Thứ Sáu, 17 tháng 9, 2021

Vũ Kim Hạnh: RẤT NGUY - NGÂN SÁCH CẠN KIỆT!


RẤT NGUY: NGÂN SÁCH CẠN KIỆT

Vũ Kim Hạnh
Nhà báo

Mới một tháng rưỡi trước, ngày 30/7/2021, báo chí đăng "Ngân sách nhà nước bội thu gần 62 nghìn tỷ đồng sau 7 tháng". Còn sau đây là thông tin mới : “Sáng hôm nay, báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết "hiện nay ngân sách nhà nước rất khó khăn, ngân sách trung ương gần như không còn đồng nào, hàng chục ngàn chiến sĩ công an, quân đội đang tham gia chống dịch ở phía Nam, nhưng không có ngân sách để cấp. Ngân sách dự phòng thì đã hết." Những con số nhảy múa! Mà tất cả đều từ thông tin chính thống, chứ không phải do đồn thổi. Chuyện ngân sách cạn kiệt là hết sức nhạy cảm, đã được đăng tải không chỉ trên tờ https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/, cơ quan của của Hội Tư vấn Thuế Việt Nam, mà cả trên tờ http://thoibaotaichinhvietnam.vn/, cơ quan của Bộ Tài chính.

Và trước đó chỉ 1 ngày, trên mạng xã hội có bài toán về câu chuyện có thể có liên quan nhân quả như sau:

XÀI SANG HƠN CẢ MỸ ĐỂ BẮT F0

Hà Nội vừa thông báo đến 14/9 đã phát hiện được 19 ca F0 từ cộng đồng qua xét nghiệm sàng lọc từ 3.128.380 mẫu, trong số này có : 2.311.514 mẫu XN RT-PCR và 816.866 mẫu xét nghiệm nhanh kháng nguyên.

Thử tính chi phí hoạt động công khai này bằng bài toán hs cấp 1: 

Chi phí Test RT-PCR (lấy mẫu 100.000đ/mẫu, XN 634.000/mẫu gộp ) (tạm tính mẫu gộp là 10) 

2.311.514 * 100.000 = 231.154.400.000 đ
2.311.514*634.000/10= 146.549.987.600 đ
Chi phí Test nhanh (238.000đ/mẫu) 

816.866 * 238.000 = 194.414.108.000 đ (Đơn giá lấy theo qui định của BYT tại CV số 4356/BYT-KHTC ngày 28/5/2021) Tổng chi phí cả 2 phương pháp: 572.115.495.000đ (năm trăm bảy mươi hai tỷ một trăm mười lăm triệu bốn trăm chín mươi lăm ngàn đồng) 

Kết quả : Phát hiện được 19 F0 

Vậy chi phí để phát hiện 1F0 là: 572.115.495.000 /19ca = 30.111.341.874 /ca tức là: Cuộc “thần tốc xét nghiệm” ở Hà Nội với kết quả bắt được 19 ca F0, cho ra chi phí để HN bắt 1 F0 là 30,13 tỉ vnđ. 

Chưa tính chi phí các nguồn lực khác của của cả XH phuc vụ cho việc tổ chức xét nghiệm. Chi phí ngầm không tính được do tổ chức “thần tốc” có thể là nguồn lây nhiễm mới. Cũng chưa tính thiệt hại kinh tế do giãn cách XH trong thời gian này.

Các đây 3 hôm, Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ có trả lời phỏng vấn một hãng thông tấn quốc tế, ông có nói: trong việc kiểm toán hoạt động của nhà nước, nay cần thêm vào nội dung kiểm toán về việc “huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực cho phòng, chống dịch Covid-19”, và cụ thể ông đề cập: ."Mẫu (xét nghiệm) đơn, mẫu gộp thế nào, test nhanh thế nào? Một mẫu xét nghiệm PCR mất nhiều tiền, đắt hơn vắc xin nhiều”.

PS. Chúng ta không ai chống xét nghiệm. Nhưng không có nước nào trên thế giới, ngoại trừ Trung Quốc có hạ tầng dữ liệu và mục đích khác, dám “chơi sang” một cách bất chấp như thế này (không cần tính toán chọn mẫu để tiết kiệm và có hiệu quả thật). Và đây là một cuộc xét nghiệm ở một địa phương thôi. Trên cả nước, đã có bao nhiêu cuộc xét nghiệm “hào phóng” và bất chấp.

17.9.2021
Nguồn: https://www.facebook.com/615416121/posts/10159974232286122/?d=n

2 nhận xét :