Thứ Năm, 9 tháng 6, 2011

GĐ HÃNG TRƯỜNG THÀNH: PHIM RẤT TỐT, CA NGỢI TỔ TIÊN

Đường tới thành Thăng Long-không bị Hán hóa?: Làm khác lịch sử là để nâng tầm (!?)

(PL)- Nhà sản xuất - Công ty Cổ phần Truyền thông Trường Thành cho rằng việc hợp tác làm phim này còn là việc chuyển giao công nghệ, đạo diễn Việt tham gia làm phim là để học nghề; những chi tiết sai lệch về phục trang, bối cảnh là để nâng tầm lịch sử (!). 

Phim Đường tới thành Thăng Long: Không tôn trọng tinh thần lịch sử

    Ông Sơn tỏ ý bức xúc khi “dư luận không thông cảm”, “đại đa số chưa xem phim, chỉ mới xem trailer (đoạn giới thiệu), đã lên án dữ dội”. Ông cho rằng về nội dung tư tưởng, đây là một bộ phim rất tốt, ca ngợi tổ tiên, thể hiện lòng tự hào về cha ông ta.

    Ba lần sửa, chất Trung Hoa vẫn đậm

    Theo ông Sơn, cách quay, cách dựng Đường tới thành Thăng Long có những nét khác với các phim cổ trang khác của Việt Nam, thể hiện ở góc máy đa dạng hơn, tiết tấu nhanh hơn. Phim sử dụng nhiều đại toàn cảnh, hình ảnh động (thay vì đặt máy “chết” và ghi hình tĩnh, dễ gây cảm giác nhàm chán cho khán giả).

    Xem phim, khoảng 70% cảnh quay được ghi hình tại Trung Quốc. Phim tràn ngập những ngôi chùa cao vòi vọi ba tầng mái, những sân đá rộng, thềm đá cao và trải dài dưới bóng thông. Các nhân vật mặc những trang phục nhiều lớp vải ấm áp, những mũ trụ, áo giáp đồng đồ sộ, tạo cảm giác câu chuyện diễn ra ở một xứ sở thuộc khí hậu… hàn đới.

    Trang phục này, bộ đơn giản do phía Việt Nam may, còn mũ mãng giáp trụ, áo xống (bằng đồng và da thuộc, có dập lỗ, tán đinh) thì theo ông Sơn, “khó quá mình không may được nên đặt bên Trung Quốc”. Ông cho biết vì lý do đó, “nhiều bộ muốn sửa cũng không được vì ở Việt Nam có chỗ nào sửa đâu, muốn thay đổi gì lại phải mang sang Trung Quốc”.

    Khi được hỏi: “Như trình độ thợ bây giờ mà Việt Nam còn không sản xuất nổi, làm sao cha ông ta ngày xưa may được các trang phục “khủng” như thế?”, ông Sơn đáp: “Thì đó là điện ảnh mà”.
    .
    Một cảnh trong phim Đường tới thành Thăng Long, từ phục trang, màu sắc cảnh trí đều đậm chất Trung Hoa. Ảnh: TL
    Điện ảnh phải cao hơn lịch sử?

    Ông Sơn bộc bạch: “Theo tôi, người xem nên nhìn nhận theo cách này: tác phẩm điện ảnh là tác phẩm điện ảnh. Có ý kiến cho rằng phim lịch sử thì phải thể hiện đúng như lịch sử. Nhưng tôi muốn cao hơn thế. Mình hội nhập quốc tế rồi. Điện ảnh là phương tiện để chúng ta giao lưu, hội nhập thì đây là vấn đề thương hiệu quốc gia. Bộ phim này nếu phát sóng ở nước ngoài thì phải để người ta thấy cha ông mình như thế nào chứ không thể để bối cảnh lụp xụp được. Phải nâng tầm lên chứ”.

    Theo ông Trịnh Văn Sơn, các nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật khi làm phim cổ trang đều nâng phim lên so với thực tế như thế. Đó cũng là lý do để nhà làm phim giải thích cho tạo hình nhân vật thái hậu Dương Vân Nga với cặp lông mày tỉa, môi hồng, răng trắng, trang điểm hiện đại. “Vấn đề răng đen được tranh cãi rất nhiều trên trường quay nhưng diễn viên đâu có chịu cho nhuộm”.

    Về lời thoại, chất “kiếm hiệp Tàu” cũng rất đậm đà. Khi Lý Công Uẩn lên đài đấu kiếm trong một kỳ tuyển binh, người cầm trịch nói: “Đao kiếm vô tình, lỡ sát thương người có dám ký giấy cam kết không?”. Vua Đinh Toàn lúc bé được gọi là Toàn nhi. Thái hậu Dương Vân Nga nói với Lê Hoàn: “Ta thay mặt Toàn nhi tạ ơn bệ hạ”. Những câu thoại với ngôn từ ảnh hưởng nặng từ phim cổ trang Trung Quốc như thế tràn ngập trong phim… 

    Tuy nhiên, Giám đốc Trịnh Văn Sơn khẳng định đối tác Trung Quốc không bỏ tiền đầu tư vào phim này cho nên việc đối tác Trung Quốc chủ ý đầu tư vào một dự án nhằm “Hán hóa” phim Việt Nam như dư luận nghi ngờ là không có. 

    Dư luận sẽ bất bình 

    Trao đổi với chúng tôi, GS sử họcLê Văn Lan cho rằng bộ phim nếu được trình chiếu sẽ rất đáng lo ngại vì sẽ làm cho lịch sử bị sai lệch.

    Ông Lan nói: “Khi bộ phim được chỉnh sửa lần cuối và chiếu thử, tôi đã có ý kiến phản bác vì những yếu tố mang dấu ấn Trung Quốc vẫn còn. Quần áo của các ông vua thì không thể sửa được. Hình ảnh chùa trong phim rõ là chùa của Tàu vì chùa Việt thì viết chữ Phật, mà trong phim chùa lại viết chữ Thuyền. Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên ngồi cạnh tôi có nêu ý kiến: “Phim này không sửa được đâu anh ơi, chỉ có chiếu hoặc là vứt đi thôi”. Tình tiết đưa Lê Hoàn lên ngôi hoàn toàn khác với lịch sử. Trong lịch sử, ông ấy do quân sĩ tôn lên lúc ra trận nhưng họ cắt cái việc ấy đi. Họ đưa ông ấy lên ngôi ở một trường đoạn khác, cảnh ngộ khác. Ở đây có cái ý đồ tôi thấy rất rõ là làm sai lịch sử, không những thế còn làm sai theo hướng nào đó có lợi cho Trung Quốc”.

    Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh bức xúc: “Đường tới thành Thăng Long là một bộ phim phản dân tộc, phản văn hóa. Nếu bộ phim này được chiếu trên sóng đài truyền hình quốc gia sẽ gây bất bình lớn trong dư luận nhân dân”.
    .

    Đường tới thành Thăng Long- không bị Hán hóa?
    .
    Một làn sóng dư luận lại nổi lên sau khi có tin Hội đồng Duyệt phim quốc gia đã nhất trí “phê chuẩn” chất lượng của bộ phim truyền hình 19 tập Đường tới thành Thăng Longvà phim sẽ bắt đầu lên sóng giờ vàng của VTV vào cuối tháng 6. Trong ý kiến phản đối, có những lời bình luận cho rằng nhà sản xuất phim đã “Hán hóa” một giai thoại lịch sử của Việt Nam. Đến nay, cả Công ty Cổ phần Truyền thông Trường Thành lẫn Hội đồng Duyệt phim đều xác nhận là phim đã được sửa, hội đồng đã duyệt tới ba lần, có thể đem phát sóng được. Buổi duyệt cuối cùng, theo ông Trịnh Văn Sơn, Giám đốc Công ty Trường Thành, diễn ra căng thẳng với sự tham gia của cả đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương lẫn Bộ Công an. Hôm qua, Pháp Luật TP.HCMđã cùng xem phim và trao đổi với ông Sơn cùng một số chuyên gia về một số vấn đề liên quan đến bộ phim này.
    .
    Học “công nghệ phim cổ trang” của Trung Quốc
    .
    Nói về sự tham gia của đối tác Trung Quốc, ông Trịnh Văn Sơn cho biết dự án làm phim hoàn toàn xuất phát từ ý tưởng của Trường Thành. 
    .
    Năm 2006, một công ty Trung Quốc tên là Đông Minh Vệ Thị (ĐMVT - dịch sang tiếng Việt là Truyền hình ASEAN, Đông Minh tức là Liên minh Đông Nam Á, tức ASEAN) sang Việt Nam đặt vấn đề với VTV để hợp tác làm chương trình kỷ niệm đại lễ. 
    .
    Kết quả của việc này là ĐMVT đã trở thành đối tác của Trường Thành trong dự án phim Đường tới thành Thăng Long. Kinh phí sản xuất phim là 109 tỉ đồng, trong đó TVAD (Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ truyền hình, trực thuộc VTV) đầu tư khoảng 10% (theo thông tin từ Trường Thành). Đạo diễn được chọn là ông Cận Đức Mậu. Đạo diễn phía Việt Nam là Tạ Huy Cường (chuyên ngành kỹ thuật âm thanh). 
    .
    Kịch bản do ông Sơn viết, đứng tên cùng biên kịch Kha Chương Hòa của Trung Quốc. Quay phim là người Trung Quốc. Đạo diễn hình là người Đài Loan. 
    .
    Ông Sơn cho biết đối tác làm phim phía Trung Quốc còn “chuyển giao công nghệ làm phim cổ trang” cho đoàn, tức là hướng dẫn để làm sao cho phim được hấp dẫn, thu hút khán giả. Ví dụ cứ 3 phút là một cao trào nhỏ, 5 phút là một cao trào trung bình, 10 phút là một cao trào lớn.
    .
    ĐOAN TRANG - VIẾT THỊNH


    34 nhận xét :

    1. Đường tới thành Thăng Long-không bị Hán hóa?: Làm khác lịch sử là để nâng tầm (!?).Nâng tầm từ một quốc gia độc lập về Văn hóa,chuyển sang bị nô dịch về văn hóa hả ông Trịnh Văn Sơn ?

      Trả lờiXóa
    2. “Phim này không sửa được đâu anh ơi, chỉ có chiếu hoặc là vứt đi thôi”
      Theo tôi không chiếu, cũng không vứt đi mà xếp vào kho ví dụ những kẻ ham lợi mà bán rẻ dân tộc.

      Trả lờiXóa
    3. Ông Sơn nên câm mồm thì hơn, ông này càng nói càng tỏ ra ngu dốt.

      Trả lờiXóa
    4. Tay Sơn này nói: "Bộ phim này nếu phát sóng ở nước ngoài thì phải để người ta thấy cha ông mình như thế nào chứ không thể để bối cảnh lụp xụp được. Phải nâng tầm lên chứ”. Nếu nói vậy thì khi phim về HỒ CHÍ MINH nếu phát sóng ở nước ngoài thì phải Fotoshop cho HCM đeo dày Ý; mặc đồ của Gucci, Prada hay Guess, Levi"s, Mango;đeo đồng hồ Thuỵ Sỹ; cavạt...cho nó hoành tráng, cho nó tự hào về cha ông ta có được không???. Không! chắc chắn không.Đúng là tay Sơn "đã ngu còn tỏ ra nguy hiểm". Tôi phản đối phim và phản đối cả cách nguỵ biện của ông Sơn.

      Trả lờiXóa
    5. thật là một thằng Giám đôc vô học và ngu xuẩn

      Trả lờiXóa
    6. Hì hì, cái gốc đã bị mục rỗng thì vài ba bộ phim dị dạng kiểu này cũng là cái lẽ thường tình. Có chăng cũng chỉ là sự trăn trở, gắng gượng để giữ được chút gì hay chút đó chăng!
      Nhưng như thế thì việc làm của các bác cũng thật đáng trân trọng.

      Trả lờiXóa
    7. Hehehe, các bác có để ý thấy phía góc dưới bên phải trong bức hình trên có thòi mấy đường ống nước làm bằng nhựa PVC không? Hình ảnh này cho thấy từ thời nhà Lý, dân ta đã biết tổng hợp PVC để dùng làm đường ống dẫn nước phục vụ sinh hoạt, hehe. Chắc cũng là một cách nâng tầm thông qua "sáng tạo lịch sử" của bác Núi Trường Thành đây mà, hehehe!

      Trả lờiXóa
    8. oi gioi -mẹ hát con khen hay-thổi kèm khen lấy -dan mình vốn dĩ thế mà.4000 năm tôi chưa thấy ai tự nhận khuyết điểm o vn này.Toàn đổ tội cho thời tiết,khách quân.... buồn và chán vãi....

      Trả lờiXóa
    9. Ông Sơn tỏ ý bức xúc khi “dư luận không thông cảm”, “đại đa số chưa xem phim, chỉ mới xem trailer (đoạn giới thiệu), đã lên án dữ dội”. Ông cho rằng về nội dung tư tưởng, đây là một bộ phim rất tốt, ca ngợi tổ tiên, thể hiện lòng tự hào về cha ông ta.

      1. Trailer là những chi tiết nổi bật và cuốn hút nhất mà "dư luận còn không thông cảm" thì nói gì đến toàn bộ phim.

      2. Tổ tiên của Sơn Trường Thành chắc chắn không phải là con cháu Tiên Rồng đâu.

      Trả lờiXóa
    10. "Nâng tầm" khác hẳn với nhái theo Trung Quốc, ông Sơn ạ. Ví dụ, cái chùa đẹp hơn thực tế nhưng vẫn phải là chùa Việt Nam, chứ không thể là chùa Trung Quốc. Ông Sơn vận Âu phục là ăn mặc kiểu Âu nhưng dáng người, cái mặt, cái tóc,cái mũi,... vẫn phải là ông Sơn, là người VN, còn nếu ông Sơn hóa trang cho có vẻ 100 phần trăm giống tây thì đâu còn là ông Sơn và ông cũng thành ra vô giá trị

      Trả lờiXóa
    11. "hội nhập thì đây là vấn đề thương hiệu quốc gia. Bộ phim này nếu phát sóng ở nước ngoài thì phải để người ta thấy cha ông mình như thế nào chứ không thể để bối cảnh lụp xụp được. Phải nâng tầm lên chứ”." ĐỒ HÈN! ÔNG KHÔNG DÁM NHÌN VÀO SỰ THẬT LỊCH SỬ À,ĐỜI BỐ MẸ ÔNG MẶC QUẦN ÁO VÁ THỦNG ĐÍT ÔNG CŨNG KHÔNG DÁM NHẬN MÀ PHẢI SANG NHỜ THẰNG TÀU NÓ MÔNG MÁ CHO MẤY TẤM ẢNH VỀ THỜ CHO NÓ HỢP THỜI À.

      Trả lờiXóa
    12. Thì cũng phải thông cảm cho ông Sơn chứ. Đầu tư hàng tỷ như thế có phải là ít đâu. Việc ông ấy nói là việc của ông ấy. Việc của chúng ta là phản đối không để bộ phim này được lên sóng. Nếu chúng ta không làm được tức là chúng ta thua. Nhân vụ cắt cáp lần thứ 2 này thì còn lâu chúng ta mới thua được. Nhưng vẫn ức bọn Khựa quá. Chả nhẽ chisng quyền này bạc nhược đến như thế sao???

      Trả lờiXóa
    13. Giời ơi, cả tập thể nhân dân có minh ông Sơn là có con mắt nghệ thuật thôi. Vậy chúng ta phản đối bộ phim này thi chúng ta mù hết rôi, chết thật, sao có người sáng mắt thế cơ chứ !

      Trả lờiXóa
    14. LÀM KHÁC LỊCH SỬ LÀ ĐỂ NÂNG TẦM TỪ ĐẠI CỒ VIỆT LÊN ĐẠI HÁN! CÒN CÔNG VIỆC CỦA NHỮNG TÊN NÂNG TẦM LỊCH SỬ GỌI LÀ "NÂNG BI"!

      Trả lờiXóa
    15. Trung Quốc "bố"nó rồi còn già mồm!

      Trả lờiXóa
    16. Chắc ông Sơn muốn nói làm nghệ thuật không đồng nghĩa với việc sao chép lịch sử, và lịch sử đối với các văn sĩ, kịch sĩ chỉ là cây đinh họ dùng để treo bức tranh của mình ( như tuyên bố của Duyma cha ).
      Nếu vậy, xét về mặt phong cách sáng tạo, ông Sơn không có sai lầm gì quá đáng. Nhưng xét về ý nghĩa truyền tải tương hỗ, giữa chất liệu thực tế và hư cấu ước lệ, giữa năng lực sáng tác của người làm nghệ thuật và năng lực thẩm thấu giá trị nghệ thuật của người tiếp thu tác phẩm, ông Sơn trở thành kẻ lập lờ khi đưa ra nhận định trên nhằm bênh vực cho quyền sáng tạo của tác giả : ông quên hẳn một điều cốt tử là Duyma cha, cùng nhiều tác giả lớn khác, đã treo không chỉ một mà rất nhiều những bức tranh mô tả xã hội lên cây đinh lịch sử, nhưng chưa hề vấp phải phản ứng dữ dội từ phía thụ nhận, do bị va chạm về lương tri, văn hóa hay tự ái dân tộc, là các lý do ông đang bị hiện nay.

      Trả lờiXóa
    17. Nói:"làm khác LS để nâng tầm"không hiểu cái THẰNG mà nó ở trình độ gì mà nói năng NGU thế.Lịch sử là trung thực khách quan chứ còn nâng kiểu gì???hay biến thắng thành thua,biến chính nghĩa thành phi nghĩa.Sao cố biện minh cho cai goị là ĐƯƠNG ĐẾN THÀNH TL để ngợi ca VĂN HÓA TQ là nghiã gì???Hãy làm ơn cho chúng tôi ĐIẠ CHỈ cuả CT TRƯỜNG THÀNH ở đâu,hay điạ chỉ nhà ông SƠN ,để chúng tôi đến "Giao Lưu"với HỌ được không?!

      Trả lờiXóa
    18. Bố thằng điên, đã ngu lại còn lắm mồm. Câm đi cho người ta nhờ. Mày muốn nổi tiếng thì đi biểu tình đi, tàu bọn khốn lại xâm lược ngoài biển Đông kia kìa.

      Trả lờiXóa
    19. neu co tinh chieu phim nay thi chung ta dong thanh tay chay phim. khong mo ti vi khi chieu phim nay. voi cham ngom ( thay phim tat ti vi) hoac mo kenh khac xem./.

      Trả lờiXóa
    20. Trần Ngọc Sơnlúc 22:05 9 tháng 6, 2011

      Làm phim sai lịch sử
      Lại nói để nâng tầm.
      Văn hóa gì không biết
      Nâng tầm hay xuống tâm ?

      Trả lờiXóa
    21. Dù muốn nâng tầm cũng không thể xa dời sự thật của lịch sử được,còn ông Sơn nói không thể để bối cảnh lụp xụp được,việc này thì đúng,nhưng nó phải là bối cảnh của Việt Nam,kể cả trang phục và lời thoại cũng phải đẹp và hay nhưng vẫn phải là Việt Nam,không thể vì lý do gì mà mọi thứ đều giống Tàu được.Bối cảnh,trang phục,lời thoại.v.v ở nước mình cũng rất đẹp rất hay.
      Còn các nhân vật đã được lịch sử ca ngợi,đã ăn sâu trong tiềm thức của dân tộc Việt Nam,đó là những người anh hùng,những bậc cha ông của dân tộc thì không thể vì muốn nâng tầm cho bộ phim mà làm sấu đi hình ảnh của các anh hùng trong lịch sử được.Lịch sử Việt Nam có niềm tự hào riêng,không thể lẫn lộn đánh đồng con đen được.

      Trả lờiXóa
    22. Troi tru Dat diet ca ho nha thang Son GD Truong Thanh

      Trả lờiXóa
    23. TQ đang cố chứng minh VN từ xưa là một phiên thuộc của TQ. Ở VN có một số người không rõ do ngu dốt hay có tình bợ đỡ cũng a dua bọn Tàu. Năm ngoái có "tiến sỹ" Đỗ Bích Ngọc, đầu năm nay có GS Nguyễn Huy Quý. Ông GĐ.Sơn đã theo đòi Trung Quốc làm bộ phim có hại cho nước này, cứ cho trước đây do ngu dại thì bây giờ phải tỉnh ra chứ? Càng cãi lại càng lòi ra rất nhiều thứ ngớ ngẩn, không thể tưởng tượng được đó lại là giám đốc một hãng phim.

      Trả lờiXóa
    24. Tay Sơn không là gì cả. Vấn đề ở chỗ các quan lớn. Tại sao họ lại muốn choếu phim này để đầu độc lớp trẻ? Vì nếu chiếu trên TV thì làm sao chúng ta, những người Việt Nam, có thể ngăn chặn được?

      Trả lờiXóa
    25. Trong lúc lão Sơn này đang mải miết lo nâng tầm lịch sử thì ngoài kia bọn Trung Quốc đang nâng tầm bố láo trên vùng biển Việt Nam hehehe
      Tổ sư bố nhà nó chứ!
      Xin lỗi bác Diện với cả nhà vì em vừa có biểu hiện kém văn hóa.

      Trả lờiXóa
    26. Thôi đừng nguỵ biện nữa.Nên cho vào sọt rác(riêng ông sơn có thể lấy về làm kỷ niệm). Nghiêm cấm phát sóng trên truyền hình. Đừng bội nhọ lịch sử và tổ tiên. Tại sao phải làm ở tầu, đạo cụ, hóa trang, hậu kỳ, diễn viên quần chúng...tầu hết. Chỉnh sữa 3 lần không xong để chiếu dịp 1000 năm, lời thoại lố bịch...thì còn tiếc gì nữa hở trời. Các ông VH, TV liệu dọn trứng thối ở cổng cơ quan.

      Trả lờiXóa
    27. Khi được hỏi: “Như trình độ thợ bây giờ mà Việt Nam còn không sản xuất nổi, làm sao cha ông ta ngày xưa may được các trang phục “khủng” như thế?”, ông Sơn đáp: “Thì đó là điện ảnh mà”.
      Chỉ một câu như thế thôi, đủ thấy ông này thuộc hàng lươn lẹo rồi.

      Trả lờiXóa
    28. Tiêu hủy.
      Sữa bẩn: chỉ cần x% độc tố là sẽ gây ra cái chết chậm cho trẻ con
      Sách lậu: chỉ cần in ấn trái phép là sẽ gây ra cái chết chậm cho kinh tế, văn hóa - trí tuệ nói chung;
      Vậy Phim bẩn: cũng như sách lậu sẽ gây ra cái chết chậm cho cả một nền văn hóa, cả một dân tộc.
      TIÊU HỦY để không phải nhắc đến nó nữa, nó không lây lan độc hại xang sản phẩm khác nữa.
      cần phải đặt ra một tiêu chí, chuẩn hạn, giới hạn % độc tố trong các sản phẩm. Cứ quá đi là Tiêu hủy - không bàn cãi
      Lão Sơn này chắc đang muốn bị ném xuống hồ Ngọc Khánh đây.

      Ngọc

      Trả lờiXóa
    29. Loại trọc phú như thằng chủ hãng Trường Thành thì có nói gì đi nữa nó cũng không hiểu. Giá trị, đối với hắn là tiền. Nói như ông Nguyễn Khoa Điềm (bài trên xuandienblog tuần trước) thì bọn người này ngày nay nhiều lắm, mỗi khi thấy hơi tiền là chúng nhao nhao xông vào cắn xé nhau, làm gì có khái niệm giá trị văn hóa, nhân phẩm, Tổ quốc, Dân tộc trong đầu chúng!. Hồi đầu thế kỷ 20, các cụ nhà ta gọi bọn này là "mại bản". Nay thì cái bọn mại bản bám gót ngoại bang cầu lợi như Trường Thành kinh khủng và nhẫn tâm hơn nhiều. Thật may là vẫn còn có những người nhân văn như chủ hiên trà xuandienblog để anh em đàm đạo việc đời.

      Trả lờiXóa
    30. Định dùng tiền để "nâng tầm" các quan tham thì đúng hơn. Nhưng với chúng nó thì có mà tiền tấn. Thôi! đã "đâm lao thì phải theo lao", còn tiền thì học Năm Cam lần nữa xem. Có khi được chiếu đấy! Thấy xót của cho Sơn Tầu và VTV.

      Trả lờiXóa
    31. Trời ơi chết cười, xin tổng hợp những còm thiệt tình nhất: Troi tru Dat diet ca ho nha thang Son GD Truong Thanh, Trung Quốc "bố"nó rồi còn già mồm! Trong lúc lão Sơn này đang mải miết lo nâng tầm lịch sử thì ngoài kia bọn Trung Quốc đang nâng tầm bố láo trên vùng biển Việt Nam. Mày muốn nổi tiếng thì đi biểu tình đi, tàu bọn khốn lại xâm lược ngoài biển Đông kia kìa.

      Trả lờiXóa
    32. Đào mả Tổ-tông để kiếm tiền.
      Lạc loài chó sủa giọng cùn,điên !
      Sơn ơi tụng đủ bốn điều tốt,
      Đất mẹ nuôi mày...phí của thêm !

      Trả lờiXóa
    33. Bày cho tay Sơn này: Đem phim bán rẻ lại cho bọn Tàu, nó về nó lồng tiếng Tàu, thành phim Tàu, mai mốt nó xuất sang Việt Nam lại, thế nào VTV cũng mua và chiếu. Dân Việt hết đường phản đối Trường Thành, Lúc ấy thằng Tàu sẽ cám ơn GĐ Trường Thành. Mẹ kiếp.
      (Xin lỗi Anh Diện và Bà con, vì bực quá).

      Trả lờiXóa
    34. TVad V:Phim LCU ĐTTTL chắc chắn là phim bị nô dịch về văn hóa rồi. Mất văn hóa mới đáng sợ, vì là mất đi dân tộc, Tổ quốc.Bỏ đi là đáng lắm. Cách làm của VTV này như các cụ ngày xưa vẫn nói
      rằng "bỏ vợ còn mó l... theo" Sao VTV phải khổ nhục cứ muốn m "mó l... "phim này vậy??? vì dơn giản thôi. Bác Lương giám đốc TVad cũ đã góp vốn 10 tỷ vào phim này rùi. Giờ không chiếu lên gỡ vốn thì có khi mất chức phó Tổng VTV khi mang tội: "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng."

      Trả lờiXóa