Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc biến thành
một tiền đồn quân sự. (Ảnh: CSIS)
Mỹ trừng phạt 24 công ty Trung Quốc
tham gia xây đảo nhân tạo trên biển Đông
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa có bước đi nhằm cấm hàng chục công ty Trung Quốc tiếp cận thị trường Mỹ vì đã tham gia chương trình xây đảo nhân tạo mà Trung Quốc tiến hành trên biển Đông.
24 công ty Trung Quốc bị chính phủ Mỹ đưa vào danh sách trừng phạt sẽ không được phép mua những sản phẩm nhạy cảm nhất định của Mỹ. Lý do được Washington đưa ra là những công ty này giúp quân đội Trung Quốc xây đảo nhân tạo trên khu vực tranh chấp ở biển Đông.
Chính phủ Mỹ đã trừng phạt vài chục công ty Trung Quốc trong các tháng trước vì liên quan đến công nghệ có thể gây đe dọa cho an ninh quốc gia của Mỹ và cáo buộc vi phạm nhân quyền đối với người Hồi giáo ở Tân Cương. Nhưng lần này, chính quyền Mỹ trừng phạt 24 công ty vì liên quan đến kế hoạch lấn chiếm của Trung Quốc trên biển Đông.
Bộ Ngoại giao Mỹ cũng thông báo sẽ bắt đầu hạn chế visa đối với những công dân Trung Quốc “chịu trách nhiệm hoặc đồng lõa với hoạt động cải tạo quy mô lớn, xây dựng hay quân sự hóa các tiền đồn tranh chấp trên biển Đông”. Những cá nhân đó sẽ bị cấm vào Mỹ, gia đình họ cũng bị hạn chế visa, thông báo cho biết.
Hồi tháng 7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố những yêu sách của Trung Quốc trên hầu khắp biển Đông là “hoàn toàn trái luật”, mở đường cho Mỹ thực hiện các biện pháp trừng phạt đối với các công ty Trung Quốc tham gia hoạt động mở rộng của Trung Quốc trên biển Đông.
Bắc Kinh bắt đầu bồi đắp và cải tạo các cấu trúc tranh chấp trên biển Đông thành đảo nhân tạo từ năm 2013, đã nạo vét và xây dựng trên hơn 3.000 mẫu đất, trong đó có những hệ thống phòng không và tên lửa chống hạm, Bộ Thương mại Mỹ cho biết. Hoạt động xây đảo này làm suy yếu chủ quyền của các nước trong khu vực và diễn ra dù Mỹ và các quốc gia khác lên án.
“Các công ty bị đưa vào danh sách hôm nay đã đóng vai trò đáng kể trong hoạt động xây dựng khiêu khích mà Trung Quốc tiến hành trên các đảo nhân tạo và họ phải chịu trách nhiệm”, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross nói trong tuyên bố.
Những công ty bị nêu tên bao gồm nhiều chi nhánh của Tập đoàn xây dựng viễn thông Trung Quốc – nhà thầu của nhiều dự án hạ tầng thuộc sáng kiến Vành đai Con đường mà Trung Quốc đang xúc tiến khắp thế giới. Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng công ty này đã “dính dáng đến tham nhũng, hoạt động tài chính kiểu săn mồi, phá hoại môi trường và những lạm dụng khác trên khắp thế giới”.
Danh sách còn có Công ty viễn thông Huanjia Bắc Kinh, Công ty phát triển công nghệ Bada Chongxin, Công ty thiết bị phát thanh truyền hình Thiên Tân, các viện nghiên cứu thuộc Tập đoàn công nghệ điện tử Trung Quốc và Tập đoàn đóng tàu Trung Quốc.
Trung Quốc không được phép dùng những công ty này “như công cụ để thực hiện chương trình bành trướng”, ông Pompeo nói trong tuyên bố. “Mỹ sẽ hành động cho đến khi chúng tôi thấy Bắc Kinh không còn tiếp tục hành xử cưỡng ép trên biển Đông, và chúng tôi sẽ tiếp tục đứng cạnh các đối tác để chống lại hoạt động gây bất ổn”, Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố.
Những công ty và tổ chức bị đưa vào danh sách này sẽ không được mua một số công nghệ thuộc loại nhạy cảm của Mỹ và các sản phẩm khác mà chính phủ Mỹ xác định là có thể dùng vào mục đích quân sự hoặc gây rủi ro về an ninh quốc gia. Các công ty Mỹ có thể xin giấy phép để tiếp tục bán hàng cho những công ty Trung Quốc này, nhưng thường sẽ bị từ chối, Bộ Thương mại Mỹ cho biết.
Bình Giang
Theo NYT
Trừng phạt 24 cty và tất cả ban lãnh đạo nhân viên công nhân và toàn thể gia đình chúng nó đều bị trừng phạt hết cho nó kinh và lần sau chừa, thà xin việc nơi khác làm không đi cướp nước khác.
Trả lờiXóaCảm ơn nước Mỹ.
Trả lờiXóaMột hành động rất có bản lĩnh và trách nhiệm của cường quốc Hoa Kỳ. Các bên liên quan trực tiếp đến biển đông như Việt Nam cũng nên có những bước tương tự. Đưa 24 cty này vào danh sách đen. Không cho đầu tư hay làm ăn tại việt Nam!
Trả lờiXóa