Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2011

ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI ĐỀ NGHỊ: BÀN THẢO LUẬT BIỂU TÌNH

ĐB Dương Trung Quốc (Đồng Nai):

"QUYỀN BIỂU TÌNH ĐƯỢC NÊU RA TỪ HIẾN PHÁP 1946,
NHƯNG GIỜ VẪN CHƯA CÓ LUẬT"

ĐB Dương Trung Quốc (Đồng Nai)
 ... "Cuối cùng, chúng tôi muốn nhấn mạnh một Luật, đó là Luật Biểu tình. Tất cả những hiện tượng xã hội gần đây do sự phát triển của đất nước, do những mối quan hệ trong sự phát triển của chúng ta, dẫn đến một hiện tượng người dân rất muốn bày tỏ chính kiến của mình, một cách có tổ chức, có luật pháp, nhưng đang đứng trước một khó khăn, và đó cũng là khó khăn của chính các cơ quan thực thi pháp luật, những cơ quan bảo đảm an ninh, trật tự xã hội, cũng không có luật điều chỉnh, dẫn đến sự phân tâm trong nhận thức của nhân dân.

Không phải tự nhiên, trước khi chúng ta thông qua Hiến pháp năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có một sắc lệnh về quyền biểu tình, để thể hiện một trong những quyền cơ bản của con người.

Chính nhờ quyền biểu tình ấy trong sắc lệnh ấy mà chúng ta đã huy động được quần chúng nhân dân đứng đằng sau nhà nước cách mạng để vượt qua rất nhiều khó khăn, thử thách trong thời kỳ lịch sử ấy.

Đương nhiên, bây giờ thời đại có thể thay đổi, nhưng quyền biểu tình, quyền bày tỏ chính kiến của mình một cách có trật tự, có mục tiêu chính đáng và cũng là cơ sở để nhà nước, có thể bảo vệ được trật tự an ninh xã hội, cũng như quyền của công dân là rất cần thiết.

Vì thế chúng tôi mong muốn Quốc hội và những cơ quan chức năng sớm đưa việc thông qua Luật Biểu tình vì nó cũng liên quan đến bản Hiến pháp mà chúng ta sắp sửa đổi.

Chúng ta sẽ tránh được tình trạng trong Hiến pháp có quyền nhưng không có Luật để thực thi quyền đó. Ví dụ quyền biểu tình được nêu lên, hay quyền lập hội được nêu lên từ trong bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946, cho đến bây giờ vẫn chưa có Luật biểu tình, chưa có Luật hội, đó là điều chúng ta cần suy nghĩ.

Vì thế chúng tôi rất mong muốn rằng, công tác lập pháp của chúng ta hiện nay, bên cạnh việc sớm khắc phục chất lượng, tình trạng thiếu văn bản dưới luật, luật chậm đi vào cuộc sống, việc bổ sung ngày càng hoàn tất, đầy đủ khối lượng các luật và liên thông được với Luật quốc tế, thì việc xây dựng một lộ trình, trong đó có sự ưu tiên những điều cấp thiết là hết sức cần thiết.

Chúng tôi cũng rất mong Luật Biểu tình sớm được Quốc hội bàn thảo. Xin cảm ơn.

ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP. Hồ Chí Minh):

"CÔNG DÂN CÓ NHU CẦU VÀ THẤY HIẾN PHÁP CHO BIỂU TÌNH THÌ NGƯỜI TA BIỂU TÌNH, NHƯNG LUẬT LẠI KHÔNG CÓ, GÂY RA XÔ XÁT, LÚNG TÚNG CỦA CƠ QUAN HÀNH PHÁP"

ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP. Hồ Chí Minh)
... "Khi bàn về chương trình xây dựng Luật, thì tôi xuất phát từ điểm thứ nhất là về Nghị quyết Đại hội Đảng XI, trong đó nhấn mạnh rất rõ là sự đổi mới đồng bộ giữa kinh tế và chính trị. Trong đó, đổi mới chính trị, chúng ta rất quan tâm việc xây dựng Nhà nước và pháp quyền.

Điểm thứ hai là nhu cầu cuộc sống đặt ra, nếu chúng ta chậm trễ, thì nó gây ra những ách tắc cản trở hoặc những rối loại cho xã hội.

Xuất phát từ chỗ đó, chúng tôi thấy trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, nó có một đặc điểm là những cái gì thể hiện trong Hiến pháp phải được đưa vào cuộc sống.

Trong Hiến pháp của chúng ta, có một chương rất điển hình cho đặc tính, đặc điểm dân chủ và văn minh của chế độ chúng ta là Chương V của Hiến pháp, tức là các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Chúng ta thấy rằng, từ Hiến pháp năm 1992, hơn 10 năm qua, đã đưa vào cuộc sống một bộ phận của những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Nhưng vẫn còn một bộ phận khác, thì chúng ta chưa luật hóa nó, và trên thực tế, nó chưa được đưa vào cuộc sống để nó điều chỉnh các quan hệ xã hội. Trong đó, chúng tôi muốn lưu ý đến Điều 69, tức là quyền về thông tin tự do báo chí và hội họp.

Do đó, tôi nhất trí với ý kiến của Đại biểu Dương Trung Quốc và tôi muốn nói một chút về quyền này.

Phần đầu của Điều 69 là quyền thông tin tự do ngôn luận, thì chúng ta đã luật hóa rồi. Nhưng vế sau là hội họp, biểu tình thì chúng ta còn chậm chạp.

Từ chỗ đó, thì gần đây nó phát sinh ra một loạt vấn đề là công dân, người ta thấy có nhu cầu và người ta thấy Hiến pháp cho người ta biểu tình, thì người ta biểu tình, nhưng luật thì lại không có, nó gây ra một sự xô xát, sự lúng túng của các cơ quan hành pháp khi hành xử.

Do đó chúng tôi thấy Chương V và đặc biệt Điều 69 là biểu hiện của bản chất dân chủ, văn minh của chế độ ta. Nay trong cuộc sống có nhu cầu, thì tôi đề nghị chúng ta đưa vào chương trình xây dựng luật của năm 2012, hoặc chuẩn bị của năm 2012 xây dựng Luật về Biểu tình.

Tôi muốn nói thêm là khi chúng tôi đi tiếp xúc đối ngoại và nói về vận động quốc tế, để thể hiện bản chất dân chủ, văn minh của chế độ ta. Người ta thừa nhận rằng Chương V của Hiến pháp Việt Nam rất tốt đẹp và so sánh với Hiến pháp nhiều nước không thua kém gì, nhưng người ta có bình luận là việc mình đưa vào cuộc sống nó còn chậm quá.

Tóm lại, tôi nhất trí với ý kiến của Đại biểu Dương Trung Quốc vừa rồi: Đưa Luật Biểu tình vào chương trình chuẩn bị năm 2012, và chúng ta không ngại gì. Tôi cho là chúng ta có một kinh nghiệm tốt là Luật về Đình công chúng ta mạnh dạn luật hóa vấn đề quyền đình công, do đó 10 năm qua việc đình công được điều chỉnh, có hành lang pháp lý, chúng ta hoàn thiện từng bước và như thế nó là một biểu hiện để quốc tế nhìn vào thấy Việt Nam chấp hành tốt các Công ước Quốc tế và đối xử tốt với quyền của người lao động"...

24 nhận xét :

  1. Hoan hô đại biểu Dương Trung Quốc

    Trả lờiXóa
  2. Em nghe tin này mà vui quá!!!

    Trả lờiXóa
  3. Trần Nghèn - Berlinlúc 21:35 5 tháng 8, 2011

    Tôi đọc tin và tự cười một mình, mấy đồng nghiệp (người Đức) của tôi hỏi mày cười gì thế, tôi giải thích, ĐBQH đang thảo luận nhằm XD luật BT, thế là họ cũng cuời lăn ra cả. Mãi sau mới nói chúng tao không ngờ VN vẫn còn ở tầm như thế. Thảo nào tay phó TT của bon tao, gốc Việt Nam nhà mày hắn không nhận mình là người VN!

    Trả lờiXóa
  4. Người Không Xa Lạlúc 22:17 5 tháng 8, 2011

    Hoan hô đại biểu Dương Trung Quốc.
    Cần luật hóa những quyền của công dân đã ghi trong Hiến Pháp, trong đó có quyền biểu tình, quyền lập hội...

    Trả lờiXóa
  5. Đại biểu Dương Trung Quốc và Đại biểu Trương Trọng Nghĩa Thật sự là đại diện của nhân dân Việt Nam.
    Mong 2 bác hãy nói giùm tiêng nói của dân đen.
    Dân mình còn khổ và nghèo lắm.
    Mà nghèo và khổ thì hay bị kẻ khác bắt nạt lắm.

    Trả lờiXóa
  6. Sĩ đại phu người ta làm việc cũng khác bình thường. Biết dằn lời để đến nghị trường mới bày tỏ thể hiện rõ khí khái của Dương Trung Quốc.

    Trả lờiXóa
  7. Hiến pháp nóivề quyền biểu tình đã từ lâu. Chúng ta quá châm để luật hoá quyền này.
    ĐGQH nào cũng biết mà không ai nói.
    Cảm ơn ĐB Dương Trung Quốc & ĐB Trương Trọng Nghĩa đã nói hộ lòng dân.

    Trả lờiXóa
  8. Nghe tin này, tôi rất lo.
    Sợ ra luật cho biểu tình, nhưng phải xin phép, thì chẳng thà đừng có luật còn hơn.

    Trả lờiXóa
  9. Tôi không hiểu tại sao ông Dương Trung Quốc lại đề nghị Quốc hội chúng ta đưa vào chương trình xây dựng luật của năm 2012, hoặc chuẩn bị của năm 2012 xây dựng Luật về Biểu tình. Tại sao lại cứ phải đợi đến năm 2012? Nếu như vậy thì từ nay đến đó sẽ thế nào? Không ai được biểu tình nữa vì chưa có luật có đúng vậy không? Trước khi có luật mà vẫn có người cố tình biểu tình thì sẽ cư xử như thế nào trong vấn đề này??? Có nên lấy sắc lệnh biểu tình của Hồ Chủ Tịch (năm 1946) ra làm cơ sở pháp lý cho vấn đề biểu tình hiện nay hay không? Tại sao chúng ta nói học tập theo Hồ Chủ Tịch mà lại không làm theo sắc lệnh của Người? Tôi là dân ngu, bản lĩnh có giới hạn, tôi không hiểu. Nếu có ai hiểu được thì xin vui lòng chỉ bảo giúp. Đa tạ! NTDTHD

    Trả lờiXóa
  10. Trong khi chưa có Luật, thì phải ra ngay một Quy đinh tạm thời để đáp ưng nguyện vọng của nhân dân,
    vừa làm vừa rút kinh nghiệm, các bác "Dân biểu" ạ.

    Trả lờiXóa
  11. Bác Dương Trung Quốc thì chúng ta quen biết từ lâu, mong rằng những người như ĐB Dương Trọng Nghĩa sẽ tiếp nối tinh thần GS Thuyết trong QH.

    Trả lờiXóa
  12. Có thế chứ! cảm ơn ông DTQ và ông TTN,khổ thân chúng tôi quá ,nhiều bạn muốn yêu nước mà lén lút như ăn trôm.

    Trả lờiXóa
  13. Đại biểu Luật sư Trương Trọng Nghĩa + ĐB Dương Trung Quốc nên có một dự thảo Luật Biểu tình đệ trình QH , Uy ban TV QH nhân dự luật này để bổ chính, tu sửa và trình QH thông qua, có như vậy mới mau chóng có luật Biểu Tình.
    Cung cách như hiện nay thì đên giữa khoá QH 14 mới có dự luật và cuối khoá 14 may ra mới có luật BT
    Chi có 2 đại biểu / 500đại biểu có y kiến về bức xúc xã hội (0,4%) thì e rằng Quốc Hội này chưa phải thực sự là của dân.

    Trả lờiXóa
  14. Các bác đã nói ra được những bức xúc và tâm tư của người dân, của người yêu nước, xin chân thành cám ơn hai bác.

    Trả lờiXóa
  15. Quan trọng hôm nay QH ra nghị quyết về chương trình cả khóa có đưa nội dung này vào không ? Nếu không thì không có hy vọng gì cả và chúng ta lại chờ thôi.

    Trả lờiXóa
  16. Người Không Xa Lạlúc 10:29 6 tháng 8, 2011

    Hiến pháp đã cho phép, nhưng chưa có luật thì nhất trí với ý kiến áp dụng Sắc lệnh do Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban bố từ 1946. Như vậy vừa chính danh, vừa thực tế.
    Thực tiễn nóng bỏng không chờ "ngâm cứu".

    Trả lờiXóa
  17. đại biểu Dương TRUNG QUỐC rất VIỆT NAM, vì nhân dân VIỆT NAM chứ không như những kẻ tên thì rất VIỆT NAM nhưng không vì tổ quốc VIỆT NAM.

    Trả lờiXóa
  18. Tôi ủng hộ ý kiến của bác" ẩn danh" 05:14 (mà lạ nhỉ? sao các bác cứ sợ hay sao mà dùng ẩn danh chứ không dùng CHÍNH DANH.)Ở Mỹ và một số nước văn minh(chế độ ta còn ưu việt, văn minh hơn họ),nghị sỹ trình dự luật, có thể (kèm một số nghị sỹ bảo trợ) và trình nghị viện để thông qua và ban hành thành luật, rất nhanh chóng.
    Vậy kính đề nghị đại biểu Dương Trung Quốc+ đại biểu Trương Trọng Nghĩa cùng một số đại biểu Tâm huyết khác trình dự thảo luật biểu tình để quốc hội thông qua. Đề nghị "làm tắt", không cần qua ban soạn thảo "ì ạch" làm gì. Tại sao phải năm 2012??? để hiến pháp đi vào cuộc sống sau 65 năm nằm trên giấy./.

    Trả lờiXóa
  19. Nếu trong QH và CP không có người sợ Biểu tình (còn sợ cả tập trung đông người nữa kìa) thì luật BT đã được ra đời từ lâu rồi, đâu phải bây giờ mới bàn mà vẫn ắc ứ!

    Trả lờiXóa
  20. Hai bác đúng là đại biểu chân chính của nhân dân Việt Nam.
    Sức mạnh đoàn kết của nhân dân VN sẽ đánh bại âm mưu bành trướng, bá quyền của ngoại bang.

    Trả lờiXóa
  21. Vấn đề này rất "hot" , kính đề nghị các đại biểu nên đề nghị thông qua nhanh Luật về quyền biểu tình của công dân. Không thể chờ đến năm 2012 được. Tại sao cứ phải chờ đợi , có phải là cố tình trì hõan như đã trì hõan qua bao nhiêu năm qua , kể từ khi có sắc lệnh về quỳen biểu tình của Ông Hồ?

    Trả lờiXóa
  22. Hoan hô dại biểu Dường Trung Quốc và Trương Trọng Nghĩa đã thay mặt nhân dân để đưa ra đề nghị chính đáng.Chúc 2 đại biểu luôn khỏe

    Trả lờiXóa
  23. huynh.tanman882@gmail.comlúc 02:17 7 tháng 8, 2011

    Đọc bài trên thì tôi vui ít và buồn nhiều. Vui là vì có hai đại biểu nên lên Luật lệ biểu tình. Buồn là vì trong số mấy trăm đại biểu chỉ có hai đại biểu dám phát biểu mà thôi. Đã vậy mà còn yêu cầu để sang năm mới quyết định, trong khi giặc Phương Bắc ngày đêm thao túng VN. Quý Đại Biểu ơi, các người đang làm gì đây ???

    Trả lờiXóa
  24. Hy vọng năm 2012 QH sẽ bàn về luật biểu tình.

    Trả lờiXóa