Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2011

LẠI CHUYỆN ÔNG GIÁO SƯ NGUYỄN HUY QUÝ

 

Độc giả H.Hải cho biết:

Xin cung cấp các bác một tư liệu. Cuốn Lịch sử Trung Quốc, Nxb Giáo dục, 2006, tái bản 2007, 2008, 2009,... tác giả Nguyễn Gia Phu - Nguyễn Huy Quý. Phần cổ, trung và cận đại (chắc là ông Nguyễn Gia Phu viết) thì tạm được, phần hiện đại (viết đến thời điểm 2005) chắc là Nguyễn Huy Quý, Viện trưởng Viện TQ học, viết) ca ngợi hết lời Đảng CS Trung Quốc với những mỹ từ như "một đảng dày dạn kinh nghiệm đấu tranh cách mạng", "nền dân chủ XHCN, "kinh tế thị trường XHCN"... Ca ngợi cả đường lối đối ngoại "hòa bình" của TQ nữa! Sự kiện Thiên An Môn được coi là hành động chính đáng để trấn áp "bạo loạn phản cách mạng". Buồn cười là sự việc không được tường thuật, miêu tả chi hết, chỉ viết cụt lủn:

"Ngày 3-6 Bộ chỉ huy giới nghiêm ra thông báo khẩn cấp, lệnh cho các đơn vị kiên quyết chặn đứng bạo loạn. 4 giờ 30 phút rạng sáng 4-6-1989, các đơn vị bộ đội giới nghiêm, cảnh sát vũ trang từ các ngả đường đã tiến vào quảng trường Thiên An Môn. Cuộc trấn áp kết thúc vào lúc 5 giờ 30 sáng".

Nghĩa là tất cả tội ác được giấu nhẹm.

Đặc biệt, không có một dòng nào về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979, cũng như các cuộc đánh chiếm qđ Hoàng Sa năm 1974, hai đảo ở Trường Sa năm 1988.

Kết thúc cuốn sách này là 16 chữ vàng trong quan hệ Trung Việt: "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai"! 

Từ đây trở xuống là Nguyễn Xuân Diện ghi:
Ghi chú về PGS. NGUYỄN HUY QUÝ

I. Sơ lược lí lịch

  • Năm sinh: 1937
  • Nơi sinh: Hà Tĩnh
  • Chức danh: Phó Giáo sư
  • Thời gian công tác tại Trường: từ 1962 – 1994

II. Các công trình khoa học

Các bài báo khoa học
  1. Chính sách bóc lột kinh tế của Mĩ ở Đông Nam á. Thông báo Sử học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1962.
  2. Học tập thái độ của Mác đối với công xã Pari. Thông báo Sử học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1973.
  3. Mâu thuẫn Nhật – Mĩ quanh vấn đề Nhật chiếm Đông Dương. Thông báo Sử học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1975.
  4. Chủ nghĩa đế quốc Mĩ trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 3, 1985.
  5. Nguồn gốc chiến tranh thế giới thứ 2. ý nghĩa thời đại của chiến thắng phát xít, Tạp chí Thông tin Lí luận, 1987.
  6. Lịch sử 70 năm qua sáng chói chân lí Cách mạng tháng Mười. Cách mạng tháng Mười, ngọn đuốc soi đường của thời đại, Tạp chí Thông tin Lí luận, 1987.
  7. ánh sang Cách mạng tháng Mười chiếu rọi con đường các dân tộc đi tới độc lập tự do và CNXH. Cách mạng tháng Mười và phong trào giải phóng dân tộc, Nxb Sự thật, 1987.
  8. Đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít – Một chặng đường cách mạng vẻ vang của Đảng Cộng sản Pháp. Tình đoàn kết chiến đấu vô sản Việt – Pháp, Tạp chí Thông tin Lí luận, 1986.
  9. Tìm hiểu khoa học quân sự Trung Quốc cổ đại. Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 1, 1993.
  10. Phép dụng binh Trung Quốc cổ đại. Nxb Quân đội Nhân dân, 1993.
  11. Vũ kinh thất thủ. Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 2, 1993.
  12. Giai đoạn mới trong quá trình cải cách kinh tế Trung Quốc. Trung Quốc – thành tựu và triển vọng, Nxb Khoa học Xã hội,. 1994.
  13. Vì một nền Trung Quốc học Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc – Một số vấn đề kinh tế – văn hoá, Nxb Chính trị Quốc gia, 1994.
  14. Trung Quốc điều chỉnh chính sách đối nội, đối ngoại. Sự điều chỉnh chính sách của các nước Châu á – Thái Bình Dương, Kỉ yếu Hội nghị khoa học, 1993.
  15. Kinh tế Trung Quốc – hiện trạng và triển vọng. Tạp chíNghiên cứu Trung Quốc, số 1, 1995.
  16. Kinh nghiệm Đài Loan trong công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế. Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 1, 1995.
  17. Chính sách phát triển và mở cửa Trung Quốc đối với khu vực Đại Tây Nam. Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, số 2, 1995.
  18. Trung Quốc – dự kiến kế hoạch 5 năm lần thứ 9 và mục tiêu đến năm 2010. Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 4, 1995.
  19. Những chân lí lịch sử không thể phủ nhận. Tạp chí Cộng sản, số 5, 1995.
Các giáo trình, chuyên khảo, sách tham khảo
  1. Cách mạng XHCN tháng Mười vĩ đại. Nxb Sự thật, 1982.
  2. Lịch sử hiện đại thế giới (1917-1945). Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1984.
  3. Lịch sử chiến tranh thế giới thứ hai. Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1985.
  4. Lịch sử Liên Xô. Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1987.
  5. Ngày tận số của con thú phát xít. Nxb Sự thật, 1991.
  6. Kì tích kinh tế Đài Loan. Nxb Chính trị Quốc gia, 1995.

Xem thêm: Nguyễn Huy Quý - lộ mặt...

Nguyễn Xuân Diện-Blog xin phép tạm đóng lại phần comments, vì lý do các độc giả vào đây không phản bác các quan điểm của ông Nguyễn Huy Quý mà nhằm vào chức vụ, học hàm, gia đình, quê hương của ông - mà theo tôi là không nên.