Ảnh chụp hôm thứ Sáu tuần trước cho thấy nhà cửa mà Philippines xây dựng trái phép
trên đảo Thị Tứ của Việt Nam - Ảnh: Reuters.
Philippines điều quân trái phép đến đảo
của Việt Nam
Thăng Điệp
VNEconomy
Thứ Sáu, 12/5/2017
Đảo Thị Tứ là hòn đảo lớn thứ nhì trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam... Philippines đã bắt đầu đưa trái phép binh sỹ quân đội của nước này tới đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên biển Đông.
Hãng thông tấn AP dẫn lời trung tướng Raul del Rosario, người đứng đầu Bộ Chỉ huy Phía Tây quân đội Philippines cho biết binh sỹ và hàng tiếp tế ban đầu đã được đưa tới đảo Thị Tứ, mà Philippines gọi là đảo Pag-asa, vào tuần trước.
Ông Rosario cũng nói rằng Chính phủ Philippines đã dành khoảng 1,6 tỷ Peso, tương đương 32 triệu USD, cho việc xây dựng trên đảo Thị Tứ, bao gồm cải tạo và kéo dài một đường băng và xây một bến thuyền trên đảo này.
Ngoài các hoạt động trái phép trên, Philippines còn có kế hoạch xây dựng trái phép khác trên đảo Thị Tứ, bao gồm một nhà máy điện mặt trời, nhà máy khử mặn nước biển, nâng cấp nhà ở cho binh sỹ, trung tâm nghiên cứu hải dương và các khu vực dành cho du khách.
Tháng 4 vừa qua, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã có kế hoạch thăm đảo Thị Tứ, nhưng sau đó hủy bỏ kế hoạch này sau khi có sự cảnh báo từ Trung Quốc - nước cũng có yêu sách chủ quyền trái phép đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ông Duterte nói: “Vì tình bằng hữu với Trung Quốc và vì chúng tôi coi trọng tình cảm này, tôi sẽ không tới đó để kéo cờ Philppines nữa”.
Về kế hoạch thăm đảo Thị Tứ mà nhà lãnh đạo Philippines đưa ra, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng ngày 9/4 nói: “Như đã nhiều lần được khẳng định, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mọi hành vi của quốc gia khác tại hai quần đảo này mà không được sự cho phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị”.
Đầu tháng 5 này, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Zhao Jianhua cảnh báo rằng bất kỳ hoạt động xây dựng trên đảo Thị Tứ sẽ là bất hợp pháp. “Chúng tôi xem việc phía Philippines chiếm giữ những hòn đảo đó là bất hợp pháp. Bởi vậy, việc xây dựng ở đó cũng là bất hợp pháp”, ông Zhao nói với tờ Manila Times.
Bộ Ngoại giao Philippines đã bác bỏ tuyên bố của ông Zhao, tuyên bố rằng đảo Thị Tứ là “một huyện của Palawa” - một tỉnh của Philippines.
Đảo Thị Tứ là hòn đảo lớn thứ nhì trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trung Quốc và Philippines là hai trong số những bên có tranh chấp chủ quyền trên biển Đông. Mấy năm trước, Philippines đã đâm đơn kiện Trung Quốc về biển Đông lên Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan. Tháng 7 năm ngoái, PCA ra phán quyết nói rằng các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên vùng biển này là vô căn cứ.
Tháng trước, hãng tin Bloomberg nói rằng dù Philippines đã chấp nhận đề xuất của Trung Quốc về đàm phán song phương về tranh chấp trên biển Đông vào tháng 5, những thông điệp trái chiều vẫn được tiếp tục phát đi từ Manila. Có thời điểm Philippines tỏ ra mềm mỏng với Trung Quốc, nhưng sau đó lại nhanh chóng chuyển sang thái độ cứng rắn.
Thằng Philippines chiếm đảo này từ năm 1975, nhân khi quân đội VNCH thua trận và quân CS chưa tới nơi.
Trả lờiXóaTóm lại, chiến tranh huynh đệ tương tàn dẫn đến mất lãnh thổ thế đấy. Anh em trong nhà éo bảo được nhau, coi nhau là quân thù, nã súng vào đầu nhau, để cho lãnh thổ của Tổ quốc rơi vào tay ngoại bang.
Rất ủng hộ Đại Sứ Trung Quốc ở Philippines
Trả lờiXóa"Đầu tháng 5 này, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Zhao Jianhua cảnh báo rằng bất kỳ hoạt động xây dựng trên đảo Thị Tứ sẽ là bất hợp pháp. “Chúng tôi xem việc phía Philippines chiếm giữ những hòn đảo đó là bất hợp pháp. Bởi vậy, việc xây dựng ở đó cũng là bất hợp pháp”, ông Zhao nói với tờ Manila Times"
Trích: "Về kế hoạch thăm đảo Thị Tứ mà nhà lãnh đạo Philippines đưa ra, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng ngày 9/4 nói: “Như đã nhiều lần được khẳng định, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mọi hành vi của quốc gia khác tại hai quần đảo này mà không được sự cho phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị”."
Trả lờiXóaTưởng "con vẹt gái" này sẽ có giọng nói khác với "con vẹt trai" trước đây, nhưng hóa ra vẫn giống nhau, cũng chỉ là "Việt Nam có đủ bằng chứng lịch sử ...". Mọi lời nói như vẹt sẽ chẳng có giá trị nếu không có đủ thực lực để giữ lấy những gì của cha ông để lại.
Việc này giống chuyện "kê cân" trong Tam quốc : chỉ mạnh mồm với Phi còn với TQ thì sao?
Trả lờiXóaViệc này giống chuyện "kê cân" trong Tam quốc : chỉ mạnh mồm với Phi còn với TQ thì sao?
Trả lờiXóa