VIỆT NAM CẦN NHANH CHÓNG THOÁT RA KHỎI TRUNG QUỐC
Bùi Công Tự
1.Trung Quốc phát triển đang đe dọa thế giới:
Bất kỳ quốc gia nào khi đã phát triển vượt trội đều vươn cánh tay ra nước ngoài để tìm kiếm tài nguyên, mở rộng thị trường kiếm thêm lợi nhuận và nâng cao vị thế của mình. Trung Quốc không ngoại lệ.
Nhưng sự phát triển vượt trội của Trung Quốc những năm gần đây lại bị nhiều học giả báo động về một nguy cơ đe dọa toàn thế giới. Có tác giả còn cho rằng ngay cả nước Mỹ cũng rất có thể bị chết dưới bàn tay China.
Chúng ta biết rằng trong khoảng 20 năm qua, Trung Quốc đã từ một nước nghèo trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Lý do để nói rằng Trung Quốc đe dọa thế giới là vì nước này chọn con đường phát triển bằng cách sản xuất hàng hóa chất lượng thấp, nhiều thứ độc hại, giá cả rẻ mạt, bán khắp thế giới. Họ tận dụng nguồn lao động dồi dào giá rẻ và đồng nhân dân tệ được định giá thấp hơn giá trị thật nhằm thúc đẩy xuất khẩu. Họ ăn cắp công nghệ, đánh đổi môi trường, đầu độc sinh thái. Họ đầu tư vào các nước nghèo (chủ yếu ở châu Á và châu Phi) để khai thác nguồn tài nguyên của các nước này theo kiểu ăn cướp. Họ sẵn sàng viện trợ không hoàn lại, “đi đêm” với các chính phủ độc tài, phản tiến bộ. Họ di dân ra nước ngoài bằng nhiều con đường để tính kế lâu dài. Họ thuê những vùng đất đai rộng lớn dài hạn tới 50 năm hoặc 99 năm ở nhiều quốc gia (Myanma, Lào, các nước châu Phi và ngay cả Việt Nam là nước đất hẹp, người đông). Họ “xui nguyên giục bị” gây mất lòng tin giữa các nước (như đối với khối ASEAN). Họ tăng cường quân đội, đe dọa các nước láng giềng, tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải vv..và vv…
Các nhà nghiên cứu chính trị nhận định rằng Trung Quốc đang thực thi chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, cực đoan. Trung Quốc thực sự là một đế quốc kiểu mới dựa trên lợi nhuận khổng lồ từ một nền sản xuất thiếu lương tâm.
Những người lãnh đạo Trung Quốc đã đi khắp thế giới thuyết giảng về thiện chí hòa bình hữu nghị của họ cộng với bộ máy tuyên truyền ra rả bịp bợm. Nhưng không mấy ai tin ở họ. Hầu hết các chính sách của Trung Quốc đều bị thế giới phê phán. Tuy nhiên, thế giới bây giờ là thế giới phẳng nên Trung Quốc vẫn có nhiều cơ hội thâm nhập vào các nước khác.
Sự đe dọa của Trung Quốc không phải như nhau với mọi quốc gia. Với những nước ở xa có thể chỉ là mối quan ngại bị chèn ép, lấn lướt về thương mại. Còn với các quốc gia ở gần thì nguy cơ lớn hơn nhiều. Không phải chỉ vì lân bang thì hàng hóa và con người Trung Quốc dễ xâm nhập mà còn bị Trung Quốc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải, đe dọa chiến tranh.
Sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc còn tiềm tàng mối đe dọa cho chính đất nước họ, dân tộc họ. Điều này có thể thấy qua các con số trẻ em bị chết và mắc bệnh vì sữa bẩn chứa melamin, đồ chơi trẻ em có độc tố chì, sự ô nhiễm môi trường và những thiệt hại do các công trình thủy điện gây ra.
2. Chiến lược phá hoại toàn diện của Trung Quốc đối với Việt Nam – những lời cảnh báo:
Trong bài viết này, tôi muốn cùng bạn đọc tìm hiểu xem Việt Nam đã và đang bị Trung Quốc đe dọa ra sao, ở mức độ nào và có cần thoát ra không?
Nhìn bản đồ Trung Quốc, các nhà nghiên cứu có nhận xét là về phái Bắc, phía Tây, phía Đông đều có những bức tường vô hình làm cho Trung Quốc khó bành trướng. Trung Quốc chỉ có thể bành trướng thuận lợi về phía Nam, tức là phía lãnh thổ Việt Nam chúng ta, gồm cả đất liền và biển Đông.
Việt Nam có vị trí đặc biệt như thế, lại có biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa tiềm tàng nguồn tài nguyên béo bở. Đồng thời là nơi có những con đường hàng hải chuyên chở tới 60% lượng hàng hóa lưu thông của thế giới. Cho nên Việt Nam là nước đầu tiên bị Trung Quốc nhắm tới trong chiến lược tham lam càn rỡ của họ.
Theo nhận định của Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên Tùy viên quân sự ĐSQ VN tại Bắc Kinh những năm đầu thập niên 1980 thì: “Trung Quốc có hẳn một chiến lược gây ảnh hưởng cả về chính trị, kinh tế, văn hóa nhằm vào Việt Nam, đã và đang được họ thực thi”(trích Đoan Trang blog).
Về phía Việt Nam, sau sự kiện Trung Quốc đánh chiếm các tỉnh biên giới phía Bắc tháng 02/1979, những nhà lãnh đạo Việt Nam, đặc biệt là cố TBT Lê Duẩn và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lên án mạnh mẽ tập đoàn bành trướng Bắc Kinh, vạch rõ những âm mưu thâm độc của họ đối với Việt Nam, khẳng định đó là bản chất không thay đổi của họ, nhắc nhở chúng ta phải cảnh giác.
Sau khi Việt Nam và Trung Quốc lập lại quan hệ bình thường năm 1991, đề phòng tình trạng có thể bị mất cảnh giác trước chiêu bài lừa gạt của Trung Quốc, nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam tiếp tục cảnh báo một nguy cơ từ phía Trung Quốc đối với Việt Nam trong bối cảnh mở cửa cho kinh tế thị trường.
Theo trí nhớ của tôi, một trong những người cảnh báo nguy cơ nói trên sớm nhất và rõ ràng nhất là Tiến sĩ Lê Đăng Doanh. Trong một bài nói chuyện trước các nhà lãnh đạo Đảng và NN, chuẩn bị cho Đại hội Đảng (cách đây khoảng 10 năm), TS Lê Đăng Doanh đã khẳng định: Trung Quốc rất nguy hiểm, nguy hiểm lắm, “nó” có thể “chơi” “anh” (tức Việt Nam) bất cứ lúc nào!. (Tôi thuật lại theo văn nói của ông).
Diễn biến trong quan hệ giưa Trung Quốc và Việt Nam trong 20 năm qua có thể chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: từ năm 1991 – năm 2000. Trung Quốc tập trung gây ảnh hưởng chủ yếu về chính trị và văn hóa. Mọi thù hằn trước đó nhanh chóng xóa bỏ. Việt Nam ca ngợi Đặng Tiểu Bình, xuất bản rộng rãi những bài nói của Đặng. Hai nước ký kết nhiều hiệp định quan trọng. Phim ảnh Trung Quốc nhất là phim võ hiệp và dã sử tràn ngập Việt Nam.
Giai đoạn 2: từ năm 2001 – nay: Trung Quốc xâm nhập Việt Nam mạnh mẽ về kinh tế và văn hóa. Người Trung Quốc vào Việt Nam ngày càng nhiều và đến khắp nơi. Cùng với việc tuyên bố chủ quyền ở biển Đông, từ năm 2004 Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động gây hấn trên biển.
Đại tá Quách Hải Lượng nói: “Ta đừng chờ họ mang quân tới đánh thì mới gọi là xâm lược. Thực chất hiện nay họ đã xâm lược rồi. Phải nói như ông Nguyễn Cơ Thạch (cựu Bộ trưởng Ngoại giao VN) rằng Trung Quốc đã phát động chiến tranh phá hoại toàn diện đối với Việt Nam. Nói như thế mới là đầy đủ”(trích theo ĐoanTrang Blog).
Nhưng tiếc thay, tất cả những lời cảnh báo đã như “đánh trống trước cửa nhà sấm”!
VIỆT NAM ĐÃ BỊ PHỤ THUỘC VÀO TRUNG QUỐC CHƯA?
Chúng ta có thể đặt câu hỏi khác là: Trung Quốc đã “thành công” trong chiến lược xâm nhập phá hoại Việt Nam toàn diện như thế nào? Cái gì đã xảy ra?
Trả lời được câu hỏi này chắc phải viết cả một cuốn sách vài trăm trang. Ở đây tôi chỉ xin phác họa một số điểm nhấn, mong rằng từ các điểm đó bạn đọc có thể suy ra trên diện rộng.
Theo tôi về chính trị, năm 1991 trong tình cảnh Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ, dẫn đến khủng hoảng về lý luận thì việc ĐCS Việt Nam liên kết chặt chẽ với ĐCS Trung Quốc và chịu ảnh hưởng của họ là điều dễ hiểu. Trong khoảng 20 năm nay, hai Đảng và hai nước đã ký kết khoảng 40 hiệp định và thỏa thuận. Những cuộc gặp gỡ cấp cao, cấp Bộ ngành và địa phương duy trì đều đặn. Sau những cuộc gặp gỡ ấy, thông tin đưa ra cho thấy đôi bên đều “thống nhất, nhất trí” các quan điểm.
Khách quan nhận xét rằng có thể Trung Quốc đã áp đặt lên Việt Nam đường lối của họ, đưa Việt Nam vào quỹ đạo của họ. Điều này chúng ta đã có kinh nghiệm từ kháng chiến chống Pháp. Và Việt Nam đã “học tập đội bạn” từng động tác trong vũ điệu kinh tế thị trường. Rất nhiều sách chính trị của Trung Quốc hoặc viết về Trung Quốc được xuất bản ở Việt Nam.
Về văn hóa, 20 năm qua, chúng ta đã để cho Trung Quốc xâm nhập như bão táp. Những năm đầu thập niên 1990, ti vi chưa phổ cập thì băng Video phim võ hiệp, tình sử, dã sử Trung Quốc phát hành đến tận hang cùng ngõ hẻm. Bây giờ thì hàng trăm kênh truyền hình, cả TW và địa phương, không nơi này thì nơi khác suốt ngày chiếu phim Tàu. Văn học Trung Quốc được người Việt Nam dịch, xuất bản rất nhiều, kể cả những tiểu thuyết rác rưởi. Một tờ báo địa phương như tờ Văn nghệ Thái Nguyên mà cũng thường xuyên in truyện ngắn Trung Quốc. Tất nhiên điều đó không hẳn là xấu, nhưng vô hình trung nó kiềm chế sự phát triển của văn hóa Việt Nam, nó chiếm chỗ dành cho các nền văn hóa khác, nó tác động vào tư tưởng, tâm lý người Việt Nam, Hán hóa dần dần con cháu các vua Hùng.
Về kinh tế, có thể nói Trung Quốc đã nắm được yết hầu của Việt Nam, nó thể hiện ở những điểm chính sau đây:
Một là, cả nước Việt Nam biến thành cái chợ hàng Trung Quốc khổng lồ mà toàn hàng giá rẻ, chất lượng thấp và độc hại. Những hàng hóa này tràn vào Việt Nam chủ yếu qua con đường tiểu ngạch và buôn lậu, cả buôn lậu trên biển. Nó kiềm hãm đến bóp chết nhiều ngành sản xuất hàng tiêu dùng của Việt Nam, nhất là thợ thủ công ở các làng nghề. Tại Hà Nội nhà máy Dệt 8/3, nhà máy VPP Hồng Hà phải đóng cửa trong đó có nguyên nhân sản xuất không có lãi vì không cạnh tranh được với hàng hóa Trung Quốc (nhưng người ta không ai muốn thú nhận điều đó).
Hai là, một sự bất bình đẳng quá đáng trong cán cân thương mại giữa hai nước. Việt Nam nhập khẩu và nhập siêu quá lớn từ Trung Quốc. Riêng năm 2010 nhập khẩu từ Trung Quốc tới hơn 20 tỷ USD, nhập siêu tới 12,7 tỷ USD. Nếu biết rằng tông thu nhập quốc nội của nước ta hiện nay mới hơn 100 tỷ USD/ năm thì con số nhập khẩu và nhập siêu từ Trung Quốc là một tỷ lệ lớn đến trầm trọng.
Ba là, sự xâm nhập quá sâu của các công ty Trung Quốc vào Việt Nam. Hiện tượng các công ty Trung Quốc trúng thầu đến 90% hàng mục các công trình quan trọng của các ngành điện, than – khoáng sản, dầu khí, giao thông… mà chủ yếu theo phương thức EPC (thiết kế - mua sắm – xây dựng) kéo theo bao hệ lụy về công nghệ thấp, lao động, tiến độ và chất lượng công trình.
Bốn là, chúng ta có bao nhiêu tài nguyên khoáng sản thì Trung Quốc nhập khẩu bằng hết. Họ còn nhập khẩu lậu khoáng sản của ta qua đường biên và trên biển (hàng năm chỉ riêng tỉnh Quảng Ninh đã có hàng triệu tấn than buôn lậu sang Trung Quốc bằng tàu thuyền). Kết quả là chúng ta mau chóng bị cạn kiệt tài nguyên, đang báo động phải nhập khẩu than nhiều triệu tấn trong những năm sắp tới.
Để bạn đọc hình dung được sự phụ thuộc của kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc, tôi xin dẫn dưới đây ý kiến của ông Schroth thuộc Hiệp hội May mặc và giày da Mỹ nói về ngành dệt may Việt Nam: “Dệt may Việt Nam hiện nay gần giống như một phân nhánh sản xuất của Trung Quốc, nơi lắp ráp và sản xuất ra thành phẩm từ nguyên liệu của Trung Quốc. Nhiều nhà máy ở Việt Nam là của các Công ty Trung Quốc đầu tư. Do đó đây thực sự không phải là một cuộc cạnh tranh đúng nghĩa mà là một quan hệ cộng sinh” (trích nguồn từ Internet).
Quan hệ cộng sinh? Liệu có phải là cây tầm gửi cộng sinh trên thân cây đa, cây đề?
Liệu ý kiến của vị chuyên gia Mỹ nói trên có thể dùng để nói cả cho những ngành kinh tế khác của Việt Nam?
Thế thì đúng như cố Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã nói: “Thực chất hiện nay họ đã xâm lược ta rồi!”
Có điều cuộc xâm lăng này Trung Quốc sử dụng “sức mạnh mềm” nên kẻ bị xâm lăng không dễ nhận ra. Thậm chí có khối người còn nhờ nó mà “mở mặt với đời”. Đó có thể là những chính khách chưa đủ tầm trí tuệ hay những quan chức tham nhũng “đi đêm” với các Công ty Trung Quốc. Đó cũng có thể là những doanh nhân hám lợi chuyên buôn bán hàng Tàu. Họ có thể không ý thức được rằng họ đã là hại dân hại nước.
2. Kết luận:
Khi một nước này bị phụ thuộc vào nước kia thì đầu tiên là phụ thuộc về chính trị - tư tưởng, sau đó đồng thời phụ thuộc về kinh tế, văn hóa, quốc phòng. Trong đó phụ thuộc về chính trị - tư tưởng là nguy hiểm nhất vì chính trị - tư tưởng chi phối tất cả.
Cho nên để Việt Nam thoát ra khỏi Trung Quốc thì đòi hỏi đầu tiên là phải thoát ra về chính trị - tư tưởng. Nhờ đó sẽ đến được với những tư tưởng tiến bộ nhất của nhân loại. Dân tộc Việt Nam sẽ có cơ hội được hưởng những giá trị nhân bản phổ quát. Những gì tốt đẹp của dân tộc sẽ được phục hồi và phát huy.
Thoát ra khỏi Trung Quốc về văn hóa là Việt Nam thoát khỏi một nguy cơ Hán hóa đang dần dần làm mất gốc cả dân tộc ta.
Thoát ra khỏi Trung Quốc về kinh tế là Việt Nam thoát khỏi mối đe dọa bệnh tật, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên và sinh thái. Đồng thời sẽ đến được với những nền sản xuất tiên tiến, công nghệ cao của các nước văn minh.
Có thoát ra khỏi Trung Quốc thì Việt Nam mới có thể giữ vững độc lập chủ quyền.
Trung Quốc hiện giờ như một lực sĩ Sumo nhưng lục phủ ngũ tạng đang mọc nhiều khối u ác tính. Đó là cơ hội cho Việt Nam thoát ra khỏi nếu chúng ta sáng suốt có ý chí quyết tâm và tài năng.
Do yêu cầu của nội dung nên bài viết hơi dài, mong được bạn đọc trao đổi.
TP Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 07 năm 2011
Bùi Công Tự
*Bài viết do tác giả gửi trực tiếp đến NXD-Blog.
Xin chân thành cảm ơn tác giả!
"chuẩn không cần chỉnh' cám ơn Bác!
Trả lờiXóaBài viết rất đầy đủ
Trả lờiXóaHổng biết lãnh đạo có dám chia tay anh bạn 4 tốt không ? Lòng dân căm thù bọn bành trướng. Mong ơn trên sáng suốt !
Phải canh tân đất nước thôi bây giờ vẫn còn kịp để thoát khỏi ảnh hưởng của china.
Trả lờiXóaCứ lệ thuộc vào bọn bành trướng TQ, khi nào Việt nam tiến lên như Nhật Bản, Đại Hàn, etc...
Trả lờiXóaBác Tự ơi! Bác viết quá đúng, đầy đủ, thấu mọi nhẽ nhưng tôi nghĩ Chắc là lãnh đạo Đảng , Nhà nước đã biết rõ, thấu mọi nhẽ rồi chứ. Vì Đảng là trí tuệ, là đạo đức, là văn minh, đã nhận thức được xu thế của thời đại, biết bạn, biết thù, chọn lọc được tinh hoa năm châu bốn biển, kế thừa được kinh nghiệm trí tuệ của bao thế hệ từ ngày có Đảng nên đã vạch ra Đường lối chiến lược đúng đắn mà tất cả đều phải học, phải tin, phải làm...Có mấy ai góp ý được điều gì đáng kể đâu. Do vây bài của Bác có lẽ chỉ để cho bà con cư dân mạng như chúng tôi suy ngẫm thôi...Cảm ơn Bác ( tôi đã đọc rất nhiều bài viết tâm huyết giàu trí tuệ của Bác mà thấy buồn )
Trả lờiXóaBây giờ mà chia tay nước Tề thì triều nhà Sản của nước Vệ toi ngay, Nhưng dân nước Vệ sẽ trường tồn và phát triển. Không biết nhà Sản tính ra sao.
Trả lờiXóaChính xác như thế! Mong bài viết nầy đến được với các vị trong quốc hội và được đọc đi đọc lại nhiều lần
Trả lờiXóaBài viết hay ! Các bác xem còn bài nào cùng chủ đề giới thiệu để em đọc.
Trả lờiXóaXin cảm ơn !
Thoát khỏi cái bóng china là phúc tổ cửu đời.
Trả lờiXóaBài viết quá đúng. Cảm ơn tác giả!
Trả lờiXóaCần phải có một cuộc tự giải thoát thực sự và triệt để, thoát khẩn cấp khỏi cái bóng của anh Tàu, nhất là về chính trị và tư tưởng!
Nhưng chỉ lo là do lòng tham sân si nên các sếp không chịu thoát thôi!
Tham lam và ngu dốt thành hủy hoại! :(
Xin chúc mừng những người yêu nước!
Trả lờiXóaXin chia vui trực tiếp đến TS Diện, em Phương, các nhân sỹ trí thức, tất cả mọi người, kể cả các cán bộ an ninh - những ai đã có đóng góp cho niềm vui này.
Nhân đây tôi có vài đề xuất nhỏ:
1.Tiếp tục biểu tình ôn hoà vào các sáng chủ nhật khi có điều kiện thuận lợi hoặc có các sự kiện chính trị nào đó liên quan đến bảo vệ chủ quyền của đất nước (không nhất thiết chủ nhật nào cũng phải biểu tình).
2.Kiến nghị Quốc hội khoá 13 ban hành Luật biểu tình ngay trong năm 2011, càng sớm càng tốt. Dự thảo Luật cần công khai lấy ý kiến toàn dân (trong và ngoài nước). Có thể đề nghị VP luật sư Trần Vũ Hải chủ trì chấp bút dự luật.
3.Xuống đường biểu thị lòng yêu nước nhân đợt kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9. Dịp này có ngày 19/8 là ngày thành lập Công an VN, là dịp rất thuận lợi để chia xẻ tình cảm yêu nước với các chiến sỹ công an. Theo tôi, có thể ấn định 2 ngày 14/8 và 2/9 là ngày xuống đường thể hiện tình yêu nước trên toàn quốc. Ngoài các khẩu hiệu đã có, có thể thêm các khẩu hiệu sau: “Tinh thần Cách mạng Tháng Tám bất diệt”, “Công an cũng là người yêu nước”, “Người Việt – con Hồng cháu Lạc”, v.v…
Không biết nhóm tiệc anh Diện, em Phương còn tiếp tục không. Xin nâng ly cùng mọi người (nhưng đừng “dô, 100%” nhé).
Tôi rất tâm đắc với bài viết của Bùi Công Tự, nhưng có một điều trăn trở là tại sao "phía Bắc, phía Tây, phía Đông đều có những bức tường vô hình làm cho Trung Quốc khó bành trướng..."? Nước Nhật, nước Hàn cũng đâu có quá lớn về diện tích so với nước ta? Tại sao TQ chỉ có bành trướng ở phía Nam là thuận lợi? Nước mạnh, dân khí khí phách, dũng lược thì có ai dám đụng đến. Thời điểm này cũng là một thời điểm "bước ngoặc" lịch sử đối với dân tộc Việt tồn tại lệ thuộc hay phát triển hùng cường. Tôi rất mong xuất hiện nhiều, nhiều hơn nữa những nhà lãnh đạo tài giỏi, khí phách vượt lên trên số phận mà TQ đang hoạch định sẵn cho dân tộc chúng ta.
Trả lờiXóaBài viết quá hay. Lý lẽ không chối cái được. Nguy cơ thì đã thấy rõ.
Trả lờiXóaTôi xin bàn về giải pháp.
- Muốn thoát ra khỏi cái bóng TQ, đất nước Việt Nam phải mạnh.
- Muốn đất nước mạnh phải huy động được sức dân.
- Nguồn lực quan trọng nhất trong sức dân là chất xám, trong đó đội ngũ trí thức giữ phần quan trọng.
- Muốn có nguồn lực dồi dào này phải thực thi dân chủ - dân chủ thực sự - chứ không phải là dân chủ ban ơn.
- Để nhân dân được tự do lựa chọn người tài vào bộ máy công quyền và làm sạch bộ máy công quyền trong thời gian ngắn nhất.
- Xác định các hình thức sở hữu và quản lý hợp lý nhất để tránh lạm quyền dẫn tới thất thoát của công vào túi riêng do lỗi hệ thống.
- Đoàn kết dân tộc trên cơ sở lòng yêu nước, phát huy tinh thần Tổ Quốc Trên hết,và xóa bỏ thái độ thiếu tích cực với những người bất đồng chính kiến, xem bất đồng chính kiến như một phần tất yếu phải có để phát hiện sớm các khuyết tật của chính phủ và mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội của đất nước.
- Phải phá vỡ những cơ chế vô hình hay hữu hình giúp hình thành nên các nhóm đặc quyền đặc lợi, tạo cho mọi công dân, tổ chức cá nhân hay quốc doanh những cơ hội hoàn toàn bình đẳng, chứ không phải quyền lợi bình đẳng. Xóa bỏ cơ chế xin-cho, chỉ tiêu. Gắn chặt trách nhiệm cá nhân với công việc được giao,để tránh đổ lỗi cho cơ chế lãnh đạo tập thể khi phạm khuyết điểm.
- Xây dựng chính phủ theo hướng quản lý hành chánh đất nước, tập trung vào giáo dục, y tế, văn hóa xã hội, tái phân phối để đảm bảo quyện lợi của người nghèo. Không phát triển chính phủ đi làm ăn kinh tế, dẫn tới thất thoát sãn công mà nhân dân đã khổ cực làm ra bằng cách tư nhân hóa tối đa chỉ giữ lại những ngành kinh tế không thể tu nhân hóa được.
- Nên có một CP đa thành phần phản ánh một nền kinh thế đa thành phần.
...
Còn nhiều việc khác phải làm nữa. Nhưng tất cả những điều đó chỉ có thể làm được sau khi đã xây dựng xong một Hiến Pháp mới, một hiến pháp phản ánh đầy đủ tâm tư nguyện vọng và ý chí dân tộc như một khối thống nhất. Một Hiến Pháp phải viết sao cho 50 hay 100 năm nữa con cháu chúng ta không phải thay đổi gì nhiều.
Mong lắm thay, Ước lắm thay!
Lời tâm huyết. Cũng tin là không bị quy chụp.
Tin là bác Diện cho đăng.
Trung Ngôn thì Nghich Nhĩ là lẽ thường.
Xin lỗi dùng tiếng Hán-Việt thế này mà cũng đòi thoát ra cái bóng ấy mới là lạ...
Tôi nhận thấy thằng Tàu tham ăn quá, chứ theo đánh giá của bài viết này thì thằng Tàu đã xâm lược gần xong Việt nam. Tôi nghĩ nếu nó triển khai và chờ đợi thêm vài năm nữa thì "món ăn" mới chín nhừ. Lúc đó Việt nam như một món ngon nhưng vì bụng quá tham ăn, đầu óc u mê chỉ nghĩ đến "ăn" nên không nhịn được thành qua món ăn Việt nam trở nên khó nuốt hơn. Đáng đời, bọn đầu óc u mê, chỉ chờ chực ăn cướp.
Trả lờiXóaBác Diện ơi, tôi cần cái bài bác Hoa hòe phê Quý Thanh khi ông phê GS NBC, mà tôi đã đọc trên cái quán trà đã bị xô đổ trước kia. Nay tôi muốn đọc lại mà không thấy. Lúc trước các blog chép lại rất nhiều. Nay không hiểu sao gỡ xuống hết rồi. Phiền bác up lên lại hay nhắn bác HH post lên cũng đặng. Cám ơn nhiều
Trả lờiXóaAi cũng thấy ảnh hưởng của trung quốc đến mọi ngõ ngách của VN ta rồi, đến cả trang phục của quân đội ta sau khi thay đổi em cũng thấy rất giống của trung quốc ... buồn lắm thay. Tuy nhiên quyết tâm xa rời ảnh hưởng của trung quốc vẫn còn kịp nếu chúng ta hành động sớm và quyết liệt.
Trả lờiXóaKhi Việt Nam gia nhập WTO và hội nhập với thế giới tôi đã nằm mơ Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia phát triển và hiện đại trong vài chục năm tới . Nhưng rồi thời gian cứ trôi qua và Việt Nam ôm chặc mô hình Trung Quốc nên cái gì xảy ra ở Trung Quốc đã xảy ra ở Việt Nam . Tài nguyên cạn kiệt , môi trường ô nhiễm , giáo dục xuống cấp , tham nhũng , công nghệ lạc hậu ...Trung Quốc có nhiều tập đàn như VINASIN , vừa qua bị khủng hoảng kinh tế 2008 lại dính đòn lạm phát 2011 có nghĩa là anh bạn xảy ra cái gì ta dính cái đó ...bây giờ anh bạn qua châu Phi ...đầu tư để vơ vét tài nguyên , gây hấn biển Đông để kiểm soát tài nguyên ...
Trả lờiXóaVì vậy tôi tán đồng
Để thư giãn, mời các bác vào link sau xem phát hiện mới của một bạn trẻ về cờ Việt Nam và cờ Trung Quốc. Đừng bỏ qua, hay lắm đấy.
Trả lờiXóahttp://hellopinkid.wordpress.com/2011/06/24/post-l%E1%BA%A1i-phat-hi%E1%BB%87n-m%E1%BB%9Bi/
Nhà Minh đã từng đổi tên nước Đại Việt thành quận Giao chỉ. Dài quá không com được. Mời các bọ ghé qua tui mà coi.
Trả lờiXóaBài viết hay! Nếu bác mà đưa được nhiều dẫn chứng hay hơn nữa thì tốt quá
Trả lờiXóaTôi thật sự mong các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đọc được bài viết này. Rất cảm ơn bác BCT.
Trả lờiXóarất cám ơn bài viết của bác,chỉ tiếc rằng ở Việt nam mình chưa xuất hiện người tài xuất chúng có tâm có đức dẫn dắt đất nước đi lên để con dân nước Việt đỡ khổ như bây giờ
Trả lờiXóaChỉ có liên minh với Nga, Ấn, Úc, Mỹ, Nhật, Hàn, vành đai các nước Đông Nam Á thì mới đủ lực chống lại Trung Quốc xâm lược cả về chính trị, kinh tế, văn hóa , tư tưởng và thoát ra khỏi cái bóng của Trung Quốc để dân tộc Việt phát triển trường tồn. Hiện nay, gần như mọi chính sách chúng ta đều "học theo tinh hoa" của Nhà nước Trung Quốc về áp dụng cho nước mình. Trong khi đó TQ lại đi học Mỹ , Nhật , Nga thậm chí là đi ăn cắp thông tin công nghệ, chính sách kinh tế của các nước phương Tây tiến bộ. Tại sao ta lại chậm bắt tay với Mỹ về hợp tác an ninh quốc phòng, chậm tranh thủ sắm vũ khí hiện đại Mỹ về hiện đại hóa quân đội ta nhằm bảo đảm an ninh quốc phòng? Hợp tác quốc phòng với Mỹ không có nghĩa là chúng ta phải hi sinh chế độ hiện nay mà theo cơ chế dân chủ kiểu Mỹ. Hợp tác đồng minh với Mỹ nước ta sẽ có nền khoa học công nghệ tiến bộ, quân đội được trang bị hiện đại, kinh tế đất nước phát triển, cơ sở hạ tầng phát triển, chủ quyền quốc gia được giữ vững. Nước Mỹ rất trọng mối quan hệ đồng minh như ta đã thấy. Vậy tại sao lại không bắt tay ngay từ đầu cơ chứ?
Trả lờiXóaNếu thoát được khỏi nanh vuốt của quỷ ám thì Việt nam thoát khỏi họa diệt vong cùng nó.Hoặc thoát khỏi bóng ma ảm đạm như bắc Triền tiên.
Trả lờiXóaĐề nghị Bác XDiện cùng nhà thiết kế Blog làm sao cho tôi in được các bài để lưu và gửi cho bạn không có máy tính.
Trả lờiXóaDề nghi Bác XD đánh số các lời bình để khỏi phải lần mò đọc tiếp các lời bình mới.
19-8 rất gần, gặp nhau hôm đó để "nhậu nhet" tưng bừng hơn.
Trung Quốc trỗi dậy có phải do Mỹ nắm tay kéo lên không? Các Bác phân tích thêm; như một bài viết gần đây của Bs Hồ Hải
Trả lờiXóaTác giả Bùi Công Tự ơi ông đang làm cái việc mà tôi phải xin lỗi trước để gọi là "đàn gẩy tai trâu"
Trả lờiXóaBuồn thay!
Đọc các comment trên Blog của thầy Diện tôi thấy đúng là kho trí thức tinh hoa; tập trung toàn đầu óc trí tuệ như vậy mà chỉ tiếc rằng chúng ta tự nói cho nhau nghe, "đàn gảy tai trâu" thật! Người dân đang chịu ách xâm lượng của cả giặc ngoài lẫn giặc trong. Tổ quốc ơi, nhân dân ơi, chúng ta phải làm gì bây giờ, chúng ta phải làm gì bây giờ!?
Trả lờiXóaCảm ơn bác Tự có bài viết hay. TQ đã bao trùm VN như vậy thì thoát ra bằng đường nào?
Trả lờiXóaCụ Diện(đáng được gọi như vậy) cần liên kết với nhiều Blog and facebook khác để đăng tải những bài viết và tập hợp những comment như thế này. Bẩm cụ, chúng tôi hy vọng cụ và các cụ, các ông, các bác trí thức sẽ đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đưa nước ta thoát khỏi tình cảnh này. A Di Đà Phật!
Trả lờiXóaBác Chống Giặc ơi là bác Chống Giặc,
Trả lờiXóaKhông ngờ bác đã chống giặc, bác lại chống lại cả Tễu tôi nữa. Bác xem ảnh tôi treo ngay trên cửa kìa, trẻ trung - vui nhộn thế mà gọi là "cụ" à?!
Bác định rủa tôi, già rồi, ko đợi được ngày VN thoát khỏi TQ à?
A Di Da Phat!
Gửi anh Diện !
Trả lờiXóaTrước hết cá nhân tôi xin được cảm ơn anh về những gì anh đã làm được cho Tổ quốc trong thời gian vừa qua. Đọc hàng trăm bài viết, hàng vạn comment tôi hiểu anh vất vả và tâm huyết thế nào. Anh làm như vậy được cái gì: mấy nghìn USD một tháng để nuôi vợ nuôi con hay được nhiều người quyên góp tiền mua cho anh căn hộ rộng rãi thoáng mát vài tỉ đồng (vì tôi được biết vợ chồng anh đến nay cũng chăng giàu có và nhà cao cửa rộng gì). Nhưng cuộc đời lại thế: anh chẳng cần gì; đơn giản chỉ vì anh thấy cần phải sống cho ra một kỷ sỹ, một trí thức thực sự mà cả trời Tây lẫn ta từ cổ tới kim ngươi ta vẫn làm cho Tổ quốc và dân tộc và gia đình họ. Nói về anh lúc này tôi không biết nói bao nhiêu cho đủ. Xin kính cẩn trước anh !
Tôi biết anh còn rất trẻ, ít nhất là kém tôi 17, 18 tuổi, nhưng những gì anh làm được trong thời gian vừa qua thì trí thức như tôi học anh 20 năm nữa cũng khó mà làm. Chẳng khoe gì anh, tôi cũng được nhiều người cho là Tiến sỹ "xịn" đây, TS. Phật học tại Ấn Độ đây, mà- khi theo đọc Blong của anh, tôi thấy mình "xịn" thật!A Di Đà Phật!
Trả lờiXóaThư gửi chung chư vị!
Trả lờiXóaHiên trà này đến nay đã là nơi tụ họp của khách tri âm xa gần đông đảo. Bây giờ, xin bàn việc nước, việc dân. Xin miễn hết mọi lời "thì thầm" dành cho chủ hiên trà. Những lời ban khen của chư vị, không đưa lên thì tiếc (vì tôi cũng thích show cái lưu bút của các khách uống trà - kiểu như các Khách sạn nổi tiếng có sổ lưu bút của các nhân vật nổi tiếng), mà đưa lên thì lại
e có người bảo P.R cá nhân.
Vậy nên, xin các vị chớ "đọc điếu văn" sớm quá!
Kính thư
Lâm Khang Nguyễn Xuân Diện
Ngày 4.9.1958 của Chính phủ nước CHNDTQ đã đưa ra bản tuyên bố về lãnh hải của Trung Quốc là 12 hải lý, bao gồm cả đất liền và các đảo ngoài khơi. Khi tuyên bố như vậy Trung Quốc đã thừa nhận Biển Đông thuộc về nhiều quốc gia và là biển quốc tế. Nay Trung Quốc lại đưa ra “đường lưỡi bò”, coi Biển Đông như ao hồ của mình, tức là tự mâu thuẫn.
Trả lờiXóaMột bài viết phân tích quá sâu sắc, mang tầm cỡ chiến lược quốc gia! Cảm ơn tâm huyết của tác giả Bùi Công Tự! Hy vọng thời gian tới sẽ được đọc những bài viết có giá trị như thế này của bác! Chúc bác luôn khỏe!
Trả lờiXóaRất cám ơn bác Tự nói thẳng ra các điều nhạy cảm.Tôi nghĩ rằng các vấn đề như vậy không phải ít người không biết và xin lỗi bác Tự có những người biết khá sớm nhưng mà vẫn ít người nói ra Lý do tại sao? Tôi nghĩ có nhiều lý do như sơ đụng đến các vấn đề nhạy cảm nguyên tắc (không ít các chí sĩ là đảng viên),nhưng tôi nghĩ nguyên nhân chủ yếu là "làm như thế nào".Chắc chúng ta đều hiểu"đề ra lý thuyết là khó,nhưng triển khai thực tiễn thì càng khó hơn.Trong khoa học tự nhiên,kỹ thuật thì có thể thwr nghiệm,nhưng trong lĩnh vực khoa học xã hôi thì không được phép.Đây là vấn đề mấu chốt.Nhưng dù vậy tôi nghĩ vấn đề "mấu chốt" hơn là "đổi mới hay là chết".Vì sự tồn vong của dân tộc,mà nói một cách công bằng, vì lý tưởng của Đảng Cọng sản, không thể không làm.Tôi mong rằng nếu vận dụng trí tuệ của toàn dân tộc,với trách nhiệm của mọi người trước Tổ quốc chắc chắn ta sẽ tìm được lời giải. Với tâm nguyện của một thảo dân,tôi xin nêu một số suy nghĩ của mình
Trả lờiXóa1)Về mặt tư tưởng ta nên dứt khoát khắc phục một số điểm sau:
a)TQ không thể là điểm dựa về "ý thức hệ
" của chúng ta. Điều này đã rõ ràng,nó đã được nhiều vị lão thành cách mạng khẳng định,như cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, nhà sử học Trần Huy Liệu,cố Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch,.. và đặc biệt trước thái độ của các nhà cầm quyền TQ hiện nay
b) Phải khắc phục "tâm lý sợ" TQ.Đúng là dân ta rất khao khát hòa bình.Ta cần sống hữu nghị với láng giềng,với nhân dân TQ,nhưng để đạt được các điều này không phải bằng bất cứ giá nào.Ta hiểu rằng "bằng bất cứ giá nào" đồng nghĩa là không đạt được cái gì cả
2) Vậy ta nên như thế nào.Đây là vấn đề không dễ dàng.Mong rằng tất cả chúng ta,từ những thảo dân đến các vị có trọng trách,từ các lao động đến các nhà trí thức,nhân sĩ sẽ đề xuất nhiều biện pháp khả thi,tối ưu.Tôi chỉ xin "bạo phổi" đề đạt vài điều
1)Nên có pháp luật minh bạch. Pháp luật phải là thượng tôn,Không cho phép ai,hoặc bất cứ thế lực nào đứng trên và đứng ngoài pháp luật.Mọi người bình đẳng trước pháp luật
2) Phải tăng cường "quyền lực tối cao" của Quốc hội.Quốc hội phải được bầu bán một cách minh bach và phải chịu trách nhiệm trước các vấn đề quan hệ đến vận mệnh của Tô Quốc
3)Trong tình hình thực tế Đảng vẫn là lực lượng "độc quyền lãnh đạo" nhưng Đảng không tham gia vào điều hành cụ thể.Đảng chịu trách nhiệm xây dựng Đề cương phát triển của đất nước,nhưng Quốc Hội sẽ là cơ quan tối cao thông qua và chính phủ là người chịu trách nhiệm điều hành (trước Quốc Hội).Trong trường hợp chưa có sự thông nhất (vấn đề lớn) thì tổ chức Trưng câu dân ý và Hội nghi Diên Hồng.Khi mà trong lý tưởng của Đảng đã trịnh trọng tuyên bố:Đảng không có một nguyện vọng nào khác là nguyện vọng "làm cho dân giàu nước manh,xã hội dân chủ công bằng văn minh".Đảng không có lợi ích nào ngoài lợi ích được phục vụ nhân dân,đất nước tổ quốc. Tôi nghĩ với hành sự như vậy thì không có một người dân nào sẽ phản đối,và ví dù có một phần tử nào chống đối thi dân sẽ loại trừ ngay
Đây là vấn đề không những vô cùng "gay cấn" mà là vô cùng hệ trọng.Mong rằng ai cũng có thiện ý thì dù việc khó đến mấy cũng có thể giải quyết được.Hy vọng tương lai của đất nước sẽ sáng lán
toi tac gia bai viet ,xin cam on gop y cua cac bac ,cac anh chi ,cac ban / tiep thu nhung y kien tren . hy vong toi se co duoc bai ban ve lam the nao de viet nam thoat ra khoi trung quoc / xin da ta /
Trả lờiXóaCó một số nội dung cần thiết thảo luận sâu về "thoát Hoa", Nếu được Lâm Khang cho tôi xin đc của Tác giả để tiện trao qua đổi lại nhiều hơn. Trân trọng !
Trả lờiXóadoannamsinh@gmail.com
http://docbao.vn/News.aspx?cid=30&id=105782&d=10072011
Trả lờiXóaThế là thế nào hả a Diện và bà con? Không lẽ Hãng Xăng dầu Quốc Gia lại ngây ngô về chính trị đến thế???
Thưa Bác Bùi Công Tự, cháu đã đọc bài của Bác tuy hơi dài một tí, nhưng mà nội dung thì thật là phong phú, hữu tình và hữu lý. Vì vậy cháu mong là Bác dành thời gian để tiếp tục viết. Cũng xin thưa với Bác là cháu có đọc một bài: Được và mất của Trung Quốc khi chiếm Trường Sa của Việt Nam của Blog Trần Vinh Dự trong www.diendanctm.blogspot.com. Và cháu cảm thấy thật buồn vì nhận thức của tác giả thật là bấp bênh, không thuốc chữa. Cháu chúc Bác luôn an bình và mong là sẽ nhận bài mới của Bác.
Trả lờiXóaNgọc Lan
Hon 100 nam truoc Nhat ban da quyet dinh "Thoat" khoi bong Trung quoc nen moi giau manh nhu hien nay, do la bai hoc cho cac nuoc lan bang , dac biet la Viet nam; nhung nguoi lanh dao dat nuoc co du dung khi va can dam lam viec nay khong?
Trả lờiXóaRượu quê nói...
Trả lờiXóaBan lãnh đạo CSTQ tuyên tryền rằng VN "...ăn cháo,đ.bát!" để lấy cớ đã gây ra nhiều khó khăn cho nhân dân VN.Sự kiện 1979 là một trong nhiều món nợ mà dân tộc VN chưa có điều kiện để đòi họ. Do "lỗi hệ thống" nên VN đến nay quá bị phụ thuộc vào họ, dẫn đến tiềm lực đất nước nghèo lại càng nghèo, không biết đến khi nào TQ mới có lời xin lỗi VN về vụ 1979 chứ đừng nói đến việc trả nợ(!)
Tiếp tục, gần đây họ lại xâm phạm chủ quyền VN và còn dọa sẽ dạy cho VN bài học lớn hơn bài học 79...
Tại sao TQ không dọa Hàn Quốc, Nhật Bản mà lại chỉ dọa và bắt nạt VN mặc dù chúng ta đang là đồng chí và đang được hưởng quy chế "16 chữ vàng và 4 điều tốt" của họ?
Muốn không sợ họ như Hàn Quốc, Nhật Bản thì chúng ta phải tìm cách thoát khỏi ách của họ càng sớm càng tốt mà việc làm đầu tiên của nhà nước VN là phải sửa "lỗi hệ thống".
[quote] VN express: Petrolimex đàm phán mua xăng dầu Trung Quốc
Trả lờiXóaTập đoàn Xăng dầu VN (Petrolimex) sắp hoàn tất quá trình đàm phán xây dựng đường ống dẫn dầu nối từ Quảng Tây - Trung Quốc về Việt Nam. Tổng trị giá cho dự án này vào khoảng 212 triệu USD.
Phó tổng giám đốc Petrolimex - Vương Thái Dũng cho biết kế hoạch xây dựng đường ống dẫn dầu nối từ Quảng Tây, Trung Quốc sang Quảng Ninh, Việt Nam đã được tập đoàn xây dựng từ lâu. Petrolimex đang đàm phán với Tập đoàn dầu mỏ Trung Quốc - PetroChina. ...[/quote]
Việt Nam đang tự mình muốn lệ thuộc Trung quốc ?? có cần đặt dấu hỏi ko?
Hợp tác phát triển là cả 2 bên cùng có lợi. còn đằng này nó lấy phần thịt bắt mình ăn xương thì hợp tác làm gì . Chơi với china rất nguy hiểm bài học khome đỏ diệt chủng nhân dân nó cũng do thằng china bày đầu.
Trả lờiXóaTQ còn xâm lược VN cả lĩnh vực thuê rừng, khai thác boxit ở Tây Nguyên, đưa người sang VN làm ăn, lấy vợ VN, sinh con...Tóm lại, TQ làm rất bài bản chiến lược và chiến thuật. Lạ thay song hành với hành động lấn kinh kế, văn hoá, chính trị, lấn đất, lấn biển đảo của VN là những lời nói "hữu hảo" rất kêu nào là "16 chữ V", "nào là 4 T". Trong khi đó trên hệ thống thông tin lề phải của ta thì lời ngợi ca hữu nghị vẫn nhiều hơn lời phản đối, cảnh báo, cảnh cáo...
Trả lờiXóaRất mong những bài viết rành mạch, đầy thuyết phục thế này phổ biến rộng hơn nữa để nâng cao sức đề kháng cho mỗi người dân VN.
Cam on tac gia Bui Cong Tu da co bai viet voi ly le day thuet phuc ve thuc trang cua dat nuoc chung ta hien nay va cam on TS Nguyen Xuan Dien da chuyen tai duoc su dong dieu cua muon nguoi Viet Nam yeu nuoc.Xin moi nguoi cung nghi cho cau hoi, sao lai de den nong noi nay.
Trả lờiXóaBài viết hay, mong nhà cầm quyền và giới lãnh đạo VN tỉnh ngộ. Tuy nhiên còn thêm một chi tiết để thấy là Việt Nam khó thoát ra khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc đó là hàng năm có hàng vạn học sinh Việt Nam đã và đang du học ở Trung Quốc và nhiều gia đình đầu tư tiền bạc cho con cái học tiếng Trung để sau này có cơ hội làm ăn với người Tàu.
Trả lờiXóaLàm sao đưa nội dung bài này vào chương trình nghị sự của kỳ họp thứ nhất, QH khóa XIII!
Trả lờiXóaĐây là liều thuốc thử về trách nhiệm của Đảng và NN đối với dân tộc và bản lĩnh của QH.
Bài viết rất hay và phân tích rất chính xác. Thực sự Trung Quốc luôn muốn thôn tính Việt Nam từ ngàn đời nay. Trong quá khứ, ông cha ta rất cương quyết và cứng rắn để bảo vệ lãnh thổ và các hải đảo, kể các thời kỳ sau giải phóng năm 1975, cố TBT Lê Duẫn vẫn luôn đề cao cảnh giác với "Tập đoàn Bành phản động Bắc Kinh" và sử dụng những chính sách cứng rắn để đối phó và kìm hãm thói hung hăng "ỷ đông lấy thịt đè người" của bọn Bành trướng Trung Quốc.
Trả lờiXóaTrong bài phát biểu của cố TBT Lê Duẫn đã trích lại buổi nói chuyện của Mao Trạch Đông.
(Trích): “Trước khi chúng tôi ra về, Mao gặp anh Trường Chinh và tôi. Mao ngồi xuống trò chuyện với chúng tôi và cuối cùng ông ta tuyên bố: “Các đồng chí, tôi muốn nói cho các đồng chí biết điều này. Tôi sẽ là chủ tịch của 500 triệu nông dân đang thiếu đất, và tôi sẽ mang một đạo quân tiến xuống khu vực Đông Nam Á“. Đặng Tiểu Bình cũng ngồi ở đó, nói thêm: “Chủ yếu là vì nông dân nghèo, trong tình cảnh khó khăn cùng cực!”....
Rồi ông ta hỏi về Lào (diện tích và dân số), Thái Lan và nói sẽ đưa quân đến đó. Còn với Việt Nam, ông ta không dam nói đưa người đến mà hỏi....
.... ông ta (Mao) nói với tôi: “Đồng chí, có đúng là người của các đồng chí đã chiến đấu và đánh bại quân Nguyên?” Tôi nói: “Đúng“. Ông ta hỏi: “Có phải cũng chính người của đồng chí đã đánh bại quân Thanh?” Tôi nói: “Đúng“. Ông ta nói: “Và quân Minh nữa, phải không?” Tôi nói: “Đúng, và cả các ông nữa. Tôi đánh các ông luôn. Các ông có biết điều đó không?“
Tôi đã nói với Mao Trạch Đông như thế. Ông ta nói: “Có, có!” Ông ta muốn chiếm Lào, cả Thái Lan, cũng như muốn chiếm tất cả các nước Đông Nam Á. Đưa người dân đến sống ở đó. Quan điểm đó thật là phức tạp.”
Như vậy cho thấy, không những thời Nguyê, Minh, Thanh, đến thời Mao, Đặng Tiểu Bình, Chu Ân Lai, rồi đến Hồ Cẩm đào ngày nay, thời nào cũng vậy. Chúng đều khát khao mãnh đất của Đại Việt ta.
Nhưng chúng đều phải thất bại bởi lòng yêu nước của nhân dân Đại Việt và sự không khoan nhượng của các triều đại Việt và sau này là Chính phủ.
Nhưng đến thế kỷ 21 này thì lại khác rồi.? Buồn thật!? Chưa thấy giai đoạn lịch sử nào của Việt Nam mà nhà nước, Chính phủ lại có thái độ im lặng trước những đòn phản công gây hấn của Trung Quốc cả về Quân sự lẫn truyền thông (chính thống)để tỏ thái độ cứng rắn trước âm mưu đen tối của bọn Trung Quốc nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và các hải đảo của đất nước.
Thật buồn thay! Vậy lại còn gia tăng trấn áp những người biểu tình yêu nước... haaaa... nực cười