Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2011

RFA: BÍ MẬT ĐỒNG THUẬN VIỆT NAM TRUNG QUỐC?

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2011-07-01

Trở về từ cuộc họp 25/6 ở Bắc Kinh với tư cách Đặc phái viên của lãnh đạo cấp cao VN, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã trả lời báo chí nhưng lại là một văn bản hỏi đáp do TTXVN phổ biến hôm 27/6 và tất cả các báo đã đăng lại.


AFP photo
Khoảng 200 người Việt Nam sống tại Tokyo biểu tình tại một công viên,
lên án Trung Quốc vào ngày 25/6/2011

Trước đó, truyền thông Việt Nam phổ biến thông tin báo chí chung Việt Nam Trung Quốc nhưng chẳng chứa đựng điều gì, trên các diễn đàn mạng dư luận rất bức xúc.

Văn bản thông tấn xã lần này có nhiều thông tin hơn về nội dung cuộc gặp gỡ giữa thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn và ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc đặc trách đối ngoại. Tuy nhiên dư luận lại càng xôn xao hơn với trích dẫn lời ông Hồ Xuân Sơn nói rằng: “Đề nghị hai bên thực hiện nghiêm túc thỏa thuận của cấp cao hai nước, không có những việc làm gây phức tạp thêm tình hình, không để vấn đề Biển Đông ảnh hưởng đến quan hệ hai nước.”

Công hàm Phạm văn Đồng

Tối 28/6, Tân Hoa Xã đưa lên mạng bản tin Anh ngữ, theo đó Bắc Kinh hy vọng Hà Nội sẽ thực hiện những gì hai bên đạt được trong chuyến công cán tại Trung Quốc của thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn, được hiểu là Trung Quốc kêu gọi Việt Nam thực hiện điều gọi là sự đồng thuận.

Ngoài ra Tân Hoa Xã còn nhắc lại tư liệu lịch sử, theo đó năm 1958 khi Trung Quốc công bố chủ quyền các đảo ở  biển Nam Trung Hoa (Biển Đông Việt Nam) Thủ tướng Việt Nam ông Phạm Văn Đồng đã gởi công hàm ngoại giao bày tỏ sự đồng thuận với Thủ tướng Trung Quốc lúc đó là ông Chu Ân Lai. Có hay không sự đồng thuận Hà Nội-Bắc Kinh trong quá khứ cũng như hiện tại. Đây chính là điều người dân cần được thông tin.

Trả lời phỏng vấn của Nam Nguyên, Nhà sử học nhiều uy tín Dương Trung Quốc cũng là đại biểu Quốc hội Khóa 12 từ Hà Nội nhận định:
000_ARP2418787-250.jpg
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (T) và Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng tham dự lễ kỷ niệm Chủ tịch Hồ Chí-Minh trở về Hà Nội vào ngày 15 Tháng 1 năm 1955. AFP 

“Chuyến đi Trung Quốc của Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn, tôi nghĩ đấy là một động thái ngoại giao bình thường làm sao cho tình hình bớt căng thẳng, trước hết để cho Trung Quốc đừng tiếp tục những hành động có tính chất như vậy.

Còn nội dung thông báo chính thức hai bên có khác nhau, tôi nghĩ đối với TQ đây là chuyện bình thường họ là như vậy mà thôi.

Đúng là có một số chi tiết làm cho công luận bức xúc cần được xác minh xem là đúng hay không đúng, về việc có đúng nội dung hai bên thỏa thuận không thì tôi nghĩ hai bên thỏa thuận những vấn đề chung thôi, còn những cách đặt vấn đề như kiểu Trung Quốc nhắc lại thỏa thuận của ông Phạm Văn Đồng cách đây 50 năm, tôi nghĩ rằng Trung Quốc cố tình khai thác và lợi dụng chi tiết này.

Việc này không phải lần đầu, đã từng có thời kỳ văn bản này được phát tán ở vùng Chợ Lớn TP.HCM một cách khá rộng rãi và bừa bãi. Chúng tôi nghĩ là Trung Quốc luôn luôn lợi dụng chi tiết ấy để xuyên tạc.”

Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc thêm rằng, ông đã đọc bài trả lời của ông Lưu Văn Lợi, người từng hoạt động ngoại giao trong thời kỳ liên quan tới sự kiện này, theo đó đã giải thích rất rõ, đây chỉ là ý kiến của ông Phạm Văn Đồng đối với tuyên bố của Trung Quốc về lãnh hải của họ vào thời điểm đang có xung đột ở eo biển Đài Loan, chứ nó hoàn toàn không có một chi tiết nào mà nói đến Hoàng Sa và Trường Sa cả. Trung Quốc cố gắng giải thích theo cách của họ và đúng là một xuyên tạc.

Đại biểu Dương Trung Quốc nhấn mạnh:

“Hơn nữa về mặt pháp lý quốc tế thì cách đây hơn 50 năm, theo tinh thần hiệp định Geneve, thì ở phía Nam vĩ tuyến 17 là thuộc chủ quyền của chính phủ VNCH, cho dù lúc đó Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa đang xung đột đi chăng nữa, như thế không gian liên quan đến Hoàng Sa Trường Sa nằm trong không gian thuộc chủ quyền VNCH. Như thế tuyên bố của ông Phạm Văn Đồng đề cập tới Hoàng Sa Trường Sa về nguyên tắc mà nói chủ quyền và tuyên bố có giá trị pháp lý là không phải của Hà Nội mà là của Saigon.
Chuyện Trung Quốc bây giờ nhắc lại chuyện 50 năm trước thì hoàn toàn phải đặt cho đúng vào bối cảnh lịch sử lúc đó.
ĐB Dương Trung Quốc
Nói như thế hoàn toàn không có nghĩa phân chia lãnh thổ Việt Nam bởi vì Hiệp định Geneve qui định nước Việt Nam là một quốc gia thống nhất. Nhưng thực thi quyền hạn của mình theo luật quốc tế thì tôi nghĩ rằng Hoàng Sa Trường sa vào thời điểm đó nằm trong khu vực mà chính quyền VNCH là người phát ngôn có đủ tư cách pháp nhân nhất. Vì thế chuyện Trung Quốc bây giờ nhắc lại chuyện 50 năm trước thì hoàn toàn phải đặt cho đúng vào bối cảnh lịch sử lúc đó."  

Công khai minh bạch 

.

danluan-200.jpgLuật sư Trần Vũ Hải ở Hà Nội nói với chúng tôi là ông có đọc bản tin Tân Hoa Xã và người dân Việt Nam có quyền đòi Nhà nước phải thông tin minh bạch về các vấn đề sinh tử của đất nước. LS Trần Vũ Hải nói:

“Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao là phải giải thích rõ là khi trao đổi với Trung Quốc có đúng quan điểm như Tân Hoa Xã loan báo hay không. Trước mắt phải khẳng định điều đó hay là Tân Hoa Xã theo cái truyền thống làm như thế liên quan tới Biển Đông mà không phản ánh đúng quan điểm của Việt Nam đã trình bày trong buổi đó.

Thư Ngoại giao ngày 14/9/1958 có đóng dấu ký tên Thủ tướng Phạm Văn Đồng (ảnh bên).

Tôi nghĩ là ông Hồ Xuân Sơn và Bộ Ngoại giao qua người phát ngôn cần phải giải thích rõ cho công luận vấn đề này. Chúng tôi nghĩ rằng người dân có quyền như vậy, có quyền thảo luận về những vấn đề chung của đất nước và đây là điều cá nhân tôi cho rằng phải giải thích.

Nếu không giải thích sẽ bị hiểu nhầm bất lợi về nhiều thứ. Nhưng tôi nghĩ rằng, sẽ có nhiều người đích thân yêu cầu Bộ Ngoại giao phải giải thích về vấn đề này, Tân Hoa Xã có nói đúng hay họ xuyên tạc để có quan điểm rõ ràng.”

Chúng tôi truy cập trên mạng và xem được cái gọi là Thư Ngoại giao ngày 14/9/1958 có đóng dấu ký tên của Thủ tướng Phạm Văn Đồng mà Bắc Kinh từng kỷ niệm 50 năm sự kiện này hồi 2008. Chúng tôi xin trích đọc nguyên văn: 

“Thưa đồng chí Tổng lý,
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt nam dân chủ cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mối quan hệ với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trên mặt bể.
Chúng tôi xin gửi đồng chí Tổng lý lời chào trân trọng. Ký tên Phạm Văn Đồng, Thủ tướng Chính phủ Nước Việt-nam Dân chủ Cộng hòa.” 

Nhiều nhà phân tích cho rằng nội dung Thư Ngoại giao của ông Phạm Văn Đồng không đề cập tới vấn đề lãnh thổ, cũng không nói gì đến vấn đề các quần đảo ở Biển Đông Việt Nam.

Được yêu cầu nhận định về việc dư luận bức xúc đối việc Nhà nước không công khai chuyện có sự đồng thuận hay không đối với Trung Quốc về vấn đề chủ quyền Biển Đông. Luật sư lão thành Trần Lâm nguyên thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao từ Hà Nội phát biểu:

“Cái công hàm ấy tôi được đọc cách đây ba bốn năm rồi không phải mới đây, người ta bảo cái công hàm ấy không có giá trị. Bây giờ Trung Quốc cứ nói là có giá trị. Theo suy nghĩ của tôi Trung Quốc muốn song phương thôi, tức là nó và Việt Nam thỏa thuận với nhau thôi, rồi là nó làm cái giàn khoan 700 triệu USD thật ghê gớm lắm, nó bảo nó để ở Biển Đông, nó sẽ để vào quần đảo của ta chứ ở đâu nữa.
Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao là phải giải thích rõ là khi trao đổi với Trung Quốc có đúng quan điểm như Tân Hoa Xã loan báo hay không.
Luật sư Trần Vũ Hải
Chuyện này hiện nay cũng mắc mứu lớn lắm. Việt Nam nói chuyện ông Phạm Văn Đồng chỉ là một chuyện vui vẻ thôi chứ nó không có giá trị pháp lý gì. Bây giờ Mỹ không mạnh nữa, ngay với Philippines bây giờ Mỹ cũng nhẹ nhàng rồi.”

Theo VnExpress bản tin trên mạng ngày 30/6, ông Lê Văn Nghiêm Cục trưởng Thông tin đối ngoại nhìn nhận là đã học được bài học qua vấn đề Biển Đông. Đó là trong mọi trường hợp phải chủ động thông tin, không thông tin, hoặc thông tin không kịp thời, không đầy đủ thì coi như nhường trận địa thông tin cho đối phương.

14 nhận xét :

  1. Tôi mạo muội xin có một đôi lời phản biện một số ý của bài viết trên - đặc biệt đối với nhà sử học DTQ (phản biện thôi chứ tôi căm bạn tàu lắm )
    1. Nói công hàm NG của PVD không có giá trị .
    Thế văn bản loại nào mới có giá trị ? Thủ tướng ký mà không có giá trị sao ? Nếu bảo các chữ ký của DM ,VVK , PVK,NTD... không có giá trị thì chắc sẽ vô tù như chơi.Nếu ông PVD gửi thư cho CAL với tư cách bạn bè thân mật thì ko có giá trị , đằng này ký với danh nghĩa TT gửi cho Tổng lý thì ko phải là chuyện chơi được.Người vệt thường lý luận theo tình cảm , trong chuyện này cũng vậy "nói chuyện vui vẻ?!" song thế giới họ nói theo lý mà theo lý thì VN trong trường hợi này hơi đuối rồi.
    2.Ông DTQ nói :"Nhưng thực thi quyền hạn của mình theo luật quốc tế thì tôi nghĩ rằng Hoàng Sa Trường sa vào thời điểm đó nằm trong khu vực mà chính quyền VNCH là người phát ngôn có đủ tư cách pháp nhân nhất. Vì thế chuyện Trung Quốc bây giờ nhắc lại chuyện 50 năm trước thì hoàn toàn phải đặt cho đúng vào bối cảnh lịch sử lúc đó." Đây mới là cái chết vì ông DTQ đã công nhận VNCH như một quốc gia có chủ quyền .Thế thì ta đánh Mỹ , Giải phóng MN là giải phóng ai khỏi các gì? Hay là xâm lược một quốc gia có chủ quyên?
    Đã phân tích thì phải tính toán trên nhiều phương diện đề nếu không sẽ vướng , càng giải thích càng vướng, càng lập luận càng bao biện.

    Trả lờiXóa
  2. DÂN BIẾT, DÂN BÀN, DÂN KIỂM TRA! Khẩu hiệu này cho vui chăng ?

    Trả lờiXóa
  3. Rõ ràng là Bộ Ngoại giao VN đang lúng túng, chưa thấy quan chức ngoại giao nào chính thức trả lời và bình luận về bản tin của Tân hoa xã. Sự im lặng của VN sẽ đẩy sự nghi ngờ, lòng căm phẫn trong dân chúng và một điều quan trọng nữa là gây nghi ngờ từ các nước trong khu vực.

    Trả lờiXóa
  4. Trung quốc muốn "đồng thuận" và chỉ đạo lãnh đạo Việt Nam chấn chỉnh dư luận thì nhân dân càng phải biểu tình. Đừng nghe ngóng các cử động của chính quyền, hãy thể hiện ý chí của nhân dân độc lập với ý muốn của chính quyền và của ngoại bang xấc xược.

    Trả lờiXóa
  5. Kính gửi bác Diện:
    Đã có bản dịch tiếng Nga hoàn chỉnh, một công trình tập thể nên không chê vào đâu được nữa. Mong bác xử lý, thay bản dịch cũ nhé. Cám ơn bác!

    Trả lờiXóa
  6. ông Lê Văn Nghiêm Cục trưởng Thông tin đối ngoại nhìn nhận là đã học được bài học qua vấn đề Biển Đông---> học rồi thì áp dụng ngay đi chứ chờ gì nữa

    Trả lờiXóa
  7. Nếu phía TQ nói những điều "trời ơi đất hỡi không liên quan gì đến ta thì ta "chẳng rỗi hơi đâu" mà dây dưa với kẻ "không có liêm sĩ này",những kẻ chuyên"không nói có",vu cáo đặt điều. Nhưng khi TQ (nhà cầm quyền) đã đưa ra những điều "nguy hại" đối với chúng ta: ly gián dân ta và chính phủ ta,ly gián nước ta với cộng đồng thế giới như "ta thỏa thuận đàm phán song phương","thỏa thuận không cho phía thứ ba can thiệp vào"... Rõ ràng toàn là những "vấn đề kinh thiên động địa" Tôi nghĩ nhà nước ta không thể nào "không là minh bạch "các vấn đề này. Tôi không hiểu rằng các vị ở Bộ Ngoại Giao có biết là bất kỳ một ai cũng hiểu rằng "IM LẶNG LÀ THỪA NHẬN". Người dân chúng tôi phải hiểu như thế nào đây nếu các vị có trách nhiệm "không lật tẩy" lũ người "ăn gian nói dối" chuyên hại người lành

    Trả lờiXóa
  8. Bộ NG cần thông tin trung thực để nhân dân biết. Nếu không mọi chuyện sẽ rất tồi tệ!

    Trả lờiXóa
  9. Nếu quả thực có sự thỏa thuận, đồng thuận bí mật nào đó, thì đấy là "dưới gầm bàn", sau lưng, hay "trên lưng" của dân tộc Việt nam. Dân tộc Việt nam không đồng ý, không cho phép bất kỳ sự thỏa thuận nào mà người dân không được biết và đồng ý, đặc biệt đấy là những thỏa thuận đẫn đến làm tổn hại đến quyền lợi chung của dân tộc, làm mất đi chủ quyền lãnh thổ lãnh hải của tổ tiên. Việc các tổ chức, cá nhân, nhóm người, hay đảng phái nào đó sử dụng quyền lực riêng của mình, hay lợi dụng sự tin tưởng (ngây thơ) của người dân để thực hiện hay ủng hộ, tạo điều kiện cho điều này nhằm tìm kiếm lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, lợi ích đảng phái ích kỷ, sẽ là tội ác và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước nhân dân, trước dân tộc, tổ quốc, và phải bị trừng trị. Chúng ta muốn hòa bình, không ai thích chiến tranh cả. Nhưng một khi buộc phải cầm súng, chúng ta sẵn sàng. Điều đấy ai cũng ý thức được. Khôn khéo tránh được đụng độ là tốt nhất, là khôn ngoan nhất trong lúc này, nhưng không phải là dựa trên những thỏa thuận ngầm, những cuộc "đi đêm" mang tính che mắt, lừa phỉnh nhân dân (vì mối lợi ích kỷ của riêng nhóm, tổ chức hay đảng phái) và làm phương hại đến quyền lợi của dân tộc nói chung, chủ quyền của quốc gia nói riêng. Việc thỏa thuận riêng giữa các đảng phái nào đó là việc riêng của họ. Đừng mang tổ quốc, dân tộc ra làm đối tượng đổi chác, mặc cả mua bán. Bất kỳ tội ác nào sớm muộn rồi cũng sẽ bị trừng trị. Đừng để lịch sử sau này có những chương đen tối của một thời. lkk

    Trả lờiXóa
  10. Có bài liên quan VN:
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/07/110701_securency_charges.shtml

    Trả lờiXóa
  11. Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện ơi!
    Đúng là luận điệu và giọng lưỡi Người Tàu. Vì thế, VN phải công khai và nói rõ cho toàn thể người VN biết về bộ mặt thật của TQ. Vn cần công khai cuộc gặp của TT Hồ Xuân Sơn với Đới Bình Quốc. Càng minh bạch thì Tàu càng sợ thế giới biết sự lắt léo, đổi trắng thay đen của họ từ xưa đến nay. Hãy học cahs ngoại giao của Bác Hồ khi xưa,trong đánh Mỹ, Mao khuyên Bác Hồ làm CM văn hóa ở VN, Bác Hồ đã nhẹ nhàng nói:"VN đánh đánh Mỹ, nếu có làm CM là CM võ hóa". Thế là Mao im ngay. Còn cứ như mấy tháng vừa qua, Đảng và Nhà nước ta, nhất là các phương tiện thông tin đại chúng im re, thì TQ sẽ tuyên truyền nói xấu về VN, như TQ đã làm. Thế đấy Bác Diện ạ!

    Trả lờiXóa
  12. mấy lâu mới tháy xuất hiện "sứ thần"CAO PHAN

    Trả lờiXóa
  13. "Quyền lợi quốc gia cao hơn ý thức hệ" câu này TS.Vũ Cao Phan nói và được đông đảo nhân dân đồng tình. Câu đó là chân lý.
    Trong lúc "dầu sôi lửa bỏng" hiện nay Nhà nước càng phải chứng minh rõ điều đó. Hay nói thẳng ra là vấn đề chế độ không quan trọng bằng "quyền lợi quốc gia", nếu cần thiết thì vẫn phải hy sinh thôi.

    Trả lờiXóa
  14. Nhân dân TQ thì cũng như nhân dân Việt Nam, yêu chuộng hoà bình, không muốn chiến tranh. Thế nhưng nhà cầm quyền TQ thì lộ rõ bản chất bành chướng, hiếu chiến.Chúng không từ bất cứ âm mưu, thủ đoạn nào để chia rẽ, lấn chiếm, dần đến xâm lược các nước nhỏ yếu hơn. Nói một đằng, làm một nẻo; đó mới là bản chất hèn hạ, tiểu nhân của nước lớn TQ. Lúc này, hơn lúc nào hết chúng ta hãy gạt bỏ mọi bất đồng; không mắc mưu TQ, đoàn kết nhà nước và nhân dân thành một khối vững mạnh, chúng ta sẽ không sợ bất cứ kẻ thù nào. Mong chính phủ hiểu rõ lòng dân.

    Trả lờiXóa