạc, được phong công thần. Đến nay, con cháu được kế tiếp nhau nắm giữ quyền binh, tước lộc đương thịnh. Bấy giờ có câu tục ngữ: An Dương trung hành, Kim Thành Quỳnh Khê - Ý nói làng Trung Hành thuộc huyện An Dương và làng Quỳnh Khê thuộc huyện Kim Thành là những làng đời nào cũng có nhiều quan chức.
Một đêm, người ấy nằm mơ thấy một vị Thần nhân đến bảo rằng: -Ta cai quản địa phương này. Ngươi là ai mà dám đem mộ đến táng ở đất của ta. Ngươi phải di mộ đi nời khác ngay, nếu không sẽ có tai vạ. Người ấy còn trù trừ chưa quyết, thì cả nhà đau ốm, trong họ không yên.
Lại nằm mơ thấy Thần nhân đến bảo: - Nhà ngươi ít phúc, không đương nổi cái huyệt ấy. Ta giữ cái huyệt cho họ Vũ. Ngươi nên nhường cho họ đó, thì con cháu ngươi sau này sẽ được họ ấy báo đáp.
Người ấy theo lời Thần bảo, đến nói với người nhà họ Vũ rằng: -Tôi có một ngôi đất tốt. xin nhường cho ông. Sau này nhà ông phát đạt, thì đừng quên con cháu tôi. Người họ Vũ xin vâng, rồi đem mộ phần tiên nhân táng vào ngôi đất ấy.
Về sau, họ Vũ hưng thịnh, sinh ra nhiều người tài nghệ và vũ dũng hơn người. Trong khoảng Trung hưng, họ này có công dẫn đường diệt Mạc, được phong công thần. Đến nay, con cháu được kế tiếp nhau nắm giữ quyền binh, tước lộc đương thịnh. Bấy giờ có câu tục ngữ: An Dương trung hành, Kim Thành Quỳnh Khê - Ý nói làng Trung Hành thuộc huyện An Dương và làng Quỳnh Khê thuộc huyện Kim Thành là những làng đời nào cũng có nhiều quan chức.
Không biết những địa danh trong bài có phù hợp với thực tế địa giới hành chính Việt Nam cổ không bác Diện nhỉ? Huyện An Dương, huyện Kim Thành, làng Trung Hành, làng Quỳnh Khê - những cái tên nghe có vẻ Việt Nam rặt?
Trả lờiXóaGiá mà có những học giả chuyên tâm nghiên cứu về thuật phong thủy và những câu chuyện truyền tụng thế này để lý giải chúng! Ngành khoa học này còn mở ngỏ, tài liệu cổ vẫn còn giữ được khá phong phú, để thất truyền thì uổng biết bao!
Làng Trung Hành, thuộc xã Đằng Lâm, huyện An Hải cũ, nay thuộc phường Đằng Lâm, quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Em đọc bài này, đang tìm biếu bác ảnh chụp lễ hội Chùa - Miếu Trung Hành mà tìm mãi chưa ra,hic.
Trả lờiXóaChùa Trung Hành từng được coi là ngôi chùa duy nhất ở Hải Phòng còn sót lại với kiểu kiến trúc chùa cổ đặc trưng miền Bắc (thấp, nhỏ... gì nữa em không có chuyên môn nên không rõ), nhưng vài năm trước, vị sư trụ trì "có điều kiện" thế là đã "nâng cấp" ngôi chùa ấy khang trang lên mất rồi
Trong lúc giáo dục sa sút, khoa học thụt lùi mà tối ngày mê say và loan truền những chuyện nhảm nhí của thày Tàu như thế này là nghĩa làm sao? Học tàu cả ngàn năm chưa đủ ngu, đủ nhục hay sao? Lời thẳng mất lòng, ông có thể xóa nhận xét này nếu không vừa ý.
Trả lờiXóaChuyện phong thủy không có gì là thần bí quá, nếu người ta am hiểu.
XóaPhong thủy thực chất dựa trên sự quan sát địa lý thủy văn, để tránh thiên tai địch họa.
Những chuyện phong thủy của Xuân Diện ở trên là sưu tầm từ những tư liệu cổ của dân gian VN, phảng phất nền văn hóa Trung Hoa trong đó. Từ hàng ngàn năm nay, chuyện giao hòa các nền văn hóa Việt- Tàu thì có gì lạ?
Phe phán bài viết này là nhảm thì chứng tỏ sự kém hiểu biết.
-Tri thức là của chung nhân loại, dù xuất gốc từ bất kỳ Quốc gia nào. Tri thức của Mỹ, Anh, Pháp, Tàu, Nhật, Nga ... Học tất. Không học thì càng ngu- Áu trĩ. Ông và con cháu Ông "Nặc danh15:53 Ngày 14 tháng 10 năm 2012" đang học ai!
Xóa- Cái computer trước mặt Ông là từ NƯỚC nào ra !?- Ấu trĩ!
Về PHONG THỦY có người góp chuyện sau:
Trả lờiXóa"Sau này, được chính anh cháu ruột Lê Ðức Th., một nhà khoa học hẳn hoi chứ không phải người không hiểu biết, kể cho tôi nghe chuyện ngôi mộ cụ thân sinh Lê Ðức Th. tôi mới đâm ra ngờ vực - chẳng lẽ thuật để mả có từ lâu đời ở nước ta lại có thật ? Không khoa học nào thừa nhận môn phong thủy, nhưng trong chuyện vận may của nhà họ Phan xem ra nó lại có lý hơn mọi cách giải thích khác. Sống vì mồ vì mả, không sống vì cả bát cơm, không phải vô lý mà các cụ ta đã có câu như vậy.
Nhà khoa học kể : gia đình Lê Ðức Th. gồm hai chi. Chi trên, ngành cả, là chi bác ruột của Th., cụ Phan Ðình Hòe, và chi dưới, cụ Phan Ðình Quế, thân sinh ra ba ông quan lớn sau này. Cụ Hòe từ nhỏ tư chất thông minh, văn hay chữ tốt, sau đỗ đạt cao, làm quan nhất phẩm, thượng thư hay là cái gì đó tương tự, tôi nghe nhưng không nhớ. Ông em ruột cụ là cụ Quế thì ngược lại, học trước quên sau, được cái tính củ mỉ cù mì, an phận thủ thường ở nhà với vợ, chịu khó cày sâu cuốc bẫm, chăn gà chăn lợn.
Cụ Hòe thôi việc quan, được một thầy địa lý nổi tiếng trong vùng chọn cho một huyệt tốt phòng khi cụ hai năm mươi, gọi là huyệt Lỗ Ao. Tại sao nó có tên như vậy thì nhà khoa học không biết, cũng không được ai giải nghĩa. Thế nhưng cụ Hòe lại thọ, thành thử huyệt đã sẵn mà cụ vẫn sống phây phây để rồi gặp được một thầy địa lý khác, theo lời thiên hạ đồn thì cao tay hơn ông thầy trước nhiều.
Thầy địa lý này trẻ mà kênh kiệu, cụ Hòe vời mấy lần mới chịu tới. Trước mặt cựu thượng quan thầy cung kính chắp tay thưa : "Kẻ hèn võ vẽ chuyện đất đai, nghe lời cha mẹ dạy trước nay làm việc này chỉ cốt được sự phúc đức. Thấy ai không hiểu biết, lỡ đặt cha mẹ hoặc thân nhân nhằm chỗ đất độc thì mách cho người ta đặt lại kẻo rồi sau di hại đến con cháu. Chứ tìm đất tốt phát vương phát bá thì kẻ hèn này không có tài ". Cụ Hòe nói muốn nhờ thầy xem lại huyệt Lỗ Ao. Thầy vâng lời, xem xong rồi thưa :"Bẩm, quan lớn là bậc đa kiến văn, trí lự hơn người, xin quan tự định liệu. Huyệt này đúng là phát, phát lắm. Tiếc thay, nó phát một đời, nhưng lại bị nguyền rủa muôn đời".
Cụ Hòe giật mình, dặn con cháu :"Công hầu khanh tướng chẳng qua chỉ là giấc mộng hoàng lương. Ta chết đi chúng bay cứ chọn chỗ cao ráo cho ta nằm. Ta không muốn giòng họ ta vì phát một đời mà chịu tiếng xấu muôn đời !". Con cháu nghe lời bỏ huyệt Lỗ Ao. Cụ Hòe có để lại một bài tứ tuyệt nói lên ý trên, đúng là khẩu khí của bậc hiền nho, nhưng nhà khoa học kể chuyện này không thuộc.
Cụ Quế tiếc rẻ cái huyệt phát, bảo: "Bác cả không nằm, để tao nằm". Cụ qua đời, con cháu táng vào huyệt Lỗ Ao."
Hèn gì!
Trả lờiXóaĐất kết, phát mả, thằng cháu làm quan to, hàm thượng thư bộ ngân khố. Giàu có vô song, của tiền không thể nào ăn hết nhưng bị người đời nguyền rủa muôn đời.
Ha ha! Thú vị! Thú vị!
Chuyện mả tổ họ Trịnh.
Trả lờiXóaTheo Hoàng Lê nhất thống Chí của Ngô Gia văn Phái,thì mả họ Trịnh được phát từ thời Trịnh Kiểm.
Chuyện kể rằng , mẹ Trịnh Kiểm lúc còn sống rất tham ăn ngon,Trịnh Kiểm lúc hàn vi vì thương mẹ thường ăn trộm gà của dân làng để giết thịt dâng cho mẹ,làm cho dân trong vùng oán gét.
Người ta nhân lúc vắng đã ném xác mẹ Trịnh Kiểm xuống một cái giếng để chết cho bõ tức,nhưng chỉ vài hôm sau ,khi biết chuyện,có một thày địa lý đi qua,ông ta lấy bút viết lên thành giếng mấy chữ ,"Phi đế phi bá,quyền nghiêng thiên hạ,truyền được 8 đời ,vạ trong tường vách."
TRịnh Kiểm sau này theo Nguyễn Kim ,cựu thần nhà Lê,trở thành danh tướng ,con cháu ông ta nối dõi phù Lê trung hưng diệt nhà Mạc,đến đời Chúa Trịnh Sâm cho Hoàng Ngũ Phúc làm đại tướng ,đánh tan chúa Nguyễn Phúc Thuần phía Nam,lừng lẫy một thời ,nhưng Trịnh sâm vì mê nữ sắc ,bị Đặng thị Huệ lấn quyền,anh em Trịnh Khải ,Trịnh Tông tranh ngôi vị ,Cuối cùng họ Trịnh lại bị Tay sơn diệt,tính đến Trịnh Khải là 8 đời.Sấm ngữ "Trịnh tồn Lê tại,Trịnh bại Lê vong" ứng nghiệm.
Theo đúng tư duy lành mạnh thì kẻ muốn có mồ mả phát thịnh cho con cháu, họ phải lo làm chuyện công đức, đằng này Trịnh Kiểm lại làm điều trộm cắp xấu xa ,mẹ ông ta chết bất đắc kỳ tử,nhưng dòng dõi của ông ta truyền tới 8 đời là một nghịch lý.
Về Vua Lê Chúa Trịnh và Chúa nguyễn .
Trả lờiXóaHiện nay có nhiều ý kiến về vai trò các đời Chúa Trịnh trong thời Lê mạt.
Đây là hiện tượng đặc biệt trong giới cầm quyền XH phong kiến Việt nam.
Thời Lê mạt ,tuy vai trò của vua Lê bị lu mờ ,nhưng XH Việt nam có nhiều mặt phát triển tích cực.
Thời Lê mạt không chỉ có chúa Trịnh ,mà có cả Chúa Nguyễn phía nam nữa.
Tuy sau này có nội chiến Trịnh - Nguyễn,nhưng cuộc thiên di vĩ đại về phía nam của dân Việt từ thời tiên chúa Nguyễn Hoàng đã đóng góp rát lớn vào việc mở mang bờ cõi.
Năm 1558 Chúa Nguyễn Hoàng đã không ở lại Miền Bắc tranh ngôi chúa với Trịnh Kiểm .
Nguyễn Hoàng đã bỏ Thiên thời ,mà đi về phía Nam giành Địa lợi cũng là một quyết định sáng suốt,và trước mắt tránh nội chiến với họ Trịnh ,để XD hòa bình,thêm vào cho nước Việt một nữa nước nữa .Đó là một cái tầm nhìn xa của bậc vĩ nhân,
Chúng ta vì nhìn nhận Triều đình Nhà Nguyễn để đất nước rơi vào tay Pháp mà quên đi cả công lao mở nước của các chúa Nguyễn là sai lầm.
Nói về mồ mả thì là cả 1 vấn đề lớn,người TQ có lăng mộ Tần Thủy hoàng ,Lăng Mộ Võ tắc thiên,Thập Tam Lăng nổi tiếng.
Các vua triều Nguyễn VN cũng để lại nhiều lăng mộ,nổi tiếng và bàn cãi nhiều nhát là lăng Tự Đức và Khải Định.
Người TQ cũng như người Việt nam xưa,xây lăng mộ cho mình hy vọng con cháu nối dõi triều đại vạn đại vững bền.
Nhưng sự thực LS đã không diễn ra như vậy.
Theo tôi triều đại nào cũng cần lấy dân làm gốc mới vững bền.mất dân là mất tát cả.
Nếu chỉ dựa vào xây lăng mộ ,hoặc dựa vào uy vũ của ông vua khởi nghiệp ,thì dù cho thày phong thủy có cao tay đến mấy cũng không thể kéo giữ tồn tại nghiệp đé vương cho ai mãi mãi cả.