Giới thiệu chùm bài của Nhà báo Nguyễn Phan Khiêm:
HẠ MÃ
Nguyễn Phan Khiêm
Mấy
hôm nay, hình ảnh thí sinh và phụ huynh bất chấp mùa dịch, Văn Miếu
đóng cửa, vẫn thành tâm dâng lễ khấn vái ở bia Hạ mã khiến dư luận xôn
xao, nhiều ý kiến hay lắm, nhưng mùa thi sắp bắt đầu, cũng nên bàn thêm
một tý.
Hạ mã nghĩa là xuống ngựa, ngày xưa ở những nơi thiêng
liêng người ta dựng biển này, yêu cầu người đi qua, nếu đi ngựa thì phải
xuống ngựa dắt qua, có nơi ghi “Hạ mã, khuynh cái” là xuống ngựa và
nghiêng lọng, cũng với ý tôn kính vị thần được thờ ở di tích hay vị quan
đang làm việc trong nhiệm sở.
Bia
Hạ mã Văn miếu cũng thế, tóm lại là không có vị thần nào ngồi ở đấy cả.
Cầu xin cái biển xuống ngựa chẳng phải là vô duyên lắm hay sao?!
Nhưng cũng phải thông cảm cho thí sinh và phụ huynh, do quá lo lắng, có tật thì vái thập phương, biết mỗi phương có những vị nào đâu, nhưng cũng vái tuốt đấy thôi.
Một lý do khác là sau mấy chục năm đời sống mới, nhiều gia đình bỏ cả bàn thờ tổ tiên, đình chùa miếu mạo cũng dỡ, nên vài thế hệ không còn biết thắp hương, biết nghi lễ cúng bái nữa. Bây giờ thế hệ đó lên làm bô lão, phụ huynh, gặp lúc tự do tín ngưỡng phát triển như nấm sau mưa… bà con gặp đâu vái nấy cũng là lẽ tất dĩ ngẫu.
Xa xưa hơn nữa, các cụ nhà ta thấy cái gì to lớn, ly kỳ là thờ, ông Dài, ông Cộc, ông Đống, gốc đa, gốc duối… thờ tuốt, đâu cũng có bát hương. Bây giờ sang thế kỷ XXI truyền thống đó lại được khơi lên, thấy có chữ nho là thờ, là lạy, cũng là đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc đấy chứ.Cuối
cùng, các cụ dạy rồi, học tài thi phận, cái món học ở mình là may rủi
dữ lắm, phải cúng thôi. Tiện thể nói thêm, ngày xưa ở hai bên cổng
trường thi Hà Nội còn có nơi thờ ma báo oán, báo ân nữa. Người ta quan
niệm ngày thi quan trọng, một bước lên quan nên những người bị các oan
hồn oán hờn, nhân dịp này đi theo thí sinh để phá, cho nên thí sinh
trước khi vào thi đến đó lễ để xin tha thứ, có thế mới yên tâm. Ma báo
ân thì hẳn là đến để giúp đỡ.
ÔI, BÁO CHÍ !!
Nguyễn Phan Khiêm
Nhân bàn cái chuyện vái lạy bia hạ mã, nhiều ý kiến bàn rộng ra xem cái căn nguyên nó ở đâu, thì tòi ra bài báo này. Đọc mới thấy, báo chí cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng u mê diện rộng hiện nay.
Báo Lao Động, tờ báo lớn, trước đây vốn có những bài văn hóa rất hay, bây giờ có bài “Cách chuẩn bị đồ lễ và văn khấn Văn Miếu - Quốc Tử Giám cho sĩ tử” -https://laodong.vn/.../cach-chuan-bi-do-le-va-van-khan... LĐO | 29/01/2019 như sau:
“Vào dịp đầu năm mới, ngoài việc đi lễ chùa, rất đông sĩ tử cùng người nhà tranh thủ đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám với chung mục đích là cầu nguyện sao cho việc thi cử được gặp nhiều may mắn.
Sau đây là hướng dẫn chi tiết về việc chuẩn bị cũng như bài văn khấn giúp các sĩ tử có thể khấn cầu thi cử may mắn tại Văn miếu Quốc Tử Giám - Hà Nội.
SẮM LỄ
Một gói bánh đậu xanh.
3 cái bóng đèn điện.
Một quyển vở, một cái bút, hoa quả tùy tâm biện lễ.
5 lễ tiền vàng
Ai có vật phẩm hỗ trợ khác, gói trong một tờ giấy đỏ rồi đặt lên mâm lễ.
VĂN KHẤN
Việt Nam quốc, Hà Nội thị, Văn miếu Quốc Tử Giám.
Môn sinh: ..... Sinh .... niên.
Kính cẩn tấu trình: Văn xương Thánh Đế.
Chư vị Thượng Trung Hạ bản từ.
Hôm nay là ngày:……tháng …. năm ......
Con xin kính cẩn biện cung trần bạc lễ.
Cúi xin chư vị Đại Đức Thánh Hiền học giả chứng giám cho con là:………….
Trú tại : ..........- Việt Nam quốc.
Nay đang học tại: .........Việt Nam quốc. Năm .... ứng thí kỳ thi:....
Trước linh đài Văn xương Thánh Đế linh đài con xin tâm thành kính cẩn xin các ngài chứng giám tâm thành, phù độ gia trì cho con năm nay được bản mệnh khang an, tinh thần dong sảng, trí lực tinh anh, minh mẫn, gạt bỏ tạp phế, chú tâm đèn sách học tập để bước vào kỳ thi tới được gặp nhiều hanh thông cát tường, học giỏi đỗ cao, thầy yêu bạn giúp, hoàn tất được bài thi đến nơi đến chốn, đạt điểm số tối đa của trường: Đại học .....
Con kính xin chư vị chấp lễ chấp cầu trợ lực cho con được kim bảng danh đề toại tâm như ý.
Con xin khấu đầu cảm tạ!
Môn sinh con: .…………. xin rập đầu cúi lạy đến bách bái.
Hoặc sĩ tử, phụ huynh có thể tham khảo bài khấn nôm được lưu truyền trong dân gian như sau:
Con nam mô a di Đà Phật!
Con nam mô a di Đà Phật!
Con nam mô a di Đà Phật! (3 lạy)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Kính nguyện Phật Thánh chứng tâm thiện thần bảo hộ.
Hôm nay là ngày ..... tháng ..... năm .....
Tín chủ con là ....”
Lời bàn của Nguyễn Phan Khiêm
Chức năng của báo chí là “Nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của Nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc”, nhưng có thể nói bài báo trên đây tuyên truyền u mê, phản văn hóa.
Thứ nhất, báo chí cách mạng không nên tuyên truyền hướng dẫn học sinh đi cúng, đi bái, mê tín dị đoan, những trí thức trẻ phải hướng tới những chân trời tri thức khoa học.
Thứ hai, đã gọi là hướng dẫn thì phải biết mới hướng dẫn. Qua bài báo này thấy tác giả và btv không có chút kiến thức nào về tín ngưỡng, về văn hóa truyền thống.
Văn miếu, tức là Miếu thờ Văn Tuyên vương Khổng Tử, mà lại dạy người ta khấn ông “Văn xương Thánh Đế” là trật lất. Đến nhà ông nọ lại chào ông kia. Khổng tử là ông giáo thời cổ đại, là người thật, còn ông Văn Xương… vốn không có thật.
Kiểu khấn thứ hai thì lại xui người ta niệm danh hiệu Phật A Di Đà. Phật A Di Đà đang cư ngụ tại thế giới Cực lạc, tịnh độ ở phương Tây, nơi người ta hay cầu cho người chết được vãng sinh đến đấy.
Thứ tư, lễ vật sao lại phải là bánh đậu xanh, đặc biệt là ba bóng đèn!? Ý cầu sáng như bóng đèn ấy chăng?
Đúng là xin lạy quý báo bách bái!
______________
Ảnh chụp màn hình Báo Lao động:
Ngu có có môn bài.
Trả lờiXóaÔi ồi ồi báo chí CỜ MỜ! Có lẽ phải hướng dẫn cách khấn bằng chữ Hán nữa! có thí sinh nào bít chữ này đâu!
Trả lờiXóaCác cụ ngày xưa làm gì có máy tính với điện mà cúng bóng đèn; đúng là mê muội. Văn Miếu thờ ngài Khỏng tận bên nước tàu, có cúng thì vái lạy thày giáo Chu Văn An.
Trả lờiXóa