Bùi Công Tự
Tôi vừa được đọc “Thư ngỏ gửi các nhà lãnh đạo Việt Nam về hiểm họa ngoại bang và sức mạnh dân tộc” của một số trí thức người Việt đang sống tại nước ngoài.
Bức thư được gửi đến Chủ tịch nước, Quốc hội và chủ tịch Quốc hội, chánh án tòa án nhân dân tối cao, Thủ tướng và chính phủ, Tổng bí thư và Bộ chính trị ĐCSVN.
Nội dung bức thư, mở đầu các tác giả bày tỏ sự ủng hộ với bảng “tuyên cáo” và bản “kiến nghị” của giới nhân sĩ trí thức trong nước. Đồng thời nêu ra những nhận định về “hiểm họa ngoại bang”, về “sức mạnh dân tộc”, về “vị thế chính quyền” của đất nước hiện nay. Các tác giả bức thư đã đề xuất “những việc cần làm” với những nội dụng khá cụ thể:
Bức thư được gửi đến Chủ tịch nước, Quốc hội và chủ tịch Quốc hội, chánh án tòa án nhân dân tối cao, Thủ tướng và chính phủ, Tổng bí thư và Bộ chính trị ĐCSVN.
Nội dung bức thư, mở đầu các tác giả bày tỏ sự ủng hộ với bảng “tuyên cáo” và bản “kiến nghị” của giới nhân sĩ trí thức trong nước. Đồng thời nêu ra những nhận định về “hiểm họa ngoại bang”, về “sức mạnh dân tộc”, về “vị thế chính quyền” của đất nước hiện nay. Các tác giả bức thư đã đề xuất “những việc cần làm” với những nội dụng khá cụ thể:
1-Đối với Trung Quốc
2-Đối với ASEAN và các nước khác
3-Đối với nhân dân trong nước
4-Đối với cộng đồng người Việt ở nước ngoài.
Phía dưới bức thư là danh sách 36 vị trí thức ký tên gồm các GS, nhà khoa học của nhiều lĩnh vực, luật sư, nhà văn, chuyên gia kinh tế… Với những chức danh đầy uy tín khoa học ở các nước Mỹ, Pháp, Anh, Úc, Canada, Thụy Sĩ.
Theo cảm nhận của tôi, các vị đều là những người yêu nước. Các ghi chú kèm theo cho thấy đây là những người đã cao tuổi, từng trải. Do đó lòng yêu nước của họ là rất sâu sắc. Chi có những người yêu nước thì mới nói về sự sống còn của đất nước một cách chân thành đến thế. Là các nhà khoa học nên bức thư của các vị diễn đạt một cách thẳng thắn, không cần rào đón, văn hoa.
Các vị đã bày tỏ sự ủng hộ với giới nhân sĩ trí thức trong nước – những người đã ký tên vào bản tuyên cáo ngày 25/06/2011 tố cáo, lên án nhà cầm quyền Trung Quốc liên tục gây hấn xâm phạm chủ quyền nước ta, đồng thời kiến nghị với Đảng và nhà nước về quốc sách. Đây là mối tình cảm cao quý của những người trí thức Việt Nam ở trong và ngoài nước với nhau. Nó cho thấy chúng ta vẫn là con một nhà, người yêu nước không bao giờ cô độc.
Nhiều bạn đọc đã bày tỏ sự cảm kích trước bức thư ngỏ trên đây của các vị trí thức đang sống ở nước ngoài. Bạn Minh Nguyễn đã nói: “Thật là một tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam, tiếng nói của nhân sĩ trí thức trong và ngoài nước là tiếng lòng của cả dân tộc Việt Nam hôm nay. Kính mong các bác lãnh đạo nhà nước lắng nghe họ nói”. Tuy nhiên cũng có những ý kiến tỏ ra nghi ngại, cho rằng Đảng và nhà nước sẽ không tiếp thu như ý kiến của bạn Nguyen Hung sau đây: “Những tấc lòng son của những người con đất Việt, tuy sống xa quê hương nhưng vẫn luôn thao thức cho vận mệnh của dân tộc, rất cảm phục tấm lòng của các vị. Đọc thư của các vị thấy đất nước may thay còn có nhiều tấm lòng vì dân vì nước thật sự. Nhưng các vị lãnh đạo Đảng, nhà nước có đủ tâm lẫn tầm để bước qua sự sợ hãi, rào cản ý thức hệ và muôn vàn mối lợi cho bản thân để lắng nghe nguyện vọng của các vị nhân sĩ trí thức trong và ngoài nước?
Dưới đây tôi xin bộc bạch vài ý kiến cá nhân. Theo tôi những nhận thức về “hiểm họa ngoại bang”, về “sức mạnh dân tộc”, và cả về “vị thế chính quyền”, các nhà lãnh đạo Đảng, Quốc hội, chính phủ về cơ bản có thể đồng ý với quan điểm của các trí thức hải ngoại nêu trong bức thư, cho dù cách diễn đạt có thể khác, với mức độ khác, nhẹ nhàng hơn.
Tôi cho rằng Đảng và nhà nước cũng đang muốn xúc tiến những cải cách theo hướng hiệu quả hơn trong việc điều hành quốc gia. Tuy nhiên “một lộ trình cải cách cụ thể để được nhân dân tin tưởng và ủng hộ “ thì chưa thể sớm đạt được trong ngày một ngày hai. Có rất nhiều cản trở, mọi người đều biết cả đấy, nhưng không dễ bước qua, một khi chưa có sự quyết tâm cao đột biến trong Đảng.
Tôi mong trước mắt Đảng và nhà nước ủng hộ những đề nghị có tính chất nhân đạo của các trí thức Việt Nam đang sống ở nước ngoài đề đạt trong bức thư, như việc tu bổ nghĩa trang binh lính VNCH ở Biên Hòa và việc cho tìm kiếm hài cốt của những người bị chết trong thời gian cải tạo. Những gì thuộc về lịch sử chúng ta nên chấp nhận.
Trái đất quay nhưng không thể tự nó quay được. Chắc chắn có những lực tác dụng vào nó. Bức thư gửi lãnh đạo nhà nước của các trí thức người Việt đang sống ở nước ngoài có lẽ cũng có tác dụng như một lực góp phần làm cho trái đất quay.
TPHCM, 30 – 08 – 2011. Theo cảm nhận của tôi, các vị đều là những người yêu nước. Các ghi chú kèm theo cho thấy đây là những người đã cao tuổi, từng trải. Do đó lòng yêu nước của họ là rất sâu sắc. Chi có những người yêu nước thì mới nói về sự sống còn của đất nước một cách chân thành đến thế. Là các nhà khoa học nên bức thư của các vị diễn đạt một cách thẳng thắn, không cần rào đón, văn hoa.
Các vị đã bày tỏ sự ủng hộ với giới nhân sĩ trí thức trong nước – những người đã ký tên vào bản tuyên cáo ngày 25/06/2011 tố cáo, lên án nhà cầm quyền Trung Quốc liên tục gây hấn xâm phạm chủ quyền nước ta, đồng thời kiến nghị với Đảng và nhà nước về quốc sách. Đây là mối tình cảm cao quý của những người trí thức Việt Nam ở trong và ngoài nước với nhau. Nó cho thấy chúng ta vẫn là con một nhà, người yêu nước không bao giờ cô độc.
Nhiều bạn đọc đã bày tỏ sự cảm kích trước bức thư ngỏ trên đây của các vị trí thức đang sống ở nước ngoài. Bạn Minh Nguyễn đã nói: “Thật là một tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam, tiếng nói của nhân sĩ trí thức trong và ngoài nước là tiếng lòng của cả dân tộc Việt Nam hôm nay. Kính mong các bác lãnh đạo nhà nước lắng nghe họ nói”. Tuy nhiên cũng có những ý kiến tỏ ra nghi ngại, cho rằng Đảng và nhà nước sẽ không tiếp thu như ý kiến của bạn Nguyen Hung sau đây: “Những tấc lòng son của những người con đất Việt, tuy sống xa quê hương nhưng vẫn luôn thao thức cho vận mệnh của dân tộc, rất cảm phục tấm lòng của các vị. Đọc thư của các vị thấy đất nước may thay còn có nhiều tấm lòng vì dân vì nước thật sự. Nhưng các vị lãnh đạo Đảng, nhà nước có đủ tâm lẫn tầm để bước qua sự sợ hãi, rào cản ý thức hệ và muôn vàn mối lợi cho bản thân để lắng nghe nguyện vọng của các vị nhân sĩ trí thức trong và ngoài nước?
Dưới đây tôi xin bộc bạch vài ý kiến cá nhân. Theo tôi những nhận thức về “hiểm họa ngoại bang”, về “sức mạnh dân tộc”, và cả về “vị thế chính quyền”, các nhà lãnh đạo Đảng, Quốc hội, chính phủ về cơ bản có thể đồng ý với quan điểm của các trí thức hải ngoại nêu trong bức thư, cho dù cách diễn đạt có thể khác, với mức độ khác, nhẹ nhàng hơn.
Tôi cho rằng Đảng và nhà nước cũng đang muốn xúc tiến những cải cách theo hướng hiệu quả hơn trong việc điều hành quốc gia. Tuy nhiên “một lộ trình cải cách cụ thể để được nhân dân tin tưởng và ủng hộ “ thì chưa thể sớm đạt được trong ngày một ngày hai. Có rất nhiều cản trở, mọi người đều biết cả đấy, nhưng không dễ bước qua, một khi chưa có sự quyết tâm cao đột biến trong Đảng.
Tôi mong trước mắt Đảng và nhà nước ủng hộ những đề nghị có tính chất nhân đạo của các trí thức Việt Nam đang sống ở nước ngoài đề đạt trong bức thư, như việc tu bổ nghĩa trang binh lính VNCH ở Biên Hòa và việc cho tìm kiếm hài cốt của những người bị chết trong thời gian cải tạo. Những gì thuộc về lịch sử chúng ta nên chấp nhận.
Trái đất quay nhưng không thể tự nó quay được. Chắc chắn có những lực tác dụng vào nó. Bức thư gửi lãnh đạo nhà nước của các trí thức người Việt đang sống ở nước ngoài có lẽ cũng có tác dụng như một lực góp phần làm cho trái đất quay.
Nguồn: TranNhuong.com
Tôi trân trọng ý kiến bác Bùi Công Tự
Trả lờiXóaToi cung nhu Bac KTS rat tran trong nhung y kien cua cac Nhan Si trong ngoai nuoc va bac Bui Cong Tu.De nghi cac vi lanh dao nen lang nghe.
Trả lờiXóa"tu bổ nghĩa trang binh lính VNCH ở Biên Hòa".
Trả lờiXóaChúng tôi thật sự không cần, không yêu cầu nhà nước CSVN phải tu bổ nghĩa trang Biên Hòa mà chỉ cần hợp pháp hóa nghĩa trang đó, không được đập phá hoặc ngăn cản việc tu sửa thì đồng bào hải ngoại chúng tôi sẽ tự động đóng góp để tu sửa, không muốn động đến đồng tiền đóng thuế của người dân trong nước.
Đồng bào trong nước, nhất là những người ở miền Bắc và sinh sau 1975, không thể nào hiểu được nỗi đau của chúng tôi đâu.
Gửi bạn Người Việt tha hương 10:19!
Trả lờiXóaĐọc ý kiến của bạn đột nhiên tôi ứa nước mắt. Tôi đã 52 tuổi , là một kỹ sư người Bắc đang sống ở Miền Bắc , đã từng có những năm dài sống ở Châu Âu. Tôi hiểu và thông cảm với những nỗi đau của những Người Việt tha hương. Tôi tôn trọng ý kiến của bạn , có lẽ nên như vậy.
Kính!
Tôi mong trước mắt Đảng và nhà nước ủng hộ những đề nghị có tính chất nhân đạo của các trí thức Việt Nam đang sống ở nước ngoài đề đạt trong bức thư, như việc tu bổ nghĩa trang binh lính VNCH ở Biên Hòa và việc cho tìm kiếm hài cốt của những người bị chết trong thời gian cải tạo. Những gì thuộc về lịch sử chúng ta nên chấp nhận. ------------------------------------------------------------------------------------------------------thế những chiến sỹ hy sinh tại cao điểm 559 bị trung quốc chiếm đóng mà xác vẫn nằm bên đó sao không thấy ai lên tiếng quy tập đưa anh em về với Tổ Quốc ,Đồng Bào?
Trả lờiXóaTrí thức trong nước, hay ở ngoài nước hễ là người VN yêu nước thì hãy đoàn kết thành một khối để giúp nước lúc nguy nan. Thư ngỏ đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao với đất nước. Hãy đừng bao giờ gọi họ là "phản động" sẽ mang tội lớn ngàn năm.
Trả lờiXóaThân gửi bạn: Người Việt tha hương - nói 10:19 ngày 31 tháng 8 năm 2011! :"Đồng bào trong nước, nhất là những người ở miền Bắc và sinh sau 1975, không thể nào hiểu được nỗi đau của chúng tôi đâu".
Trả lờiXóa----------
Nỗi đau nào cũng có hai mặt của nó bạn ạ...
Cái buồn nào rồi cũng có thể nguôi ngoai, hận thù đến mấy rồi cũng có thể bắt tay làm bạn nếu trong mỗi trái tim của chúng ta sẵn có lòng vị tha, và không thù hận.
Xin bạn hãy đọc comment trên của tôi đã cùng viết trong bài này.
Xin chúc bạn cùng gia đình luôn luôn hạnh phúc.
Người Việt tha hương....
Trả lờiXóa" không thể nào hiểu được nỗi đau của chúng Tôi đâu". Chỉ câu nói như vậy cũng đủ biết các bạn đau đến nhường nào rồi. Tôi là người Bắc và là người sinh sau 75 nhưng Tôi hiểu chỉ những kẻ là người lại không phải là người mới vô tâm đến vậy.
Thật cảm động vớí những lời lẽ qua lại ở trên...
Trả lờiXóaHơn 36 năm đã trôi qua....Là người ở lại...Tôi đang khóc đây.
Mong ước ý kiến trên trở thành hiện thực
TH
Tôi xin nhà nước hãy đồng ý :""trước mắt Đảng và nhà nước ủng hộ những đề nghị có tính chất nhân đạo của các trí thức Việt Nam đang sống ở nước ngoài đề đạt trong bức thư, như việc tu bổ nghĩa trang binh lính VNCH ở Biên Hòa và việc cho tìm kiếm hài cốt của những người bị chết trong thời gian cải tạo. Những gì thuộc về lịch sử chúng ta nên chấp nhận"".
Trả lờiXóaNỗi đau nào cũng sẽ nguôi ngoai, hận thù nào cũng có thể hóa giải nếu trong trái tim của mỗi người VN chúng ta luôn có lòng vị tha, luôn khát khao hòa bình, luôn khát khao đoàn kết dân tộc.
Đảng và Chính phủ VN cũng đã cùng những nước một thời từng là đế quốc xâm lược VN trong đó co Trung quốc còn có thể hóa giải hận thù, thì có gì là khó khăn để Đảng và nhà nước ủng hộ những đề nghị có tính chất nhân đạo của các trí thức Việt Nam về việc cho tu bổ nghĩa trang binh lính VNCH ở Biên Hòa và việc cho tìm kiếm hài cốt của những người bị chết trong thời gian cải tạo.
Tôi đồng ý với comment của bạn (Đại Việt nói
11:18 Ngày 31 tháng 8 năm 2011 ).
-----------
Tôi không ở cùng TP HN nên không có điều kiện để đi tham gia các cuộc biểu tình vừa qua tại HN, nhưng khi thấy những người biểu tình yêu nước chống TQ bành chướng, và khi thấy báo chí, Tivi nước mình đưa tin phản đối Trung quốc đe dọa sẽ một lần nữa dạy cho VN một bài học, thì trong tôi lại trỗi dậy dậy một nỗi niềm khó tả.Bởi cuộc đời tôi từ khi 16 tuổi cũng chỉ vì lòng yêu nước hừng hực khi đất nước đang bị những trận bom Mỹ ném xuống VN, và ném xuống ngay trên mảnh đất của quê hương nơi tôi đã từng sinh ra, những lớp học của chúng tôi phải học chui rúc dưới những căn hầm trú ẩn hôi hám trong lòng đất. Và tôi đã quyết định bỏ học xin tình nguyện để được đi nhập ngũ với mong muốn được góp một phần nhỏ bé của mình cho đât nước.
Thời chiến tranh qua đi đã bao năm ,đất nước được sống trong hòa bình và đang dần phát triển, nhưng trong đất nước lại nảy sinh ra quá nhiều mâu thuẫn giữa chính quyền với nhân dân bởi một số những người có chức sắc làm quan sinh tham nhũng, vụ lợi, cửa quyền hách dịch đàn áp, làm cho nỗi bức xúc trong lòng dân chúng ngày càng tăng. Họ đã là những con sâu làm rầu nồi canh, làm xấu đi từ cái nhìn tốt đẹp trong con mắt bạn bè thế giới. Và một điều đáng buồn hơn nữa là sự đe dọa tái chiến tranh khi bọn bành chướng trung quốc luôn luôn đe dọa, cùng với thù trong giặc ngoài ngày một gia tăng mạnh. Tự nhiên tôi lại có suy nghĩ dại dột chẳng may đất nước mình lại sảy ra mâu thuẫn như đất nước Libya mà để Mỹ và các nước NATTO phải nhảy vào để bảo vệ người dân thì thật là một điều đáng tiếc. Cuộc đời tôi không còn trẻ, cũng chẳng sống được là bao để mà sợ chết, tôi sẽ sẵn sàng tái cầm súng để bảo vệ quê hương khi cần thiết, nhưng điều tôi lo lắng là vì tương lai của các con cháu mình, tôi đã run sợ khi tưởng tượng nếu các con mình phải gọi nhập ngũ khi có chiến tranh, và không muốn bất cứ một ai phải đổ máu vì chiến tranh nữa.
Hỡi tất cả những ai là con người mang dòng máu Việt, từ trong nước đến người Việt ở Hải ngoại, dân thường đến chính quyền to nhỏ, hãy nắm tay nhau cùng nhau đoàn kết một lòng, một khối đoàn kết dân tộc vững vàng sẽ không một kẻ thù nào thắng nổi .
Tôi rất trân trọng và chia sẻ những suy nghĩ của các trí thức hải ngoại và ý kiến của anh Bùi Công Tự thông qua bài viết của anh nhân dịp các trí thức hải ngoại gửi thư cho các nhà lảnh đạo cao nhất của đất nước. Điều này cũng chứng minh một chân lí là con cháu Lạc Hồng ai cũng "yêu nước theo cách của họ" như câu nói nổi tiếng manh tính tổng kết của cố Thủ tướng Vỏ Văn Kiệt khi ông còn sống nhằm xóa đi sự mặc cảm của quá khứ - một nổi đau của cả dân tộc mình - để hai bên xích lại gần nhau nhằm đưa đất nước ta nhanh chóng vươn lên theo kịp thời đại. Tôi rất hi vọng lảnh đạo nhà nước ta hãy hiểu tâm trạng của các nhà trí thức khi các anh đã mạnh dạn bày tỏ những ý kiến chân thành của họ cho dù có thể ngôn từ chưa diễn đạt hết ý tưởng của mình để có câu trả lời trân trọng.
Trả lờiXóaGửi bạn Người Việt tha hương 10:19 Ngày 31 tháng 8 năm 2011!
Trả lờiXóaTôi cũng như bao người khác ở miền Bắc rất hiểu nỗi đau của các bạn, chỉ nhìn thấy 2 từ "Tha hương" đã đủ làm tôi ứa nước mắt, nghẹn ngào...Các bạn cũng là con của Đất Mẹ Việt Nam, có Người Mẹ nào lại không đau xót khi thấy những đứa con tha hương của mình luôn mong ngóng về Tổ quốc.
Comments trên của các bác Ngọc Mai, bác Thành Sơn, bác Đại Việt ta, bác KTS Than Vân, bác khách ẩn danh... cũng là tiếng nói tự đáy lòng của chúng tôi gửi đến các bạn. Như bác Ngọc Mai - cựu chiến binh đã nói :
"Nỗi đau nào cũng sẽ nguôi ngoai, hận thù nào cũng có thể hóa giải nếu trong trái tim của mỗi người VN chúng ta luôn có lòng vị tha, luôn khát khao hòa bình, luôn khát khao đoàn kết dân tộc."
Chúng tôi ủng hộ đề nghị có tính chất nhân đạo của các trí thức Việt Nam đang sống ở nước ngoài đề đạt trong bức thư.
Tôi cũng xin chúc bạn và gia đình luôn hạnh phúc.
Thưa bác Ngọc Mai, thật cảm động khi đọc comment của bác, bác là Cựu chiến binh nên những điều bác viết lại càng đáng trân trọng, thấm thía và quí giá bội phần, những Người Việt tha hương chắc cũng phần nào được an ủi...
Phần tôi, tôi cũng đã có lúc suy nghĩ dại dột giống bác, cũng "lo lắng là vì tương lai của các con cháu mình, tôi đã run sợ khi tưởng tượng nếu các con mình phải gọi nhập ngũ khi có chiến tranh, và không muốn bất cứ một ai phải đổ máu vì chiến tranh nữa". Cảm ơn bác vì bác đã nói lên được những lời tâm huyết của những người có trái tim khao khát hòa bình, khao khát đoàn kết dân tộc.
Bức thư ngỏ của “những người anh em trí thức ở xa” (lời của bác Bùi Công Tự) thật sự tâm huyết. Thật sự đáng trân trọng. Họ thật sự là NHỮNG NGƯỜI YÊU NƯỚC.
Trả lờiXóaThật bùi ngùi, xúc động và vui mừng vì những giòng chia sẽ chân tình của tất cả quý Bác, quý Anh Chị Em trên đây. Mong rằng những lảnh đạo nhà nước hôm nay sẽ thật sự hàn gắn vết thương dân tộc để Tổ Quốc chúng ta luôn vững mạnh và toàn dân được hưởng thanh bình và hạnh phúc.
Trả lờiXóa