Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

VOA: ÔNG DŨNG RA ĐI, ÔNG TRỌNG CHƯA RA ĐI ĐƯỢC

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Đại hội đảng 12 hôm 21/1.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ‘xin rút’, 
ông Trọng ‘ở lại’

VOA Tiếng Việt
24.01.2016

Một quan chức trong nước xác nhận như vậy hôm nay, 23/1, liên quan tới cuộc đua vào chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

"Trung ương khoá 11 giới thiệu bốn người ở lại, cùng với đồng chí Nguyễn Phú Trọng là năm. Nhưng cả bốn người, trong đó có đồng chí Nguyễn Tấn Dũng đều xin rút", Thượng tướng Võ Tiến Trung, Ủy viên trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Quốc phòng, trả lời báo chí trong nước bên hành lang Đại hội XII.


Ông Trung nói rằng ông Trọng là "trường hợp đặc biệt" vì “lớn tuổi nhưng ở lại để ứng cử vào chức Tổng Bí thư khóa XII”.

Trả lời câu hỏi, “bốn người xin rút đã được Trung ương cho rút, nhưng trong Đại hội có đại biểu ngoài Trung ương đề cử họ thì sao”, Thượng tướng Võ Tiến Trung nói rằng khi ấy, “việc xin rút hay không do đồng chí đó quyết định”.

“Nếu họ vẫn xin rút thì Đại hội sẽ thực hiện quyền cao nhất, là cho đại biểu bỏ phiếu hoặc biểu quyết để cho rút hay không rút. Nếu Đại hội bỏ phiếu quá bán, không cho rút thì đồng chí đó không được rút”, ông Trung nói.

Thông tin được quan chức quốc phòng Việt Nam đưa ra trong bối cảnh có nhiều đồn đoán về người sẽ lên lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam sắp tới.

Đương kim Nguyễn Tấn Dũng chiếm được nhiều cảm tình của các cư dân mạng hơn so với ông Nguyễn Phú Trọng.
 
Trong một cuộc thăm dò ý kiến của độc giả trên trang web cũng như mạng xã hội của VOA tiếng Việt, ông Dũng giành được đa số đề cử.

Trong một cuộc thăm dò ý kiến kể từ ngày 18/1, trả lời câu hỏi, “ai sẽ là Tân tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam?” trên trang voatiengviet.com, ông Dũng vẫn duy trì một khoản cách khá xa với ông Trọng với hơn 65% trong số hơn 6 nghìn người trả lời cho biết muốn chọn ông làm người lãnh đạo đảng.

Phát biểu tham luận tại Đại hội Đảng XII sáng 23/1, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng nói rằng Việt Nam “đang đứng trước thử thách rất to lớn là phải bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền biển đảo quốc gia trong điều kiện Trung Quốc không từ bỏ âm mưu độc chiếm Biển Đông”.

Ông sau đó lên tiếng cho rằng “nhân dân cần lãnh đạo khí phách” đồng thời “bày tỏ sự kính trọng đến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vì kịp thời lên tiếng khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”.

Khi được hỏi lý do vì sao mà nhiều người Việt Nam lại đặt lòng tin vào ông Dũng, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) tại Singapore, nhận định:

“Về mặt chính sách đối nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhìn chung được đánh giá là, mặc dù có những sai lầm và sự cố trong việc điều hành nền kinh tế, đặc biệt là quản lý các doanh nghiệp nhà nước, nhiều người nhìn ông là con người dám hành động, và sẵn sàng cải cách nhiều hơn so với một số các nhà lãnh đạo khác, bảo thủ hơn. Tất nhiên ông có những sai lầm, nhưng một phần bắt nguồn từ việc ông dám hành động, dám đưa ra các quyết định để mà thúc đẩy Việt Nam đi lên. Cái thứ hai, về mặt đối ngoại, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dường như có những phát biểu, những hành động thể hiện cái tinh thần dân tộc, chủ nghĩa dân tộc và đặc biệt là có sự thẳng thắn phê phán Trung Quốc trong một số trường hợp. Và yếu tố thứ ba, tôi nghĩ rằng nếu như xét tổng thể trong dàn lãnh đạo hiện tại, thì sự ủng hộ của người dân đối với thủ tướng Dũng không phải là sự lựa chọn hoàn hảo. Tuy nhiên, nếu mà so với các lựa chọn khác thì có thể họ nhận thấy vẫn khả dĩ hơn trong bối cảnh hiện nay.”

Đại hội đảng 12 diễn ra từ ngày 20 cho tới ngày 28/1, với sự tham gia của hơn một nghìn đại biểu.

5 nhận xét :

  1. Trời ơi "lãnh đạo khí phách", "khẳng định HS,TS của VN" mà để giặc Tầu chiếm đảo, coi trời, biển VN như nhà của chúng ra vào tự do, ngư dân VN bị chúng đánh đập cướp bóc thường xuyên không bảo vệ được, công ty chúng mọc khắp nước, tự do xây cất những gì chúng muốn, hàng hoá rác rưởi độc hại tự do tuồn qua cửa khẩu...? Khí phách gì lạ vậy?

    Trả lờiXóa
  2. Thế là cuộc tranh giành quyền lực, đấu đá căng thẳng trong nội bộ đảng CSVN coi như đã an bài, kết thúc. Ông Trọng "vẫn trong độ tuổi còn trẻ" và tại vị.
    Đất nước ta tiếp tục tiến lên CNXH, "con đường mà đảng và Bác đã chọn" (như đảng vẫn tự hào vỗ ngực), không biết đến khi mô mới nhìn, mơi sờ thấy nó và tiếp tục phải nghển cổ lên nhìn bạn bè xung quanh rầm rập tiến lên; đội ngũ dân oan tiếp tục kéo dài, tiếng kêu khóc của dân vẫn ngút trời xanh; ai ngo ngoe đòi dân chủ, nhân quyền tiếp tục bị còng tay. Và điều quan trọng nhất, "đảng ta" tiếp tục có thằng đồng chí "4 tốt" vô cùng thủ đoạn, hung hăng và đểu cáng!

    Trả lờiXóa
  3. Nếu phải lựa chọn trong những caí tệ hại, thì hãy chọn cái ít tệ hại nhất !!!

    Trả lờiXóa
  4. ô Tùng này làm lãnh đạo cao cấp mà tầm nhìn ngắn quá. ông không thấy để giữ nước thì ko phải bằng khẩu hiệu mà phải bằng nội lực quốc gia. TT NTD trong 2 nhiệm kỳ đứng đầu CP đã làm tiêu tán toàn bộ nội lực quốc gia tích tụ từ thời ông PHan văn Khải để lại. Về vật chất chính phủ NTD đã để lại những khoản nợ đang gia tăng và khó có khả năng trả nợ do tiền đã đổ vào các DNNN và các dự án đầu tư viển vông , công nghệ lạc hậu như hệ thống nhà máy nhiệt/thủy điện với thiết bị TQ, nhà máy bauxit tại Tây nguyên, hệ thống đường cao tốc nối thủ đô HN với biên giới TQ tại Lào cai, Cao bằng v.v... về con người bộ máy CP của TT NTD đạt đỉnh cao về mức độ suy thoái đạo đức, tham nhũng phổ biến, có rất nhiều quyết định quản lý quái đản, ngăn cấm dân chủ và phản biện xã hội.
    Một người đứng đầu CP như vậy mà ông Tùng, người đứng đầu của giai cấp công nhân đặt toàn bộ sự kính trọng và niềm tin thì thật lạ. Hay ông cũng là một phần của nhóm lợi ích NTD???

    Trả lờiXóa
  5. Toàn là đỉnh cao trí tuệ của đảng ngồi bầu chọn người của đảng ! CÁC ÔNG NGHỈ GÌ VỚI CHỨC DANH CHỦ TỊCH NƯỚC KHI NGƯỜI ĐƯỢC BẦU LÀ NGƯỜI MÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN ĐỀU CHO RẰNG ÔNG KHAI MAN TUỔI !

    Trả lờiXóa