Các chiến sĩ CSCĐ, cán bộ được người dân Đồng Tâm thả sau cam kết của chủ tịch Nguyễn Đức Chung ngày 22-4 - Ảnh: Xuân Long
KIẾN NGHỊ TRIỆU TẬP ĐẠI DIỆN MỘT SỐ ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN TRONG VỤ ÁN ĐỒNG TÂM NGÀY 9/1/2020.
Tôi, luật sư Lê Văn Hòa, là người bào chữa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo Lê Đình Công, Lê Đình Chức, Lê Đình Uy, Trần Thị La trong phiên tòa hình sự sơ thẩm nêu trên.
Để làm rõ một số nội dung trong “Cáo trạng số 241/CT-VKS-P2 ngày 24-06-2020” của Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội, giúp Hội đồng xét xử xác định sự thật của vụ án; Căn cứ quy định pháp luật tại các Điều 15, Điều 85, Điều 33 của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, tôi xin kiến nghị với ông và Hội đồng xét xử triệu tập một số cá nhân, đại diện một số cơ quan, đơn vị có liên quan trách nhiệm trong vụ án, và nhân chứng của vụ án có tên sau đây:
1. Ông Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an;
2. Ông Hoàng Trung Hải, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội;
3. Ông Nguyễn Đức Chung, nguyên Chủ tịch UBNDTP Hà Nội;
4. Ông Đoàn Duy Khương, nguyên Giám đốc Công an TP Hà Nội;
5. Đại diện lãnh đạo Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an;
6. Đại diện chỉ huy Trung đoàn Cảnh sát cơ động Thủ Đô;
7. Đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng (hoặc Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng);
8. Đại diện Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân (Bộ Quốc phòng);
9. Đại diện chỉ huy Lữ đoàn công binh 28 (Quân chủng Phòng không-Không quân, Bộ Quốc phòng);
10. Đại diện lãnh đạo Tổng Công ty Viễn thông quân đội (Viettel);
11. Toàn bộ cán bộ, chiến sĩ Tổ công tác số 16 (tổ chốt tại cổng làng Hoành) và số cán bộ chiến sĩ trực tiếp tấn công vào nhà các ông Lê Đình Kình, Lê Đình Chức, Lê Đình Hợi);
12. Các điều tra viên Cơ quan cảnh sát điều tra (Công an TP Hà Nội) trực tiếp điều tra “Vụ án Đồng Tâm”;
13. Đại diện lãnh đạo Thanh tra thành phố Hà Nội;
14. Ông Tổng Thanh tra Chính phủ;
15. Ông Nguyễn Văn Thanh, Phó tổng thanh tra Chính phủ;
16. Đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội;
17. Đại diện lãnh đạo Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội;
18. Các ông (bà) Bí thư đảng ủy-Chủ tịch UBND xã-Trưởng Công an xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội); Bí thư chi bộ và Trưởng thôn Hoành (xã Đồng Tâm).
19. Một số nhân chứng của vụ án: Bà Dư Thị Thành (vợ ông Lê Đình Kình); chị Nguyễn Thị Duyên (vợ bị cáo Lê Đình Uy)…
20. Ông Dương Trung Quốc (đại biểu Quốc hội, người nắm rõ vụ tranh chấp đất Đồng Sênh, và có mặt chứng kiến cuộc đối thoại tháo gỡ bế tắc Đồng Tâm giữa Chủ tịch UBNDTP Hà Nội Nguyễn Đức Chung với nhân dân xã Đồng Tâm);
21. Luật sư Trần Vũ Hải (nguyên Trưởng Văn phòng Luật sư Trần Vũ Hải, điện thoại: 0903412526; là người hỗ trợ pháp lý cho nhân dân Đồng Tâm trong vụ tranh chấp đất đai với quân đội năm 2017, và có mặt chứng kiến cuộc đối thoại tháo gỡ bế tắc Đồng Tâm giữa Chủ tịch UBNDTP Hà Nội Nguyễn Đức Chung với nhân dân xã Đồng Tâm);
22. Đại diện một số cơ quan: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (căn cứ khoản 2, Điều 33 Bộ LTTHS 2015: Kiểm tra, giám sát trong tố tụng hình sự).
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 31-08-2020
Kính gửi: Ông Trương Việt Toàn, Phó Chánh tòa Hình sự
TANDTP Hà Nội-Chủ tọa phiên tòa sơ thẩm vụ án Đồng Tâm, ngày 7-9-2020
TANDTP Hà Nội-Chủ tọa phiên tòa sơ thẩm vụ án Đồng Tâm, ngày 7-9-2020
Tôi, luật sư Lê Văn Hòa, là người bào chữa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo Lê Đình Công, Lê Đình Chức, Lê Đình Uy, Trần Thị La trong phiên tòa hình sự sơ thẩm nêu trên.
Để làm rõ một số nội dung trong “Cáo trạng số 241/CT-VKS-P2 ngày 24-06-2020” của Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội, giúp Hội đồng xét xử xác định sự thật của vụ án; Căn cứ quy định pháp luật tại các Điều 15, Điều 85, Điều 33 của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, tôi xin kiến nghị với ông và Hội đồng xét xử triệu tập một số cá nhân, đại diện một số cơ quan, đơn vị có liên quan trách nhiệm trong vụ án, và nhân chứng của vụ án có tên sau đây:
1. Ông Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an;
2. Ông Hoàng Trung Hải, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội;
3. Ông Nguyễn Đức Chung, nguyên Chủ tịch UBNDTP Hà Nội;
4. Ông Đoàn Duy Khương, nguyên Giám đốc Công an TP Hà Nội;
5. Đại diện lãnh đạo Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an;
6. Đại diện chỉ huy Trung đoàn Cảnh sát cơ động Thủ Đô;
7. Đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng (hoặc Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng);
8. Đại diện Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân (Bộ Quốc phòng);
9. Đại diện chỉ huy Lữ đoàn công binh 28 (Quân chủng Phòng không-Không quân, Bộ Quốc phòng);
10. Đại diện lãnh đạo Tổng Công ty Viễn thông quân đội (Viettel);
11. Toàn bộ cán bộ, chiến sĩ Tổ công tác số 16 (tổ chốt tại cổng làng Hoành) và số cán bộ chiến sĩ trực tiếp tấn công vào nhà các ông Lê Đình Kình, Lê Đình Chức, Lê Đình Hợi);
12. Các điều tra viên Cơ quan cảnh sát điều tra (Công an TP Hà Nội) trực tiếp điều tra “Vụ án Đồng Tâm”;
13. Đại diện lãnh đạo Thanh tra thành phố Hà Nội;
14. Ông Tổng Thanh tra Chính phủ;
15. Ông Nguyễn Văn Thanh, Phó tổng thanh tra Chính phủ;
16. Đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội;
17. Đại diện lãnh đạo Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội;
18. Các ông (bà) Bí thư đảng ủy-Chủ tịch UBND xã-Trưởng Công an xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội); Bí thư chi bộ và Trưởng thôn Hoành (xã Đồng Tâm).
19. Một số nhân chứng của vụ án: Bà Dư Thị Thành (vợ ông Lê Đình Kình); chị Nguyễn Thị Duyên (vợ bị cáo Lê Đình Uy)…
20. Ông Dương Trung Quốc (đại biểu Quốc hội, người nắm rõ vụ tranh chấp đất Đồng Sênh, và có mặt chứng kiến cuộc đối thoại tháo gỡ bế tắc Đồng Tâm giữa Chủ tịch UBNDTP Hà Nội Nguyễn Đức Chung với nhân dân xã Đồng Tâm);
21. Luật sư Trần Vũ Hải (nguyên Trưởng Văn phòng Luật sư Trần Vũ Hải, điện thoại: 0903412526; là người hỗ trợ pháp lý cho nhân dân Đồng Tâm trong vụ tranh chấp đất đai với quân đội năm 2017, và có mặt chứng kiến cuộc đối thoại tháo gỡ bế tắc Đồng Tâm giữa Chủ tịch UBNDTP Hà Nội Nguyễn Đức Chung với nhân dân xã Đồng Tâm);
22. Đại diện một số cơ quan: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (căn cứ khoản 2, Điều 33 Bộ LTTHS 2015: Kiểm tra, giám sát trong tố tụng hình sự).
Trân trọng!
Người kiến nghị
Luật sư Lê Văn Hòa
Cần phải công khai người nào ký lệnh để ba ngàn cảnh sát tinh nhuệ, trang bị vũ khí hiện đại, đầu đội nón sắt, thân mặc áo giáp, đang đêm bất ngờ bao vây, tấn công, dùng súng bắn chết dã man một cụ già bệnh tật 85 tuổi, bắt bớ vô cớ phụ nữ, đàn ông nông dân lương thiện làm chấn động tinh thần người dân từ nam chí bắc và công đồng người Việt khắp nơi trên thế giới.
Trả lờiXóaMặc dù biết trước lời kiến nghị của luật sư Lê Văn Hòa sẽ không được chính quyền Cộng sản Hà Nội chấp nhận nhưng người đọc vẫn thấy được một suy nghĩ khách quan , một tấm lòng tử tế đối với người dân thôn Hoành. Cám ơn luật sư Lê Văn Hòa và hơn 30 luật sư sẽ tham dự phiên tòa có một không hai này. Mong các luật sư hãy công tâm .
Trả lờiXóaKhông biết bọn vô lại này có dám vác mặt đến tòa không? Chúng sẽ không dám đến vì sợ đối diện với sự thật!
Trả lờiXóaNhững chuyện lạ sau xung đột đêm 9/1/2020:
Trả lờiXóa- Trận xung đột đêm 8 rạng 9/1/2020 ở Đồng Tâm chưa tàn, khoảng 8 giờ 9/1/2020, trong cuộc hợp trực tuyến, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói: “Đồng Tâm là đám lửa nhỏ, nếu không sớm dập tắt, nó sẽ cháy lan ra diện rộng”.
- Chỉ 2 ngày sau trận xung đột, 3 sĩ quan Công an tử trận nầy được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cấp bằng “Tổ Quốc Ghi công”.
- Liền sau đó, Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tặng thưởng “Huân chương Chiến công hạng nhứt” cho 3 sĩ quan Công an nầy.
- Ngày 16/1/2020, tại nhà tang lễ Quốc gia, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Công an Tô Lâm chủ trì tổ chức lễ tang cấp Nhà nước cho 3 sĩ quan Công an “tử trận” nầy.
Cốt lõi cáo trạng vụ án nầy là “Chống người thi hành công vụ, xâm phạm an ninh quốc gia”.
Trả lờiXóa+ Nếu đúng như luật sư Hòa nói, xin hỏi: Thi hành công vụ gì mà ban đêm ban hôm, cách hiện trường tranh chấp đất khoảng ngàn thước? Người ta đang ngủ, hàng ngàn Cảnh sát Cơ động bất thần xua quân tập kích rồi vu cho người ra “chống người thi hành công vụ, xâm phạm an ninh quốc gia” nghĩa là sao?. Không khéo người ta sẽ cho là “vừa đá bóng vừa thổi còi”?!.
+ không rõ cấp nào chủ trương, nhưng chính Công an Hà Nội xua quân tập kích vào xã Đồng Tâm đêm 8 rạng 9/1/2020, mà sao lại, cũng chính Công an Hà Nội điều tra vụ án, làm cơ sở cho Tòa án hình thành cáo trạng nầy. Làm như thế liệu có phạm luật không?.
+ Bắt và kết tội 29 người nầy giết 3 cảnh sát có bằng chứng gì không?. Sao không thấy bắt và kết tội những ai sát hại và mổ bụng ông Lê Đình Kình?.
+ Nếu nội dung cáo trạng như luật sư Lê văn Hòa nói thì, phiên Tòa Sơ thẩm nầy, khó tránh khỏi xử “phiến diện”, ngụy tạo ra chứng cứ giả xung quanh việc “Chống người thi hành công vụ, xâm phạm an ninh quốc gia”. Cáo trạng có nội dung như thế thì 29 người gọi là “can phạm” nầy, nếu không bị kết tội chết cũng lãnh án tù dài hạn?.
Tôi yêu cầu pháp luật phải xử đúng người đúng tội . Đảng và nhà nước không được can thiệp hay chỉ đạo . Phải truy tố kẻ giết hại cụ Lê Đình Kình . Ai là người tưới xăng vào cảnh sát cơ động . Hay cảnh sát cơ động tự té chết . Yêu cầu thẩm phán tuyệt đối không được thiên vị
Trả lờiXóa