Thứ Ba, 2 tháng 12, 2014

CHÙM BÀI VỀ GIA HUẤN - BÀI 1: THAI GIÁO


Chuyên đề hôm nay: 
Gia huấn 

Hôm nay tròn 3 năm cha tôi về với tổ tiên. Chủ nhật vừa rồi, mẹ tôi và các anh em tôi đã làm giỗ cha tôi. Nhân dịp này, để tỏ lòng thương nhớ ông, chúng tôi xin đăng lại chùm bài về Chủ đề Gia huấn.

- Bài tổng hợp của Nguyễn Xuân Diện về vấn đề Thai giáo
- Những lời gia huấn khắc trên đá - bài của Nguyễn Xuân Diện.
- Khảo cứu văn bản và tác giả của Gia huấn ca - tương truyền là của Nguyễn Trãi.
- Một cuốn sách 45 chương về Giáo dục gia đình được khắc trên đá.

- "Nữ tử tu tri" - cuốn cẩm nang ứng xử mẹ chồng nàng dâu ngày xưa.
"Nữ tử tu tri" - Cuốn cẩm nang ứng xử mẹ chồng nàng dâu thời xưa.

Read more at: http://nguoihieuco.blogspot.com/2012/09/phu-nu-tu-tri-cuon-cam-nang-ung-xu-me.html
Copyright © 2012 Nguyễn Ngọc Thanh
"Nữ tử tu tri" - Cuốn cẩm nang ứng xử mẹ chồng nàng dâu thời xưa.

Read more at: http://nguoihieuco.blogspot.com/2012/09/phu-nu-tu-tri-cuon-cam-nang-ung-xu-me.html
Copyright © 2012 Nguyễn Ngọc Thanh
"Nữ tử tu tri" - Cuốn cẩm nang ứng xử mẹ chồng nàng dâu thời xưa.

Read more at: http://nguoihieuco.blogspot.com/2012/09/phu-nu-tu-tri-cuon-cam-nang-ung-xu-me.html
Copyright © 2012 Nguyễn Ngọc Thanh
"Nữ tử tu tri" - Cuốn cẩm nang ứng xử mẹ chồng nàng dâu thời xưa.

Read more at: http://nguoihieuco.blogspot.com/2012/09/phu-nu-tu-tri-cuon-cam-nang-ung-xu-me.html
Copyright © 2012 Nguyễn Ngọc Thanh
"Nữ tử tu tri" - Cuốn cẩm nang ứng xử mẹ chồng nàng dâu thời xưa.

Read more at: http://nguoihieuco.blogspot.com/2012/09/phu-nu-tu-tri-cuon-cam-nang-ung-xu-me.html
Copyright © 2012 Nguyễn Ngọc Thanh
Tễu - Blog kính báo!


Thai giáo

Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh, giải thích mục từ Thai giáo như sau:

Thai giáo: Sự giáo dục cho con cái từ khi có mang = Khi có mang, phàm tư tưởng, ngôn ngữ, hành động của người mẹ đều có ảnh hưởng đến tính cách đứa con, nên người mẹ phải giữ gìn cẩn thận.
.
Từ lâu nay, tôi cũng đã nghe về việc thai giáo. Được nghe rằng, trong dòng tộc chúa Trịnh có hẳn một cuốn sách cổ, có tên là Thai giáo để truyền dạy trong gia tộc. Tuy nhiên, đến nay, chưa ai từng nhìn thấy cuốn sách cổ này.
Chiều qua, tôi và Anh Nguyễn Đức Thiện (PGĐ Trung tâm nghiên cứu các khả năng đặc biệt của con người) đi thăm Đền bà Man Thiện - mẹ của Hai Bà Trưng, ở thôn Nam An [hay Nam Man] (Nam Nguyễn), xã Cam Thượng, thị xã Sơn Tây (ngoại thành Hà Nội). 

Đây là một ngôi đền nhỏ, nằm trên một gò cao giữa đê lớn và đê bao sông Hồng. Đền Bà Man Thiện cách Chùa Mía (xã Đường Lâm quê tôi) khoảng hơn 1 km. Hồi còn nhỏ tôi cũng đã đến đây vài lần, nhưng chưa để ý đến những đôi câu đối chữ Hán trong đền.
Tại đây, tôi bắt gặp hai chữ Thai giáo (ảnh dưới) trên đôi câu đối thờ trong đền. Đây là lần đầu tiên tôi trông thấy hai chữ Thai giáo bằng chữ Hán.


Trước đây, một số nhà nghiên cứu đều đọc đôi câu đối này là:

Hát từ đĩnh xuất bằng di giáo 
Thạch động di lai hiển địa linh.


Nay, câu đối đó cần được đọc đúng là:

Hát từ dĩnh xuất bằng thai giáo
Thạch động di lai hiển địa linh 
(Hai người con ở đền Hát Môn sinh ra được giáo dưỡng ngay từ trong bào thai
Chốn Thạch động còn di tích để lại hiển hiện là đất thiêng) 
*Thạch Động: Hiện tôi chưa rõ nói đến địa danh ở đâu.

Bên cạnh đó, còn đôi câu đối này:

Kiếm cung song mỹ quang từ phạm 
Trở đậu thiên thu hữu lệnh danh
 

(Sáng gương mẹ hiền, hai gái kiếm cung tài giỏi
Nổi tiếng truyền lưu, nghìn năm khói hương thành kính)

Bà họ Man tên Thiện, là chắt ngoại của Hùng Vương. Sinh thời tài sắc nhất vùng, có tài ứng biến, tinh thông võ nghệ. Bà kết duyên với Ông Hùng Định (sau đổi là Trung Định, hay Trung Nghĩa Dũng) là Lạc tướng đất Mê Linh - dòng dõi vua Hùng. Hai ông bà sinh được hai người con gái là Trưng Trắc và Trưng Nhị; và một con trai là Chu Bá.

Bà Man Thiện đi khắp nơi chiêu mộ hào kiệt anh hùng, tích trữ lương thảo chờ ngày khởi nghĩa tế cờ. Mùa Xuân năm 40, bà cùng các con và tướng lĩnh kéo quân về Hát Môn (Phúc Thọ) lập đàn tế cờ khởi nghĩa ở bãi Trường Sa, rồi rầm rộ tiến quân đánh đuổi giặc Tô Định, giành lại độc lập cho đất nước. Khi Trưng Trắc lên ngôi, xưng vương, phong mẹ là Man Hoàng hậu. Bà về đóng quân tại đồn Nam Nguyễn.

Ba năm sau, vua Hán sai Mã Viện sang đánh. Hai Bà Trưng cự lại không nổi, bị vây hãm ở núi Vua Bà. Bà Man Thiện đi giải vây cho con thì bị đánh úp. Bà dũng cảm chống cự, nhưng không cự được, bèn gieo mình xuống sông tuẫn tiết để khỏi sa vào tay giặc. Đó là ngày 10 tháng Chạp (al). Thi hài bà trôi về đến bến đò Nam Nguyễn thì dạt vào bờ, sắc diện vẫn hồng hào như đang còn sống. Nhân dân và quân sĩ vớt thi thể bà lên để làm lễ an táng trọng thể tại gò đất cao, nay gọi là gò Mả Dạ (Mả Dạ là từ Việt cổ chỉ một bà già được kính trọng). Nhân dân lập miếu thờ bà, gọi là Miếu Mèn (Miếu bà Man Thiện). Từ đó hàng năm cứ đến ngày 10 tháng Giêng (ngày sinh của bà) thì mở hội để tưởng nhớ công ơn. (Tham khảo bài của Hà Kỉnh (1924 - 1995) trong sách Người quê ta - Đất quê ta).

Như vậy, việc Thai giáo không phải chỉ riêng của dòng chúa Trịnh mới có, mà các nhà Nho ta xưa cũng đã rất hiểu và quan tâm đến việc Thai giáo. Đây là một vấn đề chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em cần được nghiên cứu sâu hơn. 

Xin giới thiệu 14 kỹ năng thai giáo cơ bản:.
- Ru và hát
- Nựng nịu
- Dỗ dành
- Xoa vỗ bụng người mẹ thật dịu dàng với tâm trạng yêu thương
- Nghe nhạc thích hợp, du dương, nhẹ nhàng.
- Đọc và nói diễn cảm, rành rọt, chuẩn mực, tận dụng ngữ điệu tiếng Việt nhịp nhàng, nhiều thanh điệu.
- Nghĩ về và nghĩ đến thai nhi với tâm trạng trân trọng, chờ mong.
- Tư thế đi đứng, nằm ngồi đàng hoàng, vững vàng.
- Thầm kể, chuyện trò, khuyên nhủ thai nhi.
- Luôn luôn hỏi han bé: Hôm nay bé khỏe không, bé ngoan chứ? Bé có thấy bàn tay của ba sờ bé không?
- Miêu tả, bình phẩm tranh nghệ thuật
- Quan tâm chăm sóc thai phụ, tránh căng thẳng, kịp thời hoá giải những ưu phiền, mặc cảm.
- Tạo không khí, khung cảnh, quan hệ tốt đẹp trong gia đình.
- Đồng bộ cả nhà cùng làm thai giáo.

(Tham khảo website Chơi cùng bé)

Kính chúc các độc giả là các bà mẹ mang thai nhiều sức khỏe và niềm vui, sinh nở được "mẹ tròn con vuông", nuôi dạy con cái nên người! 

Nguyễn Xuân Diện tổng hợp

14 nhận xét :

  1. Mong TS Nguyễn Xuân Diện cho phép tôi được đăng lại loạt bài này trên trang web Vui học online (http://vuihoconline.vn) để giới thiệu rộng rải cho các em học sinh và các thày cô giáo ạ.

    Trả lờiXóa
  2. "Gìn giữ và phát triển gia phong là cách bảo tồn văn hoá gia đình thiết thực và chinh phục nhất và cũng là cách thức bảo tồn phong phú nhất cho bản sắc văn hoá gia đình Việt."
    Rất cảm ơn TS Nguyễn Xuân Diện cho đăng chùm bài này,

    Trả lờiXóa
  3. "Đây là một vấn đề chăm sóc sức khỏe bà em và trẻ em cần được nghiên cứu sâu hơn."
    hình như là "bà mẹ" chứ bác Diện nhỉ.

    Trả lờiXóa
  4. Loạt bài hay thế mà lâu nay TS cứ mê mải bên ngoài không đăng để mọi người thưởng thức sớm.

    Trả lờiXóa
  5. Nhung bai viet nhu the nay ma TS khong dua len thi the he con em cua chung ta biet tim o dau ? Tim o DT u? GDVN u ? GD&TD u ? va hang tram to bao nhan nhan tren sap bao u? Chi co "lam suong cho sao" "khi nao len toi dinh "...
    Nhung phuong phap cua cha ong chung ta de lai vua co tinh truyen thong vua rat khoa hoc de tao nen nhung con nguoi KHOE MANH , NHAN AI ,day tinh than nhan ban.
    Mong TS se co nhieu bai viet nhu the nay nua de gop phan giao duc con en chung ta ,bang khong voi le loi giao duc hien nay khong biet tuong lai cua dan toc Viet Nam se di ve dau .

    Trả lờiXóa
  6. Đè tài này rất hay. Ai cũng thích đọc.
    Tôi search thấy có bài này cũng hay:
    http://gocsan.blogspot.com/2011/08/fetal-education-thai-giao.html

    Trả lờiXóa
  7. xin Tiến sĩ cho cháu copy file để cho người yêu cháu tham khảo và cùng chăm sóc con cho tốt nhé. cảm ơn chú nhiều.

    Trả lờiXóa
  8. Rất khoa học và nhân văn. Cám ơn anh Diện

    Trả lờiXóa
  9. Cảm ơn TS Diện, anh cho phép em mượn bài của anh về làm tài liệu nhé, nhưng tài liệu như thế này thật là quý, cảm ơn anh

    Trả lờiXóa
  10. Nếu Thai Giáo VN xuất hiện cách nay 20 tk thì đúng là trình độ văn minh của người Lạc Việt quả là quá tiến bộ. Tiến bộ hàng đầu của văn minh trên thế giói. Ngày nay quan niệm Thai Giáo của thế giới cũng chỉ đến thế là cùng. Thế mới biết tổ tiên ta cực kì thông minh đã biết huấn luyện cho con ngay từ trong bụng mẹ. Thế mới biết người phụ nữ VN đã được kính trọng hơn phụ nữ của bao nhiêu dân tộc khác, nhất là người nữ Việt đó chuẩn bị làm mẹ. Đây là nét cao quí sáng ngời của văn minh Lạc Việt . Nói đó là của Nho gia, tôi không đồng tình . Tôi cho rằng đây là do tinh anh Lạc Việt, không phải do tư tưởng Hán Nho hay Tống Nho .
    Những nữ nhi anh hùng của dân tộc như Hai Bà Trưng, Bà Triệu được mà được rộng rãi biết đến, chắc phụ nữ thế giói cổ kim cũng phải nghiêng mình kính phục .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Kính bác CD Nam Bộ. Vâng, cũng như bác, tôi thật vui và thật bất ngờ khi qua bài viết này của bác Diện, chúng ta có thêm bằng chứng rằng ý thức về Thai giáo đã có ít nhất từ 2000 năm trước trong văn hóa Lạc Việt. Nào giờ tôi chỉ căn cứ vào sự kiện là dân mình có tục tính "tuổi Ta", tức là tuổi thực của một người phải được cộng thêm cả 9 tháng trong lòng mẹ nữa. Không biết các sắc dân khác trong cùng vùng văn minh Đông Á có cùng tục đó không, chứ văn minh Hy Lạp-La Tinh chẳng hạn thì người ta chỉ tính tuổi từ khi lọt lòng mẹ và họ có lệ mừng ngày "sinh nhật" vẫn giữ cho đến tận nay.

      Việc kính trọng nữ giới nhất là bà mẹ đang mang thai, việc tinh tế nhìn ra "nhân vị" của một cá nhân ngay từ lúc hoài thai trong bụng mẹ, xin đồng ý với bác là những nét tiến bộ rất đáng tự hào của văn hóa Lạc Việt. Nói rằng đó là một tiến bộ hàng đầu của văn minh thế giới cũng không ngoa. Bác bảo tư tưởng Hán Nho, Tống Nho đã không có cái nét đẹp đó thì tôi cũng đồng tình. Tuy nhiên, nếu nói chung về Nho giáo thì tôi không đồng ý, nhất là khi nói về Nho giáo nguyên thủy. Chúng ta biết Nho giáo từng bị bách hại ghê gớm trong thời nhà Tần, kéo dài cả 200 năm. Không ít học giả đã ngờ rằng nhà Hán sau khi đánh bại nhà Tần đã cố tìm cách "độc quyền" khôi phục lại Nho giáo theo ý mình muốn, bẻ quặt đi nhiều điểm theo nhu cầu chính trị tập quyền. Sự trọng nam khinh nữ hay kiểu trung quân mù quáng chỉ bắt đầu từ nhà Hán trở đi chứ người ta không tìm thấy chúng trong các kinh điển cổ kính nhất của Nho giáo.

      Xóa
    2. Cám ơn bác Ha Le đã chỉ giáo. Rất trân trọng ./.
      CD Nam Bộ

      Xóa
    3. Chao ôi. Kính bác CD Nam Bộ. Em dò lại comment bên bài "Ai viết Gia Huấn Ca?" thì biết bác là bậc trưởng thượng của em rồi. Rất cảm động vì lời lẽ rộng lượng của bác.

      Và càng cảm động khi nhớ lại cung cách cư xử người-người với nhau rất nho nhã tương kính ở xã hội Việt Nam xa xưa, nhất là trong những luận đàm về học thuật hoặc về "Đạo". Bác ôi, bao giờ dân tộc mình mới trở lại được như những ngày xưa thái bình thịnh trị nhỉ?

      Xóa
  11. Cảm ơn TS Xuân Diện đã cho những thông tin tuyệt vời!
    Nhân đây xin hỏi TS là Hai Bà Trưng gieo mình tự vẫn ở Hát Giang vào ngày nào? và Hát Giang là khúc sông nào?
    Cảm ơn!

    Trả lờiXóa