Trần Đình Thu
ÔNG TRỌNG GỢI Ý XEM XÉT CÓ NÊN XÓA BỎ KINH TẾ NHÀ NƯỚC KHÔNG, BÀ NGÂN LẠI MUỐN ĐẨY MẠNH KINH TẾ NHÀ NƯỚC
Tiến hành một chiến dịch chống tham nhũng mạnh mẽ quyết liệt chưa từng có, trong đó phanh phui nhiều vụ việc xảy ra trong khu vực doanh nghiệp nhà nước, ông Nguyễn Phú Trọng đưa đến cho nhân dân một cảm giác, phải chăng thành phần kinh tế nhà nước hầu như chỉ phá hoại hơn là xây dựng, và cuối cùng ông đặt ra vấn đề nên xem lại kinh tế nhà nước.
Tại Hội nghị 10 vừa rồi ông hỏi: "Kinh tế nhà nước có mặt tốt, nhưng vừa qua có rất nhiều thất thoát. Nhưng từ chỗ thất thoát như thế mà dẫn đến coi nhẹ kinh tế nhà nước, chuyển tất cả sang tư nhân thì có đúng không… Tôi nói ví dụ những vấn đề như vậy có cần bàn không? Lần này tôi nói mang tầm chiến lược là như thế”.
Với vị trí của ông thì câu hỏi đó cũng có thể hiểu là, “với rất nhiều chuyện bậy bạ của kinh tế nhà nước như vậy, thì cũng nên xem xét xem thử có nên chuyển tất cả sang kinh tế tư nhân hay không, thay vì cứ mặc định là luôn luôn giữ kinh tế nhà nước”.
Có thể khi bàn sẽ có ý kiến khác nhau, có người nói nên có người nói không nên, nhưng đặt ra vấn đề bàn bạc ấy, ông Trọng đã tôn trọng ý nguyện của nhân dân.
Và việc đưa vấn đề gợi mở ấy là ông Trọng muốn đưa ra cho các tiểu ban nghiên cứu đánh giá để sau này đưa ra thành nghị quyết của đảng.
Ông Trọng về phía đảng thì như vậy, nhưng bà Ngân về phía quốc hội, về danh nghĩa đại diện cho nhân dân, nhưng lại có những phát biểu ngược lại. Tại quốc hội vừa rồi, bà Ngân không những không nêu ý nguyện của nhân dân là cần xem xét lại sự cần thiết duy trì kinh tế nhà nước mà còn “khiếu nại” giùm cho kinh tế nhà nước. Thảo luận tại tổ, bà Ngân nói: “Kinh tế tư nhân chúng ta cho đa dạng đa ngành đa lĩnh vực. Một doanh nghiệp có thể đăng ký nhiều ngành nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp Nhà nước chúng ta yêu cầu thoái vốn ngoài ngành thì có hợp lý không?" và "Tại sao lại phân biệt không bình đẳng giữa khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước”.
"Kinh tế Nhà nước là chủ đạo mà, chủ đạo muốn mạnh thì phải đa ngành đa lĩnh vực nhưng phải hiệu quả. Có phải vì nó đầu tư ra ngoài ngành kém hiệu quả mà chúng ta cấm luôn? Yêu cầu Chính phủ trả lời câu hỏi này?".
Bà Ngân là chủ tịch quốc hội nhưng bà đặt ra vấn đề đi ngược nguyện vọng nhân dân như vậy, bà lại còn bắt chính phủ phải trả lời câu hỏi bất hợp lý của bà.
Ai cũng biết xóa bỏ kinh tế nhà nước không chỉ vì nó gây tác hại quá lớn cho nền kinh tế và cho xã hội, mà nó còn là phù hợp quy luật phát triển nói chung. Trong nhiều năm qua, kinh tế nhà nước ở Việt Nam chưa làm điều gì ích nước lợi dân mà chỉ ngăn cản sự phát triển của đất nước, điều này thì ai cũng biết chẳng lẽ bà Ngân không biết?
Vậy thì bà Ngân đại diện cho ai trong phát biểu này? Bà có đại diện cho nhân dân không hay đại diện cho các tập đoàn kinh tế nhà nước?
ÔNG TRỌNG GỢI Ý XEM XÉT CÓ NÊN XÓA BỎ KINH TẾ NHÀ NƯỚC KHÔNG, BÀ NGÂN LẠI MUỐN ĐẨY MẠNH KINH TẾ NHÀ NƯỚC
Tiến hành một chiến dịch chống tham nhũng mạnh mẽ quyết liệt chưa từng có, trong đó phanh phui nhiều vụ việc xảy ra trong khu vực doanh nghiệp nhà nước, ông Nguyễn Phú Trọng đưa đến cho nhân dân một cảm giác, phải chăng thành phần kinh tế nhà nước hầu như chỉ phá hoại hơn là xây dựng, và cuối cùng ông đặt ra vấn đề nên xem lại kinh tế nhà nước.
Tại Hội nghị 10 vừa rồi ông hỏi: "Kinh tế nhà nước có mặt tốt, nhưng vừa qua có rất nhiều thất thoát. Nhưng từ chỗ thất thoát như thế mà dẫn đến coi nhẹ kinh tế nhà nước, chuyển tất cả sang tư nhân thì có đúng không… Tôi nói ví dụ những vấn đề như vậy có cần bàn không? Lần này tôi nói mang tầm chiến lược là như thế”.
Với vị trí của ông thì câu hỏi đó cũng có thể hiểu là, “với rất nhiều chuyện bậy bạ của kinh tế nhà nước như vậy, thì cũng nên xem xét xem thử có nên chuyển tất cả sang kinh tế tư nhân hay không, thay vì cứ mặc định là luôn luôn giữ kinh tế nhà nước”.
Có thể khi bàn sẽ có ý kiến khác nhau, có người nói nên có người nói không nên, nhưng đặt ra vấn đề bàn bạc ấy, ông Trọng đã tôn trọng ý nguyện của nhân dân.
Và việc đưa vấn đề gợi mở ấy là ông Trọng muốn đưa ra cho các tiểu ban nghiên cứu đánh giá để sau này đưa ra thành nghị quyết của đảng.
Ông Trọng về phía đảng thì như vậy, nhưng bà Ngân về phía quốc hội, về danh nghĩa đại diện cho nhân dân, nhưng lại có những phát biểu ngược lại. Tại quốc hội vừa rồi, bà Ngân không những không nêu ý nguyện của nhân dân là cần xem xét lại sự cần thiết duy trì kinh tế nhà nước mà còn “khiếu nại” giùm cho kinh tế nhà nước. Thảo luận tại tổ, bà Ngân nói: “Kinh tế tư nhân chúng ta cho đa dạng đa ngành đa lĩnh vực. Một doanh nghiệp có thể đăng ký nhiều ngành nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp Nhà nước chúng ta yêu cầu thoái vốn ngoài ngành thì có hợp lý không?" và "Tại sao lại phân biệt không bình đẳng giữa khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước”.
"Kinh tế Nhà nước là chủ đạo mà, chủ đạo muốn mạnh thì phải đa ngành đa lĩnh vực nhưng phải hiệu quả. Có phải vì nó đầu tư ra ngoài ngành kém hiệu quả mà chúng ta cấm luôn? Yêu cầu Chính phủ trả lời câu hỏi này?".
Bà Ngân là chủ tịch quốc hội nhưng bà đặt ra vấn đề đi ngược nguyện vọng nhân dân như vậy, bà lại còn bắt chính phủ phải trả lời câu hỏi bất hợp lý của bà.
Ai cũng biết xóa bỏ kinh tế nhà nước không chỉ vì nó gây tác hại quá lớn cho nền kinh tế và cho xã hội, mà nó còn là phù hợp quy luật phát triển nói chung. Trong nhiều năm qua, kinh tế nhà nước ở Việt Nam chưa làm điều gì ích nước lợi dân mà chỉ ngăn cản sự phát triển của đất nước, điều này thì ai cũng biết chẳng lẽ bà Ngân không biết?
Vậy thì bà Ngân đại diện cho ai trong phát biểu này? Bà có đại diện cho nhân dân không hay đại diện cho các tập đoàn kinh tế nhà nước?
Bảo chị Ngân khác với anh Trọng thì sang cho chị Ngân quá..., và oan cho anh Trọng lắm..., anh Trần Đình Thu ạ.
Trả lờiXóaHoan nghênh ý kiến của tác giả Nặc danh 00:36 31 tháng 5 . Họ là một đào một kép với nhau thôi . Bác Trần đình Thu viết thế nhưng người đọc vẫn hiểu " ý tại ngôn ngoại " .
Trả lờiXóa