Thứ Năm, 16 tháng 6, 2016

TRUNG QUỐC ÉP ASEAN HỦY TUYÊN BỐ CỨNG RẮN VỀ BIỂN ĐÔNG


Hội nghị ngoại trưởng đặc biệt Trung Quốc-ASEAN tại Vân Nam, Trung Quốc, 
ngày 14/06/2016.REUTESR/China Daily
Biển Đông: ASEAN ra tuyên bố cứng rắn
nhưng lại phải thu hồi
 

RFI
Trọng Nghĩa
15-06-2016 12:29


Biển Đông quả là một vấn đề luôn khuấy động quan hệ ASEAN-Trung Quốc. Ngày 14/06/2016, trong khuôn khổ một hội nghị « đặc biệt » với Trung Quốc tại Vân Nam, các ngoại trưởng ASEAN đã nhất trí trên một bản tuyên bố chung với nội dung được đánh giá là cứng rắn khác thường, chỉ trích các hành động quyết đoán của Trung Quốc tại Biển Đông. 

Thế nhưng chỉ vài giờ sau khi được công bố, khối Đông Nam Á đã chính thức thu hồi bản tuyên bố, viện lý do « nhầm lẫn ». Nhiều chuyên gia khẳng định : Chính Trung Quốc đã gây sức ép buộc ASEAN rút lại bản tuyên bố.

Sự cố hiếm thấy này khởi nguồn từ một bản tuyên bố chung, do Ban Thư Ký ASEAN gởi đến hãng tin Pháp AFP vào tối ngày 14/06 , nội dung bày tỏ « mối quan ngại sâu sắc » trước các diễn biến mới đây trên Biển Đông.

Dù không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng rõ ràng là các ngoại trưởng ASEAN đã nhắm vào các động thái quyết đoán gần đây của Bắc Kinh trên Biển Đông khi bày tỏ : « Mối quan ngại sâu sắc trước các diễn biến gần đây, vốn làm xói mòn niềm tin và sự tin tưởng, làm leo thang căng thẳng và có nguy cơ ảnh hưởng đến hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông».

Các ngoại trưởng ASEAN đồng thời nhấn mạnh đến : « Tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, tuân thủ luật pháp quốc tế bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982».

Theo nhận xét của AFP, thông điệp với lời lẽ mạnh mẽ khác thường đó là một tín hiệu ngoại giao cứng rắn gửi tới Trung Quốc, nước đã đứng ra tổ chức một hội nghị đặc biệt cấp ngoại trưởng với khối ASEAN.

Malaysia là nước đầu tiên đã công bố bản tuyên bố chung về Biển Đông sau khi được Ban Thư Ký ASEAN bật đèn xanh. Thế nhưng, chỉ 4 tiếng đồng hồ sau, cũng chính Ban Thư Ký ASEAN đã loan báo « thu hồi » văn kiện này, với lý do là « cần điều chỉnh khẩn cấp một số điểm ».

Vào ngày 15/06, đến lượt Indonesia lên tiếng giải thích, cho rằng ASEAN đã nhầm lẫn trong văn kiện được gởi đến truyền thông vào tối hôm trước. Theo một phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Indonesia, văn kiện mà Malaysia đã cho lưu hành không phải bản tuyên bố chung, mà thực ra chỉ là một « bản hướng dẫn », để cho các ngoại trưởng ASEAN sử dụng trong cuộc họp báo sẽ mở ra sau hội nghị ASEAN-Trung Quốc.

Nguyên do dẫn đến sự cố kể trên là gì vẫn là một điều không rõ ràng, nhưng kết quả cụ thể là đối với ASEAN, bản tuyên bố chung nói trên không hề tồn tại. Ban Thư Ký ASEAN, trụ sở tại Jakarta vào ngày 15/06 đã khẳng định với AFP rằng không hề có một thông cáo chính thức nào được công bố sau Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN-Trung Quốc ở Vân Nam.

Đối với Trung Quốc cũng vậy. Tại hội nghị Vân Nam, ASEAN không hề ra tuyên bố nào về Biển Đông. Khi được hỏi về sự tồn tại của bản tuyên bố đó, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Lục Khảng khẳng đinh rằng « Chúng tôi đã kiểm tra bên phía ASEAN, và cái gọi là tuyên bố mà hãng tin AFP nói đến không phải là một văn kiện chính thức của ASEAN».

Về việc thu hồi bản tuyên bố, theo AFP, có hai luồng ý kiến, bên cho rằng đúng là đã có nhầm lẫn như Indonesia nêu lên, nhưng một bên kia khẳng định rằng chính Trung Quốc đã gây sức ép, buộc ASEAN thu hồi văn kiện chỉ trích Bắc Kinh.

6 nhận xét :

  1. Tổ chức Asian là một tổ chức không đoàn kết, rời rạc và không hiệu quả. Cách tổ chức là không hợp lý cần sửa đổi, bởi cái gì muốn thông qua không dựa trên nguyên tắc quá bán mà là phải 100%.

    Trả lờiXóa
  2. Thử hỏi các nước asean có nước nào mà không mắc nợ trung + chỉ có 2 nước không mắc nợ là BRUNAY VÀ SING THÔI . Nên ra tuyên bố chung trung + đội nó là tẹo đại liên !!!!

    Trả lờiXóa
  3. Đừng nói Trung Quốc ép các nước Asean. Tôi hỏi các quý vị: Việt Nam là nạn nhân là kẻ bị xâm lược biển đảo, thế nhưng ở hội nghị an ninh châu Á, có ai bịt miệng ông Phùng Quang Thanh và ông Nguyễn Chí Vĩnh đâu, thế mà hai ông này không những không không phản đổi, mà nói vu vơ nào là xây dựng lòng tin, nào là anh em một nhà, nào là quan hệ hai nước vẫn tốt đẹp, nào là các nước không được làm phức tạp tình hình, nào là giải quyết tranh chấp bằng luật quốc tế, bằng biện pháp hòa bình vân vân và vân vân. Tóm lại là hai thằng nói trên chúng coi chuyện biển đảo bị xâm lược như là chuyện không phải của mình khiến cho người nghe cảm thấy như chúng đã bán rẻ biển đảo cho giặc hết rồi. Thật không hiểu nổi lũ chúng?
    Quang Ngọc Dũng.

    Trả lờiXóa
  4. Nhu nhược quá, ASEAN ơi. Thế này thì làm sao gọi là "đoàn kết" được?
    Nhưng dù sao thì VN cũng phải tự trách mình, bởi các nước ASEAN khác thấy VN cũng quá thân thiết với Tầu mà.

    Trả lờiXóa
  5. SIÊU QUYỀN LỰC BILDERBERG KHAI MẠC HỘI NGHỊ 64 TỪ 09/6 ĐẾN 12/6/2016 TẠI DRESDEN ĐỨC QUYẾT ĐỊNH VẬN MẠNG TRUNG QUỐC
    1. Vấn đề Trung Quốc và các chế tài trừng phạt cần thiết.
    2. Vấn đề Trung Đông;
    3. Vấn đề đối với Nga và Tổng thống Vladimir Putin
    4. Vấn đề chính trị tại Hoa Kỳ trong đó bao gồm chọn lựa hỗ trợ cho ai là tân Tổng Thống Mỹ trong cuộc bầu cử 2016; các vấn đề kinh tế phát triển; giải quyết nợ và phục hồi kinh tế.
    5. Vấn đề An ninh mạng và mở rộng Internet toàn cầu.
    6. Vấn đề chống Khủng bố và chống các mối đe dọa nguyên tử.
    7. Vấn đề bình ổn giá cả hàng hóa và năng lượng theo vùng Địa-Chính trị trên toàn cầu.
    8. Giúp đỡ lớp người sống bấp bênh và lớp trung lưu (Precariat and middle class).
    9. Các phát minh về khoa học kỹ thuật.
    Trong ngày đầu tiên khai mạc, được biết Hội nghị Siêu quyền lực Bilderberg đã thảo luận và tìm các khía cạnh cần thiết giải quyết và đối phó, trừng phạt Trung Quốc đang gây rối trên Biển Đông (mà Trung Quốc gọi là biển Hoa Nam – South China Sea) Trung Quốc bất chấp trật tự thế giới mới; tự tạo cho mình một trật tự riêng, lấn chiến cướp biển đảo của các nước láng giếng; đưa chiến đấu cơ bay đe dọa máy bay Hoa Kỳ bay trên không phận quốc tế. Hội nghị Siêu quyền lực hỗ trợ quyền tài phán của Tòa án Quốc tế The Hayes sẽ phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc chiếm biển đảo của Phillippines.

    Có tin tiết lộ rằng, Siêu quyền lực Illuminati đã có những tính toán chia Trung Quốc ra thành ít nhất 5 Quốc gia gồm Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông, Hong Kong – Thượng Hải và Trung Quốc (Bắc Kinh) và đưa người lãnh đạo của Siêu Quyền Lực vào nắm Trung Quốc và cả Nga

    Trả lờiXóa
  6. Cái trò tréo tay này hài ra phết!
    Chỉ có Ngoại trưởng Singapore tức giận TC, bỏ khỏi phòng họp.

    Trả lờiXóa