Loa loa loa loa...
Thiện nam tín nữ gần xa
hãy nghe loan báo
Hòa thượng Thích Học Toán
(tục danh: Ngô Bảo Châu)
đã mở cửa chùa....
Loa loa....loa...loa...
-----------------------------------------
Dưới đây là Lời mở của Hòa thượng:
Chuyện dang dở
Trong cuộc đời mình, mỗi chúng ta thường xuyên phải đối mặt với lựa chọn : tiếp tục bấu víu vào những kế hoạch còn dang dở hay là buông cho nó trôi đi theo dòng chảy của thời gian. Duy trì cái blog Thích Học Toán là một trong những chuyện như thế.
Có bao nhiêu thứ với ta là gắn bó nhưng ta vẫn phải coi nó như vĩnh viễn thuộc về miền của ký ức. Sức có hạn, nếu trái tim không để những thứ nặng nề ở lại phía sau thì đôi chân làm sao mà “rảo bước với thời gian”.
Nhưng tình thân của nhiều bạn đọc với blog Thích Học Toán đã làm cho người coi chùa ấm lòng. Hôm nay blog được mở lại để đáp lại cái tình đó. Nhưng chúng ta sẽ giữ gìn để nó không lại trở thành một hòn đá níu bước chân ta.
Sổ tay Thích Học Toán không nhận nhận xét của độc gỉả. Quả cũng hơi tiếc vì nhận xét của độc giả là phần thưởng lớn nhất cho người viết blog. Nhưng có một số bạn đọc nhầm lẫn giữa nhận xét và tranh cãi, còn chủ blog thì không thích tranh cãi. Người khôn chỉ cần nói với nhau một lời là hiểu.
Một chuyện nhỏ dang dở khác mà cũng nhân tiện đây ta cho vĩnh viễn đi về qua khứ. Dưới đây là một bài phỏng vấn do TT Thích Nhật Từ đề nghị cho báo Đạo Phật ngày nay. Không biết vì lý do gì mà cuối cùng hình như không được in. Chép lại đây có lẽ là thích hợp nhất. Dưới đây là toàn văn bài phỏng vấn, ĐPNN (Đạo Phật ngày nay) đặt câu hỏi, NBC (Ngô Bảo Châu) trả lời.
**********
ĐPNN: Sau khi được bổ nhiệm là giám đốc khoa học của Viện nghiên cứu cao cấp về Toán từ ngày 9-3-2011, được biết đây là mùa hè đầu tiên, GS làm việc tại Việt Nam. Với cương vị này, trách nhiệm và chiến lược của GS trong việc phát triển toán học tại nước nhà ra sao? Những khó khăn nếu có?
NBC: Chào thầy Thích Nhật Từ. Vâng thưa thầy, hè năm nay Viện nghiên cứu cao cấp về Toán (VIASM) đã có những hoạt động khoa học đầu tiên. Bên cạnh việc cùng nhau tìm hiểu một số vấn đề toán học ít được nghiên cứu ở Việt Nam, chúng tôi cố gắng tạo ra một nếp làm việc cho những hoạt động khoa học khác của VIASM sau này. Tất nhiên là vạn sự khởi đầu nan, nhưng tôi rất hy vọng VIASM sẽ là một nguồn sức sống mới cho toán học Việt Nam.
ĐPNN: GS có phải là Phật tử? Việc tìm hiểu về đạo Phật của GS thế nào?
NBC: Gia đình tôi theo Phật nhưng tôi không phải là phật tử theo nghĩa toàn vẹn nhất, mặc dù có lẽ văn hóa Phật giáo có thấm sâu vào con người tôi như nhiều người Việt nam khác.
ĐPNN: Đạo Phật đã ảnh hưởng thế nào đối với cuộc sống của GS?
NBC: Có lẽ đó là sự nhận thức sâu sắc về giá trị của cuộc sống của con người cũng như của mọi sinh linh từ đó dẫn đến sự trân trọng cuộc sống của người khác và của chính mình.
Có lẽ đó còn là một thái độ tương đối bình thản trước mọi biến cố của cuộc sống. Thường thì người ta đạt được sự bình thản này sau khi một phần lớn của đời mình đã trôi qua, văn hóa Phật giáo có thể giúp ta bình thản ngay cả khi một phần lớn của cuộc đời có lẽ còn ở phía trước.
Có lẽ sự nhận thức về tính vô thường của thế giới và của cả con người đã giúp tôi rất nhiều để có một sự cân bằng trong cuộc sống. Một bên ta không thể buông xuôi trách nhiệm với xã hội, với những người thân thiết, với bản thân mình, một bên ta vẫn hiểu rằng cái quan trọng ngày hôm nay, ngày mai có thể sẽ không còn quan trọng nữa.
ĐPNN: Giáo sư đã từng đọc kinh Phật? Nếu có thì đó là kinh gì? Ảnh hưởng của bài kinh đó đối với cuộc sống của giáo sư thế nào?
NBC: Tôi được đọc kinh phật mỗi lần đến thăm bà ngoại tôi. Ngoại tôi tụng kinh hàng ngày. Khi còn là sinh viên tôi có đọc một số sách về lịch sử Phật giáo.
Trải nghiệm quan trọng nhất của tôi với Phật giáo là lần đi thăm di tích Ajanta bên Ấn độ. Đó là những hang đá nơi những người tu hành đã sống từ thế kỷ thứ sáu. Những bức bích họa rất lớn trên vách hang miêu tả cuộc đời của Thích Ca Mầu Ni đã làm tôi xúc động đến ứa nước mắt.
ĐPNN: Là một nhà khoa học toán, giáo sư đánh giá thế nào về các điều minh triết Phật dạy về con người và vũ trụ?
NBC: Triết lý Phật giáo cho con người một nhân sinh quan rộng rãi, giải phóng nhiều định kiến. Đấy là một tố chất cơ bản của nhà khoa học.
Có những nhà khoa học có uy tín đi tìm những điểm chung giữa triết lý tôn giáo trong đó có Phật giáo và Cơ đốc giáo và khoa học hiện đại. Cá nhân tôi thấy những cố gắng này có phần khiên cưỡng.
ĐPNN: Khi tự đặt cho mình biệt hiệu “Hòa thượng Thích Học Toán” hẳn giáo sư đã thể hiện phần nào thiện cảm với Phật giáo, cụ thể hơn là tu sĩ Phật giáo? Ý tưởng của việc chơi chữ này là gì?
NBC: Công việc nghiên cứu khoa học có nhiều điểm chung với cuộc sống của những nhà tu hành. Nghiên cứu khoa học cơ bản cũng có tính thoát ly khỏi cuộc sống trần tục. Tôi chọn biệt danh “Hòa thượng Thích Học Toán” để cho trò chuyện toán học trên blog được thân thiện hơn, để câu chuyện toán học thoát ra khỏi hình thức phổ biến khoa học. Sau khi một số Phật tử có nhắn với tôi không nên đùa với chức danh Hòa thượng, tôi cũng không dùng nó nữa. Tôi cũng không có ý tạo thêm những sự bực bội không cần thiết.
ĐPNN: Gần đây, Giáo sư đặt trang blog cá nhân (thichhoctoan.wordpress.com) ở chế độ riêng tư, một hình thức của đóng cửa đối với độc giả quý mến giáo sư? Đâu là lý do cho việc này?
NBC: Sau sự kiện giải thưởng Fields, blog của tôi có khá nhiều người đọc. Tôi nhận ra rằng cách viết hài hước mà tôi chọn cho blog cũ nay không còn phù hợp nữa. Tôi vẫn giữ ý định mở lại một trang blog mới và viết lại nhiều bài theo một phong cách nghiêm túc và có hệ thống hơn.
ĐPNN: Là người sống và làm việc tại Pháp, trung tâm của văn minh châu Âu và hiện nay giảng dạy tại đại học Chicago, Hoa Kỳ, giáo sư có suy nghĩ gì về mô hình giáo dục đại học Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa?
NBC: Có một khoảng cách khá lớn về chất lượng giữa giáo dục đại học ở Việt Nam và ở các nước phát triển. Vì dư luận xã hội đã quá tiêu cực với chất lượng giáo dục cho nên tôi thấy không cần phân tích thêm. Cái cần và khó hơn nhiều là tìm ra giải pháp. Có lẽ giải pháp tốt nhất là để cho mỗi ngôi trường, mỗi người thầy tìm ra giải pháp riêng cho mình. Nói cách khác là trường đại học và các giáo sư đại học cần được chủ động hơn trong chương trình và qui chế tuyển sinh. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cần làm thêm nhiều điều tra để so sách chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa các trường để dựa vào đó mà có chính sách đầu tư hỗ trợ. Những thông tin này cũng cần được công bố rộng rãi để học sinh sinh viên cũng như phụ huynh có thông tin chính xác hơn cho việc chọn trường học. Việc nới quản lý từ trung ương để tăng tính chủ động cho những người trực tiếp làm công việc đào tạo và nghien cứu có thể dẫn đến bất cập ở chỗ này chỗ khác, nhưng tôi tin vào khả năng tự điều chỉnh của cuộc sống. Sự tự điều chỉnh sẽ nhanh hơn nếu thông tin được rộng đường.
ĐPNN: Toán học có thể giúp gì cho việc quy hoạch đô thị Việt Nam? Kinh nghiệm của Pháp và Mỹ trong lãnh vực này thế nào?
NBC: Ở nước ta, việc quy hoạch giao thông trong các đô thị vẫn dựa nhiều vào cảm tính, nên hay thay đổi. Những hệ thống có độ phức tạp cao như giao thông đô thị thực ra rất cần được thử nghiệm và thiết kế dựa trên những mô hình toán học.
ĐPNN: Là người lập gia đình và có con ở tuổi đôi mươi, đâu là bí quyết duy trì “hạnh phúc gia đình” của giáo sư sau gần 20 năm chung sống?
NBC: Thưa thầy, cuộc sống gia đình nào cũng có lúc sóng gió. Để sống với nhau, mỗi người cần hiểu những người mình yêu để mà sống vui với chính con người họ. Mỗi gia đình còn có một động lực rất lớn để tồn tại đó là con cái và việc nuôi dưỡng, giáo dục con cái.
ĐPNN: Tháng bảy trong Phật giáo là mùa báo hiếu công ân sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ như hai vị Phật trong nhà, Gs có thể chia sẻ vài kỷ niệm đẹp mà hai đấng sinh thành đã giành cho Gs thời trẻ?
NBC: Cha mẹ tôi luôn dành hết cho tôi mọi sự yêu thương, ưu tiên việc nuôi dưỡng giáo tục tôi hơn tất cả. Vợ chồng tôi cũng cố gắng làm như vậy với các con, nhưng chắc chắn là không thể được như ông bà.
Khi còn nhỏ, mẹ tôi dậy tôi rằng xấu nhất là nói dối. Bây giờ tôi vẫn tin và cũng dậy các con tôi như thế.
ĐPNN: Với vai trò làm cha của ba đứa con hiếu thảo và thành công, xin GS chia sẻ kinh nghiệm làm cha của mình?
NBC: Tôi không nghĩ các con tôi đặc biệt thành công hoặc là mình là một người bố kiểu mẫu để có thể tự tin chia sẻ kinh nghiệm với người khác. Công việc bận rộn không cho tôi có nhiều thời gian để gần gũi với con cái như tôi mong muốn mà thời gian là cái mà trẻ nhỏ cần nhất ở cha mẹ. Có lẽ người lớn nên bớt thời gian xem TV, lướt web, tụ tập bạn bè để có thêm thời gian chơi với con, học với con, cùng đọc sách với con. Những cái đó có ích cho trẻ hơn là việc bỏ tiền ra cho con đi học thêm hay những khóa rèn luyện “kỹ năng sống”.
ĐPNN: Theo GS, hạnh phúc là gì? Và đâu là cách thức giáo sư giữ gìn và phát triển hạnh phúc có được?
NBC: Đối với tôi, cái hạnh phúc lớn nhất là cảm giác mình đang sống. Cảm giác đó bao gồm cả vị ngọt và vị đắng. Nó xuất phát quan hệ với những người thân thiết, bạn bè, công việc và xã hội, từ miếng cơm ta ăn, từ miếng nước ta uống, từ không khí ta đang thở.
Để có hạnh phúc, có lẽ không có cách nào khác là yêu cuộc sống như chính nó. Để bất hạnh, có lẽ không có cách nào tốt hơn là đi đuổi theo những ảo ảnh.
ĐPNN: Theo GS, “để sống một cuộc sống có ý nghĩa,” người ta phải làm gì?
NBC: Chào thầy Thích Nhật Từ. Vâng thưa thầy, hè năm nay Viện nghiên cứu cao cấp về Toán (VIASM) đã có những hoạt động khoa học đầu tiên. Bên cạnh việc cùng nhau tìm hiểu một số vấn đề toán học ít được nghiên cứu ở Việt Nam, chúng tôi cố gắng tạo ra một nếp làm việc cho những hoạt động khoa học khác của VIASM sau này. Tất nhiên là vạn sự khởi đầu nan, nhưng tôi rất hy vọng VIASM sẽ là một nguồn sức sống mới cho toán học Việt Nam.
ĐPNN: GS có phải là Phật tử? Việc tìm hiểu về đạo Phật của GS thế nào?
NBC: Gia đình tôi theo Phật nhưng tôi không phải là phật tử theo nghĩa toàn vẹn nhất, mặc dù có lẽ văn hóa Phật giáo có thấm sâu vào con người tôi như nhiều người Việt nam khác.
ĐPNN: Đạo Phật đã ảnh hưởng thế nào đối với cuộc sống của GS?
NBC: Có lẽ đó là sự nhận thức sâu sắc về giá trị của cuộc sống của con người cũng như của mọi sinh linh từ đó dẫn đến sự trân trọng cuộc sống của người khác và của chính mình.
Có lẽ đó còn là một thái độ tương đối bình thản trước mọi biến cố của cuộc sống. Thường thì người ta đạt được sự bình thản này sau khi một phần lớn của đời mình đã trôi qua, văn hóa Phật giáo có thể giúp ta bình thản ngay cả khi một phần lớn của cuộc đời có lẽ còn ở phía trước.
Có lẽ sự nhận thức về tính vô thường của thế giới và của cả con người đã giúp tôi rất nhiều để có một sự cân bằng trong cuộc sống. Một bên ta không thể buông xuôi trách nhiệm với xã hội, với những người thân thiết, với bản thân mình, một bên ta vẫn hiểu rằng cái quan trọng ngày hôm nay, ngày mai có thể sẽ không còn quan trọng nữa.
ĐPNN: Giáo sư đã từng đọc kinh Phật? Nếu có thì đó là kinh gì? Ảnh hưởng của bài kinh đó đối với cuộc sống của giáo sư thế nào?
NBC: Tôi được đọc kinh phật mỗi lần đến thăm bà ngoại tôi. Ngoại tôi tụng kinh hàng ngày. Khi còn là sinh viên tôi có đọc một số sách về lịch sử Phật giáo.
Trải nghiệm quan trọng nhất của tôi với Phật giáo là lần đi thăm di tích Ajanta bên Ấn độ. Đó là những hang đá nơi những người tu hành đã sống từ thế kỷ thứ sáu. Những bức bích họa rất lớn trên vách hang miêu tả cuộc đời của Thích Ca Mầu Ni đã làm tôi xúc động đến ứa nước mắt.
ĐPNN: Là một nhà khoa học toán, giáo sư đánh giá thế nào về các điều minh triết Phật dạy về con người và vũ trụ?
NBC: Triết lý Phật giáo cho con người một nhân sinh quan rộng rãi, giải phóng nhiều định kiến. Đấy là một tố chất cơ bản của nhà khoa học.
Có những nhà khoa học có uy tín đi tìm những điểm chung giữa triết lý tôn giáo trong đó có Phật giáo và Cơ đốc giáo và khoa học hiện đại. Cá nhân tôi thấy những cố gắng này có phần khiên cưỡng.
ĐPNN: Khi tự đặt cho mình biệt hiệu “Hòa thượng Thích Học Toán” hẳn giáo sư đã thể hiện phần nào thiện cảm với Phật giáo, cụ thể hơn là tu sĩ Phật giáo? Ý tưởng của việc chơi chữ này là gì?
NBC: Công việc nghiên cứu khoa học có nhiều điểm chung với cuộc sống của những nhà tu hành. Nghiên cứu khoa học cơ bản cũng có tính thoát ly khỏi cuộc sống trần tục. Tôi chọn biệt danh “Hòa thượng Thích Học Toán” để cho trò chuyện toán học trên blog được thân thiện hơn, để câu chuyện toán học thoát ra khỏi hình thức phổ biến khoa học. Sau khi một số Phật tử có nhắn với tôi không nên đùa với chức danh Hòa thượng, tôi cũng không dùng nó nữa. Tôi cũng không có ý tạo thêm những sự bực bội không cần thiết.
ĐPNN: Gần đây, Giáo sư đặt trang blog cá nhân (thichhoctoan.wordpress.com) ở chế độ riêng tư, một hình thức của đóng cửa đối với độc giả quý mến giáo sư? Đâu là lý do cho việc này?
NBC: Sau sự kiện giải thưởng Fields, blog của tôi có khá nhiều người đọc. Tôi nhận ra rằng cách viết hài hước mà tôi chọn cho blog cũ nay không còn phù hợp nữa. Tôi vẫn giữ ý định mở lại một trang blog mới và viết lại nhiều bài theo một phong cách nghiêm túc và có hệ thống hơn.
ĐPNN: Là người sống và làm việc tại Pháp, trung tâm của văn minh châu Âu và hiện nay giảng dạy tại đại học Chicago, Hoa Kỳ, giáo sư có suy nghĩ gì về mô hình giáo dục đại học Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa?
NBC: Có một khoảng cách khá lớn về chất lượng giữa giáo dục đại học ở Việt Nam và ở các nước phát triển. Vì dư luận xã hội đã quá tiêu cực với chất lượng giáo dục cho nên tôi thấy không cần phân tích thêm. Cái cần và khó hơn nhiều là tìm ra giải pháp. Có lẽ giải pháp tốt nhất là để cho mỗi ngôi trường, mỗi người thầy tìm ra giải pháp riêng cho mình. Nói cách khác là trường đại học và các giáo sư đại học cần được chủ động hơn trong chương trình và qui chế tuyển sinh. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cần làm thêm nhiều điều tra để so sách chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa các trường để dựa vào đó mà có chính sách đầu tư hỗ trợ. Những thông tin này cũng cần được công bố rộng rãi để học sinh sinh viên cũng như phụ huynh có thông tin chính xác hơn cho việc chọn trường học. Việc nới quản lý từ trung ương để tăng tính chủ động cho những người trực tiếp làm công việc đào tạo và nghien cứu có thể dẫn đến bất cập ở chỗ này chỗ khác, nhưng tôi tin vào khả năng tự điều chỉnh của cuộc sống. Sự tự điều chỉnh sẽ nhanh hơn nếu thông tin được rộng đường.
ĐPNN: Toán học có thể giúp gì cho việc quy hoạch đô thị Việt Nam? Kinh nghiệm của Pháp và Mỹ trong lãnh vực này thế nào?
NBC: Ở nước ta, việc quy hoạch giao thông trong các đô thị vẫn dựa nhiều vào cảm tính, nên hay thay đổi. Những hệ thống có độ phức tạp cao như giao thông đô thị thực ra rất cần được thử nghiệm và thiết kế dựa trên những mô hình toán học.
ĐPNN: Là người lập gia đình và có con ở tuổi đôi mươi, đâu là bí quyết duy trì “hạnh phúc gia đình” của giáo sư sau gần 20 năm chung sống?
NBC: Thưa thầy, cuộc sống gia đình nào cũng có lúc sóng gió. Để sống với nhau, mỗi người cần hiểu những người mình yêu để mà sống vui với chính con người họ. Mỗi gia đình còn có một động lực rất lớn để tồn tại đó là con cái và việc nuôi dưỡng, giáo dục con cái.
ĐPNN: Tháng bảy trong Phật giáo là mùa báo hiếu công ân sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ như hai vị Phật trong nhà, Gs có thể chia sẻ vài kỷ niệm đẹp mà hai đấng sinh thành đã giành cho Gs thời trẻ?
NBC: Cha mẹ tôi luôn dành hết cho tôi mọi sự yêu thương, ưu tiên việc nuôi dưỡng giáo tục tôi hơn tất cả. Vợ chồng tôi cũng cố gắng làm như vậy với các con, nhưng chắc chắn là không thể được như ông bà.
Khi còn nhỏ, mẹ tôi dậy tôi rằng xấu nhất là nói dối. Bây giờ tôi vẫn tin và cũng dậy các con tôi như thế.
ĐPNN: Với vai trò làm cha của ba đứa con hiếu thảo và thành công, xin GS chia sẻ kinh nghiệm làm cha của mình?
NBC: Tôi không nghĩ các con tôi đặc biệt thành công hoặc là mình là một người bố kiểu mẫu để có thể tự tin chia sẻ kinh nghiệm với người khác. Công việc bận rộn không cho tôi có nhiều thời gian để gần gũi với con cái như tôi mong muốn mà thời gian là cái mà trẻ nhỏ cần nhất ở cha mẹ. Có lẽ người lớn nên bớt thời gian xem TV, lướt web, tụ tập bạn bè để có thêm thời gian chơi với con, học với con, cùng đọc sách với con. Những cái đó có ích cho trẻ hơn là việc bỏ tiền ra cho con đi học thêm hay những khóa rèn luyện “kỹ năng sống”.
ĐPNN: Theo GS, hạnh phúc là gì? Và đâu là cách thức giáo sư giữ gìn và phát triển hạnh phúc có được?
NBC: Đối với tôi, cái hạnh phúc lớn nhất là cảm giác mình đang sống. Cảm giác đó bao gồm cả vị ngọt và vị đắng. Nó xuất phát quan hệ với những người thân thiết, bạn bè, công việc và xã hội, từ miếng cơm ta ăn, từ miếng nước ta uống, từ không khí ta đang thở.
Để có hạnh phúc, có lẽ không có cách nào khác là yêu cuộc sống như chính nó. Để bất hạnh, có lẽ không có cách nào tốt hơn là đi đuổi theo những ảo ảnh.
ĐPNN: Theo GS, “để sống một cuộc sống có ý nghĩa,” người ta phải làm gì?
NBC: Tôi e mình không đủ thông tuệ để trả lời câu hỏi này của thầy một cách đầy đủ. Phần nhỏ của câu trả lời mà tôi biết là để sống một cuộc sống có ý nghĩa, ta nên tránh làm những việc vô nghĩa.
Nguồn: Blog Thích Học Toán.
Nguồn: Blog Thích Học Toán.
Có lẽ sự nhận thức về tính vô thường của thế giới và của cả con người đã giúp tôi rất nhiều để có một sự cân bằng trong cuộc sống. Một bên ta không thể buông xuôi trách nhiệm với xã hội, với những người thân thiết, với bản thân mình, một bên ta vẫn hiểu rằng cái quan trọng ngày hôm nay, ngày mai có thể sẽ không còn quan trọng nữa.
Trả lờiXóaBây giờ không phải là Hòa thượng Thích học toán nữa rồi ,mà là : http://ngobaochau.wordpress.com/
Trả lờiXóaHoan nghênh sự trở lại của GS Ngô Bảo Châu và xin cứ là Thích học Toán chứ đừng lẫn sang Thích học Chính trị. Kính!
Trả lờiXóaRất mừng vì kiến thức chân tu của vị "Hòa thượng" khả kính lại tiếp tục lưu truyền cho nhân gian ! Hơi tiếc khi sự cố xung đột giữa chân lý và những gì giống như chân lý đã khiến "Hòa thượng" ta nay mở lại cổng trước nhưng vẫn khép kín cổng trong. Nhưng thôi, được ngồi, dù chỉ ngồi im, lắng nghe thuyết pháp của "Thầy" cũng tốt lắm rồi. Chúc Thầy đắc đạo sung mãn !
Trả lờiXóaNgày xưa có ông giáo tên là Hồ Vân là diễn viên tấu nói không chuyên khi vào chơi chùa Thiên Mụ được các nhà sư tiếp đãi rất lịch sự,những năm mới giải phóng,nay anh đã là người thiên cổ.Anh Vân có làm bài thơ:Một chõng nan tre ,một ấm trà/Cung đàn ấm điệu muôn lời ca/Chùa tĩnh lòng thiền về cõi Phật/Duyên kiếp nào chẳng muốn ra.Chẳng là ông sư có giọng hát rất hay vừa hát vừa đàn bài:" Thói đời ".Mong giáo sư rộng lòng từ bi để con cháu có chốn tịnh tâm.
Trả lờiXóaỦng hộ GS Ngô Bảo Châu. Thích nhất câu "không thể lấy sự sợ hãi...."!
Trả lờiXóa"Xấu nhất là nói dối" Tôi nghĩ đây là điều rất khó và cũng khó tránh khỏi.Tôi nghĩ có thể là "lô gic" hơn: xấu nhất là nói dối làm hại người và không những xấu mà còn đê tiện hơn là nói dối làm "hại nhiều người"
Trả lờiXóaTôi ủng hộ việc GS NBC nói: "Tôi vẫn giữ ý định mở lại một trang blog mới và viết lại nhiều bài theo một phong cách nghiêm túc và có hệ thống hơn".Việc đó tốt cho tư duy Toán học của một GS, tránh được các cuộc tranh luận ảnh hướng đến Phật pháp.
Trả lờiXóaTin vui cho những ai yêu toán. Chúc GS luôn yêu cuộc sống như chính nó!
Trả lờiXóaThằng con trai tôi, 8 tuổi, hỏi tôi về Einstein và nhờ giải thích E=mC2. Sau đó lại hỏi: sao mấy chú công an không bắt đinh tặc hả Ba ? Tôi trả lời: nhân - quả.
Trả lờiXóaHòa thượng ơi, câu nói của Hòa thượng đã đi vào lịch sử đấy: "Lề phải là của con cừu, không phải của người tự do"!
Trả lờiXóaNam mô a di đà phật!
TTH không nhận nhận xét của độc giả,
Trả lờiXóaNhưng vẫn còn nhiều forum khác sẽ nhận nhiều nhận xét cho TTH.
Mong TTH đóng góp cho đời, cho XH nhiều cái hay hơn nữa...
----------------
Đồng Khởi
Bài phỏng vấn quá hay.Truyền thống của Chánh Pháp và gia đình là gốc rể khai thông dòng chảy của mạch nguồn tâm linh,là chỗ nương tựa vững chãi nhất cho ta "lớn" lên, Hiểu và Thương để hành xử với tha nhân... Cảm ơn anh Diện.
Trả lờiXóaCảm ơn GS đã có bài trả lời phỏng vấn rất hay và sắc sảo.Chú đã thuộc lớp người cổ lai hi,hôm nay đúng sinh nhật 72 nhưng qua bài trả lời phỏng vấn chú thấy có nhiều điều rất bổ ích và tâm đắc, chẳng hạn câu:..."Có bao nhiêu thứ với ta là gắn bó nhưng ta vẫn phải coi nó như vĩnh viễn thuộc về miền của ký ức. Sức có hạn, nếu trái tim không để những thứ nặng nề ở lại phía sau thì đôi chân làm sao mà "rảo bước với thời gian""...Suy nghĩ đó thời bác có lẻ ít người có nên không dám để nó vào miền kí ức như cháu nói mà vẫn đeo đẳng nó đến suốt cuộc đời. Nay nhận ra thì tất cả đều đã quá muộn...
Trả lờiXóaChú đã có cuộc đi nghĩ mát ở nhà khách công đoàn Đồ sơn năm 74 hay 75 gì đó thế kỉ trước với bà ngoại cháu và một em gái mà chú không nhớ tên, nay mỗi khi đi qua 47 Hàng bài thấy bà chú vẫn dừng lại chào bà và hỏi thăm gia đình cháu. Nhà 47 HB có nhiều duyên nợ với chú lắm đấy. Chú sẽ gửi bài của GS cho con trai chú(con 1 duy nhất) tham khảo với hi vọng qua đó con chú cũng rút ra nhiều điều bổ ích những về nhân sinh quan sống của đời người.
- Phải cải cách chính trị, cải cách toàn diện, triệt để, để có dân chủ thực sự.
Trả lờiXóa- Hòa hợp, đoàn kết dân tộc Việt Nam trong nước cũng như trên toàn thế giới.
- Trọng dụng nhân tài, có tâm, có tầm nhìn không phân biệt vùng miền, trong nước hay ngoài nước.
- Cải cách giáo dục toàn diện, vì giặc dốt và những hành vi thiếu giáo dục của người Việt còn rất nhiều.
Nhưng tiếc rằng còn những trở lực to lớn, hữu hình cũng như vô hình đang làm cho nước Việt ta lại rơi vào một thời kỳ lịch sử đầy chông gai, buồn thay bác Diện ạ.
Qua việc mở lại blog của GS Ngô tôi có các nhận xét sau:
Trả lờiXóaThật dứt khóat GS đã đóng trang nhà sau cái blog nhận xét về buổi xử sơ thẩm CHHV vào tháng 4/2011, sau đó blog này đã nhận qúa nhiều comments dưới đủ lọai chủ nghĩa và có thể sẽ trở nên “mất an ninh” nếu không đóng cửa nhà lại.
5 tháng sau, nay GS mở blog lại với tiêu chí mới “không nhận comments” như là môt chốt an tòan cho blog họat động. Hẳn là sau khi trải qua mùa hè tại quê nhà mới đây, và trải qua “vi hành thực tế “ ông đã tận “mắt thấy, tai nghe” hiểu và nhận ra mọi thay đổi của đất nước và con người VN gần đây, là môt trong những lý do ông quyết định mở lại blog.
Càng có nhiều người viết blog, người thích đọc blog như tôi cũng chỉ mong tìm thấy sự đồng cảm, sự chia xẻ đích thực và tích cực về mọi mặt của cuộc sống kể cả về chính trị, cũng như thấy chính mình qua những bài viết của các blogger.
Chào mừng trang blog của GS, cũng chào mừng trang của chị Phương Bích nữa.
Ủng hộ Giáo sư Ngô Bảo Châu, tôi rất thích bài viết "về sự sợ hãi" của Ngô giáo sư !!!
Trả lờiXóaCam on GS,cam on rat nhieu ve nhung dieu phuc tat,kho khan trong cuoc song ma lai duoc li giai gian don nhung sau sac vay.cam on GS rat nhieu.
Trả lờiXóaCó mà cố tình làm mọi người chờ đợi cũng không ai làm tốt hơn cái ông hòa thượng này!kekeke!
Trả lờiXóaMÌNH THÍCH NHẤT MẤY CÂU CỦA SỨ GIẢ NXD :
Trả lờiXóaLoa loa loa loa
Loa loa....loa...loa...
HAY ! hì hì
Rất thích hình minh họa TS NXD chọn cho bài này.
Trả lờiXóaTrước đây tôi thấy không thích ông NBC vì ông đã lấy biệt hiệu "Hòa thượng thích học toán", sau đó thì nghe ông trở thành người nổi tiếng... và tôi vẫn không thích ông ta, rất ác cảm với cá tính và suy nghĩ ông này tào lao. Nay đọc bài này tôi tự dưng thấy mình được thoải mái, thư thái lạ thường như được cởi trói khỏi những ràn buộc vô hình của chính mình... xin cám ơn thầy Thích Nhật Từ
Trả lờiXóaTrong gia đình dạy con sống giả dối là nguy cơ mạt vận đứng trước cửa . Đối với quốc gia cũng vậy ,khi giả dối ,lừa bịp lộng hành thì sự suy đồi, bạo tàn là không tránh khỏi.Tôi thấy lo cho dân tộc mình
Trả lờiXóa