Độc giả Đào Tiến Thi comment sau khi đọc Thư của Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn:
Qua bức thư của bác Đỗ Minh Tuấn tôi thấy như sau:
.
Qua bức thư của bác Đỗ Minh Tuấn tôi thấy như sau:
.
Tác giả Đào Tiến Thi |
Biểu tình phản đối Trung Cộng xâm lược, viết bài, đưa kiến nghị về bảo vệ Tổ quốc, về dân chủ hoá xã hội, các hành động bênh vực dân oan mất đất,... tất cả đều có thể bị quy kết, nhẹ thì bị kiểm điểm là "suy thoái đạo đức, tư tưởng", nặng thì trở thành "thế lực thù địch", bị "quần chúng tự phát" bôi xấu, hăm doạ, hành hung; bị cơ quan, đơn vị, tổ chức của mình phàn nàn, hạn chế một số hoạt động (và tất nhiên đường thăng tiến chấm dứt), thậm chí có thể bị mất việc; nặng hơn nữa thì bị truy tố, bỏ tù.
Bác Đỗ Minh Tuấn bất ngờ về những điều trên còn tôi thì lại bất ngờ vì sự bất ngờ của bác. Nhưng qua đây cũng thông cảm với bác. Chính vì bất ngờ nên bác cảm thấy sức ép nó lớn hơn thực tế. Nhưng qua đây lại có một thú vị khác: Ở chế độ tươi đẹp của chúng ta, sao cứ muốn làm người tốt, làm việc tốt là bị ngăn chặn? Vậy chúng ta đang sống trong xã hội gì đây? Vậy thì những kẻ chuyên đi chống lại người tốt, việc tốt thì tự cái việc đó chống lại họ chứ cần ai chống nữa mà lúc nào họ cũng lu loa về những kẻ "chống đối"?
2. Bác viết "như thể tôi đang tham gia vào một tổ chức phản động, đối lập thậm chí còn nguy hiểm hơn cả Nhân Văn Giai phẩm ngày xưa". Tôi hiểu "như thể" tức là gia đình, bạn bè, tổ chức hiểu lầm , chứ đâu phải là phản động thật? Vì Nhân văn giai phẩm, đến giờ đã rõ mười mươi không phải là phản động, trái lại, ở đấy toàn là tốt và người tài. Hồi ấy nếu ý kiến của họ được lắng nghe thì đất nước đâu đến đứng trước vực thẳm như bây giờ? Vụ Nhân văn đã chứng tỏ sự nhạy cảm và dũng cảm của một bộ phận văn nghệ sỹ đương thời và sai lầm thuộc về bộ phận bảo thủ, độc tài trong đảng cầm quyền. Vết nhọ ấy của đảng cầm quyền, lẽ ra bây giờ không nên tái diễn.
Tôi cũng đã bị rất nhiều sức ép. Riêng việc đăng ký tham gia Văn đoàn Độc lập (giống như bác, chỉ mới đăng ký) thì bạn bè tôi ở hội văn nghệ cũng đã phản đối quyết liệt, nhưng tôi chỉ hỏi lại họ: 1. Tham gia VĐĐL có phạm pháp không? Có trái điều lệ của hội ta không? 2. Bạn có cảm thấy bạn đã làm tròn trách nhiệm của một văn nghệ sỹ đối với đất nước chưa? Nếu có một tổ chức giúp cho bạn làm tròn trách nhiệm đó thì bạn có tham gia không?
3. Không tham gia VĐĐL không có nghĩa là rút khỏi thiên chức nhà văn, không làm gì cho đất nước nữa. Có muôn nghìn cách để đóng góp cho đất nước.
Chúc bác Đỗ Minh Tuấn mạnh giỏi.
Đào Tiến Thi
Không có cái đoàn thể nào bên ngoài cái QD ! Không có tổ chức nào không có tính Đảng có thể tồn tại được trong cái lò bát quái XHCNVN . Lưỡi gươm Damocles trên đầu mọi người . Không có quí hơn độc lập tự do . Không có gì sợ bằng lưỡi gươm Damocles !
Trả lờiXóaKhổ thế đấy. Nhà văn chữ đầy người mà, làm việc phải mà còn sợ thế thì dân đen đói chữ còn trông cậy vào ai?
Trả lờiXóaĐúng là nhà văn an nam thời cộng sản còn khổ hơn cả chó!!! Con chó còn được tự do sủa người lạ, còn nhà văn, nhà đạo diễn, diễn viên của XHCN, thì mõm bi bịt kín rôi,đến sủa cũng không ra tiêng, mà nếu có thành tiếng thì chỉ có hai từ: xin, cho. Ôi đất nước "tự do gấp vạn lần bọn tư bản giẫy chết!!."
Trả lờiXóaLại một kiểu quân xanh lập công để triệt phá từ trong phá ra ấy mà. Rồi xem, ông Tuấn lại vớ bở vài dự án làm phim lớn mà xem
Trả lờiXóaTrên đời có ba loại người:
Trả lờiXóa1. Dũng cảm cao.
2. Dũng cảm vừa (đa số)
3. Dũng cảm thấp (hay còn gọi là Hèn cao) - ông ĐM Tuấn chắc thuộc dạng này?
VDĐL không như HNVVN bồi bút đâu, anh Tuấn ạ! Vào hội anh Thỉnh đi hưởng Lộc, vào hội anh Ngọc đi hưởng TÙ!
Trả lờiXóaSo với những nhà văn của NVGP.thì loại như ông ĐMT.
Trả lờiXóakhông đáng xách dép cho họ.
Đau đớn nhất là việc đó chứng tỏ văn minh VN đi thụt lùi
sau mấy chục năm CS.thống trị vì nó làm người VN.hèn
nhát hẳn đi,chỉ vì sợ hãi cường quyền và chỉ coi sinh kế
là quan trọng còn hơn cả vận nước và dân tộc.
Phong trần mài một lưỡi gươm
Những phường giá aó túi cơm xá gì !
Nhục nhã thay văn nghệ sĩ thời đại !
Anh ĐMT sai lầm lớn. Sắp được lập hội đoàn tự do đến nơi rồi
Trả lờiXóaNếu cứ ở lại, biết đâu anh không àm chủ tịch Hội Nhà Văn Độc Lập Việt Nam?
Lúc ấy vợ con lại mắng anh cho coi! Thương anh quá,anh Tuấn ạ!
Chào các bác !
Trả lờiXóaCác bác nhầm, nhầm hết, nhầm cơ bản, nhầm nghiêm trọng.
Ông Tuấn không đơn giản chỉ là viết cái thư xin rút với một số lý do mà ông ta đưa ra. Có chỉ đạo cả đấy! Chỉ đạo từ xin gia nhập Văn Đoàn và chọn thời điểm thích hợp thì ... xin rút.
Với một List lý do, dẫn chứng này nọ, kể lể thế kia, ông Tuấn muốn dọa ai đó còn đang ... nửa đục nửa trong, hoặc những người sắp gia nhập phải sờn lòng. Và cốt yếu nhất là ông ta muốn hạ danh tiếng của Văn Đoàn.
Sau vụ này, ông ta sẽ được thăng chức. Các bác cứ chờ xem !
Anh Thi ơi, anh thực sáng suốt và tỉnh táo bàn về " đất nước những tháng năm thật buồn" và bức thư run rẩy của nhà thơ điện ảnh Đỗ Minh Tuấn. Đặc biệt anh Thi đọc hiểu hai chữ "như thể" của anh Tuấn thực chính xác. Đào Tiến Thi quả là chuyên gia cao cấp về tiếng Việt!
Trả lờiXóaô Tuấn đã là cái gì mà phải để ý.
Trả lờiXóaCụ Nguyễn còn phải biết hèn để sống.
Ngày xưa nhiều người sững sờ lẩy bẩy khi chàng trai họ Chế cả gan mang chiếc lá vàng để chắn nẻo xuân sang.Đến khi là đảng viên,là đại biểu quốc hội,là nhiều danh hiệu khác nữa ông ta dựng người đi tìm hình của nước,ông ta hò tổ quốc đẹp hơn thời Nguyễn Trãi Nguyễn Du. Hưởng khối bổng lộc mà tự cho mình ăn bánh vẽ.
Còn ông tháng Giêng ngon như cặp môi gần cho bao tình nhân say đắm... Bỏ thơ tình đi đóng ngói mới!
Chàng trai ca bài ca vũ trụ ngày nào thành quan văn nghệ hạt lại gieo toàn lép.
Rồi ông rũ bùn đứng dậy mặt trận trên cao,thò thụt kín hở làm con nai đen.Chán chết.
Còn Kép Tư Bền thành gã hề trên một chuyến xe.
Mặt trời chân lý cho nhà to thơ nhạt.Một tay ôm hoa,tay kia vẫy máu chiến trường...
Nhiều nhiều,toàn đa đề cả.Lò lửa đấu tranh đốt sạch tinh hoa từ Thơ mới đến Tự lực văn đoàn.
Nghĩ thật thảm hại.Ngu ngơ cũng có nhưng tham hèn nhiều hơn.
Tiếc thương,tội nghiệp Bác Văn Cao và Bác Nguyễn Bính. Khổ thân và Khâm phục các Bác Phùng Quán, Hữu Loan.
Tất tật đều thua khôn chú Dế mèn thành tinh ông Phìa bản.