Đại biểu Võ Thị Dung: Vẫn còn trăn trở với
“7 điều lo, 3 điều ước” của người dân
Báo Công an TP HCM
Thứ Hai, 28/03/2016 11:47
Phát biểu trong phiên họp thứ 11- Quốc hội khóa XIII vào sáng ngày 28-03, đại biểu Võ Thị Dung- Đoàn đại biểu TP.HCM đã nêu lên những trăn trở của người dân đã nêu trong nhiệm kỳ vừa qua mà bà thấy Quốc hội chưa giải quyết thỏa đáng để đáp ứng mong mỏi của cử tri.
Theo đại biểu Dung, những trăn trở đó gói gọn trong “7 điều lo và 3 điều ước” mà cử tri toàn quốc đã nhiều lần nêu trong các kiến nghị gửi Quốc hội. “ 7 điều lo” đó là:
Thứ nhất là nạn ngoại xâm khi Trung Quốc ngày càng lấn tới, khiêu khích trên Biển Đông . Từ việc chiếm Hoàng Sa, Bắc Kinh nay đã chiếm một số đảo của Trường Sa, bồi lắp, tôn tạo các bãi đá thành đảo nhân tạo, xây các công trình trái phép trên Biển Đông. Việt Nam kiên trì các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp nhưng Trung Quốc ngày càng lấn tới. Quốc hội cần có tiếng nói mãnh mẽ hơn, đề xuất các biện pháp cứng rắn để bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Thứ hai là vấn đề nội xâm, đó là vấn nạn tham nhũng, lót tay, lại quả, phong bì gây nguy hại cho xã hội, làm người dân mất niềm tin vào bộ máy công quyền. Công tác chống tham nhũng chưa đạt được kết quả như mong muốn của cử tri.
Thứ ba là suy thoái về đạo đức xã hội, một bộ phận xã hội thực dụng, thờ ơ, những vụ trộm cắp xảy ra gây bất an cho cộng đồng…
Thứ tư là nỗi lo về phát triển khi Việt Nam đang tụt hậu về kinh tế, năng suất lao động thấp trong khu vực, quá trình đổi mới chưa theo kịp một thế giới đang phát triển năng động mỗi ngày trong thời đại toàn cầu hóa. Quốc hội cần phát huy vai trò là cơ quan ban hành luật, chính sách “đón đầu” xu thế phát triển để khơi dậy các nguồn lực của đất nước.
Thứ năm là nỗi lo nợ công cao, bội chi ngân sách tạo gánh nặng về tài chính cho quốc gia. Những công trình xây dựng lãng phí, chi quá trớn nhiều hơn thu ở nhiều địa phương cần được xem là vấn nạn để giải quyết, ngăn chặn.
Thứ sáu là nỗi lo về văn hóa suy thoái, các giá trị truyền thống bị mai một. Tất cả đòi hỏi quốc hội phải giám sát các hiện tượng tiêu cực này để chấn chỉnh.
Thứ bảy là thiếu kỷ cương, kỷ luật trong điều hành của bộ máy công quyền làm giảm niềm tin của người dân và giảm động lực phát triển của xã hội.
Người dân chỉ mong ước 3 điều đó là:
- có một bộ máy công quyền thật sự dân chủ,
- đất nước yên bình phát triển
- và văn hóa ngày càng tốt đẹp.
Nhiệm kỳ khóa XIII đã qua, Quốc hội cần nghiêm túc nhìn nhận mối quan hệ giữa cơ quan này và cử tri. Chú trọng về những đề đạt của cử tri, xem điều gì chưa giải quyết được, điều gì đã giải quyết theo nguyện vọng của cử tri, giải quyết đã đạt ở mức nào, người dân đã thỏa mãn chưa.
Là cơ quan quyền lực của dân, do dân và vì dân, quốc hội các nhiệm kỳ tới cần nâng cao hiệu quả hoạt động, chất vấn, ưu tiên giải quyết những vấn đề bức xúc của người dân.
“7 điều lo, 3 điều ước” của người dân
Báo Công an TP HCM
Thứ Hai, 28/03/2016 11:47
Phát biểu trong phiên họp thứ 11- Quốc hội khóa XIII vào sáng ngày 28-03, đại biểu Võ Thị Dung- Đoàn đại biểu TP.HCM đã nêu lên những trăn trở của người dân đã nêu trong nhiệm kỳ vừa qua mà bà thấy Quốc hội chưa giải quyết thỏa đáng để đáp ứng mong mỏi của cử tri.
Theo đại biểu Dung, những trăn trở đó gói gọn trong “7 điều lo và 3 điều ước” mà cử tri toàn quốc đã nhiều lần nêu trong các kiến nghị gửi Quốc hội. “ 7 điều lo” đó là:
Thứ nhất là nạn ngoại xâm khi Trung Quốc ngày càng lấn tới, khiêu khích trên Biển Đông . Từ việc chiếm Hoàng Sa, Bắc Kinh nay đã chiếm một số đảo của Trường Sa, bồi lắp, tôn tạo các bãi đá thành đảo nhân tạo, xây các công trình trái phép trên Biển Đông. Việt Nam kiên trì các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp nhưng Trung Quốc ngày càng lấn tới. Quốc hội cần có tiếng nói mãnh mẽ hơn, đề xuất các biện pháp cứng rắn để bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Thứ hai là vấn đề nội xâm, đó là vấn nạn tham nhũng, lót tay, lại quả, phong bì gây nguy hại cho xã hội, làm người dân mất niềm tin vào bộ máy công quyền. Công tác chống tham nhũng chưa đạt được kết quả như mong muốn của cử tri.
Thứ ba là suy thoái về đạo đức xã hội, một bộ phận xã hội thực dụng, thờ ơ, những vụ trộm cắp xảy ra gây bất an cho cộng đồng…
Đại biểu Võ Thị Dung phát biểu tại phiên họp Quốc hội sáng nay - Ảnh: VTV
Thứ tư là nỗi lo về phát triển khi Việt Nam đang tụt hậu về kinh tế, năng suất lao động thấp trong khu vực, quá trình đổi mới chưa theo kịp một thế giới đang phát triển năng động mỗi ngày trong thời đại toàn cầu hóa. Quốc hội cần phát huy vai trò là cơ quan ban hành luật, chính sách “đón đầu” xu thế phát triển để khơi dậy các nguồn lực của đất nước.
Thứ năm là nỗi lo nợ công cao, bội chi ngân sách tạo gánh nặng về tài chính cho quốc gia. Những công trình xây dựng lãng phí, chi quá trớn nhiều hơn thu ở nhiều địa phương cần được xem là vấn nạn để giải quyết, ngăn chặn.
Thứ sáu là nỗi lo về văn hóa suy thoái, các giá trị truyền thống bị mai một. Tất cả đòi hỏi quốc hội phải giám sát các hiện tượng tiêu cực này để chấn chỉnh.
Thứ bảy là thiếu kỷ cương, kỷ luật trong điều hành của bộ máy công quyền làm giảm niềm tin của người dân và giảm động lực phát triển của xã hội.
Người dân chỉ mong ước 3 điều đó là:
- có một bộ máy công quyền thật sự dân chủ,
- đất nước yên bình phát triển
- và văn hóa ngày càng tốt đẹp.
Nhiệm kỳ khóa XIII đã qua, Quốc hội cần nghiêm túc nhìn nhận mối quan hệ giữa cơ quan này và cử tri. Chú trọng về những đề đạt của cử tri, xem điều gì chưa giải quyết được, điều gì đã giải quyết theo nguyện vọng của cử tri, giải quyết đã đạt ở mức nào, người dân đã thỏa mãn chưa.
Là cơ quan quyền lực của dân, do dân và vì dân, quốc hội các nhiệm kỳ tới cần nâng cao hiệu quả hoạt động, chất vấn, ưu tiên giải quyết những vấn đề bức xúc của người dân.
Anh Duy - Thái Dương
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét