Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2011

NGƯỜI TRUNG QUỐC LÀM THẨM PHÁN TÒA ÁN QUỐC TẾ VỀ LUẬT BIỂN

Người TQ làm thẩm phán Tòa Quốc tế về Luật biển

Ông Cao Chi Quốc
Thẩm phán Cao Chi Quốc người Trung Quốc vừa tái đắc cử chức thẩm phán tại Tòa án Quốc tế về Luật biển (International Tribunal for the Law of the Sea - Itlos).

Itlos là cơ quan độc lập được thiết lập bởi Công ước Liên hiệp Quốc về Luật biển (Unclos) nhằm phân xử các tranh chấp xung quanh việc thực hiện công ước.

Hãng thông tấn Tân Hoa Xã cho hay ông Cao vừa được bầu chọn với số phiếu áp đảo tại hội nghị lần thứ 21 các quốc gia tham gia Unclos đang họp từ 13/06-17/06 tại New York.

Ông Cao, 56 tuổi, nhận 141/149 phiếu trong vòng bỏ phiếu kín, vượt quá yêu cầu hai phần ba để tái đắc cử.

Hiện ông là Giám đốc điều hành Viện Hàng hải thuộc Cục Quản lý Hải dương Nhà nước Trung Quốc và có bằng tiến sỹ về luật.

Ông đã được bầu chọn làm thẩm phán Itlos từ 30/01/2008 để tiếp tục công việc của người tiền nhiệm cũng là một thẩm phán Trung Quốc.

Nhiệm kỳ mới của ông Cao sẽ là chín năm.

Trong cuộc phỏng vấn ngay sau khi tái đắc cử, ông Cao nói thành công của ông là nhờ sự giúp đỡ và nỗ lực của chính phủ Trung Quốc.

Ông nói với các nhà báo: "Tôi có một người ủng hộ mạnh mẽ phía sau - đó là Tổ quốc Trung Hoa của tôi, một quốc gia đang lên và có trách nhiệm".

"Không có sự hỗ trợ của Trung Quốc thì tôi không thể nào thắng cử."

Itlos có 21 thành viên, trong đó có 19 thẩm phán, với 5 vị thuộc khu vực Á châu là từ các quốc gia: Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn, Nga và Ấn Độ.

Việt Nam chưa bao giờ đặt chân được vào tổ chức này, nhưng Trung Quốc trước ông Cao đã có hai vị ngồi ghế thẩm phán Itlos.

Công bằng và không thiên vị

Ông Cao tuyên thệ sẽ làm tròn bổn phận một cách "công bằng và không thiên vị".

Trung Quốc, với tư cách là nước lớn, có mặt tại hầu hết các thể chế luật pháp và tổ chức quốc tế; và thường có tiếng nói trọng lượng.

Nước này là một trong 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ với quyền phủ quyết.

Công ước LHQ về Luật biển năm 1982 được cho như hệ thống pháp lý toàn diện về biển và đại dương trên thế giới, với các quy định về khai thác biển và nguồn lợi biển.

Hiện có 162 quốc gia, trong có Việt Nam, tham gia Unclos.

Tòa án Quốc tế Luật biển được lập ra tại Hamburg, Đức, vào năm 1994.

Trong bối cảnh gia tăng căng thẳng tại Biển Đông, hiện đang có kêu gọi rằng Việt Nam phải mang các vấn đề nảy sinh ra giải quyết theo luật pháp quốc tế, và trước Tòa án Quốc tế về Luật biển.


18 nhận xét :

  1. Tôi thành thực chúc mừng ông Cao. Nhưng tôi không hiểu vì sao Trung Quốc có nhiều người được bầu làm thẩm phán ITLOS mà lại hành xử như thằng mù luật zậy?

    Trả lờiXóa
  2. 'đó là Tổ quốc Trung Hoa của tôi, một quốc gia đang lên và có trách nhiệm" Nếu đó là niềm tin của ông Cao thì thật đáng ái ngại cho VN.

    Trả lờiXóa
  3. TQ chúng nó lại "đút lót" để TQ nắm vị trí này rồi; qua đây để biết TQ họ tính toán rất nhiều đường... nhưng việc gửi đơn kiện vẫn rất cần phải gửi; để thể hiện sự phản đối của phía chính nghĩa...

    Trả lờiXóa
  4. Thôi thế là toi rồi!!! KHông biết gặp chính nhân quân tử hay...phàm phu tục tử dây!!! Bác Diện có biết gì về nhân thân ông này không?

    Trả lờiXóa
  5. Ôi má ơi! Vậy thế này thì nếu VN có đưa ra tòa án quốc tế này thì cũng khó mà thắng được TQ...

    Trả lờiXóa
  6. Không sao đâu dù người TQ làm thẩm phán về luật biển thì cũng không thể làm những "điều khuất tất" đưọc,vì là Quốc tế mà,anh CẬY là Thẩm phán mà Bảo vệ đường "lưỡi Bò" ngu xuẩn sao được.
    Nếu ta thấy CẦN THIẾT cứ đưa TQ ra toà án Biển QT.

    Trả lờiXóa
  7. "Gân gà"!

    Các bác bình tĩnh. Cái gì có tinh cách thế giới thì theo cách của Tây cả. Tức là anh là người có chức vụ cao làm tổng, nhưng quyết định gì, chủ trương ra sao thì do cái board - ban quản trị nó chấp nhận hay phủ quyết. Thế giới tự do là không ai có quyền hạn như vua.

    Các bác tham khảo thêm bác Tổng thư ký UN người Đại Hàn để xem Đại Hàn vẫn bị khó khăn như thế nào nhé.

    Gân gà!

    qx

    Trả lờiXóa
  8. Khổ quá, VN có dám đi kiện đâu mà lo thắng với thua. Ông Phùng Quang Thanh đã trả lời dứt khoát là không đi kiện, là chỉ giải quyết trên tinh thần anh em đồng chí với TC kia mà.

    Trả lờiXóa
  9. hy vọng Cao Chi Quốc sẽ sáng suốt hơn nguyễn văn chính nhà mình!

    Trả lờiXóa
  10. "Hiện có 162 quốc gia, trong có Việt Nam, tham gia Unclos."

    ô hô a ha !
    - không dám đưa sao biết không thắng ?
    - thằng khựa cũng đâu dám quốc tế hóa, bà con lo hơi xa.

    Trả lờiXóa
  11. thôi rồi lượm ơi!

    Trả lờiXóa
  12. Tôi ngửi thấy có mùi tiền ở đây. Thật khâm phục Năm Cam đã đưa ra một triết lý đúng mà ở đây đã tái khẳng định: cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng nhiều tiền. TQ đã mua được rất nhiều chính phủ các nước Châu Phi và Nam Mỹ để đổi lấy rất nhiều lợi thế trên trường quốc tế. Tiết lộ của tay Cao này cho thấy CP TQ đã đứng đằng sau anh ta. TQ có thể làm mọi thứ, bất chấp, miễn là "bắt được chuột".lkk

    Trả lờiXóa
  13. Trung Quốc âm mưu sâu hiểm giỏi thật. Họ đã tính đến nước cờ Việt Nam, Philippin khởi kiện lên Tòa án Quốc tế về Luật biển - Itlos nữa cơ đấy. Tuy nhiên họ rất sợ Quốc tế hóa Biển Đông. Chúng ta càng nên tranh thủ thời cơ Quốc tế hóa Biển Đông vì Biển Đông bao gồm quyền lợi nhiều nước chứ không riêng gì của Việt Nam chúng ta. Vì sao ư? Thời thuộc địa Pháp, quân Pháp lập chế độ bảo hộ trực tiếp đóng giữ và quản lí 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cùng nhà Nguyễn và nghiên cứu xây dựng trên đảo. Thời chống phát xít, chính quân Nhật hất cẳng Pháp và đồn trú trên 2 quần đảo này, xây dựng căn cứ quân sự trên Hoàng Sa. Thời nội chiến với Việt Nam Cộng Hòa, chính Hạm đội 7 của Mỹ và lính Việt Nam Cộng Hòa thay nhau giữ đảo và quản lí đảo. Hơn ai hết họ (Pháp-Nhật-Mỹ) biết chủ quyền 2 quần đảo này là của Việt Nam đích thực. Tôi tin dù ông Thẩm phán Cao Chi Quốc có cực đoan dân tộc tới cỡ nào thì cũng không dễ gì đổi trắng thay đen, đem vải thưa che mắt Thánh lật lọng trước nhân dân và pháp luật Quốc tế! Nhưng dù sao chúng ta cũng cần cảnh giác cao độ, các bước đi phải thật bài bản khoa học và vững chắc nhằm phá tan mọi âm mưu của Trung Quốc đòi nuốt trọn Biển Đông. Việt Nam chính nghĩa, có lí lẽ, có lịch sử chứng minh chủ quyền không thể chối cãi đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa nhất định sẽ thu về được những gì là của mình từ bao đời.

    Ks NgVDũng.

    Trả lờiXóa
  14. Thằng Tàu Khựa đổ tiền để đưa người của nó vào phục vụ lợi ích của nước nó chứ tin gì mồm nó nói:"công bằng và không thiên vị".Việt Nam cứ kiện tới cùng để tiện thể đạp đổ luôn gã thẩm phán này.

    Trả lờiXóa
  15. TÔI LO QUÁ CÁC ÔNG Ạ!

    Trả lờiXóa
  16. Đúng là "có tiền mua tiên cũng được". Người TQ vô cùng tài giỏi trong việc mua chuộc, hối lộ... bây giờ họ còn là người rất nhiều tiền nên họ thắng cử là điều dễ hiểu. Chỉ có nghèo là hèn thôi!

    Trả lờiXóa
  17. các bác tham khảo : http://www.procul.org/blog/2011/06/18/nhan-chuy%E1%BB%87n-ong-zhiguo-gao-noi-doi-l%E1%BB%9Di-v%E1%BB%81-toa-an-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF-v%E1%BB%81-lu%E1%BA%ADt-bi%E1%BB%83n/
    Nhân chuyện ông Zhiguo Gao, nói đôi lời về Tòa án Quốc tế về Luật Biển
    ......

    Trả lờiXóa
  18. LIỆU ÔNG CAO CÓ BIẾN LUẬT BIỂN THÀNH LUẬT RỪNG KHÔNG NHỈ?

    Trả lờiXóa