Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2018

Chuyện làng báo: 4 NHÀ BÁO CỦA "TUỔI TRẺ" BỊ KHAI TRỪ VÀ THU THẺ


Bốn nhà báo Tuổi trẻ online bị khai trừ 
và thu hồi thẻ hội viên nhà báo

RFA
2018-12-29

Hội Nhà báo Việt Nam hôm 27/12 có quyết định khai trừ, thu hồi thẻ hội viên đối với 6 nhà báo trong đó có 4 người thuộc mạng báo Tuổi trẻ online (TTO) vì bị cho là "vi phạm đạo đức nghề nghiệp".

Theo TTXVN, bốn người thuộc TTO bị áp dụng hình thức kỷ luật nêu trên bao gồm ông ông Võ Hoàng Thuật, Phó Tổng thư ký tòa soạn phụ trách báo điện tử Báo Tuổi trẻ Online; bà Vũ Chi Mai, Thư ký tòa soạn; ông Phạm Minh Đức, phóng viên Ban Chính trị xã hội và ông Dương Thanh Dân, biên tập viên.

Một trường hợp khác bị thu hồi thẻ và khai trừ khỏi Hội nhà báo Việt Nam là bà Hà Thị Thanh Thúy, phóng viên Báo Quảng Ninh.

Cả 5 trường hợp đều không nêu rõ đã "vi phạm đạo đức nghề nghiệp" như thế nào.

Trường hợp còn lại là bà Đào Thị Thanh Bình, phóng viên Báo Thương hiệu và Công luận, bị khai trừ vì liên quan đến nghi án nhận 70.000 USD của Công ty Trách nhiệm hữu hạn LEXSHARE- ICT Việt Nam có trụ sở ở Bắc Giang để không đăng bài về vi phạm của doanh nghiệp.

Báo Tuổi trẻ online vừa hoạt động trở lại vào hôm 16/10/2018 sau 3 tháng bị đình bản và bị phạt 220 triệu đồng vì "đăng thông tin sai sự thật và có thông tin gây mất đoàn kết dân tộc".

Hồi tháng 11, có tin 13 lãnh đạo các phòng ban của báo Thanh niên bị cho thôi chức vì không phải là đảng viên Cộng sản.
_______________

4 nhà báo của Tuổi Trẻ 
bị khai trừ khỏi Hội Nhà báo Việt Nam

VOA
30/12/2018

Bốn nhà báo của Báo Tuổi Trẻ bị khai trừ khỏi Hội Nhà báo Việt Nam vì điều được nói là những vi phạm đạo đức nghề nghiệp của họ, theo một quyết định mới được đưa ra bởi cơ quan quản lí nhà báo của Việt Nam.

Bước đi này được thực hiện vài tháng sau khi hàng loạt lãnh đạo và nhà báo của một trong những tờ báo lớn nhất Việt Nam bị xử lí kỉ luật về điều bị cho là những sai sót “gây hậu quả nghiêm trọng,” khiến báo này bị phạt tiền và website bị đình bản ba tháng trước khi được cho phép hoạt động trở lại vào tháng 10.

Quyết định do Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi kí ngày 27 tháng 12 khai trừ bốn nhà báo làm việc cho báo điện tử của Tuổi trẻ Online, bao gồm Võ Hoàng Thuật, phó tổng thư kí tòa soạn; Vũ Chi Mai, thư kí tòa soạn; Phạm Minh Đức, phóng viên Ban Chính trị - Xã hội; và Dương Thanh Dân, biên tập viên.

Những nhà báo này được yêu cầu phải nộp lại thẻ hội viên về Hội đồng xử lí vi phạm đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam cấp Trung ương trước ngày 15 tháng 1 năm 2019, theo Thông tấn xã Việt Nam.

Nhà chức trách quản lí thông tin-truyền thông trước đó trong năm nay cáo buộc Tuổi Trẻ đã thông tin sai sự thật trong bài báo “Chủ tịch nước đồng ý cần ban hành Luật biểu tình” đăng trên website vào ngày 19 tháng 6.

Đoạn văn bị cho là chứa thông tin sai sự thật tường trình về một buổi tiếp xúc cử tri Thành phố Hồ Chí Minh của ông Trần Đại Quang, trong đó ông được dẫn lời nói rằng ông đồng tình với kiến nghị của cử tri là cần có Luật biểu tình và hứa báo cáo Quốc hội về nội dung này.

Cục Báo chí thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông trong quyết định xử phạt vào tháng 7 phủ nhận ông Quang đưa ra phát biểu có nội dung như vậy và kết luận bài báo của Tuổi Trẻ “gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng.”

Tuổi Trẻ cũng bị quy trách về “thông tin gây mất đoàn kết dân tộc” trong phần bình luận bài viết "Sao trong quy hoạch chưa thấy cao tốc miền Tây?" đăng ngày 26 tháng 5 năm 2017.

Trong một thông báo cải chính, Tuổi Trẻ thừa nhận tường trình của họ là không chính xác và nói rằng trục trặc kĩ thuật đã để hiển thị một bình luận có nội dung “không phù hợp” với chủ trương biên tập của Tuổi Trẻ.

Nhưng ở một đất nước mà báo chí bị kiểm soát chặt chẽ, sự việc này khơi lên những nghi ngờ rằng phát biểu của ông Quang, người đã qua đời vào tháng 9, có thể đã bị kiểm duyệt.

Một tổng biên tập và phó tổng biên tập mới đã được Ban thường vụ Thành đoàn TP.HCM - đơn vị chủ quản của Tuổi Trẻ - bổ nhiệm vào cuối tháng 10.

Ngoài bốn nhà báo của Tuổi Trẻ, Hội Nhà báo Việt Nam cũng khai trừ và rút thẻ của một nhà báo của báo Thương hiệu và Công luận bị cáo buộc tống tiền doanh nghiệp, và một nhà báo khác của Báo Quảng Ninh.

2 nhận xét :

  1. "Việc lưu hành báo chí bất cứ bằng thứ tiếng gì đều có thể bị cấm do nghị định của quan toàn quyền.Báo tiếng Việt không được xuất bản nếu không được phép của quan toàn quyền.Giấy phép chỉ cấp với điều kiện là các bài báo phải được quan thống đốc duyệt trước.Giấy phép ấy có thể rút lúc nào cũng được.Mọi cuộc trưng bày hoặc phổ biến những bài hát,biếm hoạ hoặc tranh ảnh làm thương tổn đến sự tôn kính đối với các nhà cầm quyền đều bị trừng trị".
    Trích : Chương 9 : Chính sách ngu dân - Bản án chế độ thực dân Pháp - Nguyễn Ái Quốc.

    Trả lờiXóa
  2. Đước đã mọc thành rừng gỗ cứng. Hội văn nô, điếm bút giảm dần. Tốt thôi!

    Trả lờiXóa