Thủ
tướng chỉ ra nhiều tồn tại của ngành giao thông vận tải, trong đó nổi
lên là thể chế,
cơ chế, chính sách còn tồn tại nhiều vướng mắc.
Thủ tướng: "Nhà đầu tư nản lòng
vì thể chế của chúng ta”
vì thể chế của chúng ta”
Nguyên Hà
VNEconomy
16/03/2017 18:38
Người đứng đầu Chính phủ nêu lý do vì sao ngành giao thông chưa thể kêu gọi và huy động được nguồn vốn lớn cho đầu tư từ các nguồn ngoài ngân sách...
“Tôi biết có nhà đầu tư tâm huyết, rất muốn làm các dự án hạ tầng giao thông nhưng vì thể chế của chúng ta nên họ nản lòng. Thể chế còn vướng mắc nhiều thứ nên chúng ta chưa huy động vốn xã hội được”.
Phát biểu trên được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra tại buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, ngày 16/3.
Tại buổi làm việc, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh giao thông vận tải là lĩnh vực quan trọng, những hạn chế, tồn tại trong lĩnh vực này đang là nút thắt trong phát triển kinh tế - xã hội.
Cùng với đó, Thủ tướng cũng chỉ ra một số bất cập đối với ngành, trước hết là thể chế, cơ chế, chính sách còn tồn tại nhiều vướng mắc. Còn một bộ phận cán bộ chưa năng động, chưa bám việc, sáng tạo nên có một số việc chậm trễ, chưa đáp ứng yêu cầu của phát triển.
Một bất cập nữa của ngành là thiếu vốn nghiêm trọng. Nhu cầu vốn đầu tư trong 5 năm 2016-2020 gần 1 triệu tỷ đồng, nhưng mới đáp ứng được gần 210.000 tỷ đồng. Trong khi đó, ngành chưa giải ngân hết vốn xây dựng cơ bản 2016, trong chuẩn bị đầu tư còn có nhiều vấn đề, nhất là các dự án BOT.
Ngoài ra, khá nhiều tồn tại trong thực tiễn chưa giải quyết được như quy trình hợp tác công - tư (PPP), phát triển đồng bộ giao thông vận tải…
Tuy nhiên, chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng lưu ý “Không vì khó khăn về kinh phí mà để đây tiếp tục là nút thắt”. Phải dựa vào dân, nguồn lực xã hội để phát triển giao thông, cần xã hội hóa nguồn lực ở mọi khâu, bằng mọi cách bởi Nhà nước chỉ có thể cung cấp vốn mồi, hỗ trợ, tạo cơ chế, thể chế, điều kiện để xã hội hóa cơ sở hạ tầng.
“Hồi trước mua máy bay, Thủ tướng phải bảo lãnh. Bây giờ tư nhân mua máy bay có ai bảo lãnh mà đội bay thêm được bao nhiêu”, Thủ tướng nêu ví dụ về xã hội hóa vốn từ các nguồn ngoài ngân sách nhà nước.
Đáng chú ý, chỉ đạo đối với lãnh đạo và cán bộ ngành giao thông, Thủ tướng yêu cầu phải tháo gỡ mọi thể chế, sửa sớm, bãi bỏ các thể chế cản trở, là rào cản để tiến hành PPP và các giải pháp thu hút nguồn vốn khác. Bộ Giao thông Vận tải phải chủ động đề xuất cơ chế, tìm nguồn và hướng xử lý.
Bên cạnh đó, Bộ cũng phải chú trọng bảo đảm an toàn giao thông, nâng cao chất lượng công trình giao thông, không để tình trạng “một trận mưa mà công trình đã xuống cấp”, để làm sao với định mức, đơn giá đó thì chất lượng giao thông phải tốt hơn.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, chủ động xây dựng, trình Thủ tướng một số cơ chế đặc thù trong phát triển đường cao tốc, đẩy mạnh hợp tác PPP và một số công việc có liên quan.
Bộ cũng được yêu cầu xử lý gấp một số vấn đề nóng, cùng với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia trực tiếp bàn với Bộ Tài chính xung quanh vấn đề phạt vi phạm giao thông, có biện pháp mạnh mẽ hơn trong chống “cát tặc”, xử lý vấn đề đường ngang dân sinh qua đường sắt.
Thủ tướng cũng lưu ý Bộ Giao thông Vận tải tập trung làm 1 km đường mẫu, từ đó có thể tính được cụ thể chi phí đầu tư, để xem “định mức làm sao, bao nhiêu cát, bao nhiêu xi măng, nếu làm đường nhựa thì như thế nào”…
Phát biểu trên được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra tại buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, ngày 16/3.
Tại buổi làm việc, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh giao thông vận tải là lĩnh vực quan trọng, những hạn chế, tồn tại trong lĩnh vực này đang là nút thắt trong phát triển kinh tế - xã hội.
Cùng với đó, Thủ tướng cũng chỉ ra một số bất cập đối với ngành, trước hết là thể chế, cơ chế, chính sách còn tồn tại nhiều vướng mắc. Còn một bộ phận cán bộ chưa năng động, chưa bám việc, sáng tạo nên có một số việc chậm trễ, chưa đáp ứng yêu cầu của phát triển.
Một bất cập nữa của ngành là thiếu vốn nghiêm trọng. Nhu cầu vốn đầu tư trong 5 năm 2016-2020 gần 1 triệu tỷ đồng, nhưng mới đáp ứng được gần 210.000 tỷ đồng. Trong khi đó, ngành chưa giải ngân hết vốn xây dựng cơ bản 2016, trong chuẩn bị đầu tư còn có nhiều vấn đề, nhất là các dự án BOT.
Ngoài ra, khá nhiều tồn tại trong thực tiễn chưa giải quyết được như quy trình hợp tác công - tư (PPP), phát triển đồng bộ giao thông vận tải…
Tuy nhiên, chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng lưu ý “Không vì khó khăn về kinh phí mà để đây tiếp tục là nút thắt”. Phải dựa vào dân, nguồn lực xã hội để phát triển giao thông, cần xã hội hóa nguồn lực ở mọi khâu, bằng mọi cách bởi Nhà nước chỉ có thể cung cấp vốn mồi, hỗ trợ, tạo cơ chế, thể chế, điều kiện để xã hội hóa cơ sở hạ tầng.
“Hồi trước mua máy bay, Thủ tướng phải bảo lãnh. Bây giờ tư nhân mua máy bay có ai bảo lãnh mà đội bay thêm được bao nhiêu”, Thủ tướng nêu ví dụ về xã hội hóa vốn từ các nguồn ngoài ngân sách nhà nước.
Đáng chú ý, chỉ đạo đối với lãnh đạo và cán bộ ngành giao thông, Thủ tướng yêu cầu phải tháo gỡ mọi thể chế, sửa sớm, bãi bỏ các thể chế cản trở, là rào cản để tiến hành PPP và các giải pháp thu hút nguồn vốn khác. Bộ Giao thông Vận tải phải chủ động đề xuất cơ chế, tìm nguồn và hướng xử lý.
Bên cạnh đó, Bộ cũng phải chú trọng bảo đảm an toàn giao thông, nâng cao chất lượng công trình giao thông, không để tình trạng “một trận mưa mà công trình đã xuống cấp”, để làm sao với định mức, đơn giá đó thì chất lượng giao thông phải tốt hơn.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, chủ động xây dựng, trình Thủ tướng một số cơ chế đặc thù trong phát triển đường cao tốc, đẩy mạnh hợp tác PPP và một số công việc có liên quan.
Bộ cũng được yêu cầu xử lý gấp một số vấn đề nóng, cùng với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia trực tiếp bàn với Bộ Tài chính xung quanh vấn đề phạt vi phạm giao thông, có biện pháp mạnh mẽ hơn trong chống “cát tặc”, xử lý vấn đề đường ngang dân sinh qua đường sắt.
Thủ tướng cũng lưu ý Bộ Giao thông Vận tải tập trung làm 1 km đường mẫu, từ đó có thể tính được cụ thể chi phí đầu tư, để xem “định mức làm sao, bao nhiêu cát, bao nhiêu xi măng, nếu làm đường nhựa thì như thế nào”…
báo cáo Thủ tướng hãy bắt đầu từ cải vỉa hè của HN đi. Vỉa hè mà TP Hànội làm thì chỉ 1-2 năm là vỡ be bét, cát bụi mù mịt nhưng ngay cạnh đó vỉa hè của tư nhân làm cho chung cư hay khách sạn thi ko thua kém gì ở nước ngoài
Trả lờiXóaNhư vậy chỉ việc nghiên cứu so sánh quá trình làm ra 2 cái vỉa hè này là tìm ra được thể chế bất cập ở đâu: chọn thiết kế rẻ tiền, định mức vật tư và quy trình làm vỉa hè lỗi thời từ ngày bao câp, gạch lát chọn loại rẻ tiền và thi công chọn đơn vị sân sau, người làm là nông dân không có tay nghề v.v... làm sao mà công trình giao thông của HN nó không sập sệ.
THủ tướng hãy bắt đầu cải thiện đầu tư công từ việc làm cho tốt cái vỉa hè ở HN trước khi ném tiền vào các dự án nghìn tỷ
Bạn nói rất đúng. Đừng nói gì to tát mà hãy nhìn cái vỉa hè, cái hố ga lở lói ngập đầy rác, cao thấp, vuông tròn đủ các kiểu, xe lên xuống không được, người dân phải đập bỏ, phải đắp vá, kê ván gạch ... thì đủ biết cái thể chế chính trị này như thế nào rồi. Nhưng có một điều cần nói hơn và là nguyên nhân của mọi nguyên nhân đó là thể chế chính trị độc đảng. Đây chính là điều ông TT không biết hoặc cố tình né tránh. Từ đó ông TT đã dùng từ THỂ CHẾ với hàm ý chung chung. Cách dùng từ như thế là sai, bởi chỉ có THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ không có thể chế kinh tế càng không có cái thứ thể chế chung chung.
Xóavà với HN còn thêm việc nho nhỏ nữa là cách đặt tên phố và đánh số nhà. PHố lúc thì tên doanh nhân lúc thì tên tòa nhà rồi T1 lẫn vào T9 lại nhảy sang T5, không có 1 logic nào. số nhà thì đang bên phải số chẵn, lại nhảy sang số lẻ rồi cuối phố lại về số chẵn, loạn hết cả lên. Hạ tầng đường phố không giải được những thứ đơn giản tối thiểu như vậy sau này làm sao đưa ngành logistics lên 4.0 với việc giao hàng bằng dron tự động hóa hoàn toàn như Amazon đã làm ở Mỹ.
Xóa