Thứ Sáu, 1 tháng 10, 2021

TRUNG QUỐC ĐÃ TỪNG GIẾT TRƯỞNG ĐOÀN NGOẠI GIAO ĐẠI VIỆT

Ảnh: Đền thờ Giang Văn Minh. Ảnh: internet

Ngày xưa, việc chọn Trưởng đoàn ngoại giao (Chánh sứ) là rất quan trọng, nhất là đi sứ Trung Quốc. Những người được chọn làm Chánh sứ thường là những nhà khoa bảng giỏi văn chương chữ nghĩa và có khí tiết. Tại các cuộc tiếp sứ, các vua Tàu thường ra những vế đối hiểm hóc, và đặt ra các cuộc xướng họa thơ phú với nhiều hàm ý.

Đường Lâm cổ ấp quê tôi là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh người đã từng được cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc. Ông bị vua quan nhà Minh giết tại Yên Kinh (TQ) bất chấp luật lệ bang giao, đã trả thù bằng cách trám đường vào miệng và mắt ông, rồi cho người mổ bụng xem “bọn sứ thần An Nam to gan lớn mật đến đâu”. Sự việc này xảy ra vào ngày mùng 2 tháng 6 năm Kỷ Mão (1639). Khi đưa thi hài về đến quê nhà, vua Lê Thần Tông và chúa Trịnh Tráng [rể Đường Lâm] bái kiến linh cữu ông và truy tặng chức Công bộ Tả thị lang, tước Vinh quận công[1], ban tặng câu “Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng” (tức là Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ).

Dưới đây là chép từ Từ điển Wikipedia:

Giang Văn Minh (chữ Hán: 江文明, 1573 - 1638[1]) tự Quốc Hoa, hiệu Văn Chung, là quan nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông được mệnh danh là vị sứ thần “Bất nhục quân mệnh” (Không để nhục mệnh vua) vì đã đối đáp thẳng thắn trước triều đình Trung Quốc và bị vua Minh Tư Tông hành hình vào năm 1638, thọ 65 tuổi. 

Cuộc đời và sự nghiệp

Ông sinh năm 1573, tại làng Kẻ Mía, xã Mông Phụ, tổng Cam Giá, huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây trước năm 1945)[2], (nay thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây , Hà Nội. Ông từng đỗ đầu kỳ thi Hội, rồi thi Đình lại đỗ Đình nguyên Thám hoa khoa Mậu Thìn, năm Vĩnh Tộ thứ 10 (1628) đời Lê Thần Tông[3]. Khoa thi này không có ai đỗ Trạng nguyên hay Bảng nhãn, vì vậy ông là người đỗ cao nhất trong cả khoa thi[3]. Sau khi đỗ đạt, ông lần lượt được bổ nhiệm vào các chức vụ như Binh khoa đô cấp sự trung (1630)[3], Thái bộc tự khanh (1631)[3].

Ngày 30 tháng 12 năm Dương Hòa thứ 3 (1637), ông và Thiêm đô ngự sử Nguyễn Duy Hiểu được vua cử làm chánh sứ cùng với 4 phó sứ là: Nguyễn Quang Minh, Trần Nghi, Nguyễn Bình và Thân Khuê dẫn đầu hai đoàn sứ bộ sang cầu phong và tuế cống nhà Minh[1]. Sau khi chết, ông được truy tặng chức Công bộ Tả thị lang, tước Vinh quận công[1]. 

Giai thoại 

Vào thời điểm ông đi sứ, mặc dù nhà Mạc đã bỏ chạy ra Cao Bằng, nhưng nhà Minh vẫn áp dụng chính sách ngoại giao hai mặt (với cả nhà Hậu Lê và nhà Mạc) với mục đích để cuộc chiến tranh Lê-Mạc kéo dài[4]. Đoàn sứ bộ của Giang Văn Minh đến Yên Kinh (nay là Bắc Kinh) vào năm 1638.

Đến khi triều kiến, Minh Tư Tông Chu Do Kiểm (tức hoàng đế Sùng Trinh) lấy lý do “Vì lệ cũ không có những quy định cụ thể cho việc sắc phong, do đó trong khi còn chờ tra cứu chỉ ban sắc thư để tưởng lệ” để ngăn trở việc công nhận sự chính thống của nhà Hậu Lê và bãi bỏ công nhận ngoại giao với nhà Mạc.

Đồng thời, Chu Do Kiểm còn ngạo mạn ra cho sứ bộ một vế đối như sau:
“Đồng trụ chí kim đài dĩ lục”  Nghĩa là:  Cột đồng đến nay rêu đã xanh[5]
Câu này có hàm ý nhắc tới việc Mã Viện từng đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sau đó cho chôn một chiếc cột đồng với lời nguyền: "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" (Cột đồng gãy thì Giao Chỉ - tức Đại Việt - bị diệt vong).

Trước sự ngạo mạn đó, Giang Văn Minh đã hiên ngang đối lại bằng câu:
"Đằng Giang tự cổ huyết do hồng"  Nghĩa là: Sông Đằng từ xưa máu còn đỏ[5]

Vế đối này vừa chỉnh, vừa có ý nhắc lại việc người Việt đã ba lần đánh tan quân xâm lược phương Bắc trên sông Bạch Đằng.

Vào thời bấy giờ, câu đối này được xem là cái tát thẳng vào mặt hoàng đế nhà Minh trước đông đảo văn võ bá quan của Thiên triều và sứ bộ các nước. Vua nhà Minh bừng bừng lửa giận quên mất thể diện thiên triều, bất chấp luật lệ bang giao, đã trả thù bằng cách trám đường vào miệng và mắt ông, rồi cho người mổ bụng xem “bọn sứ thần An Nam to gan lớn mật đến đâu”. Sự việc này xảy ra vào ngày mùng 2 tháng 6 năm Kỷ Mão (1639). Nhưng Minh Tư Tông vẫn kính trọng ông còn cho ướp xác ông bằng bột thủy ngân và đưa thi hài ông về nước[5][6] Khi thi hài của ông về đến Kinh thành Thăng Long, vua Lê Thần Tông và chúa Trịnh Tráng bái kiến linh cữu ông[5] và truy tặng chức Công bộ Tả thị lang, tước Vinh quận công[1], ban tặng câu “Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng” (tức là Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ)[7].

Vế đối của Giang Văn Minh trước vua Minh của Tàu được các nhà thư pháp 
của Viện Nghiên cứu Hán Nôm viết và treo ngay tại tiền sảnh của Viện.
Hình ảnh trên là đôi câu đối và bài Nam Quốc Sơn Hà (giữa)

Đôi câu đối do thư pháp gia trẻ Tử Hư Nguyễn Ngọc Thanh viết

Sau khi thi hài được đưa về nước, Giang Văn Minh được chôn cất tại Đồng Dưa, thuộc xứ Gò Đông, [thực ra là Gò Đõng - NXD] thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm[7]. Trên cánh đồng này có một quán (hiện có dạng ngôi nhà) nhỏ là nơi linh cữu ông đã được quàn và gọi là quán Giang. Hiện nay, nhà thờ ông ở làng Mông Phụ đã được nhà nước Việt Nam xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa[5]. ‎

Ở Hà Nội hiện nay có một con đường mang tên Giang Văn Minh, nối với phố Giảng Võ và phố Kim Mã, quận Ba Đình.[8] 

Tác phẩm
  • Hoa Nghiêm tự bi: trên tấm bia của chùa Hoa Nghiêm ở thôn Vô Song, xã Đông Hà, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình có ghi người soạn văn bia năm Dương Hòa thứ 2 (1636) là Phúc Lộc hầu Giang Văn Minh, đỗ thám hoa khoa Mậu Thìn (1628), chức Đặc tiến kim tử Vinh lộc đại phu, Thái bộc tự khanh.[9]
Đánh giá : Ông là người trí dũng song toàn.[10]
________


Thi sĩ Hoài Yên có thơ rằng:
Giang Văn Minh


Một sớm về thăm Mông Phụ ấp,  

Suốt đời nhớ mãi Thám hoa môn.  
Ngoại giao, lo tính tìm mưu chước,  
Đối đáp, không làm thẹn núi sông.  
"Đồng trụ chí kim đài dĩ lục,  
Đằng giang tự cổ huyết do hồng".  
Quên thân, quyết báo đền ơn nước,  
Khí tiết xin phơi một tấm lòng.  

(Chân dung. Thơ Hoài Yên. Nxb. Hà Nội, 2008. tr21). 
.
 

Mộ Thám hoa Giang Văn Minh. Bốn chữ: THIÊN CỔ ANH HÙNG. Ảnh: Đỗ Ngọc Sơn
Quán Giang. Nơi quàn thi hài của Giang Văn Minh khi đưa từ Tàu về. Ảnh: Đ.N.Sơn

Mời chư vị nghe khúc hùng ca Sứ thần Giang Văn Minh:
 



Hình ảnh sáng 24 tháng 07 năm 2011 tại Bờ Hồ:
một người biểu tình mang biểu ngữ viết câu đối của Thám hoa Giang Văn Minh 
"Đằng Giang tự cổ huyết do hồng"
 


52 nhận xét :

  1. Các bậc thánh nhân thời xưa thật khí phách anh dũng,tiếc rằng hậu thế ngày nay.......

    Trả lờiXóa
  2. Bác ơi. Bao giờ cho đến tháng 10

    Trả lờiXóa
  3. Kính chào bác Diện, tôi ngày nào cũng vào blog của Bác theo dõi và k bao h để lại com, hôm nay dọc bài này tháy hay quá nên có vài lời, kính chúc Tiến sĩ luôn giữ gìn sức khoẻ và đóng góp nhiều hơn cho việc xây dựng và vào vệ Tổ Quốc. Tôi là hàng xóm với Bác, nhà tôi tương đối gần nhà Bác, hôm nay mạo muội để lại vài lời, một lần nữa cho tôi gửi lời chúc sức khoẻ với bác, ngưươì tôi ngưỡng mộ đã lâu.- Quảng Trị 1972

    Trả lờiXóa
  4. Bác à! lần biểu tình sau này cần thêm biểu ngữ: "Đằng Giang tự cổ huyết do hồng" để cho chính phủ và BNG không làm nhục mệnh Nước thêm nữa.

    Trả lờiXóa
  5. Sấm động nước Nam
    Mưa sang đất Bắc.
    Quá chuẩn quá ok.

    Trả lờiXóa
  6. Bác Diện ơi, sao lại là hình ảnh sáng nay 20 tháng 10, tôi thấy hình như bác đang mặc trên mình cái áo NO U phản đối bọn tàu khựa mà. Mấy chữ tàu đó có nghĩa gì vậy bác?

    Trả lờiXóa
  7. Hay lắm anh Diện ơi,
    Em thấy máu chảy rần rật rồi đây này.

    Trả lờiXóa
  8. Gửi TS NXD!
    Ngày nào TL cũng đi làm qua phố Giang Văn Minh. Cầu xin cụ sống quả cảm, chết linh thiêng phù hộ cho đất nước lúc nguy nan và trợ duyên cho những người biểu tình đòi TS-HS về cho Tổ quốc.
    Xin hương hồn Cụ chứng giám!

    Trả lờiXóa
  9. Xin thắp một nén nhang cho Người anh hùng của chúng ta, ngoại giao vậy chứ không nên giao như Nga hôm nay.
    Ái dà, mua áo lúc nào mà nhanh thía ?
    Mới sáng bẩu ốm phải thuê ý tá chân dài đến bóp...chưn mờ.
    Chủ nhựt biểu tình chứ ai đi cuối tuần hở nhà bác kia ?

    Trả lờiXóa
  10. Sứ bất nhục quân mệnh Giang Văn Minh là biểu hiện trí tuệ và khí phách của VN. Nhân dân VN luôn kính trọng tự hào và tưởng nhớ tới Cụ. Đó làm một tấm gương sáng mà các cán bộ ngoại giao của VN phải học tập trong khi giao tiếp làm việc với nước ngoài.
    Nhưng sao hiện nay Đền thờ của Cụ trông xập xệ thế! Mong Nhà nước quan tâm , cho tu bổ di tích lịch sử văn hóa này!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thà để rêu phong vậy còn hơn, chứ lũ phản phúc mà trùng tu thì thành cái lò gạch cũ, thêm mang tội với tiền nhân!

      Xóa
  11. Bác Diện hơi bị thiên vị Xứ Đoài đấy nhé!
    Bác Diện mở mục mỗi ngày một chữ Nôm đi, em đảm bảo, ối người hưởng ứng! hay là bác cho mỗi ngày một chữ chạy trên Blog ấy!
    THam gia uống trà với bác mà biết tý Hán Nôm cũng hay đấy nhỉ.
    Hán Nôm với tụi em bây giờ là hàng xa xỉ phẩm!!!

    Trả lờiXóa
  12. Bác Diện ơi!
    “Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng” (tức là Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ).
    Bây giờ ta liệu có ai được như các cụ xưa và "mệnh vua" như thế nào Bác nhỉ?

    Trả lờiXóa
  13. 南 國 山 河 南 帝 居
    截 然 定 分 在 天 書
    如 何 逆 虜 來 侵 犯
    汝 等 行 看 取 敗 虛

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cũng nên có bản dịch sang tiếng Việt chứ bố ai mà đọc được tiếng tàu khựa

      Xóa
    2. đây là bốn câu thơ của Lý Thường Kiệt, được coi như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt nam. Tạm dịch:
      Nam quốc sơn hà Nam đế cư
      Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
      Như hà ngịch lỗ lai xâm phạm
      Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

      Sông núi nước Nam vua Nam ở
      Rành rành định phận ở sách trời
      Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
      Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời

      Xóa
  14. Phố Giang Văn Minh có cty Viettel toàn dùng hàng Huawei

    Trả lờiXóa
  15. Hoan hô bác Diện. Cuối tuần lại được gặp anh. he he.

    Trả lờiXóa
  16. Có vay ắc có trả!Sùng Trinh cũng phải treo cổ tự vẫn,nước mất nhà tan!

    Trả lờiXóa
  17. Có đoàn sứ Tàu qua nước ta, thái độ rất hách dịch ngạo mạn ỷ thế nước lớn coi người Việt Nam không ra gì. Một hôm đang đi qua con sông để đến kinh thành chợt trời nổi cơn giông, sấm chớp đùng đùng rất ghê rợn, một tay quan lại sứ bộ Tàu đang ngồi trong lòng thuyền cất tiếng khinh mạn ngâm rằng "Sấm động Nam vang" ám chỉ nước Nam sắp có biến động, lấy tiếng sấm làm điềm báo. Ngay lúc đó có một em bé thiếu niên con cháu chủ đò đứng leo lên ngay trên nóc vòm mái che trên thuyền vạch "cu" ra đái vòng qua đầu bọn sứ thần Bắc Triều xuống sông, miệng đọc : "Sấm động Nam vang, Mưa qua ải Bắc" làm bọn sứ thần Bắc triều hoảng hốt kinh ngạc và ngầm sợ người Nam ta, đến đứa trẻ con đất Việt mà cũng có ý thức dân tộc rất cao, học rộng hiểu nhiều huống gì nhân sỹ trí thức đất Việt hằng hà sa số thì làm sao mà xâm lược đất nước người Nam được.
    Đúng là :
    "Sấm động Nam vang,"
    thì ngay lập tức:
    "Mưa qua ải Bắc".
    Ba lần bảy lượt chúng kéo quân sang xâm lược nước ta đều bị nhân dân ta đánh cho tan tác chủ tướng chúng phải rúc chui vào ống đồng mà cầu sống. Vậy cớ sao bọn Tàu bay không nhìn vào gương tổ tiên bay thất bại thế nào để chừa thói xâm lược tạo phúc cho bá tánh mà cứ hằm hè lập mưu ma chước quỷ để xâm phạm bờ cõi Việt Nam chúng ta sao. Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

    Đồng Bào

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chân Không cư sỹlúc 16:36 1 tháng 10, 2012

      Cư sỹ tôi xin trao đổi với bác Đồng Bào:

      Không phải vậy đâu, mà là vầy.
      Vua Lê sai Trạng Quỳnh chở đò cho đoàn sứ bộ Minh triều.
      Một viên trong đoàn sứ (đang ngồi ở khoang lái), lỡ đánh một cái rắm (cái địt), thì một viên khác liền đọc rất hỗn:
      -Lôi động Nam bang. (Sấm động nước Nam).
      Trạng Quỳnh liền lên mũi thuyền vạch "trim" ra đái và đọc:
      -Vũ qua Bắc Hải. (Mưa qua biển Bắc).
      Cũng là BẤT NHỤC QUÂN MỆNH chăng.
      Song hành với chuyện này còn chuyện bà Đoàn thị Điểm đói đáp sứ Tầu nữa kìa.

      Xóa
    2. Chuyện Trạng Quỳnh nỡm Sứ Tầu thì nhiều lắm như chuyện Trâu Đực Đẻ Nghé, Tre Già Mọc Măng, Sứ Tầu chui qua quần Bà Đoàn Thị Điểm ... Sứ Tầu thời Trạng Quỳnh là Sứ của Thanh Triều mới đúng vì nhà Thanh cai trị Trung Hoa từ tk 17, Trạng Quỳnh sống tk 18.
      Chưa nghe chuyện các sứ Đại Việt xưa qua Tầu mà làm nhục quốc thể bao giờ. Chỉ có Trần Ích Tắc đời Trần phản quốc cõng rắn cắn gà nhà được vua Nhà Nguyên phong làm An Nam quốc Vương cùng Sứ Tầu Sài Thung hộ tống về nước . Mới tới biên giới, Sài Thung bị quân Đại Việt bắn chột một mắt để cảnh cáo. Vua bù nhìn Trần Ích Tắc cùng phái bộ Tầu quắn đít quay trở lại đất Tầu .

      Xóa
    3. Chân Không cư sỹlúc 19:14 2 tháng 10, 2012

      Đúng rồi, nước ta có nhiều giai thoại về sứ giả "ngố Tầu" lắm, mà cũng không ít những giai thoại sứ Việt ta làm vẻ vang giống nòi giữa triều đình Bắc quốc.
      Nó cũng là những tuyên ngôn về chủ quyền văn hiến nước Việt và nhạo báng tỏ ý coi thường bọn giặc phương Bắc lắm.
      Muốn nhờ bác Tễu tổ chức cuộc sưu tập những truyện hài hước sứ Tầu sang ta và nhưng truyện hào hùng sứ ta tại Tầu đi.
      Đó cũng là một phép giải trí bổ ích cả về trí tuệ và tâm hồn.

      Xóa
    4. Xin nói lại : Vua Trần Nhân Tông sai sang Tầu là Trần Di Ái, chú của Vua . Trần Di Ái phản bội theo quân Nguyên được Vua Nguyên phong làm An Nam Quốc Vương , sai Sài Thung hộ tống về nước. Đến gần Ải Nam Quan, có tin phi báo về Kinh đô . Nhân Tông liền sai tướng dẫn một đội quân lên đón đường đánh lũ nghịch thần.
      Sài Thung bị mũi tên của quân ta bắn mù một mắt trốn chạy về Tầu, còn lũ Trần Di Ái bị bắt, phải tội đồ làm lính ( theo Trần Trọng Kim, VNSL ) . Xin lỗi quí độc giả .

      Xóa
    5. Quá tuyệt vời câu chuyện của vị quan thời xưa đi qua Tàu không sợ chết còn đối thơ xuất chúng

      Xóa
  18. Giang Văn Minh thật là một danh sỹ đáng kính,cả về tài và tâm. Đó mới thực là một TRÍ THỨC CHÂN CHÍNH của đất nước. Kẻ hậu bối xin vô cùng cảm phục nhân cách lớn lao ấy.
    Haiz. Nhưng cũng ngán ngẩm thay những ông "trí ngủ" nhà mình bây giờ.

    Trả lờiXóa
  19. Được cử đi sứ đã là một vinh dự và trách nhiệm nặng nề. Hoàn thành sứ mệnh không làm quốc thể, quân vương bị nhục đấy mới là bậc đại trí, anh hùng. Giang Văn Minh là một bậc trí nhân kiệt xuất dẫu có chết cũng để lại tiếng vang ngoài cõi biên ải...

    Khấp Giang Chánh sứ

    泣 江 正 使

    銅 柱 至 今 苔 以 綠
    藤 江 自 古 血 猶 紅
    明 朝 愧 赧 解 大 膽
    不 辱 君 王 使 雄 英

    Đồng trụ chí kim đài dĩ lục (1)
    Đằng Giang tự cổ huyết do hồng (2)
    Minh triều quý nản giải đại đảm (3)
    Bất nhục quân vương sứ hùng anh (4)

    Dịch:
    Khóc Chánh sứ Giang Văn Minh

    Cột đồng mấy thủa rêu còn xanh
    Đằng Giang từ trước máu nhuộm hồng
    Minh triều thẹn quá phanh xem mật….
    Làm vua không nhục đấng anh hùng
    .........
    (1)câu của vua Minh
    (20 Đối của Giang Văn Minh
    (3) Vua Minh lệnh mổ bung xem gan mật sứ Nam lớn mức nào
    (4)Câu Vua ban tặng cho Ông: “Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng” (tức là Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ).
    Huy Lê

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sao những bài như thế này không cho vào sách giáo khoa mà dậy cho con trẻ, cảm ơn tác giả, cảm ơn TS Diện đã cho tôi biết thêm về một vị anh hùng của dân tộc, người VN phải thế này chứ

      Xóa
  20. Hay quá bác Diện ơi. Câu này lên mạng Tàu sẽ đọc được. Để phổ thông cho dân Tàu đọc bác nên viết thêm chữ hiện đại, vì dân Tàu mù chữ nhiều hơn dân ta, chữ cổ có khi đọc không được hì hì...

    Trả lờiXóa
  21. Bác nên nhờ một ai viết đẹp, viết một bức đề tặng BNG. Nếu cần tặng luôn cho ĐSQ của china tại Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  22. Chắc ông Hồ Xuân Sơn đọc câu chuyện này trước khi đi xứ Trung Quốc vừa rồi nên mới "đồng thuận" với "bạn".

    Trả lờiXóa
  23. Phố Giang Văn Minh, Phố Tản Đà, Khuông Việt, Phan Huy Chú vv... được đặt tên ở Hà Nội. Vậy mà ở Sơn Tây, quê hương Xứ Đoài của các cụ lại không đặt tên. Buồn không!

    Trả lờiXóa
  24. Bạn hiền ơi!
    Cho đăng lại bài hát "Đánh dập đầu bọn bành trướng Bắc kinh" đi.

    Trả lờiXóa
  25. Bác Diện ơi!
    Wiki có tí sai về năm mất của cụ Giang Văn Minh: 1573 - 1638. Ngay trong bài cũng nói cụ bị hại vào ngày 2- 6- 1639.

    Trả lờiXóa
  26. Giá cái anh chàng Hồ Xuân Sơn vừa rồi có được một tí khí phách của cụ Giang thì đất nước này mát mặt biết bao!
    "Hổ phụ sinh cẩu tử"

    Trả lờiXóa
  27. XIN LỖI
    Không ngờ vua Minh ngày xưa bạo tàn và chẳng biết chút phép tắc ngoại giao như vậy.

    Bộ ngoại giao Trung quốc ngày nay mới biết chuyện này, thôi thì xin lỗi nhân dân Việt Nam và con cháu ông Giang.

    Trả lờiXóa
  28. Cách giật tít của anh Diện "gây sốc" quá. Anh học cách giật tít từ báo lề phải lúc nào mà nhanh thế?

    Trả lờiXóa
  29. Bác Dįên làm ön cho em xin cái hình chụp câu đôí cůa Cụ Giang Vān Minh đüơc không?
    Em đįnh chů nhât này dán trúơc dsq Tìu ö London.
    Thanks Bác.

    Trả lờiXóa
  30. làm sao để mang những trang sử oai hùng của VN đến cả những người dân bình thường?. Tôi đồ rằng 90% người dân sống trên phố Giang Văn Minh (hoặc các phố mang tên các anh hùng dân tộc khác) không hiểu rõ lịch sử của nhân vật được đặt tên trên phố của mình. Tôi có ý tưởng làm một dự án đưa những thông tin ngắn gọn về nhân vật lịch sử như Cụ Giang Văn Minh gắn ở hai chiều phố, trong bối cảnh này, chúng ta sẽ tập trung làm ở những tuyến phố mang tên các nhân vật lịch sử có tinh thần dân tộc cao, chống lại ảnh hưởng của Tàu. Tôi sẽ đi tìm nguồn tài chính.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người Pháp luôn có đôi hàng về danh nhân được đạt tên đường phố ở Paris và có lẽ trên toàn nước Pháp . Tôi rất hoan nghênh ý kiến của Nguyen Van .

      Xóa
  31. Lần đầu tiên cháu biết cụ Giang Văn Minh là ai! Cảm ơn bác ạ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hic, bạn này chắc trẻ tuổi mới xưng cháu. Tôi đã U-50 rồi, năm ngoái đọc bài này trên blog bác Tễu mới "lần đầu tiên biết cụ Giang Văn Minh là ai". Xấu hổ cho tôi quá!

      Xóa
  32. CHÍNH QUYỀN TRUNG QUỐC TỪ XƯA ĐẾN NAY CHẲNG BAO GIỜ TỐT ĐẸP VỚI VIỆT NAM. TRONG THỜI CHIẾN TRANH CHỐNG MỸ - NGỤY VÀ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI MƠ TƯỞNG Ở MIỀN BẮC, TRUNG QUỐC CÓ GIÚP TA XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT NGỌT (MÌ CHÍNH). TUY NHIÊN CHÍNH QUYỀN TRUNG QUỐC CẤM ĐOÀN CHUYÊN GIA TIẾT LỘ CÁCH THỨC LÀM BỘT NGỌT DẠNG RẮN NHƯ BÂY GIỜ CHÚNG TA THƯỜNG ĂN, BỘT NGỌT SẢN XUẤT RA CHỈ Ở DẠNG DUNG DỊCH LỎNG. CÓ MỘT CHUYÊN GIA TRUNG QUỐC RẤT MẾN ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM, TRỌNG CÁI NGHĨA TÌNH NGƯỜI VIỆT ĐỐI ĐÃI NÊN ĐÃ BÍ MẬT TIẾT LỘ CÁCH THỨC CHẾ BỘT NGỌT DẠNG RẮN. KHI VỀ ĐẾN BIÊN GIỚI TRUNG QUỐC THÌ NGƯỜI CÁN BỘ NÀY ĐÃ BỊ CHÍNH QUYỀN TRUNG QUỐC RA LỆNH SÁT HẠI DÃ MAN.
    TRƯỜNG HỢP THỨ HAI, TRUNG QUỐC CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ GIÚP TA XÂY DỰNG NHÀ MÁY NHUỘM VẢI. SAU KHI HOÀN THÀNH ĐI VÀO CHẠY THỬ THÌ KHÔNG NHUỘM RA ĐƯỢC MÀU NHƯ Ý MUỐN, MÀU NHUỘM BỊ NHÒE, DỄ BAY MÀU. CŨNG TƯƠNG TỰ NHƯ TRƯỜNG HỢP TRÊN, MỘT CHUYÊN GIA TRUNG QUỐC KHÁC BÍ MẬT TIẾT LỘ CÔNG THỨC NHUỘM MÀU VẢI VÀ CHÚNG TA SẢN XUẤT THÀNH CÔNG. NGƯỜI CHUYÊN GIA NÀY SAU ĐÓ CŨNG BỊ CHÍNH QUYỀN TRUNG QUỐC RA LỆNH GIẾT CHẾT VÌ TỘI TIẾT LỘ BÍ MẬT SẢN XUẤT.

    CÂU CHUYỆN THẬT 100%, TÔI NGHE TỪ BỐ TÔI KỂ LẠI, NẾU AI CÓ TƯ LIỆU, BIẾT TÊN TUỔI NHỮNG NGƯỜI NÀY...CỤ THỂ XIN ĐƯA LÊN CHO ĐỒNG BÀO THAM KHẢO VÀ ĐỂ THẤY RÕ ÁC TÂM CỦA CHÍNH QUYỀN TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM HẾT ĐỜI NÀY SANG ĐỜI KHÁC LÀ KHÔNG ĐỔI.

    ĐỒNG BÀO.

    Trả lờiXóa
  33. Nhìn tư thế mấy ông lãnh đạo bây giờ với ngoại bang , mà thấy xấu hổ với tiền nhân!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thời bây giờ ông nào cũng phải có lưng tôm thì mới được vào "guy hoặt" , còn lưng thẳng loại ngay từ đầu. Nước mình nó khốn thế , bạn ạ!

      Xóa
  34. Đọc chuyện này tôi rớm nước mắt thương và cảm phục người anh hùng dân tộc. Nước ta tuy nhỏ nhưng không phải là nhược. Hào kiệt thời nào cũng có. Mong sao đừng để đứt gãy Giang Sơn.
    Đọc và tiếc quá anh Diện ơi, cách đây 3 năm tôi có qua ngôi nhà (trong ảnh chụp này) nhưng không biết để vào thắp nén hương tưởng niệm Cụ - người anh hùng Giang Văn Minh - một trí thức, một nhân cách, một người anh hùng của Đại Việt.
    Cảm ơn TS NXD !

    Trả lờiXóa
  35. Mời quý vị xem những bức ảnh giới thiệu 13 bộ phim bị cấm ở TQ sắp được đưa ra chiếu tại lên hoan phim Hamburg: www.spiegel.de/kultur/kino/verbotene-filme-aus-china-beim-filmfest-hamburg-a-1055316.html

    Trả lờiXóa
  36. Có một bài đáng đọc bàn về Giang Văn Minh. Mời chư vị cùng đọc để thảo luận.
    https://levinhhuy.wordpress.com/2015/05/15/giang-van-minh-vi-su-gia-bat-nhuc-quan-menh/

    Trả lờiXóa
  37. Bạch Đằng giang máu tươi còn loang đỏ.
    Ải Chi Lăng vẫn như chiếc gọng kìm.
    Gò Đống Đa mồ chôn quân bay đó.
    Sóng Vân Đồn người còn nhớ hay quên.

    Trả lờiXóa
  38. Cách đây khoảng năm , bảy năm ...khi dạy về nhân vật Lịch sử Giang Văn Minh ( Sách Tiếng Việt lớp 5 , Tập 2 ) các em và cả tôi rất cảm phục vị sứ thần anh hùng này , nhất là những giọt nước mắt và bài điếu của vua Lê trước linh sàng vị sứ thần này khiến thầy trò chúng tôi cảm thấy nao nao trong dạ !
    Còn sứ thần ngày nay...? Có ai không ?

    Trả lờiXóa
  39. Tôi đã rất nhiều lần đọc câu chuyện bi tráng của thám hoa Giang Văn Minh.
    Cứ mỗi lần đọc là mắt lại rớm lệ.
    Lại càng khinh bỉ những kẻ ngay cả tên của giặc cũng không dám gọi.

    Trả lờiXóa
  40. Một hành động hèn hạ, xem thường luật lệ quốc tế và bang giao quốc tế của người Trung Quốc.

    Trả lờiXóa