Trung Quốc đối mặt với bạo động xã hội
Cảnh sát dã chiến Trung Quốc trên đường phố Tăng Thành, Quảng Đông ngày 16/6/2011.
Reuters
Từ cuối tháng 5, nguy cơ bạo động xã hội tại Trung Quốc càng rõ nét khi liên tiếp xảy ra các hành động chống chính phủ với các vụ tấn công bằng vũ khí. Liberation phản ánh tình hình này với bài viết nhận định : « Do lạm quyền quá mức, Nhà nước Trung Quốc làm bùng phát phẩn nộ ».
Tấn công bằng xe hơi có đặt bom, bằng thuốc nổ, đám đông giận dữ tấn công trụ sở chính quyền địa phương….từ hai tuần nay những hành động này xảy ra ngày càng nhiều, với mục đích là phản đối sự lạm quyền của nhà chức trách.
Ầm ỉ nhất có lẽ là vụ tấn công hôm 26/5 tại thành phố Phúc Châu tỉnh Giang Tây. Hình ảnh lan truyền trên mạng cho thấy, một đám khói khổng lồ bốc lên trước trước sự bàng hoàng của đám đông. Đó là vụ nổ của hai chiếc xe hơi có cài bom và một quả bom to, xãy ra giữa ban ngày, đã phá hủy mặt ngoài của 3 cơ quan Nhà nước, trong đó có tòa án. Ít nhất có 6 người bị thương và 3 người thiệt mạng.
Tác giả của vụ đánh bom này là một doanh nhân, không hài lòng với chính sách đền bù giải tỏa của Nhà nước. Ông đã đi kiện cáo khắp nơi, nhưng rốt cuộc cũng chẳng được gì. Và nguyên nhân dẫn đến hành động trên được ông thố lộ trên trang Facebook của mình : « Mười năm vô vọng tìm công lý đã buộc tôi phải chọn con đường này ».
Thứ sáu rồi, tại Thiên Tân, chính quyền địa phương xác nhận đã có nhiều cơ quan Nhà nước bị đánh lựu đạn, làm hai người bị thương. Trước đó một ngày, ở Bắc Kinh, một nữ phóng viên của kênh truyền hình Nhà nước CCTV đã bị tấn công và bị xẻo mũi giữa ban ngày ngay trước cửa cơ quan.
Thủ phạm của vụ xẻo mũi trên nằm trong số hàng trăm ngàn người Trung Quốc đi đấu tranh đòi công lý, nhưng vô vọng. Theo lệnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tòa án địa phương cùng nhau từ chối thụ lý các vụ án mà nguyên cáo là người dân và bị cáo là một cơ quan hay tổ chức nhà nước.
Vụ việc thường liên quan đến vấn đề giải tỏa đền bù. Mỗi ngày có hàng chục ngàn người dân bị mất đất và mất chổ ở với số tiền đền bù rẻ như bèo. Chính quyền bán lại đất này cho các nhà kinh doanh bất động sản, và tham nhũng là việc không phải hiếm hoi.
Từ mấy năm nay, vấn đề đất đai đã đẩy nhiều người vào tuyệt vọng, và đã có hàng chục chủ đất chọn cách tự thiêu để phán đối.
Một nhà báo dự định tranh cử hội đồng nhân dân tại Bắc Kinh nhận định « Sở dĩ có nhiều bạo động xã hội như vậy là do chính quyền không để cho người dân có tiếng nói, tất cả đều được quyết định kín, không có sự tham gia quyết định của người dân ». Theo ông này, người đánh bom ở thành phố Phúc Châu ngày 26/5 vừa nêu trên đã bị ép đến bước đường cùng, và anh buộc phải làm cho mọi người nghe thấy tiếng kêu của mình bằng hành động đánh bom. Nhà báo này khẳng định « Trung Quốc đang cần một nền dân chủ đại diện đúng nghĩa ».
Liberation cũng quan tâm đến số phận các nhà chức trách biết lắng nghe tiếng nói người dân. Tờ báo cho biết, đôi khi các nhà chức trách biết yêu dân này cũng chịu số phận bi thảm. Như chuyện một quan chức ở tỉnh Hồ Bắc. Ông này đứng về phía người dân yêu cầu chính quyền bồi thường thỏa đáng, thế là ông bị bắt vào ngày 26/5, bị buộc tội tham nhũng, và cuối cùng ngày 4/6 đã chết trong tù. Qua hình ảnh thi thể ông được loan tải trên Internet, ông có thể đã bị tra tấn đến chết.
Nghe tin ông mất, người dân được ông bảo vệ đã nổi lên phản đối. Từ hôm thứ tư, họ bao vây tòa thị chính thành phố. Chính quyền phải huy động cả ngàn cảnh sát và quân nhân võ trang để đối mặt với cơn phẩn nộ của người dân.
Theo số liệu chính thức, vào những năm 1990, mỗi năm xảy ra khoảng 9 000 vụ nổi dậy của người dân, nhưng năm 2010, con số này đã lên đến 127 000, tức mỗi ngày có khoảng 347 vụ.
Tình hình căng thẳng đến mức, hồi cuối tháng năm chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã phải thừa nhận : « Trung Quốc đang lâm vào giai đoạn mâu thuẩn xã hội gay gắt, khiến cho việc quản lí xã hội trở nên khó khăn và phức tạp hơn ».
Nguồn: RFI Việt ngữ.
Rat nguy hiem boi TQ co the dung chieu bai kich dong long yeu nuoc nham danh lac huong du luan xa hoi. Viet Nam se la nan nhan dau tien trong moi truong hop co nguy bien ben TQ.
Trả lờiXóaTrong một bài viết nào đó. tôi có kể rằng năm 1964, lần đầu được đi thăm Cầu Trường Giang. Đúng là Trường Giang, sông thì dài, cầu thì lớn. Đứng trên cầu, như đứng giữa biển mênh mông. Ông thày giáo dẫn chúng tôi đi tham quan và nói "Chỉ cần mỗi người dân TQ tiết kiệm một cái bánh bao, là đủ tiền xây dựng cái cầu này". Lúc ấy tôi rất khâm phục một đất nước đông dân và tôi thốt lên:
Trả lờiXóaĐÔNG DÂN LÀ MỘT SỨC MẠNH ( lúc ấy dân số TQ mới có một tỷ người thôi )
Sau này tôi có phân tích vế thứ hai của vấn đề và cũng thốt lên:
ĐÔNG DÂN LÀ MỘT HIỂM HỌA.
TQ mà xẩy ra Cách mạng Hoa Lài, hoặc bất cứ một cuộc nội chiến nào, thì quân đội TQ tan rã ngay, hơn hai triệu thằng lính GPQTQ thì hầu hết là bọn nghèo khổ, khố rách áo ôm.
ôi! thế thì Việt Nam chuẩn bị có cắt cáp. Chúng ta chuẩn bị tinh thần đi biểu tình là vừa.
Trả lờiXóaNơi nào có áp bức , nơi đó có đấu tranh. Đó là qui luật của muôn đời.
Trả lờiXóaViệt Nam đang nóng bỏng các sự kiện với trung quốc nhưng cũng nên nhớ rằng đây là tấm gương và bài học tiền khởi cho cách giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội tại Việt Nam. Nhân dân hướng tới chủ quyền nhưng nhân dân cả nước không quên được Vinashin, không quên được hàng loạt các vấn đề nổi cộm đang hiện ra, các công trình đầu tư hàng ngàn tỉ không có giá trị thiết thực, đường xá xây dựng nhiều nhưng xuống cấp cũng nhiều, môi trường bị hủy hoại, tham nhũng gia tăng nhưng không có cách và không được xử lý, các loại thực phẩm tăng cao vô ý thức, giá xăng dầu, giá điện thả nổi trong khi mức thu nhập bình quân đầu người không cao như công bố. Bức xúc sẽ làm nổ tung hàng loạt ý nghĩ và người lãnh hậu quả lớn nhất thì ai cũng biết. Hãy cẩn trọng và hãy dè chừng với các thế lực thù địch luôn chọn thời cơ bôi xấu đất nước. Vậy thôi, vài lời khó nghe thật nhưng đây là nguyện vọng và thực tâm không chỉ của riêng ai mà của tất cả người dân yêu nước Việt đều mong muốn như vậy đó !
Trả lờiXóa"Con giun dẵm mãi cũng quằn..."
Trả lờiXóa..."Ở đâu có áp bức,ở đó có đấu tranh"...
Quân đội ta trung với nước, hiếu với dân. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng chiến thắng. Quân đội ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ.
Trả lờiXóaDân tộc ta, từ quá khứ ngàn đời nay là dân tộc không chịu khuất phục kẻ thù, "Còn cái lai quần cũng đánh". Vậy ta sợ gì "hơn hai triệu thằng lính GPQTQ thì hầu hết là bọn nghèo khổ, khố rách áo ôm" như bác Trần Thanh Vân nêu ý kiến?
Nếu có chiến tranh, thanh niên Việt sẽ lại Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh. " Đánh một trận sạch không kình ngạc/ Đánh hai trận tan tác chim muông"
Hôm nay mới 14/6 sao bản tin "tương lai" à?
Trả lờiXóaTrích dẫn: "Tăng Thành, Quảng Đông ngày 16/6/2011.
Reuters
Lê Phước"
@KTS Trần Thanh Vân : đừng gọi những người lao động nghèo khổ là khố rách áo ôm anh (chị) Vân ạ. Đọc những câu như thế này tôi thấy đau xót lắm vì đại đa số người dân Việt Nam mình (cũng như tất cả đại đa số những người dân khác trên thế giới) là những người nghèo khổ. Chính những người dân này đang nuôi sống cả dân tộc bằng mồ hôi, nước mắt và thậm chí bằng cả máu của mình.
Trả lờiXóaNhững suy nghĩ khác của anh thì tôi hoàn toàn đồng ý.
Hãy chuẩn bị đủ để cấp phát mỗi người VN yêu nước 1 ký TNT. Giả sử 2 triệu lính chệch liều mạng ngu si lò dò đặt chân đến đất này nhất định không để một thằng nào có thể quay về quê mẹ nó bằng 1 thân xác nguyên vẹn. Nếu có thể, mẹ nó chỉ có thể nhận xác con bằng 1 đống thịt bầy nhầy bê bết máu và không thể nhận ra miếng thịt nào nằm trên phần nào thuộc cơ thể con cái chúng nó. Phen này nếu xảy ra chiến sự, không uống được máu thằng Tàu không nếm được mật thằng chó chệch thì ta không phải con người!
Trả lờiXóa