Thứ Tư, 30 tháng 8, 2023

Nhân lễ Vu Lan: NGUỒN GỐC TÊN GỌI CHÙA TỪ HIẾU - HUẾ


NGUỒN GỐC TÊN GỌI CHÙA TỪ HIẾU - HUẾ

Trong "Đại Nam Nhất Thống Chí", bộ sách lịch sử địa lý của Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, biên soạn thời Tự Đức, có thuật lại tấm gương hiếu của Thiền Sư Nhất Đinh, khi mẹ thầy bị bịnh nặng, Thiền Sư lặn lội lập An Dưỡng Am để cõng mẹ về cùng nương nấu và cũng thuận đường tu tập.

Mẹ Ngài ngày thêm bệnh nặng, được y sư khuyên rằng cần phải bồi bổ cho bệnh nhân bằng thịt hoặc cá mới mong khỏi, hằng ngày Sư chống gậy băng rừng lội bộ xuống chợ cách đó hơn 5 cây số để mua cá và buộc vào đầu gậy mang về am nấu cháo dâng mẹ, lần hồi bệnh thuyên giảm... vì xuống chợ mua cá mà bị đời đàm tiếu vì họ không hiểu. Lâu ngày, chuyện đến tai Vua Tự-Đức, Vua sai người theo dõi, tìm hiểu hư thực. Vốn cũng là vua hiếu nên khi biết hoàn cảnh của thiền sư, vua rất quý kính, cung cấp lương thực cho Sư nuôi mẹ, và cho tu bổ An Dưỡng Am rồi ban biển ngự đề "Sắc Tứ Từ Hiếu Tự".

Kể từ đó, An-Dưỡng-Am trở thành chùa Từ Hiếu lưu danh đến ngày nay.
Ảnh Chính điện Chùa Từ Hiếu. Ảnh của Phúc Đạt (Lao động)
 

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét