Thứ Ba, 12 tháng 7, 2011

CHUYỆN PHONG HỌC HÀM: "NHỤC LẮM, EM Ạ !"

Chim bói cá. Hình chỉ để trang trí, không liên quan đến bài viết.
Chuyện phong học hàm: “Nhục lắm, em ạ!” 

33 nhận xét :

  1. Các bác ạ, thói háo danh là cái " thâm căn cố đế" của người VN ta rồi, cứ nhìn tự bản thân chúng ta xem, chúng ta cũng muốn oai, muốn danh vọng lắm chứ! Chẳng ai muôn xướng cái tên trơ trơ cộc lốc với họ và chữ đệm cả, bao giờ cũng muốn đằng trước nó phải có cái gì đó ví như GS, VS, TS ThS... Tôi thấy nhiều cuốn sách nước ngoài dày cộp, rất có giá trị họ chỉ đề tên tác giả thôi, còn trong phần lời tựa, những bạn hữu, nhà xuất bản sẽ cho ta biết về họ. Còn chúng ta, nhiều cuốn sách mỏng teo, nội dung nhạt nhẽo, in thì xấu mà đề tên người viết thì thật là oai...

    Trả lờiXóa
  2. Tại các ông thích nên người ta mới làm khó. Thử coi như rác xem sao?

    Trả lờiXóa
  3. CÓ DANH RỒI SẼ CÓ CHỨC CÓ CHỨC RỒI SẼ CÓ QUYỀN CÓ QUYỀN RỒI SẼ CÓ TIỀN.PHÀM MUỐN CÓ TIỀN THÌ PHẢI XIN, CHỚ CÓ AI TỰ DƯNG ĐEM TIỀN ĐẾN CHO.THỜI NÀY NGƯỜI TA NGHỈ THẾ MONG BÁC THÔNG CẢM CHO!!!

    Trả lờiXóa
  4. Đọc bài này mà thấy ngán ngẫm khi nghĩ về việc trở về nước mà giảng dạy. Đã 20 mươi năm rồi mà vẫn cứ như vậy. Cám ơn những tiếng nói chân thật, ngay thẳng như của Nhật Nguyệt cho một tương lai tốt đẹp hơn của nền giáo dục nước nhà.

    Trả lờiXóa
  5. Người thầy/cô để lại dấu ấn về nhân cách, đạo đức, và tri thức cho học trò đó mới chính là giáo sư.
    Có người suốt đời đi dạy nhưng đến khi chết vẫn không có nổi một học trò.
    Thầy là người đã sống trong tâm hồn không đơn thuần là một thế hệ.

    Trả lờiXóa
  6. Chuyện cỏn con thế thì nhục gì? Còn nhiều chuyện làm khoa học khác còn nhục hơn nhiều. Lúc nào có thời gian em kể các bác nghe cho đỡ buồn.

    Trả lờiXóa
  7. Ôi 70.000 tỷ đồng, thành quả đáng trân trọng của các vị PGS - TS mua chức danh.

    Trả lờiXóa
  8. Cũng như danh hiệu NSND vậy!Người nghệ sĩ phải làm đơn xin danh hiệu vậy chắc cũng "nhục lắm em ạ!".

    Trả lờiXóa
  9. Bài viết quá hay vì quá thật.
    Còn trăm nghìn khuyết tật nữa cũng vì cái cơ chế xin cho gây ra.
    Cứ đến mùa bình bầu thi đua là chửi nhau và mất đoàn kết.
    Ba mươi năm nay tôi làm nghề giáo cũng thấy NHỤC lắm.

    Trả lờiXóa
  10. Đúng là không thể nào làm thui chột các tài năng thật sự hơn cách làm của mấy ông trong hội đồng chức danh nhà nước.

    Bây giờ mọi vấn đề đều bị "chính trị hóa ", thế thì không thể nào nói là sẽ tiến đến "dân chủ, công bằng, văn minh". Có chăng thì cũng chỉ là hô hào cho vui.

    Buồn thay.

    Trả lờiXóa
  11. Học hàm, danh hiệu, huân chương, giảithưởng...thời nay đã bị thị trường hóa, gắn liền với ban phát, chạy chọt. Hôm nay đọc một bài báo tôi thấy ứng xử của nghệ sĩ Bảo Quốc đáng để rất nhiều người phải suy nghĩ: danh hiệu NSND "được phong tặng thì tôi nhận, còn xin thì không". Lại nhớ, một góc cạnh khác, một người thân của gia đình tôi, nhà ngôn ngữ Nguyễn Kim Thản, khi được trao học hàm phó giáo sư thì ông không nhận vì cho rằng không xứng với ông.
    Mỗi người một các xử sự với cái danh, nhưng đa phần hiện nay là khao khát và tìm các cách để có. Khi "chạy" thì người ta không thấy "nhục" nhưng khi có được thì được hả hê!

    Trả lờiXóa
  12. Tôi xin mượn lời của TS. Nguyễn Xuân Diện phát biểu hôm qua

    "Thôi, các bác bình gì thì bình. Tôi không bình nữ..."

    Vũ Thế long

    Trả lờiXóa
  13. Mặc dù bài viết có ý đúng là phê phán các thủ tục nhiêu khê của việc phong học hàm GS và PGS, nhưng nhiều chi tiết trong bài viết vớ vẩn. Chẳng hạn
    - Dạy nhiều nhưng không được là PGS? Chẳng ai lấy tiêu chí dạy nhiều ra để xét GS hay PGS cả. Ở đại học mà không nghiên cứu khoa học, chỉ suốt ngày đi dạy để tăng thu nhập, thì phong GS, PGS làm g?
    - Được nước ngoài gọi là professor mà trong nước lại không công nhận là GS hay PGS. Hìhì, trong giao tiếp thông thường từ professor của tiếng Anh chỉ có nghĩa là giảng viên thôi, cũng giống như từ "giáo sư" của tiếng Việt hay được dùng ở miền Nam trước 75 (giáo sư trung học). Nó chỉ được dùng với nghĩa là chức danh (title), và kèm theo là chế độ lương bổng, khi có sự phân biệt: Professor, Asocciate Professor, Assistant Professor.

    Trả lờiXóa
  14. Xin được bày tỏ một vài suy nghĩ như thế này ( chỉ lấy nhưng thông tin trong bài báo)
    1. Báo viết" Nào là những bài báo viết đã từ bao lâu, giờ phải bới tung lên để đưa vào hồ sơ. Nếu chẳng may lưu trữ không tốt (vì có phải ai viết bài cũng để chuẩn bị xin phong PGS?) thì phải chạy tới từng tòa soạn xin lại số báo đó, hoặc lần mò trên mạng để tìm lại từng trang mục lục" Ý kiến của tôi: Một người làm việc luộm thuộc đến mức tài liệu nghiên cứu của mình còn vất lăn lóc, muốn tra cứu lại mà không thấy thì có XỨNG ĐÁNH LÀ NHÀ KHOA HỌC KHÔNG ?
    2. Báo viết " Trước thời điểm được phong chức danh thì dồn dập công trình nọ kia; sau khi “xong việc” thì thưa thớt hẳn, thậm chí chẳng có thêm bài báo khoa học hay đề tài nghiên cứu nào!" ý kiến của tôi: Lỗi này là của ai ? của các nhà " khoa học" háo danh hay lỗi do cơ chế. Làm khoa học chỉ để lấy danh hiệu Giáo sư à ?

    Trả lờiXóa
  15. Tôi thấy phong học hàm chỉ được cái danh, có rất nhiều nhà khoa học có công lao, cống hiến nhưng khi được phong PGS, GS không được bất cứ quyền lợi gì kèm theo cả. Lương vẫn thế, đãi ngộ không có gì? Chẳng hiểu phong để làm gì. Ngay chuyện thủ tục xét phong cũng rất phiền hà. Làm cả ba cấp: cơ sở, cấp ngành, cấp nhà nước kết quả cuối cùng được phát cái giấy "đủ tiêu chuanả GS, PGS" mà chưa phải là PGS-GS (lại cần khâu bổ nhiệm nữa). Cách đây mấy tháng, Chính phủ ra Nghị quyết bỏ hội đồng ngành, chỉ giữ lại Hội đồng chức danh giáo sư cơ sở và Hội đồng giáo sư nhà nước. Các nhà khoa học thở phào, nhiệt liệt ủng hộ. Vậy mà có hội đồng ngành họp khẩn cấp kiến nghị gữi nguyên, thế mà Chính phủ chịu. năm nay vẫn giữ Hội đồng ngành. Hội đồng gì mà lắm thế, chỉ có mỗi việc thẩm tra xem ứng viên có đủ tiêu chuẩn theo quy định không mà bộ máy có tới ba cấp. Mà đã đủ tiêu chuẩn thì cớ gì còn cần đến thủ tục bỏ phiếu kín. Anh xem xét tôi có đủ tiêu chuẩn hay không, có nghĩa là đối chiếu quy đinh ABCD... xem tôi có đủ chưa. Thế là xong. Sao lại phảibỏ phiếu kín? Anh bỏ phiếu "không tán thành" có nghĩa là tôi không đủ tiêu chuẩn trong khi đó anh không thể tìm thấy tôi thiếu cái gì? Vậy là sao. Có vị GS-TSKH chạy chọt đủ cửa để giữ ghế Chủ tịch Hội đồng một ngành khi đã quá 60 tuối. Để làm gì? Nói thẳng ra là để có dịp "được chạy", ngồi thu tiền mỗi năm đến kỳ xét phong học hàm. Chuyện này anh em biết cả, nên hỏi nhau "đã đến ông GS-TSKH đó chưa? Chưa à? Nghỉ khỏe nhé!

    Trả lờiXóa
  16. Tôi thấy các thầy vất vả, khốn đốn khi làm hồ sơ cũng có phần lỗi của chính các thầy đó. Lẽ ra là những người làm khoa học thì chính các thầy đó phải cập nhật thông tin, bài báo,công trình nghiên cứu của mình. Phải lưu trữ tất cả những gì liên quan đến sản phẩm khoa học của mình. Những thông tin này cần update ngay trên trang web của khoa, của trường hoặc thư viện. Khi cần hồ sơ là có ngay tất cả những công trình, bào báo đó. Và điều quan trọng nữa là dựa vào một lý lịch khoa học luôn được update đó sinh viên,những cán bộ khoa học khác có thể biết được ông thầy này đã và đang làm về vấn đề gì.

    Trả lờiXóa
  17. các bác nên vào trang mạng "GS rởm VN ", mới thấy tại sao giáo dục VN nói riêng, XH VN nói chung không cất cánh lên được

    Trả lờiXóa
  18. Càng biết ít càng hạnh phúclúc 13:47 12 tháng 7, 2011

    Học hàm, học vị ở ta ???

    Nhiều người mất tư cách lắm ! Người phong, người trao, người được phong, người được trao đều thiếu lòng tự trọng.

    Trả lờiXóa
  19. Những bất cập về thủ tục, quy trình phong hàm PGS, GS ở VN đã được GS Nguyễn Văn Tuấn (nguyenvantuan.net)phàn nàn rất nhiều lần. GS Tuấn đã góp ý hẳn một quy trình xét duyệt, thế nhưng đến bây giờ mọi chuyện vẫn như thế.

    Không hiểu người đứng đầu hội đồng chức danh nhà nước có đọc những bài viết của GS Tuấn chưa mà hễ mỗi lần nước mình phong GS, PGS thì lại có chuyện để nói.

    Thật hết biết.

    Trả lờiXóa
  20. Đồng ý với bạn Tuan Nguyen. Tôi học ở nước ngoài và thấy rằng họ cũng phải như vậy thôi. Các thầy đều phải update thông tin, công trình nghiên cứu, bài báo đã đăng(có dẫn chứng nguồn gốc). Không ai nhớ hộ các thầy cả, các thầy phải tự chịu trách nhiệm với thông tin của mình. Bài báo viết rằng các thầy phải đến các tòa soạn để xin lại bài báo chứng tỏ các thầy cũng không quan tâm đến việc lưu trữ sản phẩm của mình thì còn kêu gì nữa/

    Trả lờiXóa
  21. MỘT CÁCH ĐƠN GIẢN ĐỂ CHỐNG LẠI NỖI NHỤC TRÊN MÀ TÔI ĐÃ TỪNG LÀM THÀNH CÔNG: NÓI KHÔNG VỚI MỌI DANH HIỆU VÀ BẰNG KHEN.


    Mặc dù tôi không hề có cái Danh hiệu nào ngay cả cái LĐTT vớ vẩn hằng năm, nhưng SV và đồng nghiệp vẫn rất tôn trọng tôi. Kể cũng không lạ: Cái áo chùng đâu làm nên ông thầy tu.

    Trả lờiXóa
  22. Việt Nam ơi, bức tranh ngành Giáo dục
    Đang từng ngày tụt hậu trước thời gian
    Và từng ngày, bệnh càng nặng nguy nan
    Thuốc ngàn vàng không tài nào chữa nổi
    Mua chức, bán bằng – lớp người ăn xổi
    Chúng ngoi ngoi như trong một nong tằm
    Tìm mọi cách lách luồn cầu danh, lợi
    Mong vinh quy, mong thống trị cuộc đời
    Đến hôm nay tạo thành những lớp người
    Sống phong lưu ở trên đầu dân tộc.
    Nhớ lại cha anh xưa - thời guốc mộc.
    Hiến trọn cuộc đời chẳng tiếc máu xương
    Tưởng lớp người sau lấy đó làm gương
    Xây nước Việt Nam dân giàu, tiên tiến
    Hỏi núi, hỏi rừng, hỏi sông, hỏi biển:
    Thành quả hiện giờ liệu có xứng không?

    Trả lờiXóa
  23. Tôi là một cô giáo trẻ, rất yêu thích nghiên cứu khoa học và công tác giảng dạy. Tôi đã có 7 bài báo đăng ở tạp chí nước ngoài, một số bài báo, sách xuất bản trong nước. Nhưng tôi không có ý định sau này sẽ làm thủ tục "xin" công nhận PGS/GS. Tôi rất dị ứng với các GS mà có khi suốt 5-10 năm sau khi được phong chức danh không hề tham gia giảng dạy cũng không có lấy một công trình khoa học nào được đăng tải. Tôi cũng từng thấy một số "cuốn sách" dày khoảng 10 trang - bao gồm cả trang bìa, trong đó có tới 15 người biên soạn!

    Trả lờiXóa
  24. Tôi sống trong Sài Gòn. Các thầy giáo của tôi đều là những giáo sư đáng kính. Họ làm việc rất hiệu quả với áp lực lớn. Họ có những liên hộ rất tốt với các đồng nghiệp trên thế giới. Nhưng họ không bao giờ mất thời gian để xin được phong hàm. Đối với chúng tôi đó mới là những giáo sư thực thụ.

    Trả lờiXóa
  25. Cái cơ chế xin-cho nó khổ thế. Cứ bảo cần phải nói không với bệnh thành tích, bệnh háo danh nhưng cơ chế nó tạo ra như thế, biết làm sao. Ở VN mà muốn làm khoa học, muốn công bố và phổ biến kết quả nghiên cứu thì phải có tí danh. Có giỏi đến mấy mà đằng trước cái tên mình trống huơ trống hoắc thì ai người ta cho làm công trình? Mà người ta không cho làm thì lấy đâu ra tiền mà làm khoa học. Tóm lại là nó luẩn quẩn.

    Trả lờiXóa
  26. Nếu chức danh PGS , GS là có thời hạn , nghĩa là sau khi có các chức danh đó , nếu anh không có công trình nghiên cứu KH có giá trị gì nữa , sẽ bị rút bỏ chức danh đã được phong tặng thì chắc chắn sẽ giảm đi rất nhiều số người cứ cố chịu nhục để chạy chọt chức danh như thế .

    Trả lờiXóa
  27. Tôi xin tân sự cùng các bác;
    -năm 1990 tôi được cử đi học NGHIÊN CỨU SINH tại chức tại HP(cùng lứa có một số vị cán bộ lãnh đạo của ban ngành thành phố hiện đương chức ở HP),khi học qua chứng chỉ TRIẾT HỌC thi tôi bỏ,vì:-sẽ được bằng PTS trong 3 năm học,khi làm LUẬN VĂN phải chuẩn bị 30tr/đ(trời đất,lúc ấy 30 tr qúa lớn,vì ta mới bỏ tem phiếu,cán bộ còn ngheò và thực sự LIÊM KHIẾT)và hàm PGS quan trọng hơn chỉ cho ai ĐÁNH BÓNG chạy chức quyền thôi...vì vậy tôi(là DN) BỎ luôn.QĐ ấy giờ vẫn cho là sáng suốt...
    -gần đây có người BẠN ở HN được phong PGS(năm 2010),trước hôm DUYỆT BẠN phải đến NHÀ các GS người BỎ PHIẾU cho bạn tôi.BẠN tôi về tư cách tôi vẫn QUÝ,năng lực thì tôi không rõ.Nhưng vì sao BẠN lại ĐI,có phải là XU THẾ "phải đi không"!?.
    Nhân dịp đọc bài trên ,kính thưa các GS ,người có quyền được BỎ PHIẾU bầu hàm PGS,GS các thầy Hãy vì nền giáo dục nước nhà...hãy TRONG SẠCH_VÔ TƯ "chọn" thầy cho xã hội.

    Trả lờiXóa
  28. EM HAI QUA!THU TUC CON KHO HON CA BAU DAI BIEU QUOC HOI.

    Trả lờiXóa
  29. Chuyện Phong hàm giáo sư, phó giáo sư (sau đây tôi xin phép gọi là hàm có chữ "Sư")là chuyện Quốc nạn tưừ lâu rồi!

    Các bạn hãy thử vào mạng của một số trang website http://www.elsevier.com, hay http://spinger.com v.v mà search. thấy quá ít, không muốn nói là không có bài báo đăng các công trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam hiện đang làm công tác nghiên cứu, giảng dạy ở trong nước, nhất là các vị thầy giáo ở Các trường Đại học (tôi đã nói chuyện với một số vị về các tạp chí danh tiếng trên thế giới của một số ngành khoa học, nhưng là thực sự chỉ có rất ít vị biết). Tôi nói thật, ngay cả các vị nằm trong Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước đó liệu có mấy vị có được cong trình nghiên cứu đang trên các tạp chí chuyên ngành nổi tiếng trên thế giới...vì các vị ấy có nghiên cứu gì đâu vào chức đó cũng phải chạy đó.

    Có một điều mà ít người để ý đến nhưng tôi nghĩ là nghiên nhân không kém phần tăng thêm mức độ "chạy" hàm PGS và GS nhất là PGS (vì nhẹ cân hơn chạy GS-mà là PGS cũngđủ rồi) đó là lên hàm có chữ "Sư" sẽ được làm thêm 5 năm nữa mới về "Hưu". Tức là thay vì 60 tuổi thì 65 tuổi mới "bị" về hưu đối với nam giới; 60 tuổi thay vì 55 tuổi với nữ giới. Thêm 5 năm nữa tại chức thì tốn ít tiền để chảy cũng chẳng đáng bao nhiêu! Bây giờ không có Luật đấy mà xem, tôi tin rằng "Chiến trường chạy" phong hàm có chữ "Sư" đó sẽ không mấy người thiết tha!

    Thêm vào nữa, chỉ cần áp dựng các chỉ tiêu phong hàm như của Thế giới, và cho thêm các vị chuẩn bị nộp Hồ sơ ứng cử chức "Sư" đến 65 tuổi với năm giới, 60 tuổi với nữ giới mới "được" về hưu (chỉ cần các vị nộp Hồ sơ bắt buộc phải là tác giả chính của 1 công bố trên các tạp chí uy tín do thế giới bình chọn cho mỗi chuyên ngành) thì tôi chắc là rất nhiều người rút đơn.

    Nếu không làm như vậy chắc sẽ còn loạn nhiều hơn!

    Nhân đây tôi cũng nói thêm tại sao nước ta lai hay bị các nước khác ăn hiếp đến thế, nhất là Trung Quốc, vì họ quá hiểu nước ta, nhất là trình độ Khoa học Kỹ thuật, Giáo dục, nên họ chắc chắn là ăn hiếp sẽ được!

    Trả lờiXóa
  30. Hãy nhìn gương "sáng" GS Lương, PGS Tung thì thấy GS Việt Nam như thế nào. Cho nên, đã có danh rồi làm như GS Lương, PGS Tung thì sao lại còn kêu "đãi ngộ không có gì"! Thôi bác ĐTU ạ.

    Trả lờiXóa
  31. Xin lỗi trước nhé !
    - Chẳng qua một lũ "HÁO DANH".
    Người làm khoa học chân chính là đã chọn cho mình con đường "CỐNG HIẾN" Không quan tâm tới danh vị ,cớ sao lại phải chạy chọt ,thấy phát tởm cho lũ háo danh .

    Trả lờiXóa
  32. Ăn tục nói phétlúc 22:52 12 tháng 7, 2011

    Mọi cái đều có cái giá để bán của nó , đó là lý do phải có xin để đựoc cho , và để được cho thì phải chạy chọt đúng chổ đúng giá , mà mặt hàng để bán ở đây là loại dành riêng bán cho cái gọi là bậc sư sĩ gì đó nên cách chào hàng treo giá hơi phức tạp và bác học hơn các thứ bia bọt trứng cút hột vịt lộn vĩa hè 1 tí , không thể tự sướng đựoc thì bỏ tiền đi mua cái sướng , thủ dâm thì không cần tốn tiền mua dâm mà , không thể tự trọng thì bỏ tí tiền bạc công sức ra đi xin và mua sự tôn trọng ... giả và dỡ ẹc ,

    Trả lờiXóa
  33. Hôm vừa rồi bác TS. Thái Minh Tần bên VTC chả hiểu cho bọn Đại học Glyndwr (Anh Quốc) cái gì mà nó phong ngay cho bác cái danh hiệu "Giáo sư thỉnh giảng". Ngay buổi tối bác lên TV thành GS.TS Thái Minh Tần. Hám danh và thối không chịu được. http://vtc.vn/giaoduc/538-288162/giao-duc/le-trao-danh-hieu-gs-thinh-giang-cho-chu-tich-vtc.htm

    Trả lờiXóa