Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2020

BỘ TRƯỞNG CHU NGỌC ANH MÚA CHỮ TRÊN MÉP

 
Bộ trưởng Chu Ngọc Anh từng khẳng định tiềm lực Hà Nội cần phát huy 
để xứng tầm thủ đô (Ảnh: Most.gov.vn) 
 
Bộ trưởng Chu Ngọc Anh tuyên chiến với “ngăn tủ”, rũ nôi tiềm lực Hà Nội

Lao Động
15/08/2020

Hà Nội với 80% trường đại học, viện nghiên cứu; 82% phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, nơi sinh sống của “phần lớn tinh hoa cả nước”với 65% giáo sư, tiến sĩ... - tính toán từ Bộ trưởng Chu Ngọc Anh.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) vừa nhắc đến “tâm thế phục vụ, đồng hành” của KHCN trong buổi làm việc về KHCN phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi hôm 14.8.

Hôm ấy, Bộ trưởng đưa ra một con số: Hơn 1.000 đề tài, dự án liên quan đến dân tộc miền núi như là một minh chứng của vai trò của KHCN khiến cuộc sống thực tế khu vực này “thay đổi một trời một vực”. Ngoặc kép là đánh giá của Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến.

Hơn 1.000, chính xác hơn là đã có tới 6 chương trình khoa học công nghệ liên quan đến dân tộc thiểu số và miền núi, với 1.115 đề tài, dự án, 4,324 mô hình.

Đúng. Vai trò của KHCN là cực lớn đối với mọi khu vực, mọi địa phương chứ không chỉ riêng miền núi.

Nhớ trong buổi làm việc tại Khu công nghệ cao Hoà Lạc hồi tháng 7, chính Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cũng nhìn thấy tiềm lực Hà Nội trong hình ảnh mà ông gọi là “cái nôi”.

Đó là một cái nôi với 80% trường đại học, viện nghiên cứu; 82% phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, nơi sinh sống của “phần lớn tinh hoa cả nước” với 65% giáo sư, tiến sĩ... cần phải phát triển thêm nhiều đề tài, sáng chế hữu ích, có tính thực tiễn, xứng tầm Thủ đô của đất nước.

Nhưng rõ ràng, việc rũ nôi đứng dậy, và lớn mạnh, chẳng hạn trở thành thực sự một thung lũng silicon lại là một câu chuyện không dễ mà 2 thập kỷ qua, Hoà Lạc chưa làm được.

Nhưng rõ ràng, việc biến tiềm lực thành nguồn lực đo lường bằng hiệu quả kinh tế cũng không phải là dễ.

Năm 2018, trong phiên họp nghị trường, đại biểu Quốc hội Hoàng Đức Thắng, Trưởng đoàn Quảng Trị chất vấn thẳng vào số tiền mà hàng năm ngân sách nhà nước bỏ ra cho các đề tài nghiên cứu KHCN.

Hôm ấy, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh đã nói đến con số 2.900 tỉ, đã nói đến nỗi trăn trở của nhiều thế hệ bộ trưởng. Thậm chí, đã thẳng thắn “chậm ứng dụng trong cuộc sống là lãng phí”.

Và Bộ trưởng nói “trách nhiệm với từng đồng thuế của dân”, thành thật như hôm qua ông nói tới “tâm thế phục vụ”.

“Tâm thế phục vụ, đồng hành” là cách xác định đúng vai trò của KHCN trong việc đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Tâm thế ấy cũng cần một sự quyết đoán để Hoà Lạc rũ nôi, để Hà Nội rũ nôi, để đất nước rũ nôi. 
 
Anh Đào

6 nhận xét :

  1. Nền Khoa học VN nó nằm trong chu trình từ Viện trường nghiên cứu >>> Văn phòng Bộ Khoa học >>> ngăn kéo và chấm dứt tại đây. tiền thì tiêu kiểu các nhà KH là các báo cáo dày cộp và xong. Những vấn đề bức xúc xã hội như xử lý rác cho HN cứu bãi rác Nam sơn, hay xử lý cái mạng lưới giao thông rắc rối của HN có nhà khoa học nào dám làm đâu.
    Túm lại một nền khoa học nói nhiều chữ nhưng ko có năng lực xử lý bài toán thực tế, còn 2% ngân sách NN cho KH đọng lại các nhà quản lý BỘ và Sở KH ngày một tăng và người ta tự hào là như thế đã rất quan tâm phát triển KH và CN, he he

    Trả lờiXóa
  2. Ứng viên CT Hà nội đó, không vừa đâu. Hy vọng làm nhiều hơn phá cho dân đỡ khổ

    Trả lờiXóa
  3. Bọn nhà khoa học này là những con mọt gậm giấy và gậm ngân sách NN, lỗi tại thể chế đẻ ra chúng nhằm phục vụ Đảng cầm quyền , không vì nhân dân !!!

    Trả lờiXóa
  4. Bộ trưởng nào của BVN cũng chỉ giỏi múa mép và nổ tận mây xanh . Dân ta có câu " Nói hay làm như mèo .. " đúng trong trường hợp này.

    Trả lờiXóa
  5. Đội ngũ trí thức đích thực, những nhà khoa học hàng đầu của Việt nam thường chọn con đường làm việc, nghiên cứu tại các viện nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đại học nước ngoài. Mơ ước có những trường đại học đẳng cấp như Fulbright, Việt - Nhật tại Việt Nam. Nhưng vẫn mãi ở giai đoạn khởi đầu. Trong khi hơn 100 năm trước, khi nước Mỹ vào Trung quốc đã lập nên trường đại học Thanh Hoa ( Mãn Thanh - Hoa Kỳ). Từ đó đến nay, nơi đây vẫn là nơi đào tạo nên giới tinh hoa cho Trung quốc. Dân TQ dù chửi Mỹ, nhưng lại rất hãnh diện khi có người thân là sinh viên Thanh Hoa. Không biết đến bao giờ Việt nam mới có một trường như vậy?

    Trả lờiXóa
  6. "rũ nôi" , tôi chữ nghĩa ít nên không hiểu 'rũ nôi' là cái quái gì , đành tra Từ Điển , hóa ra Từ Điển Tiếng Việt cũng không có từ này . Vậy đành hỏi ông Bộ trưởng Chu Ngọc Anh , mong ông trả lời cho những người học vấn thấp như tôi hiểu được từ "rũ nôi" có nghĩa như thế nào ? , Cám ơn ông .

    Trả lờiXóa