Thứ Ba, 15 tháng 9, 2020

TÁC ĐỘNG CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI CỦA VỤ XÉT XỬ ĐỒNG TÂM

Các lãnh đạo Việt Nam họp Quốc hội ngày 20/5

Tác động chính trị, xã hội 
của vụ xét xử Đồng Tâm thế nào?

Quốc Phương
BBC News Tiếng Việt 

15.9.2020

Phiên tòa sơ thẩm vụ Đồng Tâm tại Việt Nam vừa khép lại với hai bản án tử hình được tuyên và nhiều án được cho là nặng nề khác dành cho nhiều bị cáo 'đầu vụ' chắc chắn tạo ra nhiều tác động, ảnh hưởng chính trị, tâm lý, xã hội tiêu cực ở trong nước và có thể ảnh hưởng tới hình ảnh đối ngoại, hai ý kiến nói với BBC News Tiếng Việt hôm 15/9/2020.


Từ Hà Nội và Sài Gòn, ba nhà quan sát tình hình thời sự và chính trị Việt Nam, kinh tế gia Bùi Kiến Thành, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp khách mời thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas, Singapore) và Phó Giáo sư Mạc Văn Trang (chuyên gia tâm lý học) trước hết đưa ra nhận xét tổng quan của mình về phiên tòa Đồng Tâm và xét xử, phán quyết của tòa.

Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp: Tôi thấy lại có thêm một cái án "bỏ túi", công lý không được thực thi đối với bốn cái chết: cho ba cảnh sát bị chết "than hóa" và cho ông Lê Đình Kình, bị cảnh sát bắn chết. Vụ án là bi kịch mới nhất của việc thực thi luật đất đai dựa trên "sở hữu toàn dân" một cách tùy tiện, tham nhũng. Phiên tòa tùy tiện, không tuân thủ luật tố tụng hình sự năm 2015, quyền được có phiên tòa công bằng, công khai của các bị cáo và bị hại đã bị tước đoạt. Phán quyết là một hình thức trấn áp bạo lực.

Phó Giáo sư Mạc Văn Trang: Tôi có thể nói ngay thứ nhất là phiên tòa xét xử vụ án đồng Tâm của Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội vừa qua là điển hình của những sai phạm pháp luật: một là điều tra không có chứng cứ giết người như thế nào, đốt xác ra sao, không có thực nghiệm hiện trường v.v… luận tội và kết án chỉ dựa vào lời khai của các bị cáo, tức là trọng cung hơn trọng chứng v.v… mà trong cung thì đã có bao nhiêu vụ án quy tội giết người oan như vụ Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén...

Thứ hai là Toà còn vi phạm một loạt các quy định pháp luật và tố tung, mà ngay phiên khai mạc 10 luật sư đã kiến nghị chánh tòa phải xử lý. Nhưng họ lờ đi hết. Phiên tòa xử 29 người, trong đó có 25 người bị truy tố tội "giết người", vậy mà diễn ra một cách hết sức chóng vánh và bi hài. Vậy thì các lời luận tội và kết án đều không đủ tin cậy, không có giá trị. 

Hậu quả sẽ còn lan rộng?

Kinh tế gia Bùi Kiến Thành: Từ một vụ kiện hình sự địa phương, phiên tòa đã đã biến vụ việc thành một vụ xung đột giữa nhà nước và nông dân, và làm nổi bật lên tính chất bất công của các vụ tranh chấp về chủ quyền đất đai trong toàn quốc, giữa các cơ quan nhà nước được "cấp" đất và nhân dân bị "cướp" đất. Hậu quả từ vụ việc này sẽ còn lan rộng, và có khả năng dẫn đến các bất an xã hội chưa có hồi kết.

Ngoài ra vụ việc còn làm nổi bật tính chất yếu kém của hệ thống tòa án Việt Nam. Tại hôm đầu tiên của phiên sơ thẩm ngày 7/9, các luật sư bào chữa đã làm đơn khiếu nại vì phiên tòa có những vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng, nhưng không được Tòa quan tâm.

Vụ án còn tồn tại nhiều tranh cãi xung quanh cái chết của ba cán bộ công an. Tuy nhiên, cơ quan điều tra đã không thực nghiệm điều tra để góp phần làm sáng tỏ vấn đề. Không xác định 3 chiến sỹ, sỹ quan công an bị bắn chết thế nào? Có phải là do đồng đội bắn nhầm? Còn tồn tại nhiều tranh cãi xung quanh cái chết của ba cán bộ công an. Tuy nhiên, cơ quan điều tra đã không thực nghiệm điều tra để góp phần làm sáng tỏ vấn đề.

Với những sự kiện trên đây, các phán quyết, và các mức án được tuyên làm cho người theo dõi quan sát, liên tưởng đến các "Tòa án nhân dân" của thời đại Stalin.

Cũng cần nên lưu ý rằng khi vụ tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm lên đến cao trào, đỉnh điểm là việc dân làng Đồng Tâm bắt giữ hàng chục cán bộ công an làm con tin ngày 16/4/2017, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã trực tiếp xuống Đồng Tâm để đối thoại với người dân. Trong cuộc đối thoại trực tiếp hôm 22/4, ông Chung đã trao văn bản viết tay, cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự người dân Đồng Tâm. Trong cáo trạng cũng ghi rõ kế hoạch tấn công vào Đồng Tâm được công an TP Hà Nội đưa ra, đề nghị, UBND TP Hà Nội chấp thuận chủ trương, Bộ Công an phê duyệt. Như vậy rõ ràng là chính quyền đã không tôn trọng lời cam kết của nhà nước. 

Hậu quả sẽ là khó lường?

BBC: Sau phiên tòa này, công luận, người dân, cán bộ, đảng viên và các giới quan tâm theo dõi có thể đặt câu hỏi hay băn khoăn vấn đề gì không? Nếu có thì là gì?

Ông Hà Hoàng Hợp: Đây là phiên tòa bất chấp công luận và lẽ thường. Tất cả những người có lương tri đều đòi hỏi công lý, pháp quyền và sự công bằng.

Ông Mạc Văn Trang: Sau phiên tòa lòng dân ly tán. Nhiều người bi quan hoài ghi, buồn bã, bế tắc. Nhưng nhiều người lại cho rằng phiên tòa nói lên bản chất của nền tư pháp xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Và đó là cơ sở để đòi hỏi phải thay đổi. Vấn đề chính sau phiên tòa sơ thẩm là phải điều tra lại với đầy đủ chứng cứ và phải thực nghiệm hiện trường đốt cháy ba cảnh sát bằng đổ xăng. Nếu không thực nghiệm hiện trường thì không thể kết tội mấy người dân đã đổ xăng giết công an dưới hố.

Ông Bùi Kiến Thành: Mọi người quan tâm theo dõi sẽ tự hỏi Công lý Việt Nam sẽ đi về đâu? Nhân quyền Việt Nam sẽ phát triển ra sao? Người dân, cán bộ, đảng viên sẽ còn là "đồng hội đồng thuyền, chia cơm xẻ áo" hay trở thành đối thủ, người có chức có quyền sẽ tiếp tục đàn áp người dân? Nếu tình trạng không được sửa sai, từ những vụ việc riêng lẻ, sẽ trở thành xung đột giữa nhân dân và nhà nước, với hậu quả khó lường 

BBC: Phiên tòa này có thể tạo ra hay gây ra tác động, ảnh hưởng hay phản ứng chính nào về mặt tâm lý, xã hội, luật pháp, chính trị và thậm chí đối ngoại đối với chính quyền và nhà nước Việt Nam?

Ông Hà Hoàng Hợp: Theo tôi, tuyên án chiều 14 tháng 9 năm 2020 của phiên tòa sơ thẩm vụ Đồng Tâm để lại một sự chia sẽ sâu sắc trong xã hội Việt Nam, càng làm nhấn mạnh nhu cầu phải cải cách toàn diện xã hội Việt Nam.

Ông Mạc Văn Trang: Tôi cho rằng phiên tòa này ảnh hưởng mạnh mẽ đến lòng tin của dân với nền tư pháp và chế độ nói chung. Quốc tế cũng nhìn vào phiên tòa này để thấy bản chất của chính quyền là thế nào. 

Ông Bùi Kiến Thành: Qua phiên Tòa này người dân cảm nhận rằng nhà nước, chính quyền không bảo vệ cho lẽ phải, cho pháp lý, dân quyền mà chỉ lo củng cố quyền lực của các tổ chức nhà nước, thậm chí ngụy trang các bằng chứng để kết tội người dân vô tội, vì quá bức xúc mà có những hành động mà nhà nước cho là chống đối, "phản động". Các nhà quan sát về chính trị, nhân quyền sẽ có thêm "bằng chứng" để đánh giá về tính chất "chuyên chính" của nhà nước Việt Nam, chưa ra khỏi tư duy "chuyên chính vô sản" để xây dựng một "Nhà nước Pháp quyền". 

BBC: Phiên tòa này có vị trí thế nào hay không trong bức tranh tình hình chính trị nội bộ của chính quyền, nhà nước và đảng cầm quyền hiện nay, đặc biệt trong lúc đảng CSVN đang hướng tới tổ chức Đại hội 13?

Ông Hà Hoàng Hợp: Trấn áp bạo lực tùy tiện là sai lầm của bất cứ chính quyền nào sử dụng công cụ trấn áp tùy tiện đó. Quốc gia chỉ có thể mạnh, khi trong nội bộ không có hoặc ít chia rẽ. 

Ông Mạc Văn Trang: Từ chính sách đất đai là sở hữu 'toàn dân' do nhà nước 'thống nhất' quản lý, rồi các nhóm lợi ích cướp đất vô tội vạ và dẫn đến vụ tập kích đẫm máu tàn ác ở Đồng Tâm là một sai lầm chính trị nghiêm trọng của giới cầm quyền. Làm rõ vụ này ra, theo tôi, sẽ làm rối bời, ảnh hưởng đến nhiều nhân sự của đại hội 13 của đảng.

Ông Bùi Kiến Thành: Theo tôi, đây sẽ là một hồi chuông cảnh tỉnh, báo động, đánh thức các lãnh đạo chân chính, cầu tiến của nhà nước Việt Nam, phải kiểm điểm lại chính mình, kiên định lập trường, ý chí phục vụ nhân dân và đất nước. Cũng đến lúc lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam tự khẳng định vai trò tiên phong của mình, củng cố tinh thần "chí công vô tư", loại bỏ những phần tử "sâu mọt", kiên quyết vứt bỏ những trái "Táo thối" ra khỏi hàng ngũ Đảng viên, bảo toàn thanh danh, không để "con sâu làm rầu nồi canh" đến mức phải bị nhân dân ruồng bỏ.

BBC: Cuối cùng qua vụ án này, đảng và nhà nước, chính quyền có nên cải cách, cải tổ gì hay không về các mặt như đường lối, chính sách, luật pháp, về cả tư pháp, pháp quyền cũng như về thể chế, chính trị?

Ông Mạc Văn Trang: Tôi cho rằng chắc chắn chính quyền sẽ phải thận trọng hơn trong các vụ án khác. Nhưng không hy vọng gì họ thay đổi được nền tư pháp khi vẫn độc đoán toàn trị, không có tam quyền phân lập, tự do báo chí và xã hội dân sự.

Ông Hà Hoàng Hợp: Sớm hay muộn, cũng phải xảy ra cải cách toàn diện Việt Nam, đưa đất nước này đến công bằng, dân chủ, văn minh. Đây là một khẳng định, không phải lời khuyên với chính quyền!

Ông Bùi Kiến Thành: Chủ trương của Đảng Cộng Sản Việt Nam là xây dựng "Nhà nước Pháp quyền của dân, do dân, và vì dân" Một chính thể "Dân chủ, Công Bằng, Văn Minh". Theo tôi, các bước cần thiết sẽ phải đến một nhà nước "Tam quyền Phân Lập", ngành Lập Pháp không can dự vào quyền Hành Pháp, và ngành Tư Pháp không bị hai ngành kia "chỉ đạo" khống chế. Đất nước là của nhân dân, không phải của một Đảng phái nào, không một Đảng phái nào được quyền "Chủ đạo" đối với Hiến Pháp cũng như đối với các cơ quan nhà nước. Đó là nguyên tắc cơ bản của một chính thể dân chủ, của một "Nhà nước Pháp quyền"".


24 nhận xét :

  1. Cái mất lớn nhất, và cũng là thứ nhất, là mất tính chính danh. Cho đến nay, không có bất cứ một lãnh đạo nào từ lớn đến nhỏ đưa ra được một căn cứ nào để biện minh cho việc phải điều 3.000 quân với đầy đủ súng ống và các phương tiện quân sự tối tân nhất đến một ngôi làng không có ai bị khởi tố vì bất cứ một hành vi trái pháp luật nào vào ban đêm rồi giết người, phanh thây người, bắt người.
    Nói là để bảo vệ cho quân đội xây tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn ư? Tường rào đã xây xong trước ngày 30/12/2019 cả tuần rồi. Nói là để bảo vệ an ninh ở Đồng Tâm ư? Đồng Tâm có mất an ninh trật tự đâu mà bảo vệ? Cả làng Hoành đang sống bình yên, không có bất cứ ai vi phạm pháp luật, vì tin vào lời hứa của ủy viên TW đảng, chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung: Không truy cứu trách nhiệm hình sự người dân làng Hoành sau vụ bắt giữ 38 chiến sỹ công an và cán bộ năm 2017. Vả lại, bảo vệ an ninh sao lại tập kích vào làng, giết người, bắt người?
    Cái mất thứ hai, là phơi bày ra trước bàn dân thiên hạ cái vụng dại, cái yếu của một đội quân lâu nay vẫn tự hào là thiện chiến, là giỏi nhất thế giới. 3 côn an lần lượt ngã xuống một cái hố bé tý, mà người ngã trước không biết cảnh báo cho người sau. Lọt xuống hố rồi, dù cái giếng trời đó đã được trổ cửa sổ bằng kính ở độ cao 2 mét, mà không biết đập vỡ cửa kính để chui ra, lại cứ như những con cừu đứng yên đó để cho người dân đổ xăng ra chậu mà hắt xuống, không chỉ một lần mà nhiều lần (theo cáo trạng của VKS). Cả một đội quân “còn đảng còn mình” 3000 người dầy đặc xung quanh, sao lại khoanh tay đứng yên, không biết nổ súng tiêu diệt kẻ đổ xăng để cứu đồng đội? Tình đồng đội đi đâu mất rồi?
    Cái mất thứ ba, là làm sụp đổ hoàn toàn uy tín của ngành tư pháp. Ngành tư pháp xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng, mấy năm nay đã lao đao vì những Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén, Hàn Đức Long, Hồ Duy Hải… thì nay, vụ án Đồng Tâm như một nhát búa cuối cùng, nhát búa chí mạng giáng thẳng vào nó một cách không thương tiếc, khiến nó sụp đổ tan tành. Sau vụ án này, liệu còn ai tin rằng nền tư pháp đó là công minh, khách quan?
    Cái mất thứ tư, là đã dựng tượng trong lòng nhân dân cho cụ Lê Đình Kình. Cứ nhìn những người dân làng Hoành được tha về sau khi nghe TAND thành phố Hà Nội tuyên án ngày 14/9/2020 thì biết. Sau hơn 8 tháng bị giam cầm, bị bức cung, bị nhục hình và trăm ngàn thứ cay đắng khác. Nhưng được tha, họ chưa về nhà mà hãy chạy ra viếng mộ cụ Lê Đình Kình trước đã. Có hàng trăm người ra cùng với họ. Tại đó, tiếng khóc vang trời. Từ ngày 9/1/2020 đến nay, hình dáng của cụ Lê Đình Kình đã tạc sừng sững vào lịch sử. Lê Đình Kình đã trở thành “muôn năm” trong lòng người dân một cách tự nguyện chứ không phải thứ “muôn năm” treo nhan nhản khắp nơi, kể cả đầu đường xó chợ.
    Và cái mất thứ năm, là phơi bày ra trước công luận một vụ án dựng tội, đổ tội, với mục đích duy nhất là giết người. Thật đáng tự hào khi trên thế giới, chỉ duy nhất có nước ta là nước ban đêm vào tận giường ngủ nhà dân giết người mà không cần khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đã giết người thì trước sau gì cũng bại lộ. Một công an dày dạn kinh nghiệm thủ đoạn thế mà phải nói ngọng ba lần xây dựng kịch bản chụp mũ cụ Kình mà cẫn chưa xuôi khiến Lương Tam Quan lúng túng. Đã giết người thì báo ứng ngay thôi! Oan oan tương báo! Kẻ nào khởi đầu một vòng tròn máu thì phải kết thúc bằng máu mà thôi! Luật nhân quả là vậy! Giết người rồi đi cúng bái thì cũng chết không lối thoát!

      Xóa
  2. Tổng kết vụ Đồng Tâm tạo nên những gì cho Đất nước:
    1. Lòng Dân bất an.
    2. Niềm tin vào pháp luật và công lý giảm sút tới đáy.
    3. Nhân Dân và đảng, chính quyền mâu thuẫn cực độ trong lúc trước nguy cơ ở Biển Đông lẽ ra phải đoàn kết hơn bao giờ hết.
    4. Hình ảnh Đất nước bị bôi đen với thế giới dân chủ, văn minh, trong lúc hơn bao giờ hết Việt Nam cần niềm tin và vòng tay của bè bạn tử tế.
    5. Lực lượng an ninh khủng hoảng, bị lộ rõ là một bọn cướp với nghiệp vụ kém, suy yếu vì mất niềm tin của Dân.
    6. Các kết quả chống tham nhũng bị lu mờ.
    7. Một loạt thành tựu trong đó có chống dịch covid bị lu mờ.
    8. Uy tín của những lãnh đạo cương quyết chống tham nhũng và có đường lối độc lập thoát Trung bị sa sút nghiêm trọng vì sập bẫy Chính trị Đồng Tâm.
    Có nghĩa là Đất nước bị suy yếu nghiêm trọng bởi vụ án này, mà di hại của nó còn kéo dài tàn phá sức mạnh của Đất nước.

    Trả lờiXóa
  3. 29 người nông dân bao gồm cả ông già lẫn phụ nữ bị bắt bởi ít nhất 3 nghìn lính chiến chuyên nghiệp. Một chọi một trăm, bên súng tiểu liên, bên dạo gậy thô sơ. Nếu có thật trận giao tranh như thế, khách quan mà nói, những ai là anh hùng?
    Thế mà đảng và chính phủ vội vã phong anh hùng cho 3 con an ngay?
    Những thân nhân của gia đình ba người sĩ quan chết ở Đồng Tâm kia, họ sẽ tự hào với nhân dân cái chết của thân nhân họ được bao nhiêu lâu? Khi bị hỏi con, em họ chết trong trận chiến nào của Việt Nam thì họ chắc là sẽ rất khó trả lời.

    Trả lờiXóa
  4. Thế là, ngày 14 tháng 9 năm 2020, toà sơ thẩm Hà Nội đã tuyên án 2 án tử hình (hai người con trai cụ Lê Đình Kình : Lê Đình Công và Lê Đình Chức), 1 án tù chung thân (Lê Đình Doanh, cháu nội cụ Kình), 3 án tù từ 12 đến 16 năm cho 6 bị cáo dưới tội danh “giết người”. Dưới tội danh “chống người thi hành công vụ”, 9 bị cáo bị tuyên án từ 3 tới 6 năm, trong đó, người bị nặng nhất (6 năm) là bà Bùi Thị Nối.

    700 tờ báo, các thứ đài VTV của chính quyền, thi hành nghiêm chỉnh chỉ thị của Ban tuyên giáo trung ương, đã kết tội các bị cáo trước khi toà tuyên án, và nhanh nhẹn phản ánh « nhân dân đồng tình » sau khi tuyên bố một bản án mà báo chí quốc tế đều đánh giá là nặng nề. Phải qua các mạng xã hội, người ta mới biết phiên toà đã diễn ra như thế nào, bất chấp mọi thủ tục pháp lý cơ bản nhất.

    Chỉ cần nêu ra hai thí dụ. Bà Bùi Thị Nối, người đã đứng lên vạch tội quan toà, và qua đó, cấp tối cao của Nhà nước, bị trục xuất khỏi toà, và nhận một bản án nặng hơn cả đề nghị của Viện kiểm sát. Con và cháu cụ Lê Đình Kình (bị bắn chết trên giường đêm 9.1.2020) bị tuyên án tử hình và tù chung thân. Những người viết ra bản án đã sao y án lệ tru di tam tộc của chế độ phong kiến thời kỳ đen tối nhất.

    Bản án phi lý và phi nhân được đọc sau 4 ngày nghị sự của « hội đồng xét xử ». Nhưng ở nước ta, từ em thiếu niên khăn đỏ, ai cũng biết cuộc « nghị sự » diễn ra không ở toà án, mà ở phố Nguyễn Cảnh Chân, tại Ban bí thư Trung ương, nếu không nói là Bộ chính trị – một số nhà « Ba Đình học » còn vạch tên hai cá nhân cụ thể : Nguyễn Phú Trọng (tổng bí thư kiêm chủ tịch nước) và Tô Lâm (uỷ viên Bộ chính trị, bộ trưởng công an), hai cái tên đã được quốc tế biết tiếng qua vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Berlin.

    Trả lờiXóa
  5. Bất luận trách nhiệm cá nhân cụ thể, cuộc tấn công « biển người » vào thôn Hoành rõ ràng là một quyết định ở cấp cao nhất. Đây không phải là lần đầu xảy ra một vụ xung đột đất đai, nhưng có lẽ là lần đầu tiên, chính quyền vấp phải sự phản đối một khối nông dân « đồng tâm nhất trí », dưới sự lãnh đạo tinh thần của một cán bộ lão thành 58 tuổi đảng, thuộc lòng lai lịch từng thước đất trong 47 hecta Đồng Sênh (trong khi chính quyền không đưa ra được một văn bản nào chứng minh ngược lại), được kính mến là trong sạch, nếu không nói là ngây thơ (đến giờ chót vẫn « hoàn toàn tin tưởng ở Đảng » và mong muốn « đóng góp vào công tác chống tham nhũng »). Nghiêm trọng hơn nữa, việc giữ và thả 37 « chiến sĩ công an » và việc thiếu tướng Nguyễn Đức Chung ký giấy cam kết hứa hẹn năm 2017 đã gây ra tiếng vang toàn quốc, tạo ra một « tiền lệ » có một không hai, và cực kỳ nguy hiểm đối với một chính quyền vẫn bám vào « quyền sở hữu toàn dân » để cướp ruộng đất của nông dân. Đồng Tâm không phải là một làng công giáo, hay một thôn xã « xôi đậu » ở đồng bằng sông Cửu Long, cụ Kình không phải là một người « đội lốt linh mục ». Đối với những phần tử phản động nhất trong chính quyền hiện nay, Đồng Tâm là một gương xấu, một ngòi nổ nguy hiểm, Lê Đình Kình phải chết, chết rồi, phải bôi nhọ thành « địa chủ cường hào », phải tru di tam tộc.

    Trả lờiXóa
  6. Có hay không, « địa chủ cường hào » ở Đồng Tâm. Nếu có, là ai ?
    Đọc báo chí (lề phải cũng như lề trái), người ta chỉ thấy những nhân vật tập thể chung chung : UBND Hà Nội, huyện uỷ Mỹ Đức, Quân đội, Không quân (sân bay Miếu Môn)…, cái tên Viettel hầu như không xuất hiện trong các vụ việc xảy ra từ ba năm nay.
    Vậy mà Viettel chính là tên « địa chủ cường hào », hay chính xác hơn « cường hào địa chủ », nguyên nhân của mọi nguyên nhân trong vụ Đồng Tâm. Là đại công ti lớn nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam – nguồn thu nhập khổng lồ để chia chác, nhưng của công hay của tư, thì đố ai biết thực hư – Viettel được trao đất sân bay Miếu Môn để làm dự án kinh doanh (không ai biết để làm gì), lại muốn lấn luôn sang Đồng Sênh.
    Viettel là thí dụ điển hình, ghê tởm nhất của chủ nghĩa tư bản « bồ bịch » hoang dại, kết hợp giữa một chính quyền nhân danh chủ nghĩa cộng sản với một mafia đỏ – như người ta thấy ở Trung Quốc, Nga và những nước Đông Âu. Vụ Đồng Tâm, mà trách nhiệm chủ yếu thuộc về lãnh đạo cấp cao nhất của ĐCS, đàn em Viettel đã vượt xa đàn anh Trung – Nga, nếu không về quy mô, ít nhất về sự lưu manh và tàn bạo

    Trả lờiXóa
  7. Có một điều có thể khẳng định được: Đồng Tâm đánh dấu một giai đoạn mới trong quá trình tự cô lập của đảng Cộng sản VN đối với nhân dân, đặc biệt là thành phần nông dân.
    Đảng cầm quyền đã tuyên chiến với toàn bộ một xã, đã sử dụng vũ lực để chiếm đoạt đất đai của những người nông dân mà số đông là đảng viên. Nó đã hành động như một tên thực dân tàn bạo.
    Nó đã vượt khỏi lằn ranh đỏ, qua khỏi đó thì không còn gì là lòng tin và trọng thị với đảng CSVN nữa.
    Nó đã gây đổ máu, làm ô uế thân xác các nạn nhân, nhục mạ thanh danh họ. Nó đã dấy lên sự căm thù của người nông dân, và còn hơn thế nữa. Nó đã tạo ra và biện minh cho những căm hận mới.
    Rồi qua vụ án xét xử 4 ngày, một lần nữa CSVN lại phơi bày toàn bộ sự ngu dốt, thô lậu, tàn ác, đểu cáng trước toàn thể nhân dân Việt Nam và thế giới, uy tín của CSVN có lẽ đã bị sụp đổ hoàn toàn trong khi họ đang cố công gầy dựng lại sau bao lần sai lầm từ suốt khi thành lập năm 1930 đến nay.

    Trả lờiXóa
  8. Bọn chó, tôi buộc phải dùng câu này
    Rồi nhân dân Việt Nam sẽ chôn vùi chúng mày như đã chôn vùi quân xâm lược ở Gò Đống Đa

    Trả lờiXóa
  9. Đảng cũng từ háng của dân mà ra, đảng đối xử
    với dân như thế thì là nghịch tử!

    Trả lờiXóa
  10. Nhà làm phim người Pháp André Menras từng về Đồng Tâm trực tiếp dự cuộc họp bàn giữ đất của người dân – chỉ ít lâu trước khi Cụ Lê Đình Kình bị bắn chết – và ông này “ngạc nhiên vì thấy họ một lòng tin đảng”. Khi thảm kịch xảy ra, ông cho rằng đảng CSVN đang chuyển dần từ giai đoạn mị dân tới tự cô lập mình. Rồi ông khẳng định: “Đồng Tâm là hình ảnh một chế độ cùng đường, coi dân là kẻ thù”.

    Trả lờiXóa
  11. Sự việc ở Đồng Tâm làm người dân cả nước đau xót, ấy là ông Nguyễn Phú Trọng muốn đất nước mình ra như thế mà thôi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông NP TRọng muốn chứng minh câu nói của ông Nguyễn Văn THiệu, TT VNCH rằng: Chủ trương của Đảng Cộng Sản Việt Nam là xây dựng "Nhà nước Pháp quyền của dân, do dân, và vì dân" Một chính thể "Dân chủ, Công Bằng, Văn Minh" nhưng trong thực tế, chúng tôi làm ngược lại. Tức là như ông Thiệu nói: "Đừng nghe cộng sản nói, hãy xem cộng sản làm"

      Xóa
  12. Trước ngày tuyên án hình sự sơ thẩm vụ án Đồng Tâm, có ít nhất hai nhà báo tên tuổi đã ngợi ca vị Tổng Bí thư lấy dân làm gốc, nên sẽ có quyết định nhân văn trong vụ án Đồng Tâm. Cuối giờ chiều ngày 14-9, tất cả chỉ còn là ánh trăng lừa dối mà thôi.

    Trả lờiXóa
  13. Giáo sư viện sĩ Hoàng Xuân Phú đã nêu 2 tử huyệt của cái đảng cộng sản. Trường hợp này là cộng sản che chắn, bảo vệ cái tử huyệt đất đai thuộc sở hữu toàn dân, như thế thì cộng sản lại cứ ngang nhiên đi cướp đất! Nên nhớ rằng đất đai không sinh sôi nhưng cướp đất thì đông như quân Nguyên. Vậy thì vô hình trung, đối tượng mà cộng sản muốn thủ tiêu phải là nông dân, mà nông dân là nhân dân. Một chính đảng muốn thủ tiêu nhân dân thì chính đảng đó tồn tại làm gì cho đau khổ nước non!

    Trả lờiXóa
  14. Ở nước ta có hai tầng lớp, tầng lớp lãnh đạo và tầng lớp nhân dân.
    1/Tầng lớp lãnh đạo: ông Nguyễn Phú Trọng đứng đầu. Chung quanh ông là binh hùng tướng mạnh, ông không ưa ai thì người ấy phải chết. Ví như cụ Kình, vẫn là một đảng viên mực thước, một công dân chính trực được cả dân làng kính trọng, thế nhưng cụ lại bị binh hùng tướng mạnh của ông Trọng đang đêm xông vào nhà bắn chết tại chỗ, hai con cụ bị kêu án tử hình, cháu đích tôn của cụ bị kêu án chung thân, thân bằng quyến thuộc của cụ đều bị tù đày. Nhắc lại rằng cụ vẫn được đảng của ông Trọng công nhận là đảng viên 58 tuổi đảng, thế thì cụ bị bắn chết là do ông Trọng muốn thế chứ gì! Thì chính kinh tế gia Bùi Kiến Thành cũng nói ông Trọng đang tái lập toà án kiểu Stalin!
    2/ Tầng lớp nhân dân thì đa số đều nghèo đói, ốm đau, bệnh tật. Cái đám dân khốn khổ ấy chỉ biết cúi đầu nhẫn nhục nếu muốn sống.
    Nhưng trớ trêu thay, quần áo là lượt của ông Trọng và quân tướng của ông, những chiếc ô tô kiêu kỳ bóng lộn mà ông Trọng và quân tướng của ông dùng, những thực phẩm sạch bổ dưỡng, những thuốc men cao cấp, những chuyên cơ, biệt thự, tất cả ngững thứ ông Trọng và quân tướng của ông hưởng thụ đều do cái đám dân đen khốn khổ ấy mỗi ngày cung cấp! Đấy là cái thiên đường mà ông Trọng bảo rằng rất nhân văn!

    Trả lờiXóa
  15. Ngày 14/9/2020. bà Dư Thị THành, vợ ông Lê Đình Kình đã làm đơn gửi chủ tịch nước Đề nghị Bộ Công An giải thích rõ cho bà và gia đình bà cùng toàn thể nhân dân cả nước Việt Nam được biết khái niệm “Địa Chủ Cường Hào Mới” thời đại này bao gồm những yếu tố gì? Bà yêu cầu Chủ tịch Quốc Hội, Thủ Tướng chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an hãy xác minh làm rõ thái độ của ông Tô Ân Xô là vu khống trắng trợn cho người chết. Ông ta hoàn toàn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật bởi những phát ngôn không có căn cứ đó…”.

    Trả lờiXóa
  16. Lúc đầu ra tòa, ông Lê Đình Chức, ông Lê Đình Công, ông Bùi Viết Hiểu không nhận tội và tố cáo công an tra tấn, nhưng tối hôm đó về là ba người bị tra tấn suốt đêm, bị đe doạ là sẽ tử hình những người thân khác trong gia đình như Lê Đình Uy, Lê Đình Doanh, nên cuối cùng hôm sau cả ba đều phải nhận tội để bảo toàn tính mạng cho người thân.
    Mỗi gia đình đều còn một người bị nhốt trong tù để làm con tin. Nếu những người dân Đồng Tâm được thả ra tại toà mà dám làm chứng là đã bị tra tấn trong tù thì công an sẽ giết người nhà của họ trong tù, cho nên ai cũng e ngại không dám làm chứng về chuyện họ bị tra tấn.
    Đúng là Tô lâm ghê thật!!!

    Trả lờiXóa
  17. Ông Trọng hết thời rồi: qua vụ Đồng Tâm, ông Phúc đã thấy rõ ông Trọng đã và đang bị mất uy tín nghiêm trọng, từ đó ông Phúc đã làm phép thử hôm nay là cho trình quốc hội miễn nhiệm ông Chu Ngọc Anh chức bộ trưởng bộ KHCN để đưa về làm chủ tịch Hà nội. Đáng lẽ việc này phải thông qua ông Trọng và ban bí thư (ông Vượng) và phải mất khá nhiều thời gian nhưng phép thử của ông Phúc đã thành công: quốc hội đã đồng ý trình miễn nhiệm ông CN Anh hôm nay (17/9/2020).
    Ông Trọng qua vụ Đồng Tâm đã mất hết uy tín ngay cả với quốc hội rồi!!! Đúng là quả báo. Và sắp tới sẽ về vườn qua đại hội 13 này không kèn không trống!
    Xem: https://thanhnien.vn/thoi-su/se-trinh-quoc-hoi-mien-nhiem-bo-truong-khoa-hoc-cong-nghe-chu-ngoc-anh-1280227.html

    Trả lờiXóa
  18. Nhân dân Việt Nam đã hy sinh nhiều triệu sinh mạng trong hơn 100 năm qua để đánh đuổi thực dân, đế quốc phương Tây, giành độc lập, tự do, và giờ đây được cai trị bằng chính quyền cộng sản cùng màu da. Cứ cho rằng thực dân là xấu ác, thì người Việt Nam đã đổ nhiều xương máu đập đổ cái xấu ác để dựng lên một cái khác xấu hơn và ác hơn. Từ Thực dân đến Cộng sản – một thế kỷ thụt lùi!
    Vụ án Đồng Nọc Nạn (năm 1928): Cuộc xung đột đẫm máu làm 5 người thiệt mạng gồm cò Tây Tournier và 4 người thuộc gia đình Mười Chức. Nguyên do sự việc là bọn cường hào ác bá địa phương đi ăn cướp (ngôn ngữ ngày nay là cưỡng chế) đất đai của người nông dân nhiều đời khai khẩn nhưng cuối cùng Tòa Đại Hình tại Cần Thơ do các Công tố viên và Thẩm phán người Pháp ra phán quyết những người nông dân giữ đất vô tội, đồng thời được chính thức sở hữu số ruộng đất của mình mà không còn sợ ai cướp phá.
    Còn vụ Đồng Tâm năm 2020 cũng tương tự, nông dân giử đất (cứ cho là vô tình làm chết 3 côn an), ông Kình bị bắn chết nhưng cuối cùng tòa án CSVN lại tuyên nông dân có tội, án tử hình cho 2 nông dân và án tù cho 27 người khác.
    Như vậy ai ác hơn, ai nhân văn hơn? thực dân Pháp hay CSVN? gần 100 năm rồi mà còn thu thực dân Pháp.

    Trả lờiXóa
  19. So sánh 2 biến cố Đồng Nọc Nạng và Đồng Tâm, cũng như 2 phiên tòa ở 2 thời điểm cách nhau 1 thế kỷ, giữa 2 nhà nước Thực dân và Cộng sản:

    - Ai nhân văn hơn? Thực dân hơn

    - Ai có tình người hơn? Thực dân hơn

    - Ai tôn trọng quyền con người hơn? Thực dân hơn

    - Ai có tự do báo chí hơn? Thực dân hơn

    - Ai có hệ thống pháp luật công bằng hơn? Thực dân hơn

    - Ai bảo vệ con người tốt hơn? Thực dân hơn

    - Ai văn minh hơn? Thực dân hơn

    Nhân dân Việt Nam đã hy sinh nhiều triệu sinh mạng trong hơn 100 năm qua để đánh đuổi thực dân, đế quốc phương Tây, giành độc lập, tự do, và giờ đây được cai trị bằng chính quyền cộng sản cùng màu da. Cứ cho rằng thực dân là xấu ác, thì người Việt Nam đã đổ nhiều xương máu đập đổ cái xấu ác để dựng lên một cái khác xấu hơn và ác hơn. Từ Thực dân đến Cộng sản – một thế kỷ thụt lùi!

    Trả lờiXóa
  20. Phiên tòa sơ thẩm xét xử 29 người nông dân xã Đồng Tâm huyện Mỹ Đức Hà Nội, thật sự là một màn bi hài kịch phơi bày sự ô nhục, lừa dối trắng trợn của chế độ công an trị.

    Tờ mờ sáng xông vào nhà giết một cụ già 84 tuổi mà không có một văn bản pháp luật nào. Ba viên công an bị chết không hiểu vì lý do gì và ở nơi đâu, nhưng lại buộc án gán tội cho 6 người nông dân dùng hung khí giết hại ba viên công an này. Phiên toà dự định tiến hành trong 10 ngày nhưng mới được 4 ngày đã vội vã dừng lại đẻ nghị án và đã tuyên phạt 2 án tử hình 1 án chung thân, suốt quá trình tố tụng đã bộc lộ nhiều sai phạm về, đổi trắng thay đen. Tờ mờ sáng kẻ xông vào nhà giết hại cụ Lê đình Kình lại trở thành nạn nhân. Những người nông dân Đồng Tâm từ nạn nhân lại trở thành tội phạm đúng là một phiên toà ô nhục, phơi bày bản chất công an trị.

    Trả lờiXóa
  21. Trong vụ tấn công vào Đồng Tâm, chính Nguyễn Đức Chung là người không đồng ý với kế hoạch của CA Hà Nội.
    Sở dĩ khẳng định điều này là vì ngay sau khi có chuyện ba cán bộ CA hy sinh, có người bạn gọi điện hỏi Chung: Tại sao lại để anh em hy sinh thế?
    Chung nói ngay: Kế hoạch đó, trong cuộc họp duyệt ngày 7 tháng 1, em không đồng ý. Quan điểm của em là dân Đồng Tâm không phải là kẻ địch. Và mang quân tấn công vào làng là cực kỳ nguy hiểm, không đúng với quan điểm, chủ trương xử lý điểm nóng của Đảng… Em còn cẩn thận ghi vào góc bản kế hoạch là “Tôi không đồng ý với kế hoạch này…”
    Anh bạn rất ngạc nhiên khi nghe Chung nói vậy. Sau này, anh này có lần hỏi lại “Tại sao lãnh đạo TP không đồng ý mà CA HN vẫn làm?” Thì Chung chỉ lắc đầu: “Chuyện lằng nhằng lắm… Mà thôi, anh biết làm gì? Tổ bạc tóc!“
    Phải chăng vì chuyện này là yếu tố quan trọng để ông Chung bị 'nhập kho'?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất rễ kiểm chứng lời Chung Con !!! Nếu khi ra toà hắn “ cứng cổ “ tỏ ra không nhận tội - thì có nhiều khả năng hắn nói đúng ... Còn tỏ ra ngoan ngoãn nhận tội và xin khoan hồng thì là lời nói phét lác , vì trong tù hắn sẽ được trả tấn ít hơn , nhẹ tay hơn vì bọ tra tấn đều là bè bạn , bè cánh của y trước đây mà y vẫn nhận tội , không thấy đây là “ đòn thù chính trị “... thì hắn cũng chỉ là “ đồng phạm “ vụ Đồng Tâm mà thôi .

      Xóa