Thứ Ba, 21 tháng 6, 2011

HOAN NGHÊNH GIỚI KHOA HỌC VN ĐÃ CẢNH GIÁC, HÀNH ĐỘNG KỊP THỜI

Giới KH Việt phản đối chú thích sai về bản đồ TQ

20/06/2011 14:19:43 
 
Bee.net.vn - “Rõ ràng đây là bước đi có chủ ý của Trung Quốc lấn dần từng bước với mục đích tranh thủ sự đồng tình của cộng đồng quốc tế” - TS Tô Văn Trường nói về việc các tác giả Trung Quốc chú thích sai sự thật về bản đồ Trung Quốc có liên quan đến chủ quyền Việt Nam.

Ngày 19/4/2011, Tạp chí khoa học quốc tế Quản lý chất thải (Journal of Waste Management- Italy) đã đăng tải một bài báo của các nhà khoa học Trung Quốc (Jun Tai, Weiqian Zhang, Yue Che và Di Feng – công tác tại Phòng nghiên cứu trọng điểm Thượng Hải về đô thị hóa và khôi phục sinh thái, Đại học East China Normal và Viện nghiên cứu thiết kế kỹ thuật môi trường Thượng Hải, Trung Quốc) với tiêu đề: “Thu gom phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn: Một phân tích so sánh” (Municipal solid waste source-separated collection in China: A comparative analysis).

Trong bài báo này các tác giả Trung Quốc đã chú thích sai sự thật về bản đồ Trung Quốc có liên quan đến chủ quyền Việt Nam.

Theo đó, trang số hai của bài báo, (trang 1674 Tập 31, số 8 (8/2011) của Tạp chí), các tác giả Trung Quốc đã sử dụng một ảnh minh họa thể hiện rõ đường đứt đoạt hình chữ U vẫn được Trung Quốc dùng để tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. Sự nghiêm trọng ở chỗ, đây là lần đầu tiên đường chữ U (hay còn gọi là “đường lưỡi bò”) được vẽ một cách chính thống trên tạp chí khoa học. Bài báo thực chất chỉ để một số thành phố trong khu vực nghiên cứu thử nghiệm của Trung Quốc nhưng lại chèn đường lưỡi bò ở phía dưới.  
.

Bản đồ Trung Quốc với đường lưỡi bò trong bài báo trên tạp chí Waste Management vi phạm chủ quyền Việt Nam
Động thái này của các nhà khoa học Trung Quốc đã thu hút sự quan tâm và phản ứng mạnh mẽ của các nhà khoa học Việt Nam.

Tiến sỹ Tô Văn Trường, nguyên Viện trưởng Viện quy hoạch thủy lợi miền Nam cho biết: “Theo các đồng nghiệp ở nước ngoài thì từ trước đến nay, tạp chí này cũng đã đăng nhiều bài báo của các tác giả người Trung Quốc có bản đồ Trung Quốc nhưng chưa bao giờ có hình “lưỡi bò” như lần này”.

Ông nói: “Rõ ràng đây là bước đi có chủ ý của Trung Quốc lấn dần từng bước với mục đích tranh thủ sự đồng tình của cộng đồng quốc tế”.

TS. Trường đề nghị: “Đây là tạp chí quốc tế về chất thải rắn có tiếng trên thế giới có tác động rất lớn đến cộng đồng khoa học, cho nên phía Việt Nam cần phải lên tiếng mạnh mẽ phản đối Trung Quốc.

Không chỉ có các nhà khoa học VN mà các hiệp hội khoa học, các tổ chức xã hội kể cả các tạp chí khoa học chuyên ngành của nước ta cần phải lên tiếng về "sự cố" do Trung Quốc gây ra. Đây rõ ràng là 1 kênh thông tin rất cần các chuyên gia VN phản ứng nhanh và có hiệu quả.  Dù biết rằng người TQ rất giỏi "lobby" trong vấn đề này nhưng nếu quyết tâm và tổ chức tốt, chúng ta vẫn thành công hoặc hạn chế tối đa các thiệt hại không đáng có. Việc cần gấp hiện nay là yêu cầu ban biên tập Tạp chí khoa học quốc tế Quản lý chất thải phải cải chính lại hình vẽ đường lưỡi bò". 



Còn TS Trần Ngọc Tiến Dũng (đang làm việc tại Pháp) đã chính thức gửi email cho giáo sư Raffaello Cossu, Đại học Padua, Italy, là Trưởng Ban biên tập của Tạp chí này để phản ánh các thông tin sai lệch trên.

Trong email gửi GS. Cossu, TS. Trần Ngọc Tiến Dũng đã nêu lên 4 điểm:
   
1. Không tìm thấy ở bất cứ bản đồ quốc tế nào (thậm chí là bản đồ Trung Quốc xuất bản trước 1940) thể hiện Trung Quốc như vậy. Đây là lần đầu tiên bản đồ Trung Quốc dạng này xuất bản trên tạp chí khoa học quốc tế.
   
2. Trong khi chú thích ghi là: “Các vị trí địa chất…” nhưng phía bên trong và bên ngoài đường đứt đoạn thực tế là vùng biển.

Ông giải thích: Vùng biển ở đây là Biển Nam Trung Hoa, là Biển Đông ở Việt Nam và là Biển Tây Phillipines ở Philipines. Đường đứt đoạn là cái gọi là tuyên bố hình chữ U của Trung Quốc đang bị cộng đồng quốc tế phản đối. Bởi vì nó vi phạm Công ước của Liên hợp quốc về luật biển (UNCLO) năm 1982 (mà Trung Quốc đã tham gia ký kết) cho phép các quốc gia ven biển mở rộng tới 200 hải lý (tương đương 400km) làm vùng đặc quyền kinh tế.

Nhìn vào ảnh chú thích của bài báo, độ dài đường đứt đoạn hơn 2000km từ Đảo Hải Nam của Trung Quốc là điều không thể.

3. Tôi cho rằng các tác giả của bài báo đã nhầm lẫn từ: “địa chất” (Geological) và từ địa lý (Geographical).Trong bối cảnh của bức ảnh, tốt hơn là sử dụng từ “địa lý” (Geographical).

4. Tôi mong muốn Tạp chí danh tiếng của chúng ta và các tác giả bài báo có thể hiệu đính bảo đồ của Trung Quốc mà không có đường đứt đoạn gây tranh cãi xâm phạm chủ quyền của các quốc gia khác.

Waste Management là tạp chí khoa học chính thống, có uy tín của Nhóm công tác về chất thải quốc tế (International Waste Working Group) có trụ sở tại Padova, Italy, một tổ chức phi lợi nhuận sáng lập năm 2002 bởi các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực quản lý chất thải. Tuy nhiên thật đáng tiếc, thông tin của các tác giả người Trung Quốc đăng tải trên Tạp chí lại phản ánh một thông tin hoàn toàn sai sự thật về chủ quyền của Việt Nam.

Đây không phải lần đầu tiên chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam bị thông tin sai lệch. Vụ ghi chú sai về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Hội Địa lý Hoa Kỳ năm 2010 vẫn còn là bài học nóng hổi.

Đứng trước sự việc này, một lần nữa cộng đồng các nhà khoa học Việt Nam cần có tiếng nói cương quyết, không để các hiện tượng như vậy lặp lại tạo tiền lệ hết sức nguy hiểm cho sự nghiệp bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước.
Minh Phạm 
Nguồn: Bee.net.vn.
.
GIÁO SƯ NGUYỄN ĐĂNG HƯNG VIẾT:

Tôi cũng có theo dỏi việc này tại Bỉ và vừa gởi cho một số trí thức Việt Nam một thư điện tử như sau:

Các đồng nghiệp, các bạn thân mến,

Tôi rất vui báo cho các bạn  một tin vui, nhỏ thôi, nhưng có tính cách tiêu biểu trong những ngày dầu sôi lửa bỏng, những ngày Trung Quốc liên tục gây hấn với Việt Nam tại biển đông !

Chuyện nói về bài báo: “Municipal solid waste source-separated collection in China: A comparative analysis”, published in Volume 31, Issue 8, Pages 1671-1904 (August 2011).của các tác giả người Trung Quốc trong ấy có dùng bản đồ Trung Quốc có vẻ thêm “cái lưởi bò oan nghiệt ” mà chúng ta ai cũng biết. Không ăn nhập gì với nội dung bài báo nhưng họ cố tình qua mặt mọi người chính thức hoá sự kiện chiếm đoạt của họ !

Sau đó TS. Trần Ngọc Tiến Dũng (mà tôi chưa quen ), đã phát hiện và phản đối với ban biên tập cùng các đồng nghiệp qua một e-mail mà nội dung được bee.net.vn diễn tả chi tiết như trên.

Một nghiên cứu sinh Việt Nam rất trẻ, đang nghiên cứu khoa học sau tiến sỹ (postdoc) tại Phần Lan, TS Lê văn Út đã hưởng ứng sau khi nhận được điện thư của TS Dũng. Đầu tháng 6/2011, TS Lê Văn Út đã tham gia một sê-mi-na tại Padova (Ý) và nhân dịp này có gặp TS Raffello Cossu, giáo  sư  trưởng khoa công nghệ môi trường, Đại học Padova (Ý). Chính giáo sư này là Tổng biên tập tạp chí Waste Management, nơi đăng tải bài báo khoa học của các tác giả người Trung Quốc. Sau khi trở về Phần Lan , TS Út đã viết e-mail nhắc nhở nhà khoa học này trên tinh thần điện thư của TS Dũng.

Như đã chờ đợi, GSTS Raffello Cossu đã phản ứng ngay có nội dung như sau.

“… The Editor in Chief is evaluating the matter as a priority and will publish a note on the next issue of our Journal, stating that the map of China published in the article contained incorrect information… bản dịch: ” …Tổng biên tập đang ưu tiên xem xét việc này và sẽ cho đăng tải trong số tới của tờ báo nói rõ bản đồ Trung Quốc được đăng tải trong bài báo là một thông tin không chính xác…”. 

Phản hồi có nội dung rất tích cực cho Việt Nam. 

Tôi cho đây là điểm son của tinh thần yêu nước của các trí thức trẻ VN !
Xin có lời khen là các nhà khoa học trẻ Việt Nam ngày nay đáng nể thật !
Trí  thức Việt Nam ngày nay mà cảnh giác và hành động kịp thời như vậy thì rất quí hoá!
Bành trướng Trung Quốc, khi họ có manh tâm thì họ sẽ làm bất cứ ở đâu, ngay trong một bài báo khoa học.
Tôi đã từng thấy và nghe họ tuyên truyền Việt Nam là đất cũ của họ, khi đi tham dự hội nghị cơ học tại Tây An (1992).

Thân ái,
Nguyễn Đăng Hưng,

Bài đọc thêm: 
"Hoan nghênh giới KHVN đã cảnh giác, hành động kịp thời!"
21/06/2011 08:19:29
 
- Sau khi đăng tải bài viết "Giới khoa học Việt phản đối chú thích sai về bản đồ Trung Quốc", Bee.net.vn đã nhận được phản hồi của GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng (Việt kiều Bỉ) về sự việc này.
Chúng tôi xin đăng tải nội dung bức mail này:

"Xin gởi nội dung mail tôi vửa gởi cho các trí thức Việt Nam:

Các đồng nghiệp, các bạn thân mến, Tôi rất vui báo cho các bạn một tin vui, nhỏ thôi, nhưng có tính cách tiêu biểu trong những ngày dầu sôi lửa bỏng!

Chuyện nói về bài báo : "Municipal solid waste source-separated collection in China: A comparative analysis", published in Volume 31, Issue 8, Pages 1671-1904 (August 2011) của các tác giả người Trung Quốc trong ấy có dùng bản đồ Trung Quốc có vẽ thêm "cái lưỡi bò oan nghiệt " mà chúng ta ai cũng biết. Không ăn nhập gì với nội dung bài báo nhưng họ cố tình qua mặt mọi người...

Sau đó anh Trần Ngọc Tiến Dũng (mà tôi chưa quen), đã phát hiện và phản đối với ban biên tập cùng các đồng nghiệp qua một e-mail mà nội dung được Bee.net.vn diễn tả chi tiết như trên.
.
"… Tổng biên tập đang ưu tiên xem xét việc này và sẽ cho đăng tải trong số tới của tờ báo nói rõ bản đồ Trung Quốc được đăng tải trong bài báo là một thông tin không chính xác…”.
GS.TS Raffello Cossu, Tổng biên tập tạp chí Waste Management
Một nghiên cứu sinh Việt Nam rất trẻ, đang nghiên cứu khoa học sau tiến sỹ (postdoc) tại Phần Lan, TS Lê Văn Út (ĐH QG TP.HCM) đã hưởng ứng sau khi nhận được điện thư của TS Dũng. Đầu tháng 6/2011, TS Lê Văn Út đã tham gia một sê-mi-na tại Padova (Ý) và nhân dịp này có gặp TS Raffello Cossu, giáo sư  trưởng khoa công nghệ môi trường, Đại học Padova (Ý). Chính giáo sư này là Tổng biên tập tạp chí Waste Management, nơi đăng tải bài báo khoa học của các tác giả người Trung Quốc.

Sau khi trở về Phần Lan , TS Út đã viết e-mail nhắc nhở nhà khoa học này trên tinh thần điện thư của TS Dũng.

Như đã chờ đợi, GSTS Raffello Cossu đã phản ứng ngay có nội dung như sau.

“… The Editor in Chief is evaluating the matter as a priority and will publish a note on the next issue of our Journal, stating that the map of China published in the article contained incorrect information… bản dịch: "… Tổng biên tập đang ưu tiên xem xét việc này và sẽ cho đăng tải trong số tới của tờ báo nói rõ bản đồ Trung Quốc được đăng tải trong bài báo là một thông tin không chính xác…”.

Tôi cho đây là điểm son của tinh thần yêu nước của các trí thức trẻ VN ! Đám hậu sinh khá thật ! Trí thức VN ngày nay mà cảnh giác và hành động kịp thời như vậy thì quá hay! ...

Cùng thời điểm TS Út gửi mail nhắc nhở tạp chí Waste Management, nhiều nhà khoa học Việt Nam cũng đã có những phản ứng tương tự.
"Chúng tôi rất hoan nghênh sự phát hiện kịp thời của của nhà khoa học trong và ngoài nước. Chúng tôi  tiếp tục theo dõi những phản ứng từ  phía tạp chí Waste Management về việc này. ...".
GS.TS Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

GS Nguyễn Kim Đan (ở Pháp) viết:

"Kính gửi ông Tổng biên tập,

Trong bài báo nhan đề: “Thu gom phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn: Một phân tích so sánh” của các tác giả Jun Tai, Weiqian Zhang, Yue Che và Di Feng, xuất bản tại Tập 31, Số 8, ở các trang từ 1671-1904 (tháng 8/2011) trên Tạp chí của ông, hình số 2 đưa ra một bản đồ địa lý của Trung Quốc, bao gồm cả “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc tuyên bố là vùng biển thuộc lãnh thổ Trung Quốc ở Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa). Đường lưỡi bò này của Trung Quốc bao trùm cả các đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Trung Quốc không thể đưa ra chứng cứ thuyết phục về hoạt động chủ quyền, một cách liên tục và hòa bình, trong một thời gian dài tại toàn bộ vùng biển rộng lớn này. Mặc dù Trung Quốc tuyên bố về quyền sở hữu đối với các đảo ở Trường Sa nhưng thực tế họ chưa bao giờ chiếm giữ quần đảo này cho đến tận 1988 khi hải quân của họ đụng độ với hải quân Việt Nam và lần đầu tiên trong lịch sử họ giành quyền kiểm soát 6 đảo đá. Trung Quốc tiếp tục chiếm giữ thêm nhiều đảo trong các vụ đụng độ sau đó với Việt Nam vào năm 1992 và với Philippines vào năm 1995.

Một cách tự nhiên, Biển Đông là sự kết hợp các chế độ kinh tế giữa các quốc gia Đông Nam Á và giữa họ với các vùng đất phía Nam Trung Quốc. Biển Đông là ngôi nhà chung của các quốc gia trong khu vực và quy tụ các mối quan tâm chung của các quốc gia bên trong và bên ngoài khu vực. Bởi vậy, các vấn đề của Biển Đông nên được xử lý công bằng, tôn trọng luật pháp quốc tế, chủ quyền và lợi ích của mỗi quốc gia.

Hình số 2 trong bài báo này sẽ gây nên một vấn đề ngoại giao và chính trị nghiêm trọng giữa các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc. Vì vậy, tôi viết thư này đề nghị ông xem xét lại để gỡ bỏ ít nhất là hình minh họa này trong bài báo".

Tiến sĩ Tô Văn Trường là người gửi đến các nhà báo trong nước thông tin về việc tạp chí Waste Management đăng thông tin sai sự thật về bản đồ Trung Quốc, đã giúp Bee.net.vn cập nhật phản ứng của các nhà KHVN. Ông vừa gửi mail thông báo thêm:  "Chúng tôi, gần chục người đều đã nhận được phản hồi tích cực từ ban biên tập tạp chí quốc tế về quản lý chất thải ở Ý sẽ xem xét chỉnh sửa lại bản đồ hình chữ U của Trung Quốc trong số xuất bản lần tới. Việc tuy nhỏ nhưng thể hiện sự phản ứng nhanh nhạy, kịp thời kết hợp hiệu quả giữa các nhà khoa học VN ở trong và ngoài nước vì sự bảo vệ lãnh thổ của quóc gia. Nếu có sự lãnh đạo hướng dẫn vào cuộc của các tổ chức khoa học, chúng tôi tin rằng sẽ tăng sức mạnh tiếng nói của cộng đồng khoa học VN với cộng đồng quốc tế.

Hôm nay là ngày nhà báo cách mạng VN, xin chức các anh chị nhà báo  luôn khỏe mạnh, chân cứng đá mềm".


6 nhận xét :

  1. Cám ơn các nhà trí thức yêu nước chân chính. Không có các vị đất nước LÙN đi trông thấy. Người ta lớn bởi vì ta CÚI xuống, TH đã viết như vậy mà.
    Những ai đang là trí NGỦ, nên tỉnh lại mau. Thân làm TT không chỉ có tiền lương, vợ con, nhà cửa và đi giành giật chức vụ và sắm áo hư danh. Hãy noi gương các nhà trí thức chân chính nếu không phải đeo mặt mo mà đi ra khỏi nhà.
    DBND

    Trả lờiXóa
  2. Anh Diện ơi !
    Anh xem và xúc tiến lập quỹ biển Đông ủng hộ bà con ngư dân đi.

    Trả lờiXóa
  3. Không biết họ canh cái cóc khô gì mà những điều xâm hại đến an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc thì toàn do các trí thức " dỗi hơi" ( xin lỗi, không nhận lương quốc doanh )phát hiện và đấu tranh ?
    Tôi vô cùng biết ơn các nhà trí thức trên, họ là những người không vô tích sự của dân tộc Ta.

    Trả lờiXóa
  4. Thật là vui mừng khi thấy trí thức trong và ngoài nước cùng nhau hợp lực lột bỏ cái mặt nạ giả nhân giả nghĩa của con quái vật khổng lồ nhưng tham lam, độc ác và xảo quyệt.

    Chí Tuyến

    Trả lờiXóa
  5. Xin cám ơn Bác Diện đã thông tin cho bạn đọc biết. Qua đó thể hiện người Việt dù ở nơi đâu trên trái đất nhỏ bé này vẫn luôn là con Lạc cháu Hồng.

    Trả lờiXóa
  6. Hoàng Sa bị mất, Trường Sa bị xâm chiếm 1 ít, Biển Đông thì không còn toàn quyền định đoạt. Những cái mất đó có ai phải chịu trách nhiệm không nhỉ?
    Có lẽ tại ông trời không làm cho bọn Khựa nó điên khùng rồi tự bỏ đi.

    Trả lờiXóa