Lê Thanh Vân
BÀN VỀ CÔNG ĐIỆN CỦA CỐ THỦ TƯỚNG PHẠM VĂN ĐỒNG
Cần hết sức tỉnh táo và thận trọng trước luận điệu xuyên tạc bỉ lậu, trầy bựa từ phía Trung Quốc đối với Công điện ngày 14/9/1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Thực chất của sự kiện này là:
(1) Đây là công điện - một hình thức văn bản ngoại giao, chứ không phải là một văn bản pháp lý. Công điện ấy có nội dung bày tỏ sự ủng hộ về quan điểm mở rộng hải phận ra 12 hải lý trong bối cảnh Hội nghị quốc tế về luật biển diễn ra ở Genève cùng thời điểm. Lúc đó, Mỹ đề nghị hải phận chỉ có 3 hải lý.
(2) Trong Công điện chỉ nhấn mạnh các cụm từ thể hiện rõ sự ủng hộ về quan điểm của Trung Quốc trong quá trình thảo luận về luật biển, như: "quyết định hải phận", "hải phận 12 hải lý", "trên mặt bể". Tuyệt nhiên, không có cụm từ nào liên quan đến thừa nhận lãnh thổ của Trung Quốc trong Công điện này, như Trung Quốc bịa đặt một cách bỉ lậu, man trá cùng bản chất lừa đảo vô cùng cặn bã.
(3) Vào thời điểm đó, việc phân định lãnh thổ quốc gia giữa 2 miền Nam - Bắc nước ta đã được ghi trong Hiệp định Genève, với ranh giới là vĩ tuyến 17. Cho nên, 2 quần đảo HS, TS thuộc quyền quản lý của VNCH.
(4) Bởi 3 lẽ trên mà cố tình bị hiểu sai, cần chiểu theo Điều 32 của Công ước Viena, thì phải căn cứ vào tình huống thực tế trước thời điểm văn bản được ký có liên quan đến nội dung ký không? Thực tiễn cho thấy: Trước khi có Công điện này, ta không hề có bất cứ một hoạt động nào liên quan đến sự thừa nhận lãnh thổ của TQ trên biển Đông. Tiếp theo, từ sau 1975, ta kiên quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Do vậy, phải hiểu cho đúng bản chất của Công điện 1958 để củng cố lý lẽ theo công pháp quốc tế, đồng thời lên án mạnh mẽ hành vi xâm lược của Trung Quốc đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà Việt Nam đã chiếm hữu liên tục, hợp pháp từ xưa đến nay với những bằng chứng không thể chối cãi.
BÀN VỀ CÔNG ĐIỆN CỦA CỐ THỦ TƯỚNG PHẠM VĂN ĐỒNG
Cần hết sức tỉnh táo và thận trọng trước luận điệu xuyên tạc bỉ lậu, trầy bựa từ phía Trung Quốc đối với Công điện ngày 14/9/1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Thực chất của sự kiện này là:
(1) Đây là công điện - một hình thức văn bản ngoại giao, chứ không phải là một văn bản pháp lý. Công điện ấy có nội dung bày tỏ sự ủng hộ về quan điểm mở rộng hải phận ra 12 hải lý trong bối cảnh Hội nghị quốc tế về luật biển diễn ra ở Genève cùng thời điểm. Lúc đó, Mỹ đề nghị hải phận chỉ có 3 hải lý.
(2) Trong Công điện chỉ nhấn mạnh các cụm từ thể hiện rõ sự ủng hộ về quan điểm của Trung Quốc trong quá trình thảo luận về luật biển, như: "quyết định hải phận", "hải phận 12 hải lý", "trên mặt bể". Tuyệt nhiên, không có cụm từ nào liên quan đến thừa nhận lãnh thổ của Trung Quốc trong Công điện này, như Trung Quốc bịa đặt một cách bỉ lậu, man trá cùng bản chất lừa đảo vô cùng cặn bã.
(3) Vào thời điểm đó, việc phân định lãnh thổ quốc gia giữa 2 miền Nam - Bắc nước ta đã được ghi trong Hiệp định Genève, với ranh giới là vĩ tuyến 17. Cho nên, 2 quần đảo HS, TS thuộc quyền quản lý của VNCH.
(4) Bởi 3 lẽ trên mà cố tình bị hiểu sai, cần chiểu theo Điều 32 của Công ước Viena, thì phải căn cứ vào tình huống thực tế trước thời điểm văn bản được ký có liên quan đến nội dung ký không? Thực tiễn cho thấy: Trước khi có Công điện này, ta không hề có bất cứ một hoạt động nào liên quan đến sự thừa nhận lãnh thổ của TQ trên biển Đông. Tiếp theo, từ sau 1975, ta kiên quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Do vậy, phải hiểu cho đúng bản chất của Công điện 1958 để củng cố lý lẽ theo công pháp quốc tế, đồng thời lên án mạnh mẽ hành vi xâm lược của Trung Quốc đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà Việt Nam đã chiếm hữu liên tục, hợp pháp từ xưa đến nay với những bằng chứng không thể chối cãi.
Nói thêm. Năm 1958 Trung Quốc đang tranh chấp với Đài Loan các cụm đảo Mã Tổ, Bành Hồ. Trong khi Đài loan có chân trong HĐBA LHQ,Trung Quốc có rất ít tiếng nói trên trường quốc tế. Trong bối cảnh đó, Chính phủ VNDCCH bằng công hàm của Thủ tướng Phạm văn Đồng ủng hộ Trung Quốc trong việc tranh chấp với Đài Loan. Việc làm ngây thơ theo tinh thần quốc tế vô sản đã bị Trung Quốc lợi dụng từ hơn 60 năm nay. Đây là bài học cho các thế hệ lãnh đạo Việt Nam hiện nay và mãi sau này.
Trả lờiXóaBản chất Tàu cộng là bỉ ổi từ sự kiện mang tầm quốc tế cho đến hành vi nhỏ nhặt. Kẻ nào đã từng hô hào Tàu cộng là bạn vàng bây giờ hãy lên tiếng đi?
Trả lờiXóaKhông biết ai chắp bút cái văn bản này?
Trả lờiXóaTôi nghĩ Công hàm Phạm Văn Đồng không có giá trị ủng hộ Trung Quốc về chủ quyền trên 2 quần đảo Hoàng Sa,Trường Sa. Bởi lẽ:
Trả lờiXóaCông hàm Phạm Văn Đồng đề ngày 14-9-1958.
Khi ấy hai nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa còn đang cùng tồn tại hòa bình,còn đang cùng tôn trọng lãnh thổ của mỗi bên theo tinh thần Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954. Khi ấy Thủ tướng Phạm văn Đồng không có quyền công nhận cái không thuộc quyền quản lý của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cho Trung Quốc. Vì vậy, để đáp lại Công hàm rất dài dòng, chi tiết của Thủ tướng Chu Ân Lai, Công hàm của Thủ tướng Phạm văn Đồng chỉ ngắn gọn, mang tính xã giao. Thủ tướng không đả động đến Hoàng Sa, Trường sa. Có lẽ Thủ tướng ý thức được vùng lãnh thổ ấy không thuộc quyền quản lý của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Mãi đến 20-12-1960, khi Mặt trận giải phóng Miền Nam Việt Nam ra đời, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa mới hậu thuẫn cho Mặt trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam đấu tranh với Việt Nam Cộng Hòa, dẫn đến sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa năm 1975. Đó là thực tế lịch sử.
Ta cũng phải xem xét tuyên bố của tàu có nói tới các đảo của VN và VN thừa nhận với Tàu vậy có thể nói VN thừa nhận 2 đảo đó thuộc Tàu ? Lý lẽ ta bác bỏ mạnh nhất lă công hàm đó chỉ là văn bản bán vịt trời , vì lúc đó 2 đảo này không thuộc VNDCCH quản lý , rõ ràng anh thừa nhận cái của anh không có thì lăm gì có giá trị !
Trả lờiXóa