Tranh: Tô Ngọc Trang |
NGUYỄN TRỌNG TẠO
“Làm báo nói láo ăn tiền”, đó không phải chữ của tôi mà là chữ của nhà báo “kiệt hiệt” Vũ Bằng trong cuốn “Bốn mươi năm nói láo” (1969) của ông.
Lâu nay tôi chỉ nghe câu “nhà văn nói láo (hư cấu) nhà báo nói ngay” chứ chưa nghe “nhà báo nói láo” bao giờ. Nhưng khi đọc xong cuốn “Bốn mươi năm nói láo” của nhà văn nhà báo Vũ Bằng, tôi mới ngộ ra rằng, đó chỉ là cách nói phiếm chỉ của ông – một người làm báo chân chính – đối với không ít “nhà báo nói láo ăn tiền” thời nào cũng có. Đó là những người mang danh “nhà báo” nhưng chỉ là bồi bút, cơ hội, xuyên tạc sự thật để cầu danh hưởng lộc.
Không có gì nhục nhã và tởm lợm hơn khi người ta cầu danh hưởng lộc bằng sự giả trá đi ngược lại Sự Thật.
Nhưng né tránh Sự Thật cũng là một tội lớn.
Nhiều khi xem báo lại cứ tưởng đó là báo của ngày 1 tháng Tư – ngày nói dối.
Vẫn biết tính hiếu kỳ nhìn qua lỗ khóa của không ít người đọc báo, nhưng nhan nhản những vụ scandal xuất hiện trên báo lấn át những vấn đề nóng của xã hội cũng là tội ác.
Hình như người ta muốn lấy cái phụ để thay cho cái chính. Nhưng cứ làm mãi như thế, sẽ khiến cho người ta lầm tưởng cái chính là cái phụ, cũng là bóp méo sự thật, là đánh lạc hướng sự quan tâm của bạn đọc.
Mấy dịp ra nước ngoài, tôi đều thấy người Việt có vẻ chán ngán xã hội trong nước cũng chỉ vì đọc báo.
Những bài báo trộm cắp, chém giết, loạn luân, tham nhũng, băng nhóm ma-phia luôn được đọc nhiều nhất, và người ta không còn biết cái gì khác đang diễn ra trên chính quê hương mình.
Ngay cả 2 cuộc biểu tình của nhân dân gần đây phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam một cách ngang ngược lại được hãng thông tấn lớn nhất của ta vo lại thành “cuộc tụ tập của một nhóm người” thì than ôi, hỏi còn ai tin được cái hãng ấy nữa không? Làm báo như vậy là coi thường người đọc trong thời đại truyền thông mạng đang phát triển tới đỉnh điểm như hiện nay. Những hình ảnh từ hiện thực được tung lên mạng ngay tức khắc với hàng trăm, hàng nghìn người mang khẩu hiệu, băng rôn đi biểu tình là câu trả lời đanh thép cho những nhà báo nào dám bóp méo vo tròn Sự Thật. Và câu nói của Ngô Bảo Châu lúc này càng trở nên chân lý khi ai đó muốn bưng bít thông tin kiểu ấy: “Không thể bảo vệ chế độ bằng sự sợ hãi” và dối trá.
Làm như vậy, họ có muốn kế thừa truyền thống của báo chí Việt Nam hay không?
Nhưng truyền thống đó là gì?
Theo quan niệm của nhà báo Vũ Bằng thì: “Làm báo là làm một cái gì nghiêm trang cao quý, có tính năng tranh đấu và xây dựng, mà người làm báo phải tha thiết với tự do, dân tộc, kinh qua những nghịch cảnh, thăng trầm để chống lại độc tài, độc đoán dưới mọi hình thức quan lại, phong kiến hay dân chủ giả tạo” (BMNNL).
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong một cuộc nói chuyện với trường Đại học Nhân dân 1956, chỉ rõ: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi mà cũng là một nghĩa vụ của mọi người. Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý. Chân lý là cái gì có lợi cho Tổ quốc, cho nhân dân. Cái gì trái với lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, tức là không phải chân lý. Ra sức phụng sự Tổ Quốc, phục vụ nhân dân – tức là phục tùng chân lý” – (HCMTT).
Nhà báo phải phục tùng chân lý, và không chỉ nhà báo – đó là điều hiển nhiên. Vậy mà hàng ngày, chân lý vẫn bị bóp méo. Nhưng đôi khi, nhà báo cũng bị lừa. Đi lừa và bị lừa là một cặp nhân-quả, còn biết trách chi ai?
Vậy nên, thời nay người ta đổ xô vào Internet để tìm thông tin nhiều chiều. Sự kiểm chứng của người đọc về thông tin khiến họ ngả vào những thông tin chiếm nhiều Sự Thật, và hơn nữa, là được thưởng thức loại báo chí “đa giọng điệu” chứ không đơn điệu đơn phương như báo chí một chiều. Thực tế đang hình thành lực lượng “nhà báo – blogger”, một lực lượng tự phát có thể làm thay đổi sự già nua của báo chí quan phương. Họ muốn xây dựng niềm tin mới vào báo chí tự do, cũng là một cách cảnh báo cho loại báo chí được bảo kê. Sự giảm sút tiara phát hành của báo giấy gần đây, một phần cũng do sự phát triển mạnh của báo mạng. Nhưng lực lượng “nhà báo – blogger” không kiếm được tiền, đấy chỉ là những người tự nguyện “nói thật – không tiền”, thậm chí “nói thật ăn đòn” nhưng họ vẫn quyết không từ bỏ Sự Thật – Chân Lý.
Vâng, “làm báo nói láo ăn tiền” và “làm báo nói thật ăn đòn” nghe thật chua xót, nhưng đó lại cũng là một sự thật song hành đang hiện diện.
Ngày nhà báo, thay cho lẵng hoa chúc mừng bằng một lời nói thật. Bạn có vui không?
Hà Nội, 21.6.2011
Bài viết tuyệt hay. Cảm ơn tác giả.
Trả lờiXóaNgười đọc thuần túy...
Trả lờiXóaQuá tuyệt, cây bút vàng NTT!
Cám ơn bác Tạo đã có bài viết rất hay, đi đến tận cùng thực trạng báo chí nước nhà thời nay. Tôi cũng có bạn làm báo, tôi cũng biết không phải tất cả trong số họ đều "Nói láo , ăn tiền" mà ngược lại, họ biết rõ những gì đằng sau những sự kiện đang diễn ra. Nhưng bài họ viết thì không được đăng, gửi đi báo khác cũng vậy.Vì như họ nói, VN có hơn 600 tờ báo, nhưng chỉ có 1 Tổng biên tập mà thôi.
Trả lờiXóa"Nhưng lực lượng “nhà báo – blogger” không kiếm được tiền, đấy chỉ là những người tự nguyện “nói thật – không tiền”, thậm chí “nói thật ăn đòn" nhưng họ vẫn quyết không từ bỏ Sự Thật - Chân Lý."
Trả lờiXóaNhân có câu này trong bài báo tôi xin kể có lần các con tôi nói :" Chú NXD vất vả làm blog cho mọi người đọc mà chả được đồng tiền nhuận bút nào".
Từ một nghề cao quí nhưng do cơ chế nó đã bị hạ cấp đến mức độ thảm hại như vậy. Không biết người Việt ta có còn lương tâm và trách nhiệm hay không ?
Trả lờiXóaChả nhẽ để cho đến khi ngoại bang cầm tay bắt làm việc, thì mọi người mới mở mắt ra ?
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaNặc danh nói:
Trả lờiXóaCảm động quá khi đọc bài báo này của anh Nguyễn Trọng Tạo. Nói thật ngồi viết cảm nghĩ mấy dòng này tôi ứa nước mắt mặc dù tôi đã 60 tuổi rồi. Tôi là một cựu chiến binh vào Nan đánh Mỹ và là đảng viên, nhưng nói thật báo lề phải bây giờ tôi không đọc đâu, tôi chỉ đọc báo blog thôi. Trang của các anh Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hữu Quý, Nguyễn Quang Lập, Phạm Viết Đào, boxit, CHHV là những trang với thông tin đa dạng nhiều chiều, chứ không sơ cứng như báo lề phải. Báo lề phải chưa đọc đã biết họ nói gì, và họ muốn gì? Họ [...], nói lấy được, cả vú lấp miệng em thôi. Nhưng thời đại thông tin này, họ nói thế ai tin, họ càng nói họ càng mất uy tín. Chân thành cảm ơn các anh, những người “làm báo nói láo ăn tiền” và “làm báo nói thật ăn đòn”.
10:16 Ngày 21 tháng 6 năm 2011
“làm báo nói láo ăn tiền” và “làm báo nói thật ăn đòn”. Hay.
Trả lờiXóaBây giờ thì đã rõ ai là nhà báo chân chính.
Trả lờiXóaND
Từ nhiều năm đọc báo thường xuyên với tôi là một nhu cầu. Từ báo ta có thông tin các sự kiện hàng ngày, học hỏi thêm được nhiều kiến thức...Nhưng trước tình hình TQ liên tục gây hấn ở biển Đông, xâm phạm thô bạo chủ quyền của VN đã tạo sự phẫn nộ cao độ trong lòng nhân dân VN yêu nước. Các cuộc biểu tình ôn hòa của người VN phản đối trước sứ quán TQ ở HN và lãnh sự quán TQ ở TPHCM là hành động cần thiết biểu thị ý chí sẵn sàng bảo vệ tổ quốc của nhân dân VN trước kẻ thù xâm lấn. Tôi có thể thông cảm với lực lượng an ninh ngăn cản người dân biểu tình tiếp cận đại sứ quán TQ vì nhiệm vụ bảo đảm an ninh cho sứ quán là của nước sở tại. Nhưng thật thất vọng và không chấp nhận với báo chí ta vì hầu hết các báo xuất bản đều không dám đưa tin chân thực về các cuộc biểu tình yêu nước này.Chẳng lẽ báo ta hèn thế! Trong khi đấy báo chí TQ liên tục đưa tin thất thiệt và nói xấu VN để tác động dư luận. Nhớ thời trong chiến tranh chống Mỹ, nhân dân còn được thường xuyên thông tin các cuộc biểu tình phản chiến của nhân dân Mỹ do chính báo chí Mỹ và thế giới đưa. Mong lắm báo chí ta đổi mới , tiến bộ , đồng hành cùng dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc!
Trả lờiXóaCám ơn thi sĩ Nguyễn Trọng Tạo đã có có một bài viết giàu cảm xúc và ý nghĩa gửi tới bạn đọc và các Nhà báo nhân ngày 21-6.
Trả lờiXóaCho tôi gửi 1 lời cám ơn đến các nhà báo " nói thật ăn đòn " và 1 lời chúc cho các " nhà báo....ăn tiền " mau đến ngày sẽ không còn ' mồm " để ăn nữa ....!!!!
Trả lờiXóaRất thích câu kết:
Trả lờiXóaVâng, “làm báo nói láo ăn tiền” và “làm báo nói thật ăn đòn” nghe thật chua xót, nhưng đó lại cũng là một sự thật song hành đang hiện diện.
Rất cảm ơn tác giả NTT
Với tốc độ phát triển internet các phương tiện cá nhân di động, 3g; 3,5g; 4g như hiện nay thì tốc độ phát triển blog và face book còn tăng mạnh hơn nữa trong các năm tới, để phục vụ và đáp ứng kịp thời số lượng bạn đọc rất lớn, nhất là giới trẻ rất thiếu thông tin trung thực, khách quan...
Rất biết ơn những người đi trước đã chịu rất nhiều sự vất vả và cả ăn "đòn" nữa...
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaHay!
Trả lờiXóaThi sĩ,Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo đã vẽ nên "một bức tranh rất xác thực" về nội tình báo chí của ta.Tôi ước ao gì Nhạc sĩ cảm hứng nên một "bản nhạc" về nội tình này thì thực là "tuyệt".Hưởng ứng lời Thi sĩ tôi xin góp một "thực trạng" của các nhà báo tâm huyết của nhân dân ta,của đất nước ta:"NÓI THỰC THI XỰC ĐÒN(tiếng SG "xực"=ăn)
Trả lờiXóaHôm nay là ngày nhà báo.Nói đến nhà báo là nói đến một nghề mà cái nghề đó là cầm bút viết bài rồi đăng bài phản ánh một cách trung thực mọi mặt của đời sống xã hội.Là người theo nghiệp làm báo mà không được viết không được đăng báo bài viết của mình về chủ quyền quốc gia,về lòng yêu nước của người dân,về sự an nguy của dân tộc trước họa xâm lăng của TQ... thì còn gì nhục hơn?chẳng nhẽ cứ viết về sex,về các vụ án mạng đâm chém lẫn nhawu...hay cứ ra sức cổ vũ cho quan hệ 4 tốt và 16 chữ vàng để dễ được đăng trên các báo là cách mạng ư?nhà báo bây giờ có trăn trở cùng nhân dân,có sống thực với chính mình không?
Trả lờiXóa(...)
Trả lờiXóaNhân ngày nhà báo 21-6, anh Diện thử mở một cuộc thăm dò dư luận xem những tờ báo nào (cả báo giấy lẫn báo mạng) được bạn đọc yêu quí nhất và vì vậy được tìm đọc nhiều nhất (đặc biệt là về hiện tình nước sôi lửa bỏng hiện nay của Đất Nước), và, những báo nào thì bị bạn đọc tẩy chay, không thèm đọc nhiều nhất không ?
Nhân đây và cũng nhân ngày Nhà Báo 21-6 xin mượn Blog của anh, tôi xin có lời cám ơn chân thành tới Anh và các đồng đội của anh như Anh Bauxite, Anh Basam, Anh Trần Hữu Dũng, Bọ Lập, Anh Nguyễn Trọng Tạo, Anh Phạm Viết Đào, Anh Trần Nhương, Anh Nguyễn Hữu Quí,Anh Mai Thanh Hải... và rất rất nhiều các anh, chị khác đang cùng Anh, cùng Nhân Dân trên một chiến tuyến quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Chúc tất cả các anh, chúc tất cả chúng ta chân cứng đá mềm và, lúc này hơn lúc nào hết là HÃY CẢNH GIÁC TRƯỚC GIỜ PHÚT TỔ QUỐC ĐANG LÂM NGUY BỞI LŨ SÂU BỌ ĐANG TÌM MỌI CÁCH ĐỂ TÀN PHÁ ĐẤT NƯỚC TA TỪ CẢ BÊN NGOÀI LẪN BÊN TRONG!
11:13 Ngày 21 tháng 6 năm 2011
(Đề nghị Anh Diện cho còm này vào entry này thì hợp lí hơn. Xin cám ơn)
Những Blog như Lâm Khang, bác Tạo, bác Lập vv. An ủi cho chúng em rất nhiều trong thời buổi mà chúng em không còn tin tưởng vào báo Nhà nước nữa.
Trả lờiXóaMột lần nữa được xin cám ơn bác Tạo đã có một bài ý nghĩa sâu sắc.
vâng Bạn đã nói hộ cả cho tôi
XóaLÀM BÁO NÓI LÁO? chính xác!
Trả lờiXóabác DIện ơi, báo tintuconline đã có kết quả cuộc thi mối tình đầu, nhưng những tác giả ko đoạt giải mà có bài được chọn in sách(để bán trên toàn quốc với giá 45.000ngàn 1 cuốn) , thì NXB ko trả nhuận bút cho họ. Lí do"Nhuận bút mỗi bài chỉ có 50 ngàn nên không thể trả tiền " mà ép tác giả nhận sách trừ. Nếu bác không tin thì gọi điện hoặc mail cho NXB sẽ rõ...Bac lên tiẾng đòi công bằng cho chúng em với, chất xám bị quỵt rồi bác ơi!
Vâng! Tôi cũng chia tay với báo "lề phải". Lề phải nhưng bút lại trái. Mới đây tờ báo lề phải kỷ niệm gì gì đó, được tặng thưởng huân chương Độc lập nũa kia, thật phí của ...dân.
Trả lờiXóaNhờ TS Nguyễn Xuân Diện thông báo giùm : Hiện nay tôi đang có 1000 tỷ đồng muốn về quê hương của liệt sỹ Lê Văn Tám để ủng hộ đồng bào nơi đó ,ai biết quê của Lê Văn Tám ở đâu chỉ hộ tôi với? (tất nhiên tôi cũng xin cảm ơn ai chỉ cho tôi biết với số tiền bằng 10 % của nghìn tỷ trên)
Trả lờiXóaNhớ lại ngày xưa thời chiến tranh tôi rất thích đọc bài của tác giả Lê Bá Thuyên trên báo QĐND (về sau khi học đại học mới biết đấy là bố của một cậu bạn học cùng khoa, cùng nghiên cứu trong một phòng thí nghiệm, nhưng ở khóa dưới), và mỗi lần đọc xong lại cắt ra để đóng lại thành quyển. Vì thế tôi thường xuyên phải mua báo sớm, sợ hết. Hôm nào lỡ không mua được là lại đi xe đạp lùng sục khắp Hà nội để tìm mua bằng được, không có lại đi xin người quen để cho đủ số. Nghe nói ông Thuyên là một nhà báo mà phía VNCH ghét số 1, và có chuyện kiểu giai thoại rằng họ (VNCH) nếu ra bắc được sẽ tìm bắt ông Thuyên đầu tiên. Nhưng đã lâu lắm rồi, tôi không nhớ chính xác, đã bỏ đọc báo từ bao giờ. Có lẽ cũng đến trên dưới 20 năm gì đó. Đúng ra trong khoảng thời gian đó cũng thỉnh thoảng có đôi ba lần đọc một vài tờ gì đó, đại loại như Lao động cuối tuần (thích bài của Nguyễn Bỉnh Quân viết, hoặc xem mục kiểu như cùng suy ngẫm). Ngay cả báo thể thao có vẻ nhiều người thích cũng rất hiếm khi đọc, có thể nói là gần như hoàn toàn không đọc, mặc dù rất thích thể thao (vẫn đá bóng dù đã U60). Bây giờ những tin tức cần thiết, đáng tin, không bao giờ có được từ các báo in đang được phát hành. Các báo mạng của "quốc doanh" cũng chỉ thỉnh thoảng ghé lướt một vài trang xem tình hình tai nạn, giết người, cháy nổ, ... thế nào, đến đâu. Tôi không hiểu tại sao người ta vẫn gọi đấy là báo chí cách mạng?lkk
Trả lờiXóaKính gửi anh Tạo!
Trả lờiXóaMỗi lần nghe "Khúc hát sông quê" của anh mà em gai hết cả người. Giờ lại được đọc bài viết này. Hay quá, tuyệt vời và trung thực quá. Đã có những con người dám và biết hy sinh lợi ích cá nhân vì TQ. Nhưng lịch sử và NGUOI DAN rất công bằng. Rồi những ai , làm gì , làm như thế nào...lịch sử và NGUOI DAN sẽ ghi tạc nhớ lòng. Để làm gì? Những người có công thì khỏi cần suy nghĩ gì cho nhọc óc, nhưng những kẻ chỉ biết lợi ích cá nhân , ăn trên ngồi chốc... sẽ khổ đấy , khổ cả đời mình mà cả đời con cháu sau này đấy! Các cụ dạy rồi: ăn mặn thì khát nước .
Cảm ơn anh Tạo và Lâm Khang nhiều nhiều.
Nhièu Bác có lẽ nhầm, hôm 22/6 là ngày Nhà báo cách mạng, còn ngày nhà báo nói chung tư thời tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên xuất hiện ở nước ta thì chưa có, cho nên các vị mừng ngày nhà báo cách mạng mà họ coi các vị là lề trái mới buồn
Trả lờiXóaĐợi khi có ngày nhà báo nói chung xuất hiện thì mừng đi là vừa
Nên tìm ra Ngày Thơ Cách mạng, ngày Hội hoạ Cách mang,ngày Kiến trúc Cách mạng, ngày Nhà Văn Cach mạng, ngày Nhạc sĩ cách mạng...còn các danh nhân văn hoá khác không cách mạng thì bỏ đi cho bộ nhớ của dân tộc giảm thiểu và đê bọn tôi dẽ kiếm ăn.
Trả lờiXóaVị nào tìm được các ngày trên nên đăng ký bản quyền và lập tức được làm uỷ viên thường trực của các ngày trên.
Ngày Báo chí cách mạng đã xuy tôn, các loại báo VN ra trước nó coi như giẻ rách, dù nó là mẹ hay là chị của Báo chí CM.