Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc trình bày nội dung tờ trình. Ảnh: Quochoi.vn
'Nhất trí giao Bộ Công an thay Bộ GTVT
(PLO)- Thường trực Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội nhất trí với phương án giao Bộ Công an quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX, vì nội dung này thuộc thẩm quyền phân công của Chính phủ.
Tin liên quan
Bộ Công an sẽ quy định việc cấp bằng lái xe?
Nhiều trùng lặp ở 2 dự luật về giao thông đường bộ
Đa số thành viên Chính phủ muốn Bộ GTVT cấp bằng lái xe
Bộ GTVT lại đề xuất giảm còn 14 hạng bằng lái xe
Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 48 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 16-9, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc, thừa ủy quyền Chính phủ báo cáo dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB).
Nguyên nhân tách Luật Giao thông đường bộ
Theo đó, Bộ Công an nêu năm lý do tách Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) 2008 để xây dựng thêm Luật Bảo đảm TTATGTĐB. Trong đó, nguyên nhân bao trùm là việc Luật GTĐB năm 2008 điều chỉnh hai lĩnh vực khác nhau đó là bảo đảm TTATGT và đầu tư, xây dựng, phát triển, quản lý kết cấu hạ tầng GTĐB. Vì vậy, nhiều vấn đề không được quy định đầy đủ, rõ ràng.
Tin liên quan
Bộ Công an sẽ quy định việc cấp bằng lái xe?
Nhiều trùng lặp ở 2 dự luật về giao thông đường bộ
Đa số thành viên Chính phủ muốn Bộ GTVT cấp bằng lái xe
Bộ GTVT lại đề xuất giảm còn 14 hạng bằng lái xe
Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 48 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 16-9, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc, thừa ủy quyền Chính phủ báo cáo dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB).
Nguyên nhân tách Luật Giao thông đường bộ
Theo đó, Bộ Công an nêu năm lý do tách Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) 2008 để xây dựng thêm Luật Bảo đảm TTATGTĐB. Trong đó, nguyên nhân bao trùm là việc Luật GTĐB năm 2008 điều chỉnh hai lĩnh vực khác nhau đó là bảo đảm TTATGT và đầu tư, xây dựng, phát triển, quản lý kết cấu hạ tầng GTĐB. Vì vậy, nhiều vấn đề không được quy định đầy đủ, rõ ràng.
Chẳng hạn, Luật GTĐB hiện hành chưa quy định việc quản lý giấy phép lái xe (GPLX) gắn với quản lý hành vi vi phạm của người tham gia giao thông; biện pháp tổ chức an toàn giao thông, chỉ huy, điều khiển giao thông, giải quyết ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông, giám sát giao thông…
Nên việc xây dựng luật này nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng chuyên sâu hóa. Trong đó, Luật Bảo đảm TTATGTĐB là bảo vệ quyền con người, bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe cho người tham gia giao thông. Còn dự Luật GTĐB có mục tiêu lớn nhất là đầu tư, xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, quản lý vận tải đường bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
“Trong quá trình xây dựng luật, Bộ Công an nhận thấy các nước đều có luật chuyên biệt về TTATGT, tách bạch với quy định về xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải đường bộ như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Nga, Đức...”- ông Ngọc cho hay.
Theo đó, Luật Bảo đảm TTATGTĐB có 8 chương, 72 điều. Trong đó, đáng chú ý dự luật này quy định công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX. Đồng thời, chuyển lĩnh vực này từ Bộ GTVT sang Bộ Công an.
Đào tạo, sát hạch, cấp GPLX chuyển sang Bộ Công an
Thẩm tra sau đó, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt, nhất trí với sự cần thiết ban hành luật này. Tuy nhiên, cần xem xét Luật GTĐB và Luật Bảo đảm TTATGTĐB cùng thời điểm để tách bạch phạm vi điều chỉnh, nội dung của hai dự luật này cho rõ ràng, không để chồng lấn, trùng lặp.
Về phạm vi điều chỉnh của dự luật, Ủy ban Quốc phòng và an ninh Quốc hội cho rằng còn nhiều ý kiến khác nhau. Đặc biệt, có ý kiến cân nhắc việc chuyển công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX từ Bộ GTVT sang Bộ Công an. Lược bỏ thẩm quyền tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về TTATGTĐB của Thanh tra Giao thông.
Thường trực Ủy ban Quốc phòng và an ninh cơ bản nhất trí với các ý kiến trên và đề nghị tiếp tục rà soát phạm vi, nội dung điều chỉnh của dự thảo Luật Bảo đảm TTATGTĐB và dự thảo Luật GTĐB (sửa đổi) để hoàn thiện, bảo đảm mối quan hệ hài hòa, thống nhất giữa hai Luật này, không để chồng chéo, trùng lắp.
Cạnh đó cần phân định rõ ràng hơn trách nhiệm quản lý nhà nước và trách nhiệm thực thi của các cơ quan, lực lượng chức năng để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, đúng với chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực phụ trách.
Về thẩm quyền quản lý đào tạo, sát hạch, cấp GPLX, Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội thấy rằng từ năm 2001 đến nay, công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX đã được quy định trong Luật GTĐB (2001 và 2008) và được thực hiện ổn định.
Bộ GTVT cơ bản thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về hoạt động này. Thực hiện các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp GPLX. Tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập về chất lượng đào tạo, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và theo dõi thi hành pháp luật về an toàn giao thông đối với người lái xe
Quản lý đào tạo, sát hạch, cấp GPLX thuộc phạm vi quản lý người điều khiển phương tiện giao thông (kiến thức pháp luật, kỹ năng điều khiển và ý thức chấp hành pháp luật của người lái xe), liên quan trực tiếp đến TTATGTĐB, nên khi tách ra thành hai luật thì nội dung trên thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Bảo đảm TTATGTĐB là phù hợp.
Nội dung này cũng đã được Chính phủ thảo luận và thống nhất quy định trong dự thảo Luật Bảo đảm TTATGTĐB. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị xây dựng hai phương án, quy định ở Luật BĐTTATGTĐB hoặc quy định trong Luật GTĐB như hiện hành.
Nhưng bản chất của vấn đề là xác định bộ nào quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch, cấp, đổi và thu hồi GPLX và Bộ GTVT đã thống nhất trình Quốc hội phương án 1 (quy định ở Luật BĐTTATGTĐB). Thường trực Ủy ban nhất trí với phương án 1 mà Chính phủ đã thống nhất và giao Bộ Công an quản lý nhà nước nội dung nêu trên, vì nội dung này thuộc thẩm quyền phân công của Chính phủ.
“Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị Bộ Công an, Bộ GTVT báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tổ chức biên chế, kinh phí thực hiện, tính hiệu quả của cả hai phương án nêu trên và kinh nghiệm các nước quản lý nội dung này. Đây là vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chỉ đạo…”- ông Võ Trọng Việt cho hay.
VIẾT LONG - ĐỨC MINH
Nên việc xây dựng luật này nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng chuyên sâu hóa. Trong đó, Luật Bảo đảm TTATGTĐB là bảo vệ quyền con người, bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe cho người tham gia giao thông. Còn dự Luật GTĐB có mục tiêu lớn nhất là đầu tư, xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, quản lý vận tải đường bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
“Trong quá trình xây dựng luật, Bộ Công an nhận thấy các nước đều có luật chuyên biệt về TTATGT, tách bạch với quy định về xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải đường bộ như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Nga, Đức...”- ông Ngọc cho hay.
Theo đó, Luật Bảo đảm TTATGTĐB có 8 chương, 72 điều. Trong đó, đáng chú ý dự luật này quy định công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX. Đồng thời, chuyển lĩnh vực này từ Bộ GTVT sang Bộ Công an.
Đào tạo, sát hạch, cấp GPLX chuyển sang Bộ Công an
Thẩm tra sau đó, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt, nhất trí với sự cần thiết ban hành luật này. Tuy nhiên, cần xem xét Luật GTĐB và Luật Bảo đảm TTATGTĐB cùng thời điểm để tách bạch phạm vi điều chỉnh, nội dung của hai dự luật này cho rõ ràng, không để chồng lấn, trùng lặp.
Về phạm vi điều chỉnh của dự luật, Ủy ban Quốc phòng và an ninh Quốc hội cho rằng còn nhiều ý kiến khác nhau. Đặc biệt, có ý kiến cân nhắc việc chuyển công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX từ Bộ GTVT sang Bộ Công an. Lược bỏ thẩm quyền tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về TTATGTĐB của Thanh tra Giao thông.
Thường trực Ủy ban Quốc phòng và an ninh cơ bản nhất trí với các ý kiến trên và đề nghị tiếp tục rà soát phạm vi, nội dung điều chỉnh của dự thảo Luật Bảo đảm TTATGTĐB và dự thảo Luật GTĐB (sửa đổi) để hoàn thiện, bảo đảm mối quan hệ hài hòa, thống nhất giữa hai Luật này, không để chồng chéo, trùng lắp.
Cạnh đó cần phân định rõ ràng hơn trách nhiệm quản lý nhà nước và trách nhiệm thực thi của các cơ quan, lực lượng chức năng để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, đúng với chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực phụ trách.
Về thẩm quyền quản lý đào tạo, sát hạch, cấp GPLX, Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội thấy rằng từ năm 2001 đến nay, công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX đã được quy định trong Luật GTĐB (2001 và 2008) và được thực hiện ổn định.
Bộ GTVT cơ bản thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về hoạt động này. Thực hiện các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp GPLX. Tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập về chất lượng đào tạo, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và theo dõi thi hành pháp luật về an toàn giao thông đối với người lái xe
Quản lý đào tạo, sát hạch, cấp GPLX thuộc phạm vi quản lý người điều khiển phương tiện giao thông (kiến thức pháp luật, kỹ năng điều khiển và ý thức chấp hành pháp luật của người lái xe), liên quan trực tiếp đến TTATGTĐB, nên khi tách ra thành hai luật thì nội dung trên thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Bảo đảm TTATGTĐB là phù hợp.
Nội dung này cũng đã được Chính phủ thảo luận và thống nhất quy định trong dự thảo Luật Bảo đảm TTATGTĐB. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị xây dựng hai phương án, quy định ở Luật BĐTTATGTĐB hoặc quy định trong Luật GTĐB như hiện hành.
Nhưng bản chất của vấn đề là xác định bộ nào quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch, cấp, đổi và thu hồi GPLX và Bộ GTVT đã thống nhất trình Quốc hội phương án 1 (quy định ở Luật BĐTTATGTĐB). Thường trực Ủy ban nhất trí với phương án 1 mà Chính phủ đã thống nhất và giao Bộ Công an quản lý nhà nước nội dung nêu trên, vì nội dung này thuộc thẩm quyền phân công của Chính phủ.
“Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị Bộ Công an, Bộ GTVT báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tổ chức biên chế, kinh phí thực hiện, tính hiệu quả của cả hai phương án nêu trên và kinh nghiệm các nước quản lý nội dung này. Đây là vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chỉ đạo…”- ông Võ Trọng Việt cho hay.
VIẾT LONG - ĐỨC MINH
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Nguyễn Văn Giàu nói trên báo Thanh Niên: 'Tối qua Bộ trưởng Tô Lâm hỏi có ủng hộ luật này không, tôi rất ủng hộ'
Trả lờiXóaGhê thật, Tô Lâm gây sức ép đến các nhân vật quan trọng của quốc hội!
Hèn gì mà vụ án Đồng Tâm, quan tòa nhất cử nhất động không dám cho nhân chứng đến, bịt mồm luật sư theo chỉ đạo của Tô Lâm.
Bộ công an quá lạm quyền, riêng lĩnh vực xử phạt vi phạm luật giao thông, họ đưa ra nhiều luật quá vô lý, biển báo giao thông cắm nhiều chỗ rất tùy tiện (bẩy), tăng tiền phạt, trừ điểm và nay tới cấp bằng v.v... Điều đó có nghĩa số tiền mà tài xế phải bỏ ra nhiều hơn cho CSGT bỏ túi, để không bị giữ giấy tờ và đóng tiền phạt theo hóa đơn tại kho bạc.
Trả lờiXóaPhải thay đổi cách làm luật. Luật phải do quốc hội làm chứ không phải gật.
Bộ CA hốt bạc trong vụ này. Đúng là một ưu ái đặc biệt mà BCT dành cho hàng ngũ "Còn Đảng còn mình". Rồi sẽ có cán bộ cấp tướng của CA xộ khám vì hốt lộ liễu quá hoặc hốt "dày" quá.
Trả lờiXóaĐể mua sự cung cúc, trung thành thì người ta thường ban nhiều bổng lộc, khi bổng lộc ko đủ ( dân nghèo, thuế còm)thì cho thêm quyền, dùng quyền đi bóp thằng khác cũng ra tiền!!
XóaVới tư duy này thì do tội phạm ma túy tăng cao sao BCA ko quản lý nốt các vùng có thể trồng cây thuôc phiện đi cho loại trừ tận gốc mọi vấn đề. Hay do tội hiếp dâm đang gia tăng nên BCA sẽ phải quản lý toàn bộ công tác ăn ở đi lại của đàn ông để triệt để ngăn ngừa tội hiếp dâm. Do tội đâm chém chết người BCA sẽ quản lý toàn bộ các cơ sỏ sản xuất thép làm dao để ngăn ngừa tận gốc khả năng dùng dao gây ra tội giết người
Trả lờiXóatư duy thế mà cả CP cũng thông qua được thì hay quá
Thực tế là đã có việc đó , không cần bạn chỉ bảo . Từ ngày csVN cướp được chính quyền họ đã đưa “ tai mắt “ của họ vào tất cả các nơi từ người quét rác , đổ thùng đến công nhân nhà máy hay cán bộ trong bộ máy cai trị đều có “ tai mắt “ từ có lương là các cán bộ trong ngành ca và thấp nhất là tổ trưởng tổ dân phố, làng xã trưởng , hội đoàn viên , đến không lương là các cảm tình Đảng , đoàn , đội , thấp nhất là “ đội sao đỏ “ trong các nhà trường , chúng đã được tẩy não ai là cha “ già “ và chúng phải “ phấn đấu “ là cháu ngoan của bác .... vậy chúng đã là tai mắt cho cô giáo - hiệu trưởng - sở - bộ ... đến công an đến đảng , chưa cần lâu đến thế vì ở đâu cũng có bí thư chi bộ đảng . Nói ngắn gọn là “ đảng lãnh đạo tất cả “ , đảng cái trị thi tiền của, tài sản, tài nguyên , khoáng sản là trong tay đảng . Vậy dân muốn giầu có thì phải làm công an hay cao hơn là vào đảng vì công an mới chỉ là “ thanh kiếm , lá chắn “ của đảng ... . Dân không muốn bị cướp cạn , cướp ngày , bòn rút, hút máu thi phải đuổi cái “ đảng “ này đi lảm nên đảng khác “ thực sự là của dân , do dân , vì dân “ . Nhìn xem bác Trọng đang ngày đêm “ đốt lò “ mà đảng đâu có trong sạch lên tỉ nào , cụ thể mới đây vụ mua “ hội chiếu vàng 2,5 triệu đô La “ của thằng lãnh đạo trọng phú mình hơn phú quốc đó , nó bỏ quốc hội , giám đốc , bỏ nước khi cần nhưng đâu có bỏ đảng csVN , bằng chứng mới hơn là chỉ có mấy ngày đây là vụ án nông dân Đồng Tâm xem họ còn thóc giống đổ ra để ăn không ???? Cụ Kình tin vào đảng ... mới bị đảng vào chân cho không chạy ( mặc dù đã què do Đảng đánh ) rồi bắn vào tim để giết mồ bụng phanh thầy xem có to gan lớn mật không ? nhỏ thì đảng mới tin , còn hơn 50 tuổi đảng chưa đủ ... mà xem ra là cụ Kình là hạng XL ( to ngoại hạng ) nên họ mới đang chủ di tam tộc dòng họ cụ . Đôi lời khó nghe nhưng mà là sự thật cho những ai còn tin vào đảng của bác Trọng !!!
XóaThông lệ các nước trại giam do Sở tư pháp các địa phương quản lý, nên công an điều tra hay ai muốn lấy cung cũng phải đến đó sẽ không có nạn bức cung, đặc biệt không thể tra tấn, nhục hình trong trại giam tư pháp – nhưng ở Việt Nam Công an ôm, và Bộ tư pháp đòi hỏi nhưng bên công an quyết không nhả. Cái bất lợi nhất là tù nhân, vì nằm trong trại giam công an thì cứ nhớ hình ảnh Nguyễn Văn Chấn kể thì biết – họ còn đến lúc nửa đêm và giơ búa dọa không khai báo đập chếp tươi! Và chuyệ này cũng vậy: các nước cấp do bên chính quyền cấp (Công an hay cảnh sát nước họ là nghạch riêng). Tất nhiên công an bây giờ được ưu ái nhất nên yêu cầu gì cũng được chấp nhận. Và những người cầm quyền hiểu quyền lực nằm trên đầu súng nên đối tượng ưu ái chắc chắn còn trên tầm công an chính là quân đội!
Trả lờiXóaMột hệ thống chính trị, một chế độ không có khả năng quản trị mà chỉ trông cậy vào công an khủng bố tinh thần người dân là một chế độ bế tắc! Sụp
Trả lờiXóađổ nằm ngay đó chứ chẳng đâu xa!
ăn tiền giao thông là nhiều nhất và it nguy hiểm nhất trong nganh CA. Có cái gì CA không ăn tiền đâu. Bây giờ vơ nốt cả quyền kiểm soát đào tạo lái xe, môt thị trường ko giới hạn. cho nên để làm CSGT giá mới trên trời
Trả lờiXóaBộ CA thi đua với Bộ QP. Kẻ ăn đất, người ăn bằng lái xe.
Trả lờiXóaHoan hô. Cố lên, hai Bộ!
Đúng bộ CA và bộ QP là 2 bộ ăn dày nhất, nhưng bộ QP ăn đất chủ yếu là đất của nhà nước còn bộ CA hầu hết khi ăn đều đụng đến dân nên công bằng mà nói thì công an bị dân căm ghét nhiều hơn. Nhưng thôi hãy cố lên, "sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi".
XóaCông an bây giờ đã trở thành cố nội, nhất là trong lĩnh vực xử phạt an toàn giao thông, họ đưa ra cả rừng luật, rừng biển báo giao thông, nhiều cái rất vô lý, nhất là ở các nút giao thông phức tạp, họ chực sẵn có lúc cả chục người, hễ cứ tài xế nào mà hơi lừng khừng là đón lại lấy tiền đút túi, tệ nhất là biển tên đường quá nhỏ (tới gần mới đọc được), đèn tín hiệu giao thông bị hỏng, biển chỉ đường không có ... khiến cho tài xế rất lúng túng, nhưng họ không lo chỉnh sửa ngay mà như cố tình để vậy để bắt được thật nhiều người vi phạm.
Trả lờiXóaNay công an lại muốn ôm thêm đào tạo cấp bằng lái xe nữa thì quả là khổ cho dân.
Cứ cái đà này chắc rồi đây bộ công an sẽ nắm luôn bộ GTVT, cho Thể cá tra đói nhỏ nước miếng.
Trả lờiXóaTướng ta CA sẽ bảo kê các trường đào tạo lái xe, một thị trường mênh mông rộng lớn, thu nhập ổn định. Trường nào ko được bảo kê sẽ không đảm bảo thi có bằng. Các trường đào tạo lái xe là sân sau cho toàn bộ tướng lĩnh CA như vậy sao đảm bảo các trường đào tạo lái xe sẽ tốt hơn trước đây????
Trả lờiXóaCả xã hội đang là con tin của CA, chỗ nào dễ có tiền CA vào là ai cũng phải nhường, và bây giờ đỉnh cao là đào tạo lái xe. Một việc rất dân sự mà sao phải giao cho CA? và CA, người chịu trách nhiêm trật tự an ninh xã hội còn bao việc chưa làm tôt, an ninh ngày một kém, xã hội thì vô cùng lộn xộn sao không làm tốt các việc trên lại còn ôm đồm thêm việc đào tạo lái xe? sẽ không có câu giải thích nào khác ngoài chữ" nhiều tiền"
Trả lờiXóa