Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2020

“DẤU VÂN TAY”, CHI TIẾT HỒ DUY HẢI NGOẠI PHẠM?


“DẤU VÂN TAY”, CHI TIẾT HỒ DUY HẢI NGOẠI PHẠM?

Nguyễn Ngọc Dương
14 tháng 5 năm 2020

Trong Quyết định của HĐTP Giám đốc thẩm viết:

“Bản kết luận giám định số 158/KL-P21 ngày 14/4/2008 của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Long An kết luận: các dấu vân tay thu được tại hiện trường KHÔNG PHÁT HIỆN TRÙNG VỚI ĐIỂM CHỈ 10 NGÓN in trên chỉ bản của Hồ Duy Hải (bl53). Như vậy cơ quan điều tra đã tiến hành truy dấu vân tay thu giữ tại hiện trường. Việc không trùng khớp dấu vân tay thu được tại hiện trường với dấu vân tay của Hồ Duy Hải KHÔNG PHẢI LÀ TÌNH TIẾT CHỨNG MINH YẾU TỐ NGOẠI PHẠM CỦA HỒ DUY HẢI…”.

Có thể nói gọn là, dù trong số 144 dấu vân tay thu được ở BĐ Cầu Voi, KHÔNG CÓ DẤU VÂN TAY CỦA HẢI, nhưng HĐTP vẫn kết luận: “KHÔNG PHẢI LÀ TÌNH TIẾT CHỨNG MINH YẾU TỐ NGOẠI PHẠM CỦA HỒ DUY HẢI…”. ! Kết luận đó, phải chăng HĐTP đã đi ngược lại “nguyên tắc suy đoán vô tội”?

Vậy xin có ý kiến:

Theo mô tả của HĐTP GĐT thì Hồ Duy Hải từ lúc đến Bưu điện cầu Voi, giết hai nạn nhân và ra khỏi nơi này như một “đoạn phim quay chậm”. Có thể hình dung để giết được 2 phụ nữ là người đang sống khỏe, chứ không phải những hình nộm, thì Hải đã phải vật lộn rất ghê gớm, phải ĐỘNG CHẠM VÀO QUÁ NHIỀU HIỆN VẬT trong hiện trường vụ án. Ngoài thân thể của chị Hồng, chị Vân và vật gây án là dao, thớt bị cố tình đốt bỏ (có vẻ như để “hủy vân tay” của kẻ gây án đích thực?), thì còn những GHẾ, BÀN, CHÂN CẦU THANG, SÀN NHÀ, rồi PHÒNG GIAO DỊCH khi “MỞ TỦ lấy khoảng 1.400.000 đồng, khoảng 40 – 50 sim, card điện thoại, đến BÀN Salon lấy điện thoại Nokia 1100 bỏ vào túi quần…”, rồi quay lại xác 2 nạn nhân tháo đến 7 thứ nữ trang…bỏ túi quần, rồi “đi ra CỬA SẮT PHÍA SAU, KÉO CỬA LẠI, rồi LEO QUA HÀNG RÀO NGĂN giữa sân phía sau và sân phía trước lấy xe mô tô để ở ở sân Bưu điện chạy về nhà”.

Những hành động trên đều phải dùng tay, chứ không phải “hô biến” được. Thế mà những 144 vân tay lại KHÔNG CÓ MỘT CÁI NÀO CỦA HẢI thì đó là VÔ LÝ, LÀ MÂU THUẪN KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN.

Việc GIẢI THÍCH MÂU THUẪN này chỉ có thể là, phải PHỦ NHẬN TẤT CẢ LỜI KHAI CỦA HẢI (dù có bị ép cung hay không) và những LỜI KHAI CHƯA RÕ RÀNG của các ‘nhân chứng’ mà cơ quan XÉT XỬ từ Sơ thẩm đến GĐT đã suy diễn về sự có mặt của Hải ở Bưu điện Cầu Voi đêm xảy ra vụ án.

Lịch sử tư pháp VN không thiếu gì những vụ ÁN OAN, mà cơ quan xét xử chỉ căn cứ vào LỜI CUNG (nhận tội của bị cáo), chứ không có ĐỦ CHỨNG CỨ buộc tội. Vụ Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang là một trong những vụ điển hình như thế. Khi kết án, không tòa nào thừa nhận có ÉP CUNG. Tuy nhiên, chỉ đến khi kẻ giết người thật sự xuất hiện, thì người bị kết án oan mới được giải, và ông ta đã kể ra hết việc cán bộ điều tra đã ÉP CUNG NHƯ THẾ NÀO. Lúc này, cả hệ thống tư pháp IM LẶNG.

Như vậy, trong vụ Hồ Duy Hải, chỉ một chi tiết ‘Dấu vân tay’ đầy mâu thuẫn như trên cũng đủ để hiểu rằng, HỒ DUY HẢI NGOẠI PHẠM?
 

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét