Trên blog của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, nơi vẫn thường tường thuật trực tiếp các cuộc xuống đường, viết : «Cuộc biểu tình yêu nước và tưởng niệm các liệt sĩ đã bỏ mình vì Tổ Quốc diễn ra sáng chủ nhật 24/7 đã thành công. Để mọi người (trong đó có các lực lượng an ninh) cùng được nghỉ ngơi, thư giãn, chủ nhật tuần này (31/07), các nhân sĩ trí thức không tham gia biểu tình (trừ trường hợp Trung Quốc tiếp tục gây hấn)».
Thông báo còn mời những người dân đã tham gia các cuộc xuống đường trước đây cùng đến gặp gỡ tại một quán cà phê ở Hà Nội.
Cuộc biểu tình vào chủ nhật tuần trước tại Hà Nội đã thu hút ít nhất 300 người tham gia, và diễn ra một cách êm thấm. Trước đó, cuộc xuống đường phản đối Trung Quốc ngày 17/07 đã bị đàn áp khá thô bạo. Hình ảnh một người biểu tình bị một nhân viên công an mặc thường phục đạp vào mặt trong lúc đang bị bốn công an khiêng lên xe buýt, đã gây phẫn nộ trong cộng đồng. Có lẽ đây là một trong những nguyên nhân khiến số người biểu tình ngày 24/07 đông hơn hẳn, và chính quyền đã có nới tay hơn.
Một điểm đáng chú ý nữa là trong cuộc biểu tình chủ nhật 24/7, nhân kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ của Việt Nam, lần đầu tiên xuất hiện những biểu ngữ tưởng nhớ các binh sĩ quân đội Việt Nam Cộng Hòa hy sinh trong trận hải chiến năm 1974 khi Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa. Sự kiện này đã gây xúc động cho nhiều người. Giáo sư chuyên ngành nguyên tử Phạm Duy Hiển tham gia biểu tình hôm đó, được phát một tờ giấy A3 ghi tên một binh sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa hy sinh ngày 17/01/1974 tại Hoàng Sa, sau đó đã ghi lại tâm sự : « Anh là ai, đồng đội của anh hôm ấy có những ai, mà sao đến tận bây giờ, một người Việt Nam có học như tôi mới biết ? ».
Qua điện thoại viễn liên, một sinh viên ở Hà Nội cho RFI biết vì sao anh không đi biểu tình ngày hôm nay:
- Sáng nay theo trên blog của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện thì mọi người hôm nay nghỉ, để cho các bác già yếu sau nhiều tuần liên tiếp được nghỉ ngơi. Với lại hôm nay mọi người tuy không đi nhưng họp mặt nhau ở quán cà phê 36b Điện Biên Phủ đấy ạ. Rất tiếc là em bận, em không đi được. Ở Việt Nam thì hôm nay bão về nên ở Hà Nội trời mưa rất là to, em nghĩ đấy cũng là một lý do khiến mọi người không đi biểu tình.
RFI: Nhưng hình như ở khu vực gần đại sứ quán Trung Quốc cũng vẫn tiếp tục giăng dây để bảng cấm ?
- Ở đấy thì Chủ nhật hàng tuần đều bị cấm, nên chắc việc giăng dây là có đấy ạ.
RFI: Tạm nghỉ tuần này thì tuần tới bạn có đi nữa không ?
- Dạ có chứ !
RFI: Vì sao bạn đi biểu tình?
- Đó là vì hành động gây hấn quá hỗn xược của Trung Quốc nên em muốn bày tỏ thái độ của mình, của người dân, muốn nói lên lòng yêu nước của mình, chủ quyền Hoàng Sa Trường Sa của mình với toàn thể người dân trên thế giới để họ biết. Chứ những hành động ngoại giao của Việt Nam chỉ mang tính hình thức, không đủ sức nặng để nói với Trung Quốc. Theo em nghĩ, tiếng nói của người dân sẽ mạnh mẽ hơn tiếng nói của chính phủ.
RFI: Bạn có bao giờ bị bắt chưa ?
- Dạ, bị bắt một lần vào ngày 10/7. Hôm ấy khoảng tám giờ rưỡi, cuộc biểu tình diễn ra được một lúc, độ khoảng mươi, mười lăm phút, mươi phút thôi, vừa mới đi được vài bước chân thì công an nhảy vào bắt một anh. Thế là em cũng xông vào để giải cứu cho anh đấy. Nhưng một lúc sau thì có một chiếc xe buýt tới, thế là công an họ nhảy vào, họ bắt tất, tống lên buýt rồi đưa về trụ sở công an Mỹ Đình.
RFI: Như vậy mà bạn vẫn không ngại đi biểu tình những lần tới ?
- Theo em nghĩ, đấy là quyền của công dân. Đây là quyền cơ bản của công dân, việc mình thực hiện quyền cơ bản của một con người thì chắc chắn điều đó là theo đúng Hiến pháp, mình không phải sợ gì cả !
RFI: Đối với nhà trường thì bạn có gặp rắc rối gì không khi tham gia các cuộc biểu tình như vậy ?
- Có một ít rắc rối, do công an đưa giấy về trường, nên nhà trường có gọi em lên một chút để nói chuyện. Nhà trường muốn yêu cầu em không đi biểu tình nữa, muốn em ký vào biên bản, trong đó ghi ý kiến của các thầy là đã bảo em không nên đi biểu tình. Còn em nói là em không đồng ý với ý kiến đó. Các thầy muốn em ký vào nhưng em không ký ! Các thầy quy vào điều 43 trong quy chế, nếu gây ảnh hưởng xấu đến nhà trường thì trường có quyền buộc thôi học. Em có biết đâu, hôm ấy các thầy dọa thế thì em mới biết cái luật ấy chị ạ. Em đi biểu tình thể hiện lòng yêu nước, nhà trường nói đấy là gây ảnh hưởng xấu đến nhà trường !
RFI: Rất cám ơn bạn.
Nguồn: RFI Tiếng Việt.
Hi Nguyễn xuân Vinh
Trả lờiXóa8 tuần lễ biểu tình mà chẳng thấy NXV cho ý kiến ý cò gì cả, buồn quá! Không hiểu có chuyện gì rắc rối từ phía khác đối với NXV không? Viết nữa đi bạn, tôi mong được đọc những bài viết của bạn lắm.
ÔI cái bạn sinh viên bài trên Hoc trường nào đấy bạn. Hỏi các thầy có yêu nước không. Biểu tình với làm tình có khác gì nhau. đều thỏa mãn nhu cầu của con người. Biểu tình cũng là 1 nhu cầu. Thây đưổi học thì mua bằng em ạ, nghe nói nhiều người mua lắm đỡ phải học. Ô ngoan ông ngoãn gì đó cũng mua hết
Trả lờiXóaQuy chế của nhà trường nào bảo "Biểu tình yêu nước" là gây ảnh hưởng xấu đến nhà trường thì quy chế đó là trái Hiến pháp và cần bị loại bỏ.
Trả lờiXóaÔ hô ! VN ta cái gì cũng lạ đời cả nhỉ ?
Trả lờiXóaQui chế của trường ngồi trên đầu hiến pháp ???!!!
Biểu tình vưa qua là thể hiện lòng yêu nước.Ngành CA chỉ nên giúp người biểu tình,chống kẻ xấu làm loạn.Tôi là một thương binh,đã 75 tuổi.Tôi rất khâm phục lòng yêu nước của các bác và các bạn.Nhưng tôi nghĩ có nhiều cách để thể hiện.Các phương tiện thông tin đại chúng(báo chí chính thống,đài phát thanh ,truyền hình nên thông tin nhanh chóng các vụ Trung Quốc vi phạm chủ quyền biển đảo của ta.Biểu tình nhiều cũng mệt mỏi và tốn nhiều thời gian.Tôi đề nghị nếu từ nay Trung Quôc dừng xâm phạm chủ quyền của ta,dừng đe doạ,công kích trên các diễn đàn và báo chí thì ta tạm ngừng biểu tình.Cần tỉnh táo khi đoc những trang blog lạ .Thường xuyên cập nhật báo chí,kể cả báo mạng.Tôi thấy blog Nguyễn Xuân Diện phản ánh vấn đề tương đối khách quan,nên đọc và suy ngẫm.
Trả lờiXóahttp://mp3.zing.vn/bai-hat/Gan-Lam-Truong-Sa-Hoang-Thanh/IW68ADZU.html
Trả lờiXóaLâu lắm mới nghe bài hát này, xúc động quá.
Gần lắm Hoàng Sa, Trường Sa ơi !!!
Bác Diện ch8a1c đã đọc: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/08/110801_viet_media_qdnd.shtml (Tác giả Nguyễn Văn Minh khẳng định:"Cái gọi là "báo chí lề trái" thực chất chỉ là một thứ "rác rưởi" trên xa lộ thông tin toàn cầu internet")
Trả lờiXóaTự dưng tôi thấy bị xúc phạm (mặc dù mình là độc giả thường xuyên của blog). Vì sao rác rưởi mà lại có nhiều người truy cập đến vậy. Không có mật ngọt há gì có ong tìm đến.
Theo thông tin này http://vtc.vn/2-296142/xa-hoi/cong-an-khong-dan-ap-danh-nguoi-bieu-tinh-o-ha-noi.htm
Trả lờiXóaBác Nhanh khẳng định công an không đạp vào mặt người biểu tình. Vậy có nên chất vấn bác Nhanh lần thứ ba là đoạn băng video thật hay giả không và đồng chí áo vàng có phải là công an không?