Nguyễn Xuân Thọ
Nhớ Vũ Nhật Tân
Köln là thành phố lớn thứ tư của Đức, với 24 cơ sở đại học nên đã hân hạnh đào tạo nhiều nhân tài cho Việt Nam. Nhiều người trong họ đã tìm thấy ở nhà tôi chỗ tá túc hoặc đi lại trong những ngày xa quê, cô đơn.
Một chàng trai thầm lặng đã để lại cho gia đình tôi ấn tượng mạnh về người nghệ sỹ Việt Nam là Vũ Nhật Tân. Hôm tôi bàng hoàng đọc tin em mất.
Năm 2000 Tân sang Köln tu nghiệp về lý luận âm nhạc bằng học bổng DAAD. Qua lời giới thiệu của Nguyen To Loan (Tố Loan), người đi trước Tân hai năm, em đến gia đình tôi để tìm hơi ấm quê nhà nơi xứ người. Cuối tuần Tân hay đến ăn cơm với gia đình. Tôi dẫn Tân đi thăm các thắng cảnh quanh vùng, đến nhà bảo tàng Beethoven ở Bonn. Công ty tôi có công việc gì ít kỹ thuật, tôi vẫn gọi em đến làm để có thêm thu nhập.
Tuy không phải là dân nhạc, tôi rất thích nói chuyện với Tân. May là Tân không hay nói về lý luận âm nhạc cao siêu, mà chỉ kể về ước mơ đưa âm nhạc dân gian Việt nam ra thế giới, về các lối mòn trong sáng tác ở Việt Nam.
Em là một người nghệ sỹ không tự bằng lòng với mình và không muốn bị trói buộc trong không gian nghệ thuật chật hẹp.
Năm sau Tân về Việt Nam. Tuy ít khi liên lạc với nhau, nhưng tôi vẫn theo giõi các hoạt động, sáng tác của em. Tôi biết em không phải là nhạc sỹ thành đạt, nổi tiếng trong làng âm nhạc Việt Nam.
Em là một nhạc sỹ tài năng, dũng cảm và tâm huyết.
Vĩnh biệt Tân!
----
Nhà thơ Lý Đợi Ly Doi: Trong lịch sử âm nhạc đương đại Việt Nam, những thể nghiệm và truyền bá tinh thần thể nghiệm của Vũ Nhật Tân là một dấu son đẹp. Tạm biệt Tân nhé.
Nếu còn muốn trở lại cuộc đời, thì hãy chọn chỗ nào ít đạo đức giả, biết gần gũi với đổi mới, với thể nghiệm Tân nhé.
Nguyễn Xuân Diện: Anh là nhà soạn nhạc, một nhạc sĩ tài hoa có tri thức sâu sắc về âm nhạc Đông - Tây - Kim - Cổ. Hiểu sâu cổ nhạc việt, Anh là thành viên sáng lập và là Giám đốc nghệ thuật của Nhóm Đông Kinh Cổ nhạc tập hợp những nghệ sĩ đỉnh cao của nghệ thuật Chèo, Tuồng và cổ nhạc.
Năm 1995, Vũ Nhật Tân có luận văn về Âm nhạc Ca trù được giới chuyên môn đánh giá cao, và nhận định rằng cho đến nay, người ký âm Ca trù chuẩn nhất là Vũ Nhật Tân. Vũ Nhật Tân tìm tòi, sáng tạo không mệt mỏi và cống hiến hết mình cho cách tân âm nhạc, được giới mộ điệu tán thưởng và nể trọng.
Köln 22.07.2020
Nhớ Vũ Nhật Tân
Köln là thành phố lớn thứ tư của Đức, với 24 cơ sở đại học nên đã hân hạnh đào tạo nhiều nhân tài cho Việt Nam. Nhiều người trong họ đã tìm thấy ở nhà tôi chỗ tá túc hoặc đi lại trong những ngày xa quê, cô đơn.
Một chàng trai thầm lặng đã để lại cho gia đình tôi ấn tượng mạnh về người nghệ sỹ Việt Nam là Vũ Nhật Tân. Hôm tôi bàng hoàng đọc tin em mất.
Năm 2000 Tân sang Köln tu nghiệp về lý luận âm nhạc bằng học bổng DAAD. Qua lời giới thiệu của Nguyen To Loan (Tố Loan), người đi trước Tân hai năm, em đến gia đình tôi để tìm hơi ấm quê nhà nơi xứ người. Cuối tuần Tân hay đến ăn cơm với gia đình. Tôi dẫn Tân đi thăm các thắng cảnh quanh vùng, đến nhà bảo tàng Beethoven ở Bonn. Công ty tôi có công việc gì ít kỹ thuật, tôi vẫn gọi em đến làm để có thêm thu nhập.
Tuy không phải là dân nhạc, tôi rất thích nói chuyện với Tân. May là Tân không hay nói về lý luận âm nhạc cao siêu, mà chỉ kể về ước mơ đưa âm nhạc dân gian Việt nam ra thế giới, về các lối mòn trong sáng tác ở Việt Nam.
Em là một người nghệ sỹ không tự bằng lòng với mình và không muốn bị trói buộc trong không gian nghệ thuật chật hẹp.
Năm sau Tân về Việt Nam. Tuy ít khi liên lạc với nhau, nhưng tôi vẫn theo giõi các hoạt động, sáng tác của em. Tôi biết em không phải là nhạc sỹ thành đạt, nổi tiếng trong làng âm nhạc Việt Nam.
Em là một nhạc sỹ tài năng, dũng cảm và tâm huyết.
Vĩnh biệt Tân!
----
Nhà thơ Lý Đợi Ly Doi: Trong lịch sử âm nhạc đương đại Việt Nam, những thể nghiệm và truyền bá tinh thần thể nghiệm của Vũ Nhật Tân là một dấu son đẹp. Tạm biệt Tân nhé.
Nếu còn muốn trở lại cuộc đời, thì hãy chọn chỗ nào ít đạo đức giả, biết gần gũi với đổi mới, với thể nghiệm Tân nhé.
Nguyễn Xuân Diện: Anh là nhà soạn nhạc, một nhạc sĩ tài hoa có tri thức sâu sắc về âm nhạc Đông - Tây - Kim - Cổ. Hiểu sâu cổ nhạc việt, Anh là thành viên sáng lập và là Giám đốc nghệ thuật của Nhóm Đông Kinh Cổ nhạc tập hợp những nghệ sĩ đỉnh cao của nghệ thuật Chèo, Tuồng và cổ nhạc.
Năm 1995, Vũ Nhật Tân có luận văn về Âm nhạc Ca trù được giới chuyên môn đánh giá cao, và nhận định rằng cho đến nay, người ký âm Ca trù chuẩn nhất là Vũ Nhật Tân. Vũ Nhật Tân tìm tòi, sáng tạo không mệt mỏi và cống hiến hết mình cho cách tân âm nhạc, được giới mộ điệu tán thưởng và nể trọng.
Köln 22.07.2020
Tân và bố vợ tôi (Bố Phú) tại nhà bảo tàng Beethoven (Bonn) năm 2000.
Hè 2000 tại Köln.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét