PGS.TS Ngô Huy Cương.
Mọi người mỉa mai nhau: “Đã đủ ngu để viết bài báo quốc tế chưa?”
Tôi giật mình tự hỏi tại sao lại có kiểu nói bạo miệng đến thế. Lân la trò chuyện tôi mới biết: hiện nay có một phong trào ngầm đăng các bài báo quốc tế chuẩn về hình thức nhưng cực tệ về nội dung, có nghĩa là tạp chí hay kỷ yếu mà họ đăng bài có tên trong hệ thống Scopus nhưng thực ra nội dung của nó thua xa một số tạp chí chuyên ngành của Việt Nam. Đó là những tạp chí “bán bài” hay “bán chỗ trong tạp chí”.
Chúng tôi vừa điều tra ra một tạp chí có tên trong hệ thống Scorpus đăng tới khoảng 100 (một trăm) bài viết của các tay viết Việt Nam từ năm 2018 tới nay. Tạp chí “e3s Web of Conferences” có địa chỉ ở Pháp nhưng không gắn với bất kỳ trường đại học hay tổ chức nghiên cứu hay nhà xuất bản có uy tín nào, và đặc biệt là đã bị bán cho người Trung Quốc. Kể từ khi tạp chí này bị bán cho Trung Quốc vào năm 2018, mỗi năm đăng tới khoảng vài nghìn bài. Riêng năm 2019, tạp chí này cho ra đời khoảng gần 100 số tạp chí. Những người đăng bài trong tạp chí này chủ yếu là người Nga, người Tầu và người Việt.
Tạp chí này chuyên đăng lại các kỷ yếu hội thảo do bất kỳ ai tổ chức với ba điều kiện:
(1) đăng ký với tạp chí;
(2) nộp tiền theo thỏa thuận giữa người tổ chức hội thảo và tạp chí; và
(3) gửi kèm theo một bản cam kết của ban tổ chức hội thảo là đã tự bình duyệt (peer review) các bài viết.
Tạp chí không đứng ra phản biện, xem xét hay bình duyệt bài viết. Mặc dù tạp chí tuyên bố là tạp chí chuyên về môi trường, năng lượng và khoa học trái đất nhưng đăng hổ lốn đủ các loại chuyên môn, kể cả các bài viết về khoa học xã hội và nhân văn không lẫn vào đâu được, thậm chí tên hội thảo một đằng nhưng đăng bài một nẻo khác.
Tôi xin lấy một ví dụ: Trong Volume 157 (2020) của tạp chí này, đăng các bài trong một hội thảo của Nga có chủ đề tạm dịch tiếng Việt là “Các xu hướng chủ yếu trong đổi mới vận tải” (nguyên văn tiếng Anh là “Key Trends in Transportation Innovation (KTTI-2019)”. Thế nhưng trong đó có ba bài viết của bốn tác giả Việt Nam về khoa học xã hội không liên quan như sau:
(1) Bài thứ nhất của Phạm Văn Đức (Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâm khoa học xã hội) dài chưa đầy 05 trang kể cả danh mục tài liệu tham khảo, mang tên tạm dịch ra tiếng Việt là “Vấn đề sinh kế của nhân dân trong chính sách xây dựng xã hội hài hòa của Trung Quốc và chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam” (nguyên văn tiếng Anh là “The issue of people’s livelihood in China’s policy of building a harmonious society and Vietnam’s strategy of sustainable development”). Tôi rất phân vân không biết tác giả này có phải là GS.TS. Phạm Văn Đức – Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội lại còn “kiêm nhiệm” Giám đốc Học viện khoa học xã hội (tôi không hiểu), hay không?
(2) Bài thứ hai của Nguyễn Thị Lan Hương (Viện Hàn lâm khoa học xã hội) dài chưa đầy 09 trang kể cả danh mục tài liệu tham khảo, mang tên tạm dịch ra tiếng Việt là “Tư pháp môi trường và việc thi hành tư pháp môi trường ở Việt Nam hiện nay” (nguyên văn tiếng Anh là “Environmental justice and implementation of environmental justice in Vietnam today”). Tôi rất phân vân không biết tác giả này có phải là ứng viên GS hay PGS triết học hay không?
(3) Bài thứ ba của Nguyễn Đức Hạnh và Đinh Thị Mai (Đại học Kiểm sát Hà Nội, Học viện Khoa học xã hội) dài 12 trang kể cả danh mục tài liệu tham khảo, mang tên tạm dịch tiếng Việt là “Ảnh hưởng của mua bán động vật hoang dã và phát triển bền vững ở Việt Nam” (nguyên văn tiếng Anh là “Impacts of wildlife trade and sustainable development in Vietnam”). Tôi rất phân vân không biết hai tác giả này có phải là NCS của Học viện khoa học xã hội hay không?
Mỗi người tham dự hội thảo này phải nộp cho ban tổ chức 300 euro. Và hội thảo này có tới cả trăm bài viết.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục có biết tình hình như vậy không và có đối sách gì?
Bộ trưởng nghĩ gì về tiêu chuẩn của nước ta đối với GS, PGS và NCS quá cao so với thế giới mà bản thân Bộ trưởng cũng không làm nổi dù đã là giáo sư, để dẫn đến tình trạng này?
Bộ trưởng có cách gì để kiểm soát hết các tạp chí chuyên môn trong hệ thống ISI và Scorpus?
Bộ trưởng có biết đến các tạp chí chuyên môn luật học có truyền thống và uy tín trên thế giới mà không đếm xỉa gì đến các hệ thống trên không?
Bộ trưởng đã có đánh giá công khai nào đối với các tạp chí chuyên môn ở trong nước?
Và Bộ trưởng làm thế nào để bảo đảm công bằng cho những ứng viên GS, PGS và NCS?
Tôi xin gửi kèm theo đây một số đường dẫn để minh chứng.
Đường dẫn tới tạp chí
https://www.e3s-conferences.org/about-the-j…/aims-and-scope…
Đường dẫn tới bài của Phạm Văn Đức
https://www.e3s-conferences.org/…/e3sconf_ktti2020_03019.ht…
https://www.e3s-conferences.org/…/e3sconf_ktti2020_03019.pd…
Đường dẫn tới bài của Nguyễn Thị Lan Hương
https://www.e3s-conferences.org/…/e3sconf_ktti2020_04002.pdf
Đường dẫn tới bài của Nguyễn Đức Hạnh và Đinh Thị Mai
https://www.e3s-conferences.org/…/e3sconf_ktti2020_03001.pd…
Đường dẫn tới chương trình hội thảo
http://www.dvgups.ru/conference/…
Đường dẫn tới trang thông tin chính thức của Viện Hàn lâm khoa học xã hội
https://vass.gov.vn/…/cocaut…/Pages/bai-viet-cho-canbo.aspx…
Tôi tán thành ý kiến của ông Ngô Huy Cương, nhiều công bố quốc tế về lĩnh vực KHXH rất kém so với công bố trong nước, nhưng lại được ưu đãi quá lớn. Cùng một nghiên cứu nhưng nếu tìm cách (công minh hay bất minh) công bố được ở tạp chí quốc tế sẽ được nhà nước đánh giá cao gấp trăm lần so với nếu công bố trong nước, dù nội dung khoa học không khác nhau. Một nghiên cứu xuất sắc nếu công bố trong nước sẽ không được để ý nhưng một nghiên cứu tầm phào nếu tìm cách (dù bất minh) được công bố quốc tế thì hẳn nhiên được trọng thưởng.
Trả lờiXóaCác trường ĐH đang phải chạy theo tiêu chuẩn kiểm định hình thức để được lọt vào các bảng xếp hạng trong nước hay quốc tế hiện nay khiến tạo ra một cuộc chạy đua hình thức hết sức khốc liệt. Việc phải có bài đăng ở tạp chí quốc tế đang tạo sức ép rất lớn lên các đơn vị đào tạo, khi nhà trường giao chỉ tiêu hàng năm. Việc đặt ra tiêu chuẩn cao nhất là có công bố quốc tế trong việc xét công nhận GS, PGS, hay TS đợt mới tuyển sinh đang tạo ra tình trạng chạy công bố bằng mọi giá, nên có chuyện thuê mua công bố bài báo quốc tế để được là GS, PGS, TS, nên chất lượng nhiều bài báo quốc tế rất kém, thua xa bài báo nghiêm túc trong nước, thậm chí rất ngô nghê nếu được dịch và phổ biến bằng tiếng Việt.
Chính sách khuyến khích NCKH không công bằng, một bài báo quốc tế rởm khoảng dăm bảy trang có thể được trọng thưởng tới hàng chục triệu đồng tùy đăng ở đâu, trong khi một chuyên khảo khoa học nghiêm túc viết trong hàng chục năm lại không được quan tâm. Nhiều đơn vị đào tạo thiếu giáo trình, tài liệu học tập cho SV, nhưng lại chỉ tập trung chạy theo chỉ tiêu công bố quốc tế. Vì thế mà có người rất thường về chuyên môn vừa được công nhận là PGS nhưng có bài báo quốc tế (dù rởm) vẫn được phân công hướng dẫn ngay 4 NCS, trong khi có GS gạo cội thậm chí có tiếng nhưng không có bài báo quốc tế trong vòng 5 năm lại không được phân công hướng dẫn NCS. Vì thế mà nhiều GS, PGS, NCS tìm mọi cách để thuê mua bài báo quốc tế zỏm. Học thuật nhất là về KHXH trở nên bết bát với những công bố quốc tế như vụn bánh mì mà không có được một công trình khoa học nào đáng giá một chiếc bánh.
Tội này được xem là tội phá hoại nền Khoa học và Giáo dục mà không đâu khác đã xuất phát từ chính sách của Bộ Giáo dục và Bộ Khoa học Công nghệ.
Quá đúng, nếu chúng ta xem và theo dõi bảng xếp hạng các đại học VN của quốc tế thì thấy 1 điều lạ là có một số đại học tư, ít tên tuổi nhưng lại xếp hạng nhất nhì VN, trong khi đó những trường nổi tiếng như Đại học quốc gia Tp HCM, Hà Nội... thì xếp hạng thấp hơn. Tôi có tìm hiểu thì các thầy ở trường này nói là mấy trường tư đó mua bài: mua người viết 1 bài 50 triệu - 100 triệu bao đăng ở các tạp chí trong hệ thống Scorpus, sau đó bán lại cho các trường này để lấy điểm xếp hạng.
XóaÔng Nhạ ngọng là đúng thôi vì chính ông cũng tham gia vào việc này để có bài tạp chí quốc tế để lấy bằng GS.
Đây là 1 thực trạng của đại học VN, ai cũng biết nhưng không nói ra mà thôi!
Chính xác. Chính sách khoa học của bộ Khoa học và bộ Giáo dục chính là tội phạm đang từng ngày từng giờ âm thầm hủy diệt nền khoa học và giáo dục đại học ở Việt Nam. Bài báo của GS.TS. Phạm Văn Đức, phó chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH, giám đốc Học viện KHXH còn hổ lốn vớ vẩn như vậy, thì những bài khác của rất nhiều chức sắc và không chức sắc hàm vị khác sẽ tệ hại đến đâu. Chính sách này tạo ra một tầng lớp “học giả” với kiến thức lôm côm, nhặt nhạnh, chắp vá nhưng có quyền kiểm soát tại hầu hết các cơ sở khoa học và đại học đang loại bỏ giới “học thật” không chịu uốn mình. Bộ trưởng bộ Giáo dục và bộ Khoa học không chỉ biết rõ điều này mà chính họ làm ra điều này.
Xóa