Đa số im lặng
Vinh Anh
Vinh Anh
Nửa tháng qua, không phải, cả tháng nay rồi, từ cái ngày “Bình Minh 02” bị cắt cáp, qua mấy lời của “người phát ngôn”, qua hình ảnh và phát biểu của những quan chức ở mấy cái hội nghị khu vực và qua những câu trả lời phỏng vấn của các vị có chức sắc, rồi lại tiếp những hình ảnh vui buồn lẫn lộn, đan xen trong hai ngày chủ nhật mùng 5 và 12 tháng 6 vừa rồi, vẫn thấy miệng đắng ngắt mỗi khi nghĩ về cái đa số im lặng.
Nếu hỏi từ bao giờ, cái điểm khởi đầu về chuyện anh hàng xóm ấy, cũng chẳng nhớ nữa. Chỉ nhớ nhất từ hồi có ông bô-xít Huệ Chi xuất hiện, mới theo dõi được thường xuyên các chuyện của nước ta với anh hàng xóm.
Năm bảy chín đánh Pôn-pốt rồi đánh Tầu ở biên giới, Hà Nội vẫn bình an nhưng đã thường xuyên “bám” theo cái vụ nạn kiều để mở mang đầu óc. Mang tiếng là lính nhưng chỉ biết về Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1974, cũng là nhờ mấy anh lính cộng hoà, chống Tầu. Đến việc Mỹ bỏ đồng minh, rồi mất đảo. Thua. Lúc đó còn chiến tranh, đang dốc sức vào trận cuối, chẳng biết nên mừng hay vui. Chỉ thấy có điều gì đó gai gai gờn gợn. Chẳng gì cũng là biển đảo của người Việt Nam, của Tổ quốc Việt Nam. Lờ mờ mới chỉ biết được thế, nghĩ được thế. Hy vọng mong manh để giải thích cho sự non kém của mình: chắc là một hành động chi viện của người đồng chí anh em(!).
Than ôi, ấu trĩ một thời là thế!
Đời người có nhiều lúc ngờ ngệch, ngây ngô đáng thương nhưng cũng đáng thông cảm, bỏ qua. Đó là tuổi ấu thơ và cũng có cả một thời tuổi thanh niên sôi nổi nữa. Nhưng khi đã bước qua cái ngưỡng ban đầu bỡ ngỡ đó, ta phải có trách nhiệm với mọi suy nghĩ và hành động của mình, không thể đổ cho khách quan được nữa. Không thể nhìn đời bằng con mắt ngây thơ trong sáng vô tư được nữa. Cuộc đời bây giờ là cạm bẫy và nhiều thứ gọi là nhiễu nhương. Lúc này cuộc sống đòi hỏi ta phải đứng trên đôi chân của chính mình, không thể cứ dựa vào trên đôi vai của người khổng lồ mãi được.
Dẫu vẫn biết con người vốn “tính bản thiện”nên thật khó trách cứ. Con người phải chăm lo cuộc sống cho mình và gia đình ngày một tốt và cái mối liên quan dây nhợ này sẽ mỗi ngày một dài. Khó trách, nếu ai đó vì cái mối dây nhợ đó mà không quan tâm đến việc nước lắm. Đó là những con người bình thường của xã hội.
Nhưng rồi tự hỏi, có trách được không, những bạn trẻ chỉ biết chăm lo cho cá nhân mình, những trí thức chỉ biết đứng ngoài cuộc và “phán”. Và thêm nữa, vốn rất tự hào về mảnh đất Thăng Long, vốn rất tự hào nó là nơi quy tụ những nhân tài đất Việt, vốn rất tự hào về những người được mệnh danh là sĩ phu Bắc Hà, mà sao lại vẫn thấy lẻ bóng lắm, cô đơn, thiếu nhiều tiếng nói lắm..
Bình thường sẽ biến thành tầm thường nếu đi xa thêm một đoạn nữa.
Sáng ngày 5 tháng 6, đi loanh quanh xem “thời tiết chính trị” ở khu vực Đại sứ quán Tầu. Sau một vòng lượn qua các phố, thấy vững khí hơn, cho xe lên hè phố, trước quán cà phê “Cột Cờ”.
Nhìn những gương mặt trẻ măng, thương chúng nó và cũng tự hào về chúng nó quá. Bảo vệ được đất nước này chính phải nhờ vào chúng. Chợt thấy chúng nó vượt qua mình nhiều lẽ, độ thông minh tự tin và lòng dũng cảm. Thêm tin tưởng vào lớp trẻ hơn.
Nhưng vẫn thấy một điều gì chưa thoả mãn. Còn muốn hơn nữa kia. Đó là nhìn số lượng đoàn người giăng biểu ngữ, vẫy cờ bày tỏ thái độ và hát quốc ca, thấy cái sự tự hào của mình hơi quá. Những người mang sắc phục để đề phòng cuộc xuống đường sao lại nhiều thế. Trưa về mở máy, thấy “ngượng” với người Sài Gòn. Ở trong đó, người ta rủ nhau xuống đường có bài bản, có cả ông già chuyên nghiên cứu lịch sử đã 92 tuổi cũng tham gia “tụ tập”. Ở Hà Nội không thấy mấy ai, [...]. Hoá ra, nỗi sợ hãi mà Ngô Bảo Châu nói vẫn rất thật và hiện hữu quanh ta. Miệng chát đắng.
Yêu nước trên đất đai Tổ quốc mình mà vẫn phải có lòng dũng cảm và vượt rào chắn, kỳ khôi không? Lại cái điều đắng ngắt và khô bỏng trong miệng! Hoá ra đa số còn im lặng trông chờ nhiều quá.
Lần thứ hai, ngày 12 tháng 6, thấy trí thức Hà thành trỗi dậy cũng đáng nể hơn. Có một điều buồn tiếp, lực lượng giữ trật tự nhiều quá, nhiều hơn cả số người đi. Cũng buồn cho ở trong kia, lần này không thấy trí thức dẫn đầu, lại còn có sự bắt bớ nữa.
Phải công nhận, Hà Nội có Giáo sư Huệ Chi làm cho người đi “tụ tập” như mình sướng, làm hả dạ người Hà Nội. Nghe giáo sư nói với mấy anh cảnh sát khi đứng gần sứ quán Trung Quốc mà người nổi gai vì cảm động và tự hào: “Nhân dân ta biểu dương lực lượng để bọn xâm lược biết quyết tâm sắt đã của cả nước ta. Nếu ngăn cản đoàn biểu tình thì các cháu đứng về phía nào? Các cháu có thấy chống nhân dân biểu tình phản đối xâm lược là nhục hay không?”. Có lẽ, số người nghe giáo sư nói là lực lượng chuyên trách đông hơn thanh niên sinh viên.
Cũng như ngày 5 tháng 6 tuần trước, các trí thức Sài thành đối thoại với một số vị lãnh đạo trong trụ sở Đoàn thanh niên thành phố, người Sài gòn chắc cũng tự hào lắm. Nhưng thể hiện lòng yêu nước đâu chỉ có một lần?(Ý một tiêu đề trên blog NXD)
Sáng nay đọc bài “Giáo sư Lê Văn Lan đòi tiêu huỷ bộ phim Lý Công Uẩn-Đường tới thành Thăng Long” và phần chua thêm của Tiến sĩ Diện, lại thấy quyết tâm của dân mình cần sự đồng lòng của đa số quá. Tin rằng, nếu VTV chiếu bộ phim đó, không chỉ có giáo sư Lan và tiến sĩ Diện biểu tình trước cổng VTV, chắc chắn số người đồng hành sẽ nhiều hơn. Đa số im lặng kia sau nhiều suy ngẫm về những việc vừa xảy ra, sẽ biết đường phải đi của mình, sẽ biết mình phải hành động như thế nào cho hợp đạo lý.
Đừng im lặng thêm nữa!
VINH ANH
14/6/2011
*Bài do tác giả gửi trực tiếp tới NXD-Blog. Xin cảm ơn tác giả!
Cùng xem lại những hình ảnh đáng nhớ của Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh
.
.
Sưu tập ảnh trên của nhiều tác giả. Xin phép không ghi rõ.
Tôi kính đề nghị Bác Nguyễn Xuân Diện đặt tên hoặc đánh số thứ tự cho từng bức ảnh trong bộ sưu tập này và tổ chức cho bạn đọc bình chọn tấm ảnh ấn tượng nhất, ưa thích nhất.
Trả lờiXóaĐồng cảm và chia sẽ với tình cảm và suy nghĩ của bạn Vinh Anh! Tôi cũng nhiều lần tự hỏi bản thân tại sao mình và đa số những người xung quanh mình sao thờ ơ với thế sự đến vậy?
Trả lờiXóaChào bạn!
Trả lờiXóaSao bạn lại đi hờn trách sự lựa chọn của mọi người chứ! Trong các nhu cầu của con người có nhu cầu về sự an toàn. Tôi chắc chắn một điều là rất rất ít người (trong đó có cả tôi và bạn) sẽ không chọn giải pháp đối đầu hoặc làm những hành động mà chính quyền khó chịu dù là mình có lý đi nữa, còn nếu mình đuối lý thì càng không. Vì sao, vì đứng trước chính quyền với đầy đủ quyền hành và các phương tiện thực thi quyền hành trong tay (công an, quân đội...) thì người dân chúng ta quá nhỏ bé. Rất nhiều người dân ta ghét tàu và yêu Nước nhưng họ đã chọn giải pháp im lặng và đứng ngoài vì không muốn đối mặt với rủi ro: bị bắt bớ, giam cầm, làm khó làm dễ...Nếu giả sử nhà nước Việt Nam chính thức kêu gọi người dân xuống đường biểu tình phản đối trung quốc gây hấn thì tôi nghĩ hàng triệu triệu người sẽ tham gia ngay, bạn ạ!
Hãy tăng áp lực với Bộ film phản quốc. Khi nào nó chết thì thôi!
Trả lờiXóaHH
Vinh Anh, tâm sự của bạn cũng là tâm sự của tôi và nhiều người , nhưng VA còn hơn tôi, bạn đã ra phố hòa vào dòng người ít ỏi đó, còn tôi củng chỉ nằm trong số đông"im lặng" mà thôi, nghĩ điều bạn nói thấy tim mình đau nhói, có nhiều điều khg lý giải được, vẫn biết mình là người bình thường, chỉ lo cho cơm áo gạo tiền...cho gđ nhỏ bé thôi, nhưng trái tim yêu nước căm thù bon bành trướng đâu có nhỏ, nhưng vì sao vẫn chưa dám xuống đường cùng mọi người? buồn quá.
Trả lờiXóaKhông đi biểu tình hoàn toàn không có nghĩa là thờ ơ. Chỉ những kẻ nông nổi mới nghĩ rằng, kéo nhau ra đường là yêu nước.
Trả lờiXóaẢnh số 3 :
Trả lờiXóaBên tê...chú đứng...cúi đầu
Bên ni...cháu ngước mắt nâu...ngỡ ngàng !
Vì sao mọi người im lặng?Vì thờ ơ!
Trả lờiXóaCòn vì sao lại thờ ơ?Vì có người nói trên vtv rằng:"Thanh niên bây giờ chỉ cần biết làm giầu mà không cần phải có lý tưởng để làm gì!"
"Đa số im lặng" lá sự đương nhiên đáng buồn có nguồn gốc, có quá trình phát triển đến kỳ này đơm hoa kết quả mà không phải sự lạ lùng kỳ quái ở xứ ta. Nếu tiếp cận được nhiều những sự thật lịch sử chính trị, văn hoá-xã hội Việt Nam từ năm 1946 đến nay thì chẳng khó gì để lý giải điều đó. Những năm trước 1945, dù được cho là những năm đen tối của xã hội phong kiến-thuộc địa, khi mà đa số dân ta mù chữ, các phương tiện truyền thông đại chúng vô cùng lạc hậu so với ngày nay thì ở nước ta không đến nỗi phổ biến cái sự "Đa số im lặng" như thế này đâu các bạn ạ! "Chủ nghĩa Makeno" ở xứ ta chẳng đã được khuyến khích (dưới những cách thức nào đó) và thông dụng trong xã hội đương thời hay sao mà còn phải lấy làm lạ cho sự hiện diện của cái "im lặng" mà bạn Vinh Anh đề cập đến?! Thế sự vần xoay, đến khi đa số công dân không còn tin và không còn muốn "im lặng là vàng" nữa thì sẽ có "Đa số tự do" và "thiểu số im lặng" thôi.
Trả lờiXóaBạn Vinh Anh nói có lý. Cần phải thức tỉnh những người con Nước Việt nhiều hơn nữa.
Trả lờiXóacăn bệnh vô cảm. Buồn thay. Đất nước dường như chỉ là của riêng ai đó, và đối với một ai đó khác thì đất nước không phải của họ. Đau lắm, đau lắm.
Trả lờiXóaHôm nay tìm ra được 1 phần nguyên nhân.
Sáng nay 2 mẹ con mình "cãi nhau" vì biết mình tham gia biểu tình. Sau một hồi tranh luận về biểu tình và về yêu nước thì mẹ phán : "mặc mày, không nói chuyện với mày nữa"
Bố mẹ cũng một thời là bộ đội, nhưng sao nghe đến 2 từ biểu tình thì phản ứng gay gắt mặc mình nói sao cũng ko tiếp thu. Có cái gì đó mang ý nghĩa xấu xa về biểu tình đã nhiễm sâu vào tiềm thức của một số người.
Sáng nay cũng lại gặp một chuyện buồn nữa: bị 1 đám thanh niên choai choai đánh. Nhưng buồn ko phải vì bị đánh mà vì mọi người xung quanh mắc bệnh vô cảm. Mình đi tập thể dục thì thấy xô xát giữa đám thanh niên 5 đứa con trai ...dùng cả ly và ghế đánh tới tấp 1 đứa con gái???? mình và 2 lão u50 vào can, chúng nó chuyển đối tượng sang mình vì 2 tiền bối kia tóc bạc rồi. cũng may không có thương tích gì nhiều...mình quay ra thì mấy chục người đa số là thanh niên đứng vây quanh...bàn tán :( hỏi mình có sao ko, dính vào bọn côn đồ làm gì cho mang họa :)) (buồn cười thật)
cả ngày hôm nay tâm trạng nặng nề. ước gì chúng nó đánh bọn tàu cẩu cũng quyết liệt như thế. Một ngày buồn không biết trút tâm trạng vào đâu nên mình trút lên đây vậy, xin lỗi mọi người.
Co mot so dong IM LANG, ho im lang khong phai vi trong cho, khong phai vi khong yeu nuoc, cang khong phai vi khong cam thu giac ngoai xam... Ho im lang vi Mat Niem Tin !
Trả lờiXóaDay moi thuc su la moi nguy khi To quoc than yeu cua chung ta bi quan thu xam luoc, va nguoi can phai Tinh lai khong phai la nhan dan.
Tìm câu trả lời...cho bài của Bác Diện. May quá !
Trả lờiXóaNgô Văn Lang: Phân tích điểm mạnh yếu của Việt Nam..(vnmax.info)
Thái độ im lặng này, ngoài việc ý thức chưa thông tỏ đến nơi đến chốn, còn có một chữ " hèn" ! Và dường như cái chữ hèn đó không phải mỗi chúng ta muốn, mà bị bắt buộc ...
Trả lờiXóaVinh Anh muốn đi biểu tình phản đối TQ thì cứ việc nếu thấy đấy là việc cần thiết.Chỉ có điều trước khi làm thì nghĩ cho kỹ để không phải lăn tăn khi không có nhiều người làm giống mình.
Trả lờiXóaMuốn bảo vệ đất nước trước kẻ thù mạnh hơn mình như TQ thì cần phải có mưu kế thâm hậu, ý chí ngút trời, quyết tâm, nỗ lục dài lâu. Nếu chỉ thấy người khác không giống mình đã nản thì khó lắm. Tạo hóa sinh ra dê cừu, hươu nai hay hổ báo, sư tử rắn rêt ... là để khống chế lẫn nhau để duy trì sự cân bằng, ổn định. Nếu giết hết hổ báo, sư tử thì cừu dê sẽ chết theo . Ngược lại nếu không có cừu dê thì hổ báo cũng chết.Có những việc chỉ có hổ báo mới làm được, cũng có những việc chỉ có dê cừu mới làm được. Thế nên nếu là hổ báo cứ làm hổ báo, nếu là dê cừu cứ yên tâm làm dê cừu .Chứ nếu là dê cừu lại cố làm sư tử hoặc ngược lại thì gay go đấy
Sáng nay đi qua Trụ sở quốc hội thấy khoảng 5-70 bà con nông dân ngồi biểu tình phản đối dự án Ecopark, không biết có báo nào đưa tin không (đây không phải lần đầu). Xem ra bà con nông dân có tinh thần đấu tranh một cách văn minh và dân chủ hơn khối người học lắm đọc lắm mà sợ đi biểu tình bị bọn xấu lợi dụng.
Trả lờiXóaNgoài ra phải kể đến một nguyên nhân quan trọng khiến nhiều người không tham dự BT được là không nhận được kêu gọi; Có phải ai cũng vào FB, ai cũng đọc blog...Tôi "tình cờ" report lại 2 cuộc bt cho phụ huynh của tôi thì cụ nói bà cũng muốn tham gia. Ngạc nhiên lắm vì bình thường các cụ hay bảo "việc đó đã có chính quyền giải quyết".
Trả lờiXóaGửi bác nặc danh 9h49 ngày 15/6/2011.
Trả lờiXóa"Tạo hóa sinh ra dê cừu, hươu nai hay hổ báo, sư tử rắn rêt ... là để khống chế lẫn nhau để duy trì sự cân bằng, ổn định....
Thế nên nếu là hổ báo cứ làm hổ báo, nếu là dê cừu cứ yên tâm làm dê cừu".
Đành là vậy nhưng khi rừng bị phá hoại thì hổ, báo, dê cừu hay là con gì nữa cũng phải đồng lòng đứng lên. Và để bảo vệ rừng thì thỏ cũng có thể mạnh như là hổ báo.
Chỉ buồn cho bọn cáo, lừa, bò, chó sói ... không biết bảo vệ rừng mà chỉ đứng giương mắt nhìn hay là sủa đổng. Hoặc có những con chó nay đã thành loại chó nhà, chó săn đi theo bọn phá rừng mà thôi.
Đừng nghĩ chỉ có tham gia biểu tình mới là yêu nước. Có nhiều cách thể hiện lòng yêu nước lắm. Mọi người hãy tin rằng, hầu hết người Việt đều yêu nước sẵn sàng tham gia để bảo vệ đất nước. Trong đa số im lặng đó có nhiều người đang lặng lẽ tính toán, phân tích tìm các đối sách tối ưu để chúng ta có thể thắng TQ trong cuộc đấu này. Bạn sẽ thấy, Biển Đông sẽ dậy sóng khi cần phải có sóng.
Trả lờiXóaai nói những người đi biểu tình là yêu nước . đó chỉ là hành động tự phát mà thôi , mà đã tự phát thì rất dễ dẫn đến thất bại. muốn thành công phải có tổ chức hẳn hoi . giống như nước Thái Lan .....
Trả lờiXóacó ai trong số những người biểu tình kia xông ra giải cứu người thanh niên kia bị bắt không ? hay chỉ lại đứng nhìn rồi giải tán . phải có tổ chức mà thôi . chúc thành công .
Đa số im lặng? bạn không biết thật sao? tôi xin nói thẳng vì Đại đa số người việt là thứ HÈN HẠ. Đừng chửi tui, vì tui cũng là một thằng hèn, chửi vô ích mà thôi.
Trả lờiXóacam động quá, chỉ biết khóc thôi!
Trả lờiXóa