Toàn Việt thi lục, kí hiệu A. 393
Toàn Việt thi lục, kí hiệu A. 3200/2.
Toàn Việt thi lục, kí hiệu VHv.777/1
Toàn Việt thi lục, kí hiệu VHv.777/2
Toàn Việt thi lục là gì?
Bộ sách này hoàn thành năm Mậu Tý (1768), dâng lên vua Lê Hiển Tông đọc, nhưng chưa được khắc in.
Bộ sách có quy mô đồ sộ với 2303 bài thơ của 173 tác giả từ thế kỷ X đến thế kỷ XVI, với số lượng văn bản còn lại lớn nhất (trên 11000 trang nguyên bản, kể cả các dị bản), chưa từng được biên dịch và công bố toàn bộ.
Là sách viết tay, bộ sách là kho báu của nền văn hoá dân tộc Việt Nam, đỉnh cao về quy mô sưu tập và tính khoa học. Toàn Việt thi lục là một trong những bộ sách gốc về thơ chữ Hán của Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XVI, là một tài liệu hết sức quý để nghiên cứu văn hiến Việt Nam. Với 2303 bài thơ của nhiều triều đại “Toàn Việt thi lục” chuyển tải thông điệp, hồn cốt, tình tự, khí phách, tiếng lòng của cổ nhân tới hậu thế.
Trong bài Lệ ngôn mở đầu bộ sách, Nhà bác học Lê Quý Đôn nói về nội dung và thể lệ làm sách:
“Thơ của nước ta, nào thơ của vua, các quan, các vị sư, các nho sĩ, không phải là ít và không hay... nhưng tán lạc mất nhiều. Nay tôi vâng mệnh chỉ biên tập lại thành sách, theo thứ tự thời đại, chia ra trước sau, tập hợp thành từng quyển. Trước hết là thơ của các vua quan triều Lý, Trần. Từ quyển thứ 5, thứ 6 thì chép thơ của các vua triều Lê, còn thơ của các quan triều Lê thì chép từ quyển thứ 7 trở xuống”.
Từ điển Văn học Việt Nam – Bộ Mới đặt riêng một mục từ là Toàn Việt thi lục, PGS.TS. Trần Thị Băng Thanh nhận định: "Trong những hợp tuyển thơ Việt Nam được biên soạn từ trước thế kỷ XIX, Toàn Việt thi lục là đỉnh cao về quy mô sưu tập và tính khoa học…Sách chưa được in, quá trình sao chép có ít nhiều nhầm lẫn, mất mát về văn bản, nhưng vẫn là một kho báu của nền văn hóa dân tộc và là một tài liệu hết sức quý cho công tác nghiên cứu”(trang 1746).
Mười bộ sách Toàn Việt Thi Lục hiện lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm đều là bản chép tay, trong đó có 2 bộ mang ký hiệu A.3200 và A. 1262 được các nhà nghiên cứu cho là những bản tốt nhất, đầy đủ và đáng tin cậy.
Viện Nghiên cứu Hán Nôm lưu trữ 10 bộ gồm các ký hiệu:
A.3200/1-4: 815 tr., 29.5cm x 21cm (16Q).
A.1262: 996 tr., 22cm x 13cm (16Q)
A.132/1-4: 1492 tr., 30cm x 22ccm (thiếu Q6 - 10).
VHv.117/1-2: 324 tr., 29.5cm x 17cm (Q1 - 6).
VHv.777/1-2: 314 tr., 28.2cm x 16.8cm (Q1 - 6).
VHv.1450/1-2: 450 tr., 27cm x 16cm (Q1 - 6).
VHv.116: 184 tr., 28cm x 16cm.
A.1334: 144 tr., 30cm x 15.5cm.
A.393: 360 tr., 32cm x 23cm.
A.2743: 76 tr., 26.3cm x 15cm (Q7).
Việt âm thi tập 越音詩集 (Tập thơ ghi lại âm thanh của nước Việt) là tuyển tập thơ viết bằng chữ Hán do Nhà sử học Phan Phu Tiên (1370 -1462) và Thị Ngự sử Chu Xa (1407 - ?) kế tục biên soạn. Đây là tuyển tập thơ đầu tiên của dân tộc ta.
Hiện nay, ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Hà Nội) chỉ còn lưu giữ được một bản nhưng không đầy đủ (chỉ còn 3 quyển), mang ký hiệu số A. 1925. Đây chính là bản in năm Bảo Thái thứ 10 (1729).
Bản A. 1925 in bằng ván gỗ, giấy dó khổ 24 cm x 16 cm, tổng cộng 68 tờ, mỗi tờ 2 trang, mỗi trang 10 dòng. Sách này chưa được scan (số hóa).
Đánh giá về văn bản Việt âm thi tập, Nhà thư tịch học Trần Văn Giáp viết: “Bộ Việt âm thi tập là một vốn cổ quý giá, không những về thơ văn, mà nó còn là một tài liệu quý hiếm về cả mặt sử học, vì lời chú dẫn có trong sách. Ngoài ra, nó cho biết kỹ thuật in ấn của Việt Nam lúc bấy giờ”(Tìm hiểu Kho sách Hán Nôm, tập 2, tr. 170).
Trong Từ điển Văn học Việt Nam – Bộ Mới, tập thơ được đặt riêng một mục từ là Việt âm thi tập, GS. Nguyễn Huệ Chi nhận định về thi tập này: “Đó là niềm tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống văn hóa, nhất là về tiếng nói đặc sắc mang vẻ đẹp và tâm hồn con người Việt Nam... Ngày nay, có thể nói hầu như thơ ca của số lớn nhà văn ở thời đại Lý – Trần và đầu đời Lê còn giữ lại được, không bị mất đi, cũng là nhờ Việt âm thi tập”.(trang 1993).
Rất tiếc là bản này đã bị mất trong khi Viện Nghiên cứu Hán Nôm chưa kịp số hóa, hiện chỉ còn bản photocopy.
Năm 2004, TS. Nguyễn Thanh Tùng (Đại học Sư phạm Hà Nội) phát hiện được một bản Việt âm thi tập khác với bản của Viện Nghiên cứu Hán Nôm đang lưu trữ. Đó là cuốn Việt âm thi tập mang ký hiệu R.1629 hiện lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Xuân Diện tổng hợp từ Wikipedia và Hội nghị Hán Nôm năm 2004.
Danh sách sách mất:
Tôi đã thấy tin này trên trang Beauxite VN… Tài sản của Quốc gia mà được bảo vệ thế này sao? “biến mất” với số lượng tới 25 cuốn. Trách nhiệm này trước hết thuộc về Viện Hán nôm. Đề nghị cơ quan chức năng mau chóng vào cuộc, thu hồi để tránh thất lạc, hư hỏng do không được bảo quản đúng cách... Đây là những bảo vật không thể mua được bằng tiền.
Trả lờiXóa________________________________________