Nguyễn Ngọc Chu
MONG VIỆT NAM CÓ MỘT NGUYÊN THỦ QUỐC GIA ĐÚNG NGHĨA!
1. Người đứng đầu nhà nước – Nguyên Thủ - có vai trò số 1 trong nhiệm vụ làm cho quốc gia thịnh vượng. Nguyễn Thủ cũng giữ vai trò số 1 trong nhiệm vụ làm quốc gia hiển hách trên trường quốc tế. Nhìn vào Nguyên Thủ biết được vị thế quốc gia.
Bởi lẽ, Nguyễn Thủ là người vạch ra chiến lược phát triển của quốc gia, cũng đồng thời là người trực tiếp điều hành bộ máy Chính phủ tác nghiệp để đạt được mục đích đã đề ra. Trên trường quốc tế, Nguyễn Thủ là người nâng vị thế quốc gia trong giải quyết các mối quan hệ quốc tế.
2. Ở Việt Nam vị trí Nguyên Thủ chính là Chủ Tịch Nước. Tiếc thay vị trí Nguyên Thủ ở Việt Nam cho đến bây giờ vẫn chưa được đặt đúng chỗ nên chưa bao giờ có Nguyên Thủ đúng nghĩa. Bởi ba lẽ:
Thứ nhất là, quyền lực của Chủ Tịch Nước không được đặt trong “khuôn viên pháp lý” tương xứng với quyền lực của Nguyên Thủ. Vai trò của Chủ Tịch Nước, trên thực tế, thậm chí còn ít hơn vai trò Thủ tướng. Điều này đã được thảo luận nhiều. Và cụ thể là gần đây đã đề xuất tăng thêm quyền lực cho Chủ Tịch Nước. Trong đó có quyền phong hàm cấp tướng.
Thứ hai là, Chủ Tịch Nước không điều hành tực tiếp Chính phủ. Như vậy, Chủ Tịch Nước thực chất là không điều hành trực tiếp quốc gia. Trong khi đó, Nguyên Thủ các nước khác - hoặc điều hành trực tiếp Chính phủ, hoặc nắm quyền bổ nhiệm Thủ tướng thành lập Chính phủ. Chẳng hạn như Tổng thống Mỹ trực tiếp điều hành Chính phủ, Tổng thống Pháp thì bổ nhiệm Thủ tướng thành lập Chính phủ, Thủ tướng Đức và Thủ tướng Nhật đều trực tiếp điều hành Chính phủ… Từ đó mới thấy sự khác biệt về vai trò của Chủ Tịch Nước ở Việt Nam so với Nguyên Thủ các nước như thế nào. Từ vai trò dẫn đến hệ quả trực tiếp là sự khác xa về năng lực quản trị quốc gia.
Thứ ba là, chưa có một quy trình hợp lý để chọn Nguyên Thủ. Ở Việt Nam, chưa bao giờ có trường hợp có hai ứng viên vào vị trí Chủ Tịch Nước để Quốc Hội bỏ phiếu lựa chọn. Ở Việt Nam cũng chưa bao giờ vị trí Chủ Tịch Nước được bàu cử trực tiếp từ cử tri cả nước.
3. Để Việt Nam hùng cường cùng sánh vai với các nước mạnh trên thế giới thì Việt Nam nhất thiết phải thay đổi vai trò Chủ Tịch Nước và thay đổi phương thức chọn ra Chủ Tịch Nước. Không thay đổi hai điều này, Việt Nam không bao giờ có cửa bước vào nhóm các nước mạnh top 20 trên thế giới.
4. Đầu xuân, mong lắm thay sự đổi mới của Đất Nước là cùng hòa vào nhịp tiến bước với đa số các quốc gia văn minh trên hành tinh này. Con đường nhân loại đã đi không thể không cùng bước. Việt Nam không thể mãi một mình một đường. Bước sang con đường tiến bộ nhân loại không khó một chút nào cả. Chỉ cần biết đặt quyền lợi của Dân Tộc trên quyền lực.
5. Bao giờ? Câu hỏi khắc khoải đập vô hồi! Càng nghĩ càng ứa nước mắt!
MONG VIỆT NAM CÓ MỘT NGUYÊN THỦ QUỐC GIA ĐÚNG NGHĨA!
1. Người đứng đầu nhà nước – Nguyên Thủ - có vai trò số 1 trong nhiệm vụ làm cho quốc gia thịnh vượng. Nguyễn Thủ cũng giữ vai trò số 1 trong nhiệm vụ làm quốc gia hiển hách trên trường quốc tế. Nhìn vào Nguyên Thủ biết được vị thế quốc gia.
Bởi lẽ, Nguyễn Thủ là người vạch ra chiến lược phát triển của quốc gia, cũng đồng thời là người trực tiếp điều hành bộ máy Chính phủ tác nghiệp để đạt được mục đích đã đề ra. Trên trường quốc tế, Nguyễn Thủ là người nâng vị thế quốc gia trong giải quyết các mối quan hệ quốc tế.
2. Ở Việt Nam vị trí Nguyên Thủ chính là Chủ Tịch Nước. Tiếc thay vị trí Nguyên Thủ ở Việt Nam cho đến bây giờ vẫn chưa được đặt đúng chỗ nên chưa bao giờ có Nguyên Thủ đúng nghĩa. Bởi ba lẽ:
Thứ nhất là, quyền lực của Chủ Tịch Nước không được đặt trong “khuôn viên pháp lý” tương xứng với quyền lực của Nguyên Thủ. Vai trò của Chủ Tịch Nước, trên thực tế, thậm chí còn ít hơn vai trò Thủ tướng. Điều này đã được thảo luận nhiều. Và cụ thể là gần đây đã đề xuất tăng thêm quyền lực cho Chủ Tịch Nước. Trong đó có quyền phong hàm cấp tướng.
Thứ hai là, Chủ Tịch Nước không điều hành tực tiếp Chính phủ. Như vậy, Chủ Tịch Nước thực chất là không điều hành trực tiếp quốc gia. Trong khi đó, Nguyên Thủ các nước khác - hoặc điều hành trực tiếp Chính phủ, hoặc nắm quyền bổ nhiệm Thủ tướng thành lập Chính phủ. Chẳng hạn như Tổng thống Mỹ trực tiếp điều hành Chính phủ, Tổng thống Pháp thì bổ nhiệm Thủ tướng thành lập Chính phủ, Thủ tướng Đức và Thủ tướng Nhật đều trực tiếp điều hành Chính phủ… Từ đó mới thấy sự khác biệt về vai trò của Chủ Tịch Nước ở Việt Nam so với Nguyên Thủ các nước như thế nào. Từ vai trò dẫn đến hệ quả trực tiếp là sự khác xa về năng lực quản trị quốc gia.
Thứ ba là, chưa có một quy trình hợp lý để chọn Nguyên Thủ. Ở Việt Nam, chưa bao giờ có trường hợp có hai ứng viên vào vị trí Chủ Tịch Nước để Quốc Hội bỏ phiếu lựa chọn. Ở Việt Nam cũng chưa bao giờ vị trí Chủ Tịch Nước được bàu cử trực tiếp từ cử tri cả nước.
3. Để Việt Nam hùng cường cùng sánh vai với các nước mạnh trên thế giới thì Việt Nam nhất thiết phải thay đổi vai trò Chủ Tịch Nước và thay đổi phương thức chọn ra Chủ Tịch Nước. Không thay đổi hai điều này, Việt Nam không bao giờ có cửa bước vào nhóm các nước mạnh top 20 trên thế giới.
4. Đầu xuân, mong lắm thay sự đổi mới của Đất Nước là cùng hòa vào nhịp tiến bước với đa số các quốc gia văn minh trên hành tinh này. Con đường nhân loại đã đi không thể không cùng bước. Việt Nam không thể mãi một mình một đường. Bước sang con đường tiến bộ nhân loại không khó một chút nào cả. Chỉ cần biết đặt quyền lợi của Dân Tộc trên quyền lực.
5. Bao giờ? Câu hỏi khắc khoải đập vô hồi! Càng nghĩ càng ứa nước mắt!
Chế đô ta là hình ảnh "ba đầu, sáu tai".
Trả lờiXóaĐừng mong mỏi, hy vọng gì vào nó.
Đầu năm mới đọc bài này đáng tiếc tôi dù không phải là „chuyên gia về thể chế nhà nước“ nhưng cũng chỉ có thể chia sẻ 1 phần. Phần chia sẻ là nếu tác giả (TG) mong muốn có 1 nguyên thủ anh minh sáng suốt và cần được bầu ra thì tôi ủng hộ, còn so sánh thủ tướng với tổng thống thì theo tôi hiểu đây là vấn đề mô hình nhà nước, khi Tổng thống quyền hành cao nhất (Mỹ, Nga …) và có nước Thủ tướng mới là thực quyền, kể cả quốc gia đó có tổng thống (Đức, Áo …); riêng Anh và Nhật thì Nữ hoàng hay Vua Nhật có thẩm quyền tương đương Tổng thống và mang tính hình thức như Đức.
Trả lờiXóa