Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011

TẦM NHÌN CÔNG LÝ TRƯỚC VẤN ĐỀ TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG


TẦM NHÌN CÔNG LÝ TRƯỚC VẤN ĐỀ TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG
Nguyễn Hoàng Đức

Cuộc tranh chấp Biển Đông có phải khúc dạo đầu cho cuộc chiến của  Trung Quốc nhắm vào Việt Nam? Nếu không phải khúc dạo đầu thì đốm lửa đầu tiên có được dập tắt hay nhất khoảt phát triển theo logic có lửa thì sẽ cháy, từ viên đá thử sau va chạm ở Biển Đông ngay trước thềm biển Việt Nam sẽ cháy thành ngọn lửa cuộc chiến? Trung Quốc có đánh Việt Nam không? Nếu đánh thì theo kịch bản nào? Kết quả sẽ ra sao khi một anh hàng xóm to gấp gần hai mươi lần muốn dùng chiến thuật biển người “lấy thịt đè người”, lấy  mạnh hiếp yếu? Có hàng loạt nhận định cả Việt Nam, Trung Quốc và báo chí nước ngoài đã bàn một cách rất nóng sốt về đề tài chí tử này.

Hàng loạt các vụ tầu Trung Quốc đã từng va chạm, sách nhiễu và bắt giữ những tầu đánh cá nhỏ của ngư dân Việt Nam, rồi cái lệnh rất phi lý cấm đánh bắt hải sản trong ba tháng trời mỗi năm trên Biển Đông, cho thấy rõ ràng Trung Quốc muốn bày tỏ tham vọng bành trướng coi Biển Đông như ao nhà của mình muốn ra lệnh quản lý thế nào thì ra, bắt người khác, bắt ngay cả chủ nhà Việt Nam có đường bờ biển chạy dài hơn 3200 km hình chữ S ôm lấy Biển Đông phải ngoan ngoãn chấp hành. Nếu không chấp hành thì bị sách nhiễu, bắt giữ,  nộp tiền phạt. Tình hình đặc biệt nóng lên sau khi tầu ngư chính của Trung Quốc ngang nhiên tiến sâu hơn vào hải phận Việt Nam, cắt dây cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 của công ty dầu khí ngày 26/05, cắt dây cáp của tàu Viking II vào ngày 9/6. Đây là những sự kiện leo thang  bởi lẽ so với những gì các tầu Trung Quốc đã sách nhiễu ngư dân Việt Nam, thì,  việc cắt cáp thăm dò của tầu Binh Minh 02, và tầu Viking II, là những hành động được tính toán kỹ nhắm vào không phải tầu nhỏ của ngư dân mà là tầu lớn thuộc công ty nhà nước, được thuê của nước ngoài hay có chuyên gia nước ngoài tham dự. Những sự kiện xảy ra rất nhiều và theo chuỗi  leo tới đỉnh cao như vậy, rõ ràng làm cho nhân dân Việt Nam , nhân dân khu vực, và dư luận quốc tế không thể không lo ngại, và nghĩ đến ngưỡng của của cuộc xung đột sẽ biến thành chiến tranh.

Dân tộc nào chẳng muốn chung sống hòa bình. Cứ nhìn thẳng vào hiện thực đang xảy ra trước mắt thì thấy ngay, những ngư dân làm sao yên ổn đánh bắt cá khi bị các loại tầu “lạ” thường xuyên quấy nhiễu, với một mệnh lệnh không phải của Liên Hiệp Quốc, cũng chẳng phải của nước mình rằng: không được đánh bắt vì trong thời gian này cá đang sinh trưởng. Muốn hòa bình ư, người phương  Tây có một phương ngôn nổi tiếng “Muốn hòa bình thì hãy chuẩn bị chiến tranh”. Như vậy có nghĩa, không có nền hòa bình tự có, chỉ có hòa bình khi người ta giành được chủ quyền và luôn sẵn sàng bảo vệ chủ quyền của mình. Bài học này, đã được ông cha Việt Nam thực hiện rất sớm trong lịch sử. Cụ thể vào tháng chạp năm Giáp Thân 1284, Thượng hoàng Trần Thánh Tông đã triệu tập Hội nghị Diên Hồng, triệu họp các phụ lão trong cả nước để trưng cầu dân ý, hỏi về chủ trương hòa hay chiến khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ 2. Tất cả hội nghị đã hô vang “sát thát”- nhất quyết đánh, quyết tâm đánh. 

“Những tư tưởng dẫn dắt hành động”, đó là một quan điểm lớn của triết học, giờ đứng trước thử thách phải đối địch với một đội quân đông đảo nhất thế giới, có tiềm lực kinh tế đứng thứ nhì thế giới, rõ ràng chúng ta không thể không có một cái nhìn chiến lược toàn diện, bởi vì “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. Vậy chúng ta hãy đánh giá xem ta sẽ vào trận với đối phương theo những cái nhìn chiến lược nào.

1- Cuộc chiến của công lý: Luật hàng hải quốc tế thừa nhận, mọi nước có biển, đều có lãnh hải 200 hải lý. Đường bờ biển ở đâu thì lãnh hải ở đó. Việt Nam với dải đất hình chữ S, cùng các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, nhìn trên bản đồ người ta thấy ngay, Việt Nam hoàn toàn có lợi thế logic minh thị đất ở đâu thì biển ở đó. Trái lại, Trung Quốc dù rất nhiều lần tuyên bố Nam Hải (tức Biển Đông) thuộc chủ quyền từ lâu của Trung Quốc không thể nào khác được, nhưng lại chẳng có bất cứ bằng chứng nào. Trái lại nhìn vào bản đồ khu vực thấy ngay một lãnh hải hình lưỡi bò thè lè dài vô tận không hề có bất kỳ một gianh giới có qui ước cứng nào. Về mặt chủ quyền, có thể không nhất thiết phải là đất ở đâu biển ở đó, người ta có thể tìm đến tận châu Mỹ hay bất cứ đâu, khi khám phá thì cắm cột, đánh dấu, ghi tên, xí phần, đăng ký sở hữu. Nhưng chưa một lần Trung Quốc đưa ra một bằng chứng nào như thế. Trái lại, họ chỉ dùng lời lẽ  theo kiểu “cường từ đoạt lý”, hay, công lý thuộc về kẻ mạnh. Có khá nhiều chuyên gia nước ngoài đã lên tiếng, lãnh hải hình lưỡi bò của Trung Quốc quả là phi lý. Cụ thể hơn, Trung Quốc là một nước lớn, lẽ ra trong việc tìm kiếm hòa bình trong khu vực, người ta phải ưu tiên và đặt lên hàng đầu việc đối xử và giải quyết bằng công lý, công lý là của chung, vì vậy nó phải phổ quát và đa phương, nhưng Trung Quốc lại chỉ muốn giải quyết song phương, lại còn nói việc Biển Đông không phải của nước khác, nghĩa là muốn từ chối bàn thảo phổ quát, chỉ đòi giải quyết song phương, cũng có nghĩa là úm ba la cục bộ, mong chia lẻ các đối thủ trong vùng tranh chấp biển, để bẻ đũa từng chiếc một. Than ôi, một nước lớn mà không có tầm nhìn công lý thì có gì để bàn. Chính người Trung Quốc có câu “có lý đi khắp thiên hạ, không có lý không đi quá một bước chân”. Áp dụng vào tình hình trước mắt, rõ ràng sau nhiều năm, Trung Quốc vẫn không thể đi đến  vấn đề qui ước chung trên Biển Đông. Trời ơi, không có công lý, thì làm sao ra khỏi cái vũng cục bộ này. Đây chính là thế mạnh của Việt Nam, người có công lý sẽ mạnh mẽ và chiến thắng. Một đoàn tầu có lớn nhưng nó lại vận động ngược nguyên lý (tức công lý vật lý) thì làm sao không đổ?!

2- Sách lược ngoại giao: Trong binh pháp của Tầu, có khẳng định, ưu thế nhất là đánh bằng ngoại giao, không cần đánh mà kẻ địch phải tan. Trong cuộc chiến ngoại giao, có thể nói, Việt Nam thắng gần như tuyệt đối. Việt Nam, nhìn trực tiếp thực mục sở thị, có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nắm gần nhất trong vòng eo của hình chữ S.  Hai sự  kiện mới nổ ra, trước đó là hàng loạt các sự kiện các tầu cá của ngư dân bị sách nhiễu khác, Việt Nam tố cáo Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh hải, Trung Quốc bác bỏ tố cáo ngược Việt Nam là người khiêu khích, nhưng hỡi ôi, tại sao một người ngay ngưỡng cửa nhà mình có thể chơi xấu một khách vãng lai từ xa ngàn dặm đến, nếu vị khách không mời đó vẫn còn ở nơi xứ sở quê mình? Chắc hẳn, vị khách đó phải có nhã ý đến cửa nhà người ta, rồi mới có thể nói, tại sao anh lại đánh tôi trước cửa nhà anh? Việt Nam định gây chiến và bắt nạt Trung quốc ư? Càng nói như vậy, dư luận thế giới càng thấy rõ ai mới chính là người gây sự, một đằng một tỉ ba người, cộng thêm Hoa kiều ở khắp thế giới, theo nhiều nguồn tin, Trung Quốc đang có dân số 1,6 tỉ người, như vậy so với dân số Việt Nam 80 triệu, là gấp 20 lần, tổng sản phẩm quốc dân thì gấp hàng trăm lần, một người khổng lồ đứng trước người nhỏ hơn mình 20 lần, lại kêu, cái cậu nhỏ kia bắt nạt tôi, thì ai tin? Đó cũng chính là sự thật về những cuộc tranh chấp Biển Đông vừa qua, Trung Quốc càng tố cáo các nước nhỏ như Việt Nam, Malayxia, và Philippines, thì người ta càng thấy rõ, ai mới là kẻ vừa ăn cướp vừa la làng?! Riêng các cuộc xung đột của Trung Quốc với Việt Nam, rất nhiều chuyên gia chỉ thấy: Trung Quốc thì vẫn kiên định áp đặt cái gọi là sự thật song phương, cũng có nghĩa là sự thật cục bộ trong xó nhà, còn Việt Nam làm sao có thể đòi bắt nạt anh hàng xóm lớn gấp hai mươi lần mình?!

3- Chiến thuật và chiến lược: Nếu đắc sách nhất là đánh bằng ngoại giao ít hao người tốn của nhất, thì hạ sách nhất là đánh công thành hao người tốn của nhất. Toàn bộ chiến thuật của bộ binh có thể nói gọn trong một câu, đó là: đóng chốt và nhổ chốt. Trong toàn bộ lịch sử, binh lính Tầu đã phải nếm mùi thất bại của ải Chi Lăng. Tấn công cũng như rút chạy đều khó vượt qua cũng như bị tổn thất rất lớn. Cuộc viễn chinh mới nhất của Trung Quốc vào Việt Nam tháng 02/1979, dù quân đội Trung Quốc có đánh chiếm cả sáu tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam, nhưng binh linh Trung Quốc cũng không dám mạo hiểm vượt qua ải Chi Lăng, vì sợ vấp phải dớp đau của lịch sử. Tổ ba người đóng chốt có thể tiêu diệt hàng trăm người tấn công. Đó chính là ưu thế của Việt nam nếu phải dương đầu với quân Trung Quốc. 
.
Trên biển cũng vậy, một chiến hạm có thể chìm, nhưng một hòn đảo thì bất khả chìm, Việt Nam không chỉ có đảo mà còn có cả một lục địa phía sau làm hậu thuẫn cho Hoàng Sa và Trường Sa, nhiều chuyên gia nước ngoài phân tích, cho dù Trung Quốc có chiếm được hai đảo đó cũng không cách gì giữ nổi. Trung Quốc lại chưa thể tiếp nhiên liệu ở trên không, tầu sân bay đang dứ hạ thủy lại chạy bằng năng lượng dầu thường, cho nên không thể tác chiến xa trung tâm được. Vì thế một máy bay “giữ chốt” của Việt Nam hoàn toàn có thể đánh gục từ ba đến năm máy bay của Trung Quốc. Hơn thế với kinh nghiệm đối đầu với không lực Hoa Kỳ, không quân Việt Nam hoàn toàn là đàn anh của Trung Quốc trong kinh nghiệm tác chiến.

4- Tương quan vĩ mô: Nhiều chuyên gia ví, Trung Quốc là gã khổng lồ chân đất sét, hoặc đó là, gã to xác xấu bụng. còn các chuyên gia Phương Tây thì nói thẳng toẹt, Trung quốc không bao giờ có thể lãnh đạo được thế giới vì họ không có hệ thống tư tưởng, còn các nước châu Phi mới đây thì bày tỏ, dù Trung quốc có giúp đỡ họ bao nhiêu đi nữa, thì cũng không bao giờ là quốc gia tiến bộ và văn mình cả, không bao giờ là kiểu mẫu để họ theo đuổi và kính phục như các nước phương Tây khác. Trung Quốc lại đang gặp hàng loạt vấn đề về nội bộ như Tây Tạng, Nội Mông, Quảng Châu… còn ở bên ngoài là các cường quốc như Ấn Độ, Nhật Bản, hay một cái gai như Đài Loan… Vì vậy nếu chiến tranh xảy ra với Việt Nam, chỉ cần vài tháng thôi, Trung Quốc sẽ ra sao? Đó là cơ hội cho tất cả những gì từng ấp ủ đến cao độ bùng phát. Có một sự thật mà Trung quốc đang phải đối mặt, đó là một quốc gia có gần một phần tư dân số loài người, nghĩa là cứ có bốn người xuất hiện ở bất kỳ đâu đều có một người Trung quốc, chắc chắn sẽ phân ly. Đó là điều đã xảy ra với Đế quốc La Mã vào giữa thiên niên kỷ thứ nhất phải phân ly thành Tây La Mã và Đông La Mã, rồi đến Đạo Thiên Chúa  bị chia nhánh cho đạo Tin Lành giữa thiên niên kỷ thứ hai, mới đây là Liên Xô cũ tan rã, rồi Liên bang Nam Tư phân ly… Điều đó chứng tỏ một qui luật: không có sự cấu kết nào có thể tồn tại mãi mãi. Sau một thời gian dài cấu kết thành quốc gia hợp nhất, giờ là lúc mối liên kết đó đã mỏi, và phải gánh chịu thử thách nghiệt ngã của số phận là, không thế lực nào có thể kết đông để thành sức mạnh áp đảo quần hùng mãi được… Vì thế bất cứ cuộc chiến nào dù nhỏ hay lớn sẽ là cái cớ để Trung Quốc phân ly và tan rã. Chỉ cần hai tỉnh của phía nam Trung Quốc phân ly thôi, sẽ trở thành bức tường khiến Trung quốc chẳng thể nào nhòm ngó xuống Biển Đông.

5- Tương quan vĩ mô của xung đột: Ở châu Á, Trung Quốc và Việt Nam là hai nước cộng sản kiên trinh gương mẫu cuối cùng (có cả Bắc Triều Tiên, nhưng nước này quá nặng gia đình trị), vậy nếu Trung Quốc đánh Việt Nam thì có khác gì hai người cùng thuyền đánh nhau để cả hai cùng đắm. Như vậy là hạ sách về tất cả các mặt, công lý, ngoại giao, chiến lược, chiến thuật… là cách tự biến mình thành con trai ngập mỏ con cò để ngư ông đắc lợi, cũng là cách tự biến mình thành hai con hổ đánh nhau để nhiều người tọa sơn ngắm và tìm cơ hội …

Đây là năm điểm chính, người Việt bảo “nói phải củ cải cũng nghe”. Việt Nam có công lý, có ngoại giao, có chiến lược và chiến thuật “đóng chốt” cả trên đất liền và trên biển, đó không phải là những điểm tất thắng của chúng ta sao? Về mặc cảm và niềm kiêu hãnh lịch sử, Việt Nam đánh Tầu lần nào là thắng lần ấy. Lần này chúng ta lại có nhiều thuật lợi nhất, thuận lợi đến mức chưa vào trận đã thấy âm thanh của khúc khải hoàn ca. Tình hình ngày nay đã khác hẳn cuộc chiến chống Tầu 1979, lúc đó Việt Nam vừa mệt mỏi kiệt quệ sau chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, vừa bị bao vây và cô lập trên trường quốc tế sau cuộc chiến ở biên giới Tây Nam, nhưng giờ đây chúng ta đang đứng trước những vận hội mở rộng như chính vấn đề của Biển Đông vậy. Nếu đã chắc thắng, thì có lý do gì làm chúng ta phải e ngại hay sợ sệt. Vậy thì nếu cần chúng ta sẽ không ngại ngần hát vang điệp khúc của hội nghị Diên Hồng. Nào chúng ta hãy bắt nhịp và sẵn sàng hát to lên.

N H Đ
15/05/2011

21 nhận xét :

  1. "Luật hàng hải quốc tế thừa nhận, mọi nước có biển, đều có lãnh hải 200 hải lý". Câu này viết sai quá. Phải viết là, Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 quy định nước ven biển có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (lãnh hải chỉ có 12 hải lý).

    Trả lờiXóa
  2. Người đồng bằng:
    Quá hay ! Tôi Cảm nhận được hào khí Diên Hồng. xúc động….

    Trả lờiXóa
  3. Dân tộc Trung Hoa là một dân tộc lộn xộn và dã man nhất thế giới.Xử sự như một gã côn đồ, thiếu giáo dục và vô văn hóa.

    Trả lờiXóa
  4. Nên nắm một số khái niệm cơ bản khi bàn về UNCLOS 1982 tại đây

    http://gocsan.blogspot.com/2011/07/cong-uoc-luat-bien-quoc-te-nam-1982.html

    Tôi nghĩ bác Diện nên cho đăng lại bài này của BEE, vì khá nhiều người còn mơ hồ khi cho rằng toàn bộ các đảo HS-TS là của VN, toàn bộ biển đông là của VN. Nói như thế thì đúng chúng ta là tiểu bá rồi còn gì.
    Chúc các bác vui khỏe để chiến đấu.

    Trả lờiXóa
  5. Gửi bác ẩn danh 13:59: Không nên vơ đũa cả nắm bác ạ. Không nên nói cả "Dân tộc Trung Hoa" vì nhân dân khác, nhà cầm quyền khác, có người nọ, người kia. Chúng ta phê phán là phê phán giới lãnh đạo Trung Quốc tham vọng, bá quyền, hành xử côn đồ!

    Trả lờiXóa
  6. Ai biết tiếng Anh nên xem toàn văn ở đây:
    http://gocsan.blogspot.com/2011/07/unclos-1982-full-text-cong-uoc-bien-82.html

    Lẽ ra CP VN phải cố toàn văn Công ước này bằng tiếng Việt cho mọi người tham khảo. Ai có bản CP dich nên post lên cho mọi người tham khảo. Xin hỏi bác ĐINH KIM PHÚC thử xem. CHắc Bác ấy có tất tật nhỉ?

    Trả lờiXóa
  7. Khách ẩn danh13:59, theo tôi còm hơi quá. Mình chửi người ta VVH thì cũng nên chửi cho có VH một chút đi.

    Tư tưởng bành trướng Trung Hoa là hiểm ác và dã man nhất thế giới. Nhà cầm quyền TQ xử sựtranh chấp như một tay côn đồ, thiếu giáo dục và vô văn hóa.

    Trả lờiXóa
  8. Trong lịch sử trường tồn của dân tộc Viêt Nam ta đã vượt qua vô vàn không chỉ để tồn tại mà còn ngày càng tiến lên:Trước đây ta chỉ "thà chết không làm nô lệ" chúng ta đã tiến lên tầm mới"không gì Quý hơn Độc lập Tự do" và ngày nay chúng ta ngày càng tự tin : Việt Nam sẽ KIÊN CƯỜNG để hòa nhập với thế giới tiên bộ.Bài của ông Nguyễn Hoàng Đức làm cho ta thêm niềm tin. Tôi cũng đồng ý rằng ta phải làm cho niềm tin thấm vào thịt vào máu,vào xương tủy của từng con người Viêt Nam . Tuy nghiên tôi nghĩ chúng ta không nên chỉ "tự ru ngủ" nếu chúng ta không thấy hết những điều đang là những điểm yếu của chúng ta.Bác Đức nói ưu thế ta là "công lý và chính nghĩa". Những điểm này sẽ dễ dàng giúp chúng ta giành được sự ủng hộ của cộng đồng. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng ta chỉ nhận và chỉ nhận được sự "ủng hộ thực sự" của cộng đồng khi họ thực sự tin cậy vào ta,họ xem ta là những "người bạn đồng cam cộng khổ" ,chứ đừng để họ nghĩ rằng ta chỉ là những "người bạn chiến thuật",khi khó thì "vời" khi dễ thì "tếch". Đừng trách người ta,ngay trong nội bộ ta đã có những ý nghĩ này huống là người ngoài.Đoàn kết là sức mạnh,nhưng trong hiện tình của ta,điều này không dễ.Tại sao thì chắc ai cũng biết,nhưng để khắc phục điều này thì phải là một quá trình cam go. Theo tôi nếu không nói đến "yếu huyệt này",không có cái nhìn "nghiêm túc" yếu huyệt này,thì xin lỗi bác Đức,tôi chỉ nghĩ là ta "lạc quan tếu" và rất có hại. Thế giới hôm nay là "thế giới phẳng". Đó là điểm lợi nếu ta đồng hành với thế giới tiến bộ. Nó cũng là điều nguy hại,nếu ta "đứng ì" thậm chí "chống lại" xu thế đang tiến lên của cộng đồng. Có đồng hành cùng với cả loài người tiến bộ Việt Nam chúng ta mới là một Việt Nam KIÊN CƯỜNG ,vừa KIÊN vừa CƯỜNG trước hiểm họa BÀNH TRƯỚNG của kẻ mà nhân dân ta hiểu thấu "TIM GAN" của chúng

    Trả lờiXóa
  9. Bài rất hay và rất đúng. Nhưng giá như tác giả viết thêm những khó khăn, hạn chế của ta và giải pháp khắc phục ( tuy bài sẽ dài) thì bài viết đầy đủ và thuyết phục hơn. Tôi cũng có niềm tin ( mà niềm tin là vô cùng quan trọng ) vào chính nghĩa , thế mạnh của ta. Tôi cũng thấy hào hứng khi đọc bài này. Nhưng sự thật là ta đang tiềm ẩn và đứng trước những khó khăn không nhỏ. Ví dụ: nước ta yếu hơn thì quá rõ rồi , nhưng hiện tại ta lại chưa có đồng minh mạnh, lại còn tệ tham nhũng, lạm phát, lòng người không đồng thuận như trước đây, xã hội cũng còn nhiều vấn nạn, thói hư tật xấu còn nhiều...Do vậy thực tế lịch sử cho thấy là nhiều khi có chính nghĩa mà vẫn bị thua...Tôi mong sao có ai đó tài giỏi và có tâm, đủ khả năng tổng hợp, phân tích, đánh giá mạnh yếu của ta, giải pháp...qua các bài viết trong và ngoài nước và cả tầm nhìn của chính tác giả nữa. Tôi đọc nhiều bài thấy đúng, thấy hay nhưng chỉ là một vài vấn đề cục bộ chưa mang tính tổng thể (Công thức 3C,4K, 4M vv..). Hay là Bác Diện liên hệ với Hội đồng lý luận TW thử xem?

    Trả lờiXóa
  10. Bài phân tích đúng khi Việt nam đi đúng hướng, có chuẩn bị và có nội lực thực sự. Sức mạnh nội lực đóng một vai trò quan trọng nhất trong cuộc chiến giữ chủ quyền. Có nội lực chúng ta mới qui tụ được công lý và làm cho công lý 'thăng hoa'. Hiện tại, vấn đề 'đau đầu' nhất của đất nước ta hiện nay là nội lực chưa qui tụ, hợp nhất như thời năm 1945 hay thời nhà Trần. Lịch sử chỉ cho chúng ta thấy chỉ có 7 tên lính Pháp đã lấy cả thành Gia Đình đông cả ngàn người... Tại sao?

    Trả lờiXóa
  11. Không nên quá chủ quan, Niềm tin chiến thắng là tất nhiên nhưng để giành được chiến thắng thì phải chấp nhận hi sinh về người về của rất nhiều.
    Chúng ta không còn con đường nào khác là phải giữ bằng được đất nước,nếu không chỉ có tuyệt chủng mà thôi. Trong lịch sử ai đã từng giết hết đàn ông và bé trai từ ba tuổi trở lên ở những vùng chúng chiếm được ?. Điều gì sẽ xảy ra khi 30 triệu đàn ông TQ ế vợ tràn sang ?. Mấy nghìn năm nay có được bao nhiêu thời gian mà người TQ để cho Ta yên ?.
    Xin mọi người hãy nhớ đánh giá thời đại ngày nay của TQ qua lời Ông Lê Duẩn : là thời đại người ăn thịt người.
    Đối sách của vị TBT kiêu hùng này là : biến 500 huyện thành 500 pháo đài bảo vệ tổ quốc.
    Chúng ta yêu hoà bình nhưng kẻ thù buộc ta nâng cây súng.

    Trả lờiXóa
  12. http://www.youtube.com/watch?v=lmpagVeus0A

    Gửi các bác một clip của Trung quốc dạy học sinh cấp 1 về Hoàng Sa mà em mới down trên mạng Trung quốc.

    Trả lờiXóa
  13. Bài viết "Làm sao đối phó Bắc Kinh" được đăng trên website http://boxitvn.blogspot.com/2011/07/lam-sao-oi-pho-voi-bac-kinh-o-bien-ong.html#more là một bài viết hay. Trang chủ có thể phổ biến cho anh em ở hiên trà này.

    Trả lờiXóa
  14. Bài của ông Nguyễn Hoàng Đức hay, chỉ ra nhiều lợi thế của ta, nhưng hãy còn nhiều thiếu sót. Ta còn nhiều cái mạnh hơn thế, và cũng còn nhiều cái yếu nữa. Tôi xin bổ sung một số một số điểm:
    1. Sức mạnh lớn nhất của chúng ta là lòng yêu nước, là tinh thần "Quyết tử cho TQ quyết sinh" lúc đất nước lâm nguy. Tất cả những cuộc kháng chiến và chiến tranh giải phóng dân tộc của VN thắng lợi là nhờ yếu tố căn bản này. Tuy nhiên, sức mạnh yêu nước có được phát huy hay không mới là vấn đề. Tại sao người VN bây giờ hay to tiếng và bắt nạt nhau ở những chỗ hoàn toàn có thể đàm phán và nhường nhịn nhau như trên ô tô, xuống bến đò, hoặc va quệt trên đường? Phải nói sức mạnh dân tộc đang bị phân rã ghê gớm.
    2. Ông NHD nhấn mạnh vào tương quan to/bé và phân tích rất đúng ở chỗ to thì mạnh nhưng dễ phân rã. Tuy nhiên còn phải thấy to nhưng chinh chiến ra bên ngoài thì sức mạnh không còn bao nhiêu. Mặt khác, đánh chiếm có thể dễ, giữ được mới khó. VN đánh Polpot hồi 1978, Liên Xô đánh Afganistan 1979, Mỹ đánh Afganistan 2001 và Iraq 2003 đều thế cả. Ấy là những cuộc trừng phạt chính đáng vào các thế lực phản động đang cầm quyền, giúp nhân dân các nước này thoát ách độc tài, thế mà sau đó lực lượng chiếm đóng còn bị sa lầy (vì khi chiếm đóng QG sở tại nó lại dễ dàng trở thành đội quân bị thù ghét). Đấy là chỗ yếu của các đội quân viễn chinh, tuy nhiên nước bị đánh cũng có chỗ yếu là mất đi nhiều lợi thế của chiến tranh nhân dân truyền thống, vì vũ khí và khí tài hiện đại có thể thọc đến bất cứ chỗ nào, khiến cho mọi căn cứ địa đều trở nên mong manh.
    3. Ông NHĐ nói rất đúng rằng "Trung quốc không bao giờ có thể lãnh đạo được thế giới vì họ không có hệ thống tư tưởng". Nó khác hẳn vói người Pháp hay người Mỹ đem theo các giá trị của các cuộc cách mạng tư sản, làm cho chính các xứ thuộc địa trở nên văn minh lên, và nhờ thế, cuối cùng đã đấu tranh giành độc lập. Tuy nhiên lại phải thấy, vì TQ không đem theo các giá trị, cho nên muốn thống trị nó phải rất tàn bạo, tức là phải tiêu diệt bằng được văn hoá của nước nó chinh phục, và do đó cuộc đấu tranh giành lại độc lập lại cực kỳ gian khổ và hy sinh.

    Trả lờiXóa
  15. Mọi người hãy vào đây để tải về bản tiếng Việt hoàn chỉnh Công ước luật biển 1982: http://vea.gov.vn/SiteCollectionDocuments/cong%20uoc%20LHQ%20ve%20luat%20bient%201982.pdf

    Trả lờiXóa
  16. Sat That means to kill Chinese invader (vẫn là Sat That xưa thôi).lúc 02:46 2 tháng 7, 2011

    Bài viết khá hay tôi thấy câu “kinh nghiệm đối đầu với không lực Hoa Kỳ, không quân Việt Nam hoàn toàn là đàn anh của Trung Quốc trong kinh nghiệm tác chiến” là hay nhất.

    Tuy nhiên toàn bộ đoạn “5- Tương quan vĩ mô của xung đột… tọa sơn ngắm và tìm cơ hội …”. TÔI KHÔNG ĐỒNG TÌNH VÌ LẼ SAU. Thực sự Trung cộng chỉ lợi dụng Chủ nghĩa cộng sản để che dấu tham vọng bá quyền và chủ nghĩa so vanh ích kỷ của những người cầm quyền ở Trung nam hải. Chính khi Mao ra nhập cái đảnh Tàu cộng này cũng chỉ nhằm lợi dụng Liên xô thôi chứ bản thân Mao nếu nói tinh thần của người cộng sản thì không có. “chủ nghĩa cộng sản, và chủ nghĩa quốc tế của những người cộng sản” đã bị những tên cầm đầu cái gọi là Đảng Tàu Cộng ném vào sọt rác từ năm 1974 (ăn cướp Hoàng sa của Việt nam) và đặc biệt là cuộc chiến xâm lược Việt nam tháng hai năm 1979. Cho nên không thể ta với bọn Tàu cộng là “hai người cùng thuyền” được.

    Bạn nào muốn tải bản tiếng Việt Công ước quốc tế về luật Biển xin tìm đến địa chỉ
    http://vietmarine.net/forum/luat-va-cong-uoc-quoc-te/4116-cong-uoc-quoc-te-ve-luat-bien-1982-unclos.html (bản pdf)

    Khi đọc thấy quỹ biển đông đang muốn tài trợ kinh phí để dịch bản tiếng Anh sang tiếng Việt cách đây vài năm tôi đã tình cờ khi lang thang trên mạng tìm thấy bản pdf dạng scan từ cuốn “Công ước quốc tế về luật Biển” được một nhà xuất bản ở phía năm ấn hành (hình như nhà xuất bản trẻ) tôi đã comment vào đó và sau thấy các bạn ở quỹ biển đông đã đánh máy tiếng Việt. Hiện nay nhiều trang có văn bản này

    http://biendong.110mb.com/luatBienTiengViet.htm (văn bản HTML trang web)

    Trả lờiXóa
  17. Bác Đức phân tích khá nhiều mặt, trong đó có nói về sự thuận lợi ở mặt ngoại giao. Nhưng theo tôi lại thấy, mặt trận ngoại giao chúng ta cũng thực sự rất khó khăn. Đây là ý kiến của tôi về vấn đề ngoại giao, Biển Đông và không thể thỏa hiệp, mời mọi người cùng chia sẻ quan điểm và giải pháp.

    Trả lờiXóa
  18. Trên trang anhbasam đã có thông tin TQ cát cáp lần 3:

    binhloanvien đã nói
    02.07.2011 lúc 00:18

    Đã có tin chính thức:
    Trung Quốc định ‘cắt cáp’ lần ba?
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/07/110701_china_thirdincident.shtml

    Hành động của chúng ta ???

    Trả lờiXóa
  19. Cảm ơn Sat That.
    Tôi đã tải về và thấy có khá nhiều lỗi chính tả. Khi nào rảnh tôi sẽ sửa lại.
    Ai có văn bản DOC (tiếng Anh) hay Quy tắc ứng xử (Tiếng Việt) thì Share cho với

    Trả lờiXóa
  20. hợp lý thì hợp pháp, hợp pháp thì chánh nghĩa, chánh nghĩa thì mạnh mẽ, mạnh mẽ thì chiến thắng. hãy tranh luận để tìm ra điều hợp lý trong vấn đề biển đông.

    Trả lờiXóa
  21. xin vui lòng xem xét lại cách lập luận va phương thức tư duy của bài này.

    Trả lờiXóa