Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

VUA GIA LONG TỪNG THÂN CHINH VƯỢT BIỂN CẮM CỜ Ở HOÀNG SA

Lời dẫn của Nguyễn Xuân Diện:

Trước khi đọc bài viết Vua Gia Long 3 lần phái quân ra Hoàng Sa (Bee.net) xin cung cấp thông tin: Trên tập san The journal of the Asiatic society of Bengal, Vol VI đăng bài của giám mục Taberd, xác nhận Vua Gia Long đã thân chinh vượt biển đến Hoàng Sa vào năm 1816 và long trọng treo cờ, chính thức giữ chủ quyền quần đảo Paracels (Hoàng Sa, Cát Vàng)...

Vua Gia Long 3 lần phái quân ra Hoàng Sa 

14/06/2011 13:51:27
 
Bee.net.vn - Trong 18 năm trị vị đất nước (1802 – 1820), dù có nhiều công việc phải làm để củng cố vương triều mà khó khăn lắm mới gây dựng được, nhưng vua Gia Long cũng không quên việc phái quân ra biển đảo để khẳng định chủ quyền của vương triều đối với các đảo và quần đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa.

TIN LIÊN QUAN

Mộc bản triều Nguyễn đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV – Đà Lạt (Lâm Đồng) với nhiều nội dung phản ánh xã hội triều Nguyễn, trong đó có một số đoạn nói về việc vua Gia Long cho phái người ra quần đảo Hoàng Sa dò xét đường thủy. Có tất cả 3 đoạn trích về việc này được phản ánh qua Mộc bản.

Mộc bản sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ”, quyển 22, trang 2, năm Gia Long thứ 2 (1803) chép: “Tháng 7, Lấy Cai cơ Võ Văn Phú làm Thủ ngự cửa biển Sa Kỳ, sai mộ dân ngoại tịch lập làm đội Hoàng Sa”.

Mô tả ảnh.
Bản dập Mộc bản nói về vua Gia Long cho mộ dân bổ sung vào đội Hoàng Sa

Mộc bản sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ”, quyển 50, trang 6, năm Gia Long thứ 14 (1815) chép: “Tháng 2, sai đội Hoàng Sa là bọn Phạm Quang Ảnh ra đảo Hoàng Sa thăm dò đường biển”.
Mô tả ảnh.
Bản dập mộc bản nói về vua Gia Long phái Phạm Quang Ảnh ra đảo Hoàng Sa dò xét đường biển

Mộc bản sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ”, quyển 52, trang 15, năm Gia Long thứ 15 (1816) chép: “Tháng 3, sai thủy quân và đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa để thăm dò đường thủy”.
Mô tả ảnh.
Bản dập Mộc bản nói về vua Gia Long phái thủy quân ra Hoàng Sa đo đạc thủy trình
Gia Long là vị vua đầu tiên của vương triều Nguyễn. Ngay từ khi lên ngôi, mặc dù Vương triều còn rất nhiều khó khăn, công việc bộn bề nhưng ông đã thể hiện một tầm nhìn rất xa đối với chủ quyền biển đảo - phần lãnh thổ không thể tách rời với đất liền - và không quên việc phái quân ra biển đảo để khẳng định chủ quyền của vương triều đối với các đảo và quần đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa.

Khắc Niên – Khắc Lịch
Nguồn: Bee.net.vn.



21 nhận xét :

  1. ông cha đã ra công gắng sức như vậy, con cháu phải nỗ lực giữ gìn...

    Trả lờiXóa
  2. 1.Không duy trì văn hóa Hán Nôm thì một ngày không xa thế hệ sau sẽ chẳng biết gì về lịch sử oai hùng của cha ông ta!
    2.GIA LONG là một vị vua có công đầu trong gầy dựng một Nước Việt Nam thịnh trị bằng pháp trị qua Luật Gia Long giai đoạn Triều Nguyễn, nhưng trớ trêu thay sau 1975 tên đường và tên trường Gia Long đã bị đỗi thành tên.
    3.Vì 2 lẻ trên không khéo nhiều thanh thiếu niên thế hệ ngày nay sẽ không biết gì về Vua Gia Long nhưng lại rất rành về vua Càng Long.

    Trả lờiXóa
  3. Theo em nghĩ thì chứng cứ bên ta đưa ra đã quá đầy đủ rồi. Chỉ có một cái còn chưa mạnh lắm là cần có văn bản nào của thời đó xác nhận Lý Sơn và Hoàng Sa là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Vì theo em thấy một trong những lý lẽ của phía Tàu đưa ra là địa danh Hoàng Sa để chỉ Cù Lao Chàm và Cù Lao Ré (Lý Sơn). Lập luận của ta phản bác lại ý này của họ chủ yếu tập trung ở hai mảng:
    - Số ngày từ đất liền ra Hoàng Sa (ba ngày).
    - Sự thiếu chính xác của các bản đồ thời xưa (nhất là trong Đại Nam Nhất thống toàn đồ).
    Có thể em chưa biết hết nhưng hầu như ta chưa phản biện được trực tiếp ý này của họ. Tức là có văn bản nào xác định Hoàng Sa và Lý Sơn là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Nếu có văn bản đó thì chủ quyền của ta ở Hoàng Sa là “bất khả tranh biện” và cái chuyện “công hàm” gì đó chỉ là… muỗi. Còn những bằng chứng về đội Hoàng Sa hay về vua Gia Long thân chinh theo thiển nghĩ của em chỉ củng cố them niềm tin về chính nghĩa thôi. Vài lời nông nổi xin các bác đừng chửi.

    Trả lờiXóa
  4. Tất cả những tác phẩm của Việt Nam đã phân biệt một cách rõ rệt giữa Hoàng Sa và những đảo cận bờ ở miền Trung Việt. Trong Phủ Biên Tạp Lục, nhà bác học Lê Quí Ðôn đã ghi rõ rằng Ðại Trường Sa ở về phía bên kia của đảo Ré và để đi đến đó phải mất ba ngày và ba đêm.

    Bản đồ Ðại Nam Nhất Thống Toàn Ðồ cũng có vẽ Hoàng Sa Vạn Lý Trường Sa ở về phía bên kia các đảo cận bờ như cù lao Chàm, cù lao Ré, cù lao Xanh (Puolo gambi), cù lao Thu (Poulo Cécir de mer) v.v…

    Mặc khác, những người cầm quyền Trung Quốc đã bóp méo bài viết năm 1837 của linh mục J.L. Tabert để cho rằng quần đảo Hoàng Sa mà linh mục này đề cập chỉ là ”những đảo và dãi cát gần bờ thuộc miền Trung Việt Nam”. Những người này không biết thật hay là giả đò không biết ? Bởi vì năm sau, 1838, Linh mục Tabert cho in bản đồ An Nam Ðại Quốc Họa Ðồ trong quyển Tự Ðiển Latin Việt (Dictionarium Latino Anamiticum) và trên bản đồ này, phía ngoài của những đảo chánh ven bờ thuộc miền Trung Việt Nam như là cù lao Chàm, cù lao Ré, cù lao Xanh, cù lao Thu v.v… có vẽ một cách minh bạch “Paracel seu Cat Vang”. Như vậy là linh mục Tabert đã phân biệt một cách rõ rệt giữa quần đảo Hoàng Sa ở giữa Biển Ðông với những đảo cận bờ của miền Trung Việt Nam. Hầu như tất cả những bản đồ của những nhà hàng hải Tây Phương vào các thế kỷ thứ 16, 17, và 18 đều vẽ Pracel hay Parcel trong vùng của các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hôm nay, và chúng ở cách xa những đảo cận bờ của miền Trung Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  5. Kts Trần Thanh Vânlúc 08:09 15 tháng 6, 2011

    Đây là một công lao lớn của Vua Gia Long và trước nữa là cụ Tổ Nguyễn Hoàng. Bởi thế mới có 4 câu thơ rất hay của tướng Huỳnh Văn Nghệ tặng các Chúa Nguyễn:

    Ai về ngoài đó ta đi với.
    Thăm lại non sông giống Lạc Hồng.
    Từ thủa mang gươm đi dựng nước.
    Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long.

    Rất tiếc, khi đã lên ngôi Hoàng đế rồi, có thể về "ngoài đó" được rồi, Vua Gia Long không về, lập Kinh đô ở Huế ( chỉ là chốn dung thân ) lại còn đập tan Hoàng Thành Thăng Long và năm 1831 vua Minh Mạng còn đổi tên TỈNH HÀ NỘI, trong sông. Tên Thăng Long mất đi là một tổn thất lớn cho dân tộc ta.
    Chính bởi vậy, các vua Nguyễn đời sau dần dần trở nên hèn hạ và dẫn đến đất nước rơi vào tay người Pháp ngót 100 năm.
    Đến đời nay, các Vua ngày nay đã ở "ngoài đó" rồi, nhưng vẫn lưu luyến hai chữ Hà Nội, cho nên vẫn còn những kẻ hèn hạ và vẫn luẩn quẩn trong sông. Họa mất nước vẫn đang đe dọa.
    Chỉ có cách trở về với hai chữ THĂNG LONG. Khí thế mới hừng hực sục sôi và cả nước mới đồng lòng.

    Trả lờiXóa
  6. Luận-lý khoảng cách và số lượng đảo của người Việt lúc xưa như Đỗ-Bá, Lê-quý-Đôn không hoàn-toàn sai lạc quá đáng như cách-thức xuyên-tạc của người Trung-Hoa khi cho rằng Bãi Cát Vàng trong sách cổ Việt-Nam không phải là quần-đảo Hoàng-Sa ngày nay. Lý-luận của họ thật ngoan-cố hay kiến-thức hàng-hải của họ ấu-trĩ khi nói rằng thuyền đi một vài ngày làm sao tới được Hoàng-Sa.

    Các nhà hàng-hải ngoại-quốc như Pierre Paris (1942), J. B. Piétri (1949) cho biết ghe thuyền chạy buồm Việt-Nam xưa nay có vận-tốc rất cao, vượt các tàu thuyền Âu-châu đồng thời. Chiến-thuyền thời chúa Nguyễn đã chứng tỏ luôn luôn chiếm ưu-thắng về vận-tốc khi hải-chiến. Hải-quân Việt nhiều lần đánh đuổi tàu Hòa-Lan (năm 1644) cũng như đã từng trước đó đánh chìm hai tàu của họ (năm 1643) nhờ chạy nhanh.

    Sự thật rành rành, Tri-Tôn là một trong các đảo Hoàng-Sa chỉ cách bờ đất Trung-Việt có 135 hải-lý, cách bìa Cù-Lao Ré 121 hải-lý. Các đội Hoàng-Sa đặt căn-cứ và xuất-phát từ Cù-lao-Ré. Khi thuận buồm, suôi gió, với vận-tốc 12 gút (hl/giờ), cơ-hội cho những ghe bầu Việt vượt khoảng này trong vòng nửa ngày không phải không có.

    Ngay trong những sách cổ cũng nói là thuyền ta đi từ Quảng-Ngãi đến Quảng-Đông chỉ trong 3, 4 ngày. Từ bờ ra Tri-tôn khoảng cách ngắn ngủi hơn 1/6 đoạn đường kể trên. Người thời nay, có lẽ vì ít đi biển nên cho rằng việc chạy ra đảo khó khăn quá chăng? Học-giả Lê-quý-Đôn khi viết trong "Phủ-biên Tạp-lục", đã cho biết những đường giao-thương vượt biển dễ dàng hồi hai ba thế-kỷ về trước như sau: "Xứ Thuận-Quảng, đường thủy và các đường lục giao-thông với tỉnh Quảng-Nam... Còn đường biển thì hai xứ Thuận Quảng chỉ cách tỉnh Mân và tỉnh Quảng-Đông của Trung-Quốc có ba bốn ngày đường nên các tàu buôn Trung-Quốc từ xưa đến nay thường-thường tụ-tập ở hải-phận Thuận-Hóa và Quảng-Nam."

    Trả lờiXóa
  7. Bằng chứng lịch sử thì nhiều, nhưng khóa cửa ngồi nói với nhau thế này chẳng ai biết. Phải có chiến lược bài bản, dịch thuật,quốc tế hóa, công bố rộng rãi ra quốc tế.Điều này nhà nước chưa làm được. Ngược lại phía đối phương thì có cả một chiến lược bài bản, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân họ và quốc tế. Mưu sâu kế hiểm không ai bằng họ.

    Trả lờiXóa
  8. QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA LÀ BỘ PHẬN KHÔNG THỂ TÁCH RỜI CỦA ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.
    HOÀNG SA, TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM.
    SÔNG CÓ THỂ CẠN, NÚI CÓ THỂ MÒN
    NHƯNG CHÂN LÝ ĐÓ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI

    Trả lờiXóa
  9. Tôi thấy vai trò Internet ngày nay quan trọng quá . Nhờ nó mà người dân VN biết được khá nhiều sự thật !

    Đúng vậy trước đây dưới mái trường XHCN và qua báo đài tôi chỉ biết rằng Gia Long là vị vua cõng rắn cắn gà nhà : cõng Pháp về xâm lược quê hương, tôi chỉ biết Nhà Nguyễn - Chúa Nguyễn là một tập đoàn phong kiến phản động mà không nhìn thấy các mặt tích cực như mở rộng bờ cõi , thống nhất tổ quốc những cái mà tôi chỉ biết sau này nhờ Internet qua các tài liệu, các blog như blog anh ba sàm, anh NXD, quê choa và các anh em khác.

    Trước đây tôi cũng chẳn biết và phải nói quan tậm (vì nghĩ đã có Đảng và Nhà nước anh minh toan) về những vụ biên giới mất gì, biển đảo ra sao, HS và Trường Sa như thế nào ? Với tôi tất cả đều hoàn hảo dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đ.... , nhưng nhờ có Internet tôi mới hiểu ra tình hình khó khăn của VN, thật chất và âm mưu của bọn bành trướng, các sự thật về cuộc chiến HS, TS, bức công văn của Thủ tướng PVĐ, rồi vinashine, PVN, PMU18, Phim con đường đến Thắng Long, các vụ đánh đập ... và đặc biệt những ngày chủ nhật vừa qua mà tôi không thể nào biết từ báo chí chính thống mà tôi đọc.

    Tôi là người ở tỉnh nhỏ, tỉnh lẻ , thông tin chính thống không gì hơn là từ VTV, Báo Đài . Tôi cám ơn Internet đã cho tôi những kiến thức phong phú để mỗi người có đầu óc thật sự biết cách mà phán đoán để lựa chọn. Có thể có thông tin đúng và chưa đúng nhưng kinh nghiệm cho thấy hình như cho tôi nhiều thông tin chính xác và trung thực hơn những gì tôi nghe thấy được từ nguồn tin chính thống , báo đài. Dĩ nhiên để nhận được nguồn thông tin đa chiều thì cũng cần một cái giá phải trả , phải leo thành , lội suối chứ không phải dễ đối với một người không quá am tường về công nghệ thông tin cũng như những đồ nghề (toolbox) cần có.
    Vài dòng

    Trả lờiXóa
  10. Bác nào qua BBC trang diễn đàn" các rủi ro của VN trong v/đ Biển đông? "
    Tôi thấy bài viết cũng đáng để suy ngẫm

    Trả lờiXóa
  11. Thật ra về lý thì Tàu thua (chắc chắn Tàu biết điều đó), nhưng vấn đề là nó cứ ỷ to khỏe để cãi cùn và chiếm của ta. Cho nên việc chuẩn bị lý lẽ đầy đủ, đưa ra bàn dân thiên hạ toàn thế giới coi là tốt, tuy nhiên quan trọng hơn là ta phải làm ta mạnh hơn cả về kinh tế, quân sự, ngoại giao và nhất là dân chủ trong việc quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước thì mới mong đòi lại được. Tôi rất tâm đắc với ý kiến của tướng Lê Văn Cương "chủ quyền quốc gia không thể bị mặc cả [buôn bán]"

    Trả lờiXóa
  12. T.S Phạm Gia Minhlúc 14:00 15 tháng 6, 2011

    Tôi rất tán thành ý kiến của KTS Trần Thanh Vân về việc cần lấy lại tên Thăng Long cho Thủ đô nước Việt nam ta. Điều này có ý nghĩa sâu sắc đứng về góc độ Phong Thủy, đó là vì đất nước ta trải dài có hình con Rồng đang vươn ra Biển Đông, mắt nó chính là vùng đất thủ đô HN. Nếu tên thủ đô là HN ( tức là trong sông) thì đầu Rồng đâu có thể ngẩng cao mà bay lên cao, vươn ra Biển mà chỉ luẩn quẩn, bức bí nơi ao tù thôi. Huống chi nói đến chuyện bao quát biển , đảo bao la được ! Hơn thế nữa, cái tên Hà( Hà Nội) thuộc Thủy, tên Nam ( Việt Nam) thuộc Hỏa là hai khí chất tương khắc nên khó ổn định lâu dài và phải chịu cảnh chiến tranh luôn luôn.Không ngẫu nhiên kể từ khi mang tên HN năm 1831 đến nay mới có 180 năm mà đã có 80 năm Pháp đô hộ, gần 30 năm chống Mỹ, chiến tranh biên giới và hiện nay căng thẳng biển , đảo tức là 2/3 thời gian mang tên HN là không yên bình. Trong khi đó 388 năm với tên Thăng Long ( Long là Thìn thuộc Thổ ) hai triều đại Lý , Trần đã tỏa sáng và cực thịnh vượng hơn tất cả những triều đại sau này của Lê, Trịnh , Nguyễn với những cái tên Đông Đô, Bắc Thành...Lý do là Hỏa sinh Thổ nên tên đất nước hợp cách sinh khí cho thủ đô Thăng Long. Cả hệ thống hài hòa không có tương khắc từ bên trong thì đất nước thanh bình, lòng dân phấn chấn , kinh tế , ngoại giao mọi mặt gặp nhiều thuận lợi...

    Trả lờiXóa
  13. Không biết chúng ta đã có giải pháp gì để bảo quản, lưu giữ các tài liệu quý liên quan đến chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam hay không. Ngỡ đâu bọn giặc Hán nó tìm cách lấy đi hoặc phá hủy chúng thì tiếc lắm thay. Con cháu chúng ta sẽ mất những căn cứ chính đáng để giữ chủ quyền biển đảo của mình. Đấu tranh với Trung Quốc không chỉ có ngày nay mà các thế hệ sau vẫn diễn ra. Chỉ khi nào bọn giặc Hán không còn trên thế gian này thì lúc đó chúng ta mới hết cảnh giác trước họa bánh trướng của giặc phương Bắc.

    Trả lờiXóa
  14. (tiếp theo) Trên cơ sở đó, tôi nghĩ anh Diện, với tư cách là người của viện Hán Nôm, đã có học vị tiến sỹ (về Ca trù), nên tiếp tục nghiên cứu sâu về chủ đề về bằng chứng lịch sử của chủ quyền biển đảo của ta để công bố, quốc tế càng tốt, chí ít cũng ở trong nước để tăng cường nhận thức đúng đắn của toàn dân. Đặc biệt là để "sáng mắt sáng lòng" cho một số kẻ mụ mị nào đó. Vẫn biết một bài viết đăng trong nước sẽ thế nào, nhưng đó chỉ là bài viết báo kiểu "lá cải". Còn công bố học thuật lại là chuyện khác, khó có thể cấm nghiên cứu KH (dù đã có quy định gì gì đấy về một số lĩnh vực KH). Hay anh Diện làm cái bằng TS thứ hai về HS-TS đi?.lkk

    Trả lờiXóa
  15. Đức Vua Gia Long có cuộc đời bôn ba và chí anh hùng kiệt xuất. Đất nước ta có tên nước Việt Nam và có diện mạo hôm nay từ đỉnh Đồng Văn tới Mũi Cà Mau từ Hoàng Sa, Trường Sa tới Vịnh Thái Lan cũng bắt đầu từ triều đại Gia Long- Nhà Nguyễn bắt đầu từ 1803.
    Ngay từ lúc trị vì, Ông đã có tầm nhìn vượt xa các triều đại trước và sau này, ra đảo Hoàng Sa để thượng Cờ Tổ quốc, hành động ấy mang vóc dáng và tầm nhìn xuyên nhiều thế kỉ. Đến hôm nay chúng ta càng thấm thía sự việc ấy quan trọng đến mức nào và tầm vóc của Ông lớn thế nào.
    Cảm động trước sự việc này, mình mạo muội có một sáng tác kính dâng lên Đức Vua để tỏ lòng tri ân của một con dân nước Việt hậu thế kính cẩn dâng lên Người. Kính nhờ TS xem giúp...

    Gia Long thượng kì ư Hoàng sa cảm tác
    Cảm tác Vua Gia Long chào cờ ở Đảo Hoàng Sa)

    嘉隆上 旗於 黃 沙 感作

    奔 走 時 甚 貴 峰 中 海
    天 下 平 欲 乘 鯨 關 要
    風 雨 四 方 證 明 日 出
    東 域 提 攜 上 等 國 旗

    Bôn tẩu thì thậm quí phong trung hải
    Thiên hạ bình dục thừa kình quan yếu
    Phong vũ tứ phương chứng minh nhật xuất
    Đông vực đề huề thượng đẳng quốc kỳ .

    Dịch nghĩa:
    Lúc bôn tẩu mới thấy một mỏm núi giữa biển quí giá vô chừng
    Lúc lấy được thiên hạ rồi còn muốn cưỡi cá kình mới cho là quan trọng
    Bốn phương mưa gió chứng kiến cảnh mặt trời mọc
    Nơi cực đông Tổ quốc cùng đoàn tùy tùng đứng chào cờ.
    Dịch :
    Lúc bôn ba mới thấy đảo cực kì quí giá
    Bình thiên hạ rồi thỏa chí cưỡi kình ngư
    Bốn phương gió mưa trông mặt trời mọc
    Nơi cực đông kính cẩn lúc thượng cờ…
    ……………..
    Huy Lê

    Trả lờiXóa
  16. Tôi chủ trương, chống Tàu thiết thực nhất bây giờ vẫn là tuyên truyền bà con không mua hàng Tầu.
    DBND

    Trả lờiXóa
  17. Chưa có tên đường Gia Long Nguyễn Ánh đâu bạn.

    Trả lờiXóa
  18. Mới lục lại mấy bài cũ của bác Lâm Khang thấy có đề cập đến sự phân biệt rõ rang giữa Lý Sơn và Hoàng Sa.
    Trong Việt Sử Cương giám khảo lược:
    “Vạn Lý Trường Sa: Từ đảo LÝ SƠN (tục gọi là Ngoại Lao, người Trung Quốc gọi là Ngoại La) [tức Cù Lao Ré] đi thuyền về phía Đông ba ngày đêm thì đến. Nước Việt Nam ta ở buổi quốc sơ thường kén những người đinh tráng hai hộ An Hải và An Vĩnh mà lập đội HOÀNG SA để đi kiếm được những vật ngoài biển hàng năm cứ tháng Hai đi, tháng Tám về…”
    Trong Đại Nam Nhất Thống Chí:
    “Ở phía Đông đảo LÝ [Ré] huyện Bình Sơn, từ bờ biển Sa Kỳ chạy ra khơi, thuận gió, 3, 4 ngày đêm có thể đến. Trên đảo nhiều núi la liệt, tất cả hơn 130 ngọn, cách nhau hoặc một ngày đường, hoặc vài trống canh. Giữa đảo có bãi HOÀNG SA (Cát Vàng), bề dài kéo dài không biết mấy ngàn dặm, tục gọi là bãi “Vạn Lý Trường Sa”(bãi cát dài muôn dặm), trên bãi có giếng nước ngọt, chim biển tụ tập nhiều, không biết bao nhiêu mà kể…”

    Trả lờiXóa
  19. Nguyên văn trong Đại Nam Nhất Thống Chí:
    Tại LÝ ĐẢO chi đông, tự Sa Kỳ hải ngạn phóng dương thuân phong tam tứ nhật dạ khả chí, đảo thượng quần sơn la liệt phàm nhất bách tam thập dư phong, tương cách hoặc nhất nhật trình, hoặc sổ canh hứa. Đảo chi trung hữu HOÀNG SA châu diên mâu bất tri kỉ thiên lý, tục danh “Vạn lý Trường sa châu” thượng hữu tỉnh, cam tuyền xuất yên. Hải điểu quần tập, bất tri kỷ cực…
    在哩島之東,自沙圻海岸放洋, 順風三四日夜可至。島上群山羅列,凡
    一百三十余峰,相隔或一日程,或数更許島之中有黄沙洲,延袤不知几千里,俗名万里長
    沙洲上有井,甘泉出焉海鳥群集,不知幾极

    Trả lờiXóa
  20. Nguyên văn của giám mục J.L. Chaigneu
    “Nous n’entrerons pas dans l’énumération des principales iles dépendantes de la Cochinchine; nous ferons seulement observer que depuis plus de 34 ans l’archipel des Paracels nommé par les Annamites Cát Vàng ou Hoàng Sa (sable jaune) véritable labryrinthe de petits ilôts de rocs et de bancs de sable justement redoutés des navigateurs a été occupé pas les Cochinchinois.
    “Nous ignorons s’ils y ont fondé un établissement, mais il est certain que l’empereur Gia Long a tenu à ajouter ce singulier fleuron à sa couronne, car il jugea à propos d’en aller prendre possession en personne, et ce fut en l’année 1816 qu’il y arbore solennellement le drapeau cochinchinois” .

    Tạm dịch như sau:

    “Chúng tôi không đi vào việc kê khai những hòn đảo chính yếu của xứ Cochinchine. Chúng tôi chỉ xin lưu ý rằng từ hơn 34 năm nay, quần đảo Paracels – mà người Việt gọi là Cát Vàng (Hoàng Sa), gồm rất nhiều hòn đảo chằng chịt với nhau, lởm chởm những đá nhô lên giữa những bãi cát, làm cho những kẻ đi biển rất e ngại – đã được chiếm cứ bởi người Việt xứ Đàng Trong.
    “Chúng tôi không rõ họ có thiết lập một cơ sở nào tại đó không; nhưng có điều chúng tôi biết chắc là Hoàng-đế Gia-Long đã chủ tâm thêm cái đóa hoa kỳ lạ đó vào vương miện của Ngài, vì vậy mà Ngài xét thấy đúng lúc phải thân chinh vượt biển để tiếp thâu quần-đảo Hoàng Sa, và chính là vào năm 1816, mà Ngài đã long trọng treo tại đó lá cờ của xứ Đàng Trong”

    Trả lờiXóa
  21. Còn đây là lời của giám mục Taberd (Hoàng Xuân Hãn dẫn và dịch):
    “Pracel hoặc Paracel (Cồn Vàng). Tuy rằng cái thức Quần đảo này không có gì ngoài đá tảng và những cồn lớn, nó hứa hẹn nhiều bất tiện hơn lợi, vua Gia Long đã nghĩ tăng lãnh thổ bằng cách chiếm thêm cái đất buồn bã này. Năm 1816, ông đã tới long trong cắm cờ quốc gia ông và chính thức giữ chủ quyền các hòn đảo này mà hình như không một ai tranh giành với ông…”

    Trả lờiXóa