VIẾT ĐÚNG SỰ THẬT, VIỆC GÌ PHẢI SỢ AI !
Hoàng Hải Vân
Đúng 30 năm trước, khi còn là một người làm báo nghiệp dư đang sinh sống và làm việc ở Đà Nẵng, tôi đã viết ký sự “Rừng vẫn chưa xanh lá” nói về bản kỷ luật thất đức mà Tỉnh ủy Quảng Nam-Đà Nẵng dành cho ông “thần rừng” Hoàng Đình Bá. Ông là nhà khoa học, được giới khoa học coi là con chim đầu đàn về lâm sinh không chỉ của Việt Nam mà của cả Đông Nam Á. Ông là tác giả quy hoạch Rừng Quốc gia Cúc Phương, là người kiên quyết bảo vệ rừng khu 5 ngay trong chiến tranh, sau năm 1975 ông có công rất lớn trong nỗ lực phủ xanh đồi núi trọc và áp dụng cung cách quản lý mà ngày nay chúng ta gọi là “Đổi Mới” để bảo vệ tài nguyên rừng. Ông cũng là người bảo vệ rừng cấm Sơn Trà kiên quyết nhất. Công lớn của ông được Tỉnh ủy coi là tội lớn, gọi ông là “tù binh của giai cấp tư sản”, nên ông đã bị cách chức Trưởng ty Lâm nghiệp và bị khai trừ ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam. Bài viết của tôi là bài viết duy nhất cho đến bây giờ về vụ kỷ luật đáng xấu hổ này. Tôi vẫn biết ơn nhà thơ Thanh Quế, đã dũng cảm cho đăng bài viết vào năm 1989 trên tạp chí Đất Quảng mà ông làm Tổng biên tập. Vì ký sự này, tôi đã bị Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Đà Nẵng lúc đó là ông Nguyễn Văn Chi chỉ đạo thi hành kỷ luật. Và tôi đã bị kỷ luật “Cảnh cáo”, Thủ trưởng của tôi lúc ấy là anh Phạm Chí Hòa (sau này làm Ủy viên Ủy ban Kiểm tra trung ương Đảng) không thể cưỡng lại sự chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy nhưng anh tán thành bài viết nên đã rất nhẹ tay với tôi, nếu không thì tôi đã “tàn đời” từ 30 năm trước rồi.
Vào năm 2002, khi đã là nhà báo chuyên nghiệp, tôi là người đầu tiên viết bài vạch trần hành vi bảo kê cho tội phạm của một số cán bộ cấp cao, trong đó có 2 Ủy viên Trung ương Đảng còn đương chức là Trung tướng Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Quốc Huy và Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Trần Mai Hạnh. Người dũng cảm cho đăng các bài viết đó là Tổng Biên tập Báo Thanh Niên Nguyễn Công Khế, anh Khế còn là người chỉ đạo tôi viết những bài này. Sau khi Thanh Niên đăng những bài báo đó thì Ban chấp hành Trung ương Đảng mới họp thi hành kỷ luật 2 Ủy viên trung ương kia. Nếu như số phiếu thi hành kỷ luật không quá bán, thì có thể tướng Bùi Quốc Huy đã trở thành Bộ trưởng Công an. Khi ấy, chúng tôi chắc chắn không còn đất sống. Ông Võ Văn Kiệt bảo, vạch trần sai phạm của một ủy viên trung ương Đảng trên mặt báo, Thanh Niên đã “phá một cái lệ”. Nhưng nếu như hai ông kia, nhất là ông Bùi Quốc Huy không bị kỷ luật thì chắc chắn ông Võ Văn Kiệt cũng không cứu nổi chúng tôi. Cần biết rằng, trong cuộc họp trung ương bỏ phiếu kỷ luật tướng Bùi Quốc Huy, tôi nghe nói chỉ có khoảng 60% phiếu thuận, có nghĩa rằng số phiếu thuận chỉ cần ít hơn 10% nữa, xuống dưới 50% thì chúng tôi chết chắc. Khi viết bài về ông Bùi Quốc Huy, chúng tôi không thể đoán điều gì sẽ xảy ra, nên chấp nhận tình huống xấu nhất. Chúng tôi thoát nạn chỉ là may mắn.
Trong đời làm báo của tôi còn nhiều bài báo thẳng thắn không e ngại bất cứ điều gì, chỉ nêu vài trường hợp trên, không phải để “kể công”, mà chỉ để trả lời một số bạn cho rằng tại sao tôi không viết về một số nhân vật khi họ còn có chức có quyền mà viết sau khi họ mất chức hoặc đã qua đời. Và có người xúi tôi rằng tại sao không viết về người này người kia khi họ đang còn tại chức. Xin thưa, tôi chẳng ngại gì cả, nhưng tôi chỉ có thể viết về những gì tôi biết rõ, khi động đến cá nhân thì nhất định phải có chứng cứ, tôi không cho phép mình suy diễn hồ đồ.
Khi chúng ta viết đúng, viết không đổi trắng thay đen hay ngược lại, khi chúng ta viết một cách vô tư không vì lợi ích của “phe nhóm” nào mà chỉ vì lợi ích của đất nước và người dân thì chẳng sợ bất cứ thứ gì. Nếu sợ thì không nên làm báo.
HOÀNG HẢI VÂN
Đúng 30 năm trước, khi còn là một người làm báo nghiệp dư đang sinh sống và làm việc ở Đà Nẵng, tôi đã viết ký sự “Rừng vẫn chưa xanh lá” nói về bản kỷ luật thất đức mà Tỉnh ủy Quảng Nam-Đà Nẵng dành cho ông “thần rừng” Hoàng Đình Bá. Ông là nhà khoa học, được giới khoa học coi là con chim đầu đàn về lâm sinh không chỉ của Việt Nam mà của cả Đông Nam Á. Ông là tác giả quy hoạch Rừng Quốc gia Cúc Phương, là người kiên quyết bảo vệ rừng khu 5 ngay trong chiến tranh, sau năm 1975 ông có công rất lớn trong nỗ lực phủ xanh đồi núi trọc và áp dụng cung cách quản lý mà ngày nay chúng ta gọi là “Đổi Mới” để bảo vệ tài nguyên rừng. Ông cũng là người bảo vệ rừng cấm Sơn Trà kiên quyết nhất. Công lớn của ông được Tỉnh ủy coi là tội lớn, gọi ông là “tù binh của giai cấp tư sản”, nên ông đã bị cách chức Trưởng ty Lâm nghiệp và bị khai trừ ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam. Bài viết của tôi là bài viết duy nhất cho đến bây giờ về vụ kỷ luật đáng xấu hổ này. Tôi vẫn biết ơn nhà thơ Thanh Quế, đã dũng cảm cho đăng bài viết vào năm 1989 trên tạp chí Đất Quảng mà ông làm Tổng biên tập. Vì ký sự này, tôi đã bị Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Đà Nẵng lúc đó là ông Nguyễn Văn Chi chỉ đạo thi hành kỷ luật. Và tôi đã bị kỷ luật “Cảnh cáo”, Thủ trưởng của tôi lúc ấy là anh Phạm Chí Hòa (sau này làm Ủy viên Ủy ban Kiểm tra trung ương Đảng) không thể cưỡng lại sự chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy nhưng anh tán thành bài viết nên đã rất nhẹ tay với tôi, nếu không thì tôi đã “tàn đời” từ 30 năm trước rồi.
Vào năm 2002, khi đã là nhà báo chuyên nghiệp, tôi là người đầu tiên viết bài vạch trần hành vi bảo kê cho tội phạm của một số cán bộ cấp cao, trong đó có 2 Ủy viên Trung ương Đảng còn đương chức là Trung tướng Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Quốc Huy và Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Trần Mai Hạnh. Người dũng cảm cho đăng các bài viết đó là Tổng Biên tập Báo Thanh Niên Nguyễn Công Khế, anh Khế còn là người chỉ đạo tôi viết những bài này. Sau khi Thanh Niên đăng những bài báo đó thì Ban chấp hành Trung ương Đảng mới họp thi hành kỷ luật 2 Ủy viên trung ương kia. Nếu như số phiếu thi hành kỷ luật không quá bán, thì có thể tướng Bùi Quốc Huy đã trở thành Bộ trưởng Công an. Khi ấy, chúng tôi chắc chắn không còn đất sống. Ông Võ Văn Kiệt bảo, vạch trần sai phạm của một ủy viên trung ương Đảng trên mặt báo, Thanh Niên đã “phá một cái lệ”. Nhưng nếu như hai ông kia, nhất là ông Bùi Quốc Huy không bị kỷ luật thì chắc chắn ông Võ Văn Kiệt cũng không cứu nổi chúng tôi. Cần biết rằng, trong cuộc họp trung ương bỏ phiếu kỷ luật tướng Bùi Quốc Huy, tôi nghe nói chỉ có khoảng 60% phiếu thuận, có nghĩa rằng số phiếu thuận chỉ cần ít hơn 10% nữa, xuống dưới 50% thì chúng tôi chết chắc. Khi viết bài về ông Bùi Quốc Huy, chúng tôi không thể đoán điều gì sẽ xảy ra, nên chấp nhận tình huống xấu nhất. Chúng tôi thoát nạn chỉ là may mắn.
Trong đời làm báo của tôi còn nhiều bài báo thẳng thắn không e ngại bất cứ điều gì, chỉ nêu vài trường hợp trên, không phải để “kể công”, mà chỉ để trả lời một số bạn cho rằng tại sao tôi không viết về một số nhân vật khi họ còn có chức có quyền mà viết sau khi họ mất chức hoặc đã qua đời. Và có người xúi tôi rằng tại sao không viết về người này người kia khi họ đang còn tại chức. Xin thưa, tôi chẳng ngại gì cả, nhưng tôi chỉ có thể viết về những gì tôi biết rõ, khi động đến cá nhân thì nhất định phải có chứng cứ, tôi không cho phép mình suy diễn hồ đồ.
Khi chúng ta viết đúng, viết không đổi trắng thay đen hay ngược lại, khi chúng ta viết một cách vô tư không vì lợi ích của “phe nhóm” nào mà chỉ vì lợi ích của đất nước và người dân thì chẳng sợ bất cứ thứ gì. Nếu sợ thì không nên làm báo.
HOÀNG HẢI VÂN
Đúng vậy , ông bà ta đã dạy : " Thật thà là cha ma quỷ " , viết thật , nói thật chẳng sợ ai cả .
Trả lờiXóa