Thứ Tư, 3 tháng 6, 2020

MỸ COI VN LÀ ƯU TIÊN HỢP TÁC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG


Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc, trái, trao 500 khẩu trang cho ông Boehler 
để tặng DFC tại thủ đô Washington ngày 2/6. Ảnh: ĐSQVNTM. 
Mỹ coi Việt Nam là ưu tiên hợp tác 
trong chuỗi cung ứng

VNE
 
Thứ tư, 3/6/2020, 10:13 (GMT+7) 
Mỹ cho biết xác định Việt Nam là một đối tác ưu tiên trong các dự án tại khu vực sắp tới, gồm sản xuất các sản phẩm chiến lược trong chuỗi cung ứng của Mỹ.

Thông tin được Adam Boehler, Giám đốc điều hành Cơ quan Phát triển tài chính quốc tế Mỹ (DFC) cho biết trong cuộc gặp với Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc ở thủ đô Washington ngày 2/6, theo thông cáo của Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ.


Ông Boehler cho hay DFC cũng quan tâm hỗ trợ các dự án phát triển tại khu vực tiểu vùng Mekong. Cơ quan này đang triển khai một loạt kế hoạch nhằm hỗ trợ các dự án đầu tư tại các nước đang phát triển, đặc biệt là các dự án thuộc lĩnh vực năng lượng, hạ tầng và kinh tế số.
Đại sứ Ngọc đề nghị DFC tiếp tục tham gia vào các hoạt động liên quan trong năm nay, khi Việt Nam và Mỹ kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao. Các hoạt động gồm các hội nghị ASEAN - Mỹ, Việt Nam - Mỹ về hợp tác đầu tư tại khu vực.

Khi Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc và lan ra khắp thế giới từ đầu năm nay, chuỗi cung ứng toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các nước áp dụng biện pháp hạn chế để chặn dịch. Doanh nghiệp nhiều nước đã tính đến phương án chuyển đầu tư ra khỏi Trung Quốc để đa dạng hóa nguồn cung, giảm thiểu rủi ro.

Trong phiên họp Quốc hội giữa tháng 5, đại diện Chính phủ Việt Nam khẳng định bên cạnh những khó khăn do đại dịch, Việt Nam vẫn có những thời cơ mới mở ra khi làn sóng dịch chuyển đầu tư khỏi Trung Quốc đã bắt đầu. Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng trước đó cho rằng việc Việt Nam kiểm soát tốt Covid-19 đã "ghi điểm" về môi trường đầu tư.

Từ tháng ba, hãng Apple của Mỹ bắt đầu chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc sang Việt Nam và tăng số lượng. Khoảng 4 triệu chiếc AirPods sẽ được được sản xuất tại Việt Nam trong quý II. Apple gần đây liên tục tuyển dụng nhân sự tại Việt Nam, làm dấy lên khả năng hãng này mở nhà máy tại Việt Nam. Google và Microsoft cũng đang chuyển một số dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam. Một số doanh nghiệp lớn như Amazon và Home Depot bắt đầu tuyển dụng, tìm kiếm chuỗi cung ứng, coi Việt Nam là một trong những điểm đến bên cạnh các quốc gia khác trong khu vực như Indonesia, Thái Lan hay Malaysia.

Việt Anh

2 nhận xét :

  1. Việt Nam muốn nằm trong chuỗi cung ứng toàn cầu do Hoa Kỳ khởi xướng thì còn nhiều việc phải làm: cải cách tư pháp, thủ tục hành chính, ngân hàng, nghiệp đoàn.... rất nhiều việc phải làm mà xem ra ì ạch, mặt khác Việt Nam lệ thuộc kinh tế tàu đến mức cái đường sắt Cát Linh còn không biết gỡ thế nào với thằng tàu mất dạy!

    Trả lờiXóa
  2. Nhiều lý do các công ty đa quốc không muốn dời hoạt động từ TQ sang Việt Nam cũng như khó trở thành chuỗi cung ứng toàn cầu vì lệ thuộc TQ:
    1/ Trước khi có quyết định quan trọng, hầu hết các công ty đều tham khảo ý kiến chính phủ của mình, ước lượng tình hình an ninh, luật pháp chính trị của quốc gia sở tại đủ an toàn cho hoạt động kinh tế, buôn bán, sản xuất của công ty hay không.
    CSVN không có lập trường cương quyết và dứt khoát việc bảo vệ lãnh thổ, cũng không có biện pháp ngăn chặn những lần thao túng thị trường của TQ, TQ muốn đầu cơ tăng giá hàng hoá lúc cũng không ai kiểm soát. Thương mại Việt Nam chỉ đưa cổ chịu chết, CSVN hèn hạ không dám đưa ra biện pháp trừng phạt, hay ngăn chận hành động phá rối thị trường của TQ.
    2/ Nguy cơ chiến tranh có thể xảy ra ở biển Đông dù chỉ là va chạm quân sự nhỏ cũng làm hải lộ vận chuyển bị đình trệ, thương thuyền ra vào không được để chuyển vận hàng hoá đi các nơi.
    3/ Các nhượng địa của Việt Nam giành cho TQ ẩn núp dưới tên gọi "Đặc khu kinh tế" giúp dân TQ ra vào Việt Nam dễ dàng, bọn này sẽ xin vào làm việc tại các hàng xưởng ngoại quốc ở Việt Nam, chúng lũng đoạn, xúi giục nhân viên đình công, biểu tình đòi hỏi lương bổng, quyền lợi... Tất cả tuân theo quỷ đạo phá hoại của bọn TQ, khi TQ không được hưởng lợi, thì đạp đổ.

    Trả lờiXóa