Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2020

Hà Nội: TỪ MAI 4/4 PHẠT NGƯỜI RA ĐƯỜNG KHI KHÔNG CẦN THIẾT

Chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu từ ngày mai kiểm tra, xử phạt tất cả các trường hợp ra ngoài đường trong trường hợp không cần thiết.
 
Từ mai 4-4, Hà Nội phạt người ra đường khi không cần thiết 
 
Tuổi trẻ
03/04/2020 19:53 GMT+7

TTO - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu từ ngày mai 4-4, các quận, huyện kiểm tra người ra đường, xử phạt tất cả những trường hợp đi không có lý do cần thiết.

Chiều 3-4, chủ trì họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19, chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, nhấn mạnh đây là giai đoạn rất quan trọng với thành phố, nếu qua được 15 ngày tới, những nguy cơ lây nhiễm sẽ giảm đi rất nhiều.

"Nếu người dân vẫn tiếp tục ra đường, chỉ 10% dân số không thực hiện cũng có thể đổ bể kế hoạch cách ly, giãn cách xã hội. Quan trọng nhất hiện nay phải ở trong nhà, nếu không có việc cần thiết thì không ra đường" - ông Chung nhấn mạnh.

Chủ tịch thành phố đặc biệt lưu ý đến trường hợp là người già, càng phải cố gắng không ra đường, tuyệt đối không ra đường trong hai tuần tới.

"Ngay ngày mai (4-4), các đơn vị quận, huyện, phường xã tổ chức lực lượng đi kiểm tra, xử phạt tất cả những người đi ra ngoài đường mà không đúng các nội dung được cho phép, không đúng các trường hợp cần thiết được ra khỏi nhà, phải phạt tất cả những trường hợp này" - ông Chung quán triệt.

Những trường hợp được ra ngoài đường thực hiện theo chỉ thị của Thủ tướng, đó là những trường hợp cần thiết như đi mua lương thực, thực phẩm, thuốc men…

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng chỉ đạo đóng tất cả các công viên trên địa bàn thành phố, yêu cầu người dân không đến công viên tập thể dục, mà chỉ tập luyện ở nhà.

"Nếu qua được ngày 15-4, trước mắt là ngày 9-4, khi đó nếu giảm số ca mắc mới có thể tạm yên tâm; nếu không, để bùng phát sẽ rất phức tạp. Chính vì vậy, công tác cách ly tại nhà, hạn chế ra ngoài đường là rất quan trọng với thành phố" - ông Chung nói.

"Trong những ngày qua, đại bộ phận người dân chấp hành tốt, nhưng vẫn còn một bộ phận vẫn ra công viên, vẫn ra ngoài đường khi không cần thiết.

Tôi đề nghị mọi người ở nhà tối đa, ngay mai thứ bảy và chủ nhật cũng không ra đường, trừ trường hợp cần thiết đi mua sắm lương thực, thực phẩm, thuốc men.

Mọi người dân phải hạn chế tới mức tối đa ra ngoài đường, nếu thành phố yên lặng một tuần nữa mới hi vọng không phải dùng đến Bệnh viện dã chiến Mê Linh, nếu không sẽ rất khó khăn" - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung kêu gọi.

XUÂN LONG

6 nhận xét :

  1. Góp ý các tỉnh không phải là ổ dịch cần siết chặt người từ 2 vùng dịch (2 tp lớn HN SG, đặc biệt là HN) đến - bắt buộc bắt buộc phải cách ly 14 ngày. Các tỉnh đang làm tốt cần làm thêm như trên nữa sẽ an toàn cao.
    (1 người Thụy Điển đi ngoài đường ở HN bị tai nạn, vào bệnh viện, test dương tính !!!)

    Trả lờiXóa
  2. Dẫu biết rằng, việc bảo vệ dân là một trong những nhiệm vụ của tướng Chung; tuy nhiên, dân Thủ Đô cũng nhìn thấy những nỗ lưc của người đứng đầu thành phố trong việc chống dịch vũ hán; độc giả của Tếu, có một vài suy nghĩ mang tính cá nhân, chia xẻ với cộng đồng Tễu. Để hạn chế người ra ngoài đường thì, 1. Bà con lối xóm thay nhau đi chợ, ví dụ thay vì 3 người đi chợ mua thức ăn cho gia đình thì 1 người đi chợ và chợ luôn cho 2 người hàng xóm ngay kế bên (không tiếp xúc trực tiếp từ việc giao hàng...) 2. Siêu thị thành lập nhóm chở hàng miễn phí trong thời kỳ dịch (khách hàng sẽ mua và trả tiền qua tài khoản). Người chở hàng, sẽ 'giao hàng' cho khách bằng cách đặt hàng ở cửa nhà của khách hàng, rồi nhăn tin báo khách hàng biết ra cửa nhận đồ.làm như thế sẽ tránh tiếp xúc một cách trực tiếp?! Thuốc men cũng tương tự .... trong lúc này, không chỉ những người dân có trách nhiệm chung tay, chung sức để làm chậm dần sự phát tán của dịch vũ hán. mà còn cần có sự chung tay nhiều hơn nữa của các siêu thị trong xã hội lúc này là cần thiết, nếu không nói tới trách nhiệm...!? ... Hạn chế ra đường của người dân là cần thiết. đồng thời hạn chế việc cơ quan công quyền tiếp xúc với dân cũng quan trọng không kém, coi chừng, kẻo chính những vị này sẽ truyền dịch trong cộng đồng do những lần gặp gỡ người này người .... hơn nữa, cán bộ cũng là công dân, và cũng cần được bảo vệ. còn chuyện phạt những người vi phạm là cần thiết bởi kết quả cuối cùng ra sao lại phụ thuộc vào cách ứng xư của mỗi người trong cộng đồng trước dịch vũ hán. Cách đây mấy hôm, một hành khách trên xe buýt (ở Mỹ), lên xe, không bịt miệng khi ho, làm vị tài xế này bực bội, ông ta đã đưa lên mạng phàn nàn về hành động bất cẩn ấy. sau 4 ngày, Bác tài đã bị chết do nhiễm khuẩn vũ hán! Mong mọi người bảo trọng, cùng nhau vượt qua giai đoạn này!

    Trả lờiXóa
  3. Ô hô! Vụ này dân phố cổ mệt đây. Nhà chưa tới 20m2 mà chứa tới cả chục người. Mấy gia đình chen nhau. Trước kia. Suốt ngày lê la ngoài vỉa hè. Nay bị cấm ra đường, cấm luôn tập thể dục ở công viên. Phải cố mà chịu đựng thôi. Ở nhà rồi mà còn phải đóng phạt nữa chắc chết.

    Trả lờiXóa
  4. Nhiều người chê anh Chung Con không có năng lực quản trị Thủ đô, điều đó thì đã hẳn, một anh công an chuyên đi đánh án, săn bắt trộm cướp, ma túy, mại dâm vốn là những vụ việc cụ thể thì có cố mấy cũng không thể làm hơn thế. Nay nhiều người khen anh Chung Con chống dịch Covid hiệu quả, dám ra lệnh, có sự quyết đoán, cũng đúng vì phù hợp với năng lực giải quyết nhanh kiểu phá án cụ thể, rất cần thiết. Nếu như công cuộc chống Covid là nhiệm vụ lâu dài, quan trọng nhất thì HN nên dùng anh Chung Con, nhưng để quản trị bền vững chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội thủ đô thì không nên. Ví như dư luận đang phản đối “khẩu dụ” của anh Chung Con, “từ mai, người nào ra đường không có việc cần thiết sẽ bị phạt”. Đã có chỉ thị 16 rồi, cứ thế mà làm. Còn nếu thấy cần có quy định đặc thù cho HN thì phải ra văn bản, có hướng dẫn thực hiện cụ thể chứ không thể kiểu nghĩ đâu nói đấy như vậy. Việc này nhỏ nhưng thể hiện tư duy tùy hứng, bốc đồng, chủ quan, rất dễ ‘vi hiến” hay “trái lệnh thủ tướng” của anh ý.

    Trả lờiXóa
  5. Không ra đường, không tụ tập đông người là đúng. Dân HN bây giờ phần lớn là dân “tứ chiếng” (trấn), xuất phát điểm văn hóa thấp, ý thức công dân kém, nên trông thì “màu mỡ riêu cua” cũng hàm cũng vị cũng cân đai cũng tiền cũng của cũng sang chảnh, nhưng thực “chưa thoát sừng trâu đỏ” về thân phận và văn hóa, nên mới có chuyện không khẩu trang ào ào chen nhau ở công viên Thống Nhất đó. Tuy nhiên cái cách mà anh Chung Con ra lệnh thì cũng thể hiện cái văn hóa tuần đinh chứ không phải là văn hóa tổng đốc. Anh này dù làm được hay không làm được việc, nhưng ngồi ghế chủ tịch HN cứ thấy hài hài. Mấy hôm nay nhìn kỹ, lại thấy anh ấy giống diễn viên Quốc Khánh, chỉ kém mỗi bộ ria.

    Trả lờiXóa
  6. Những lúc thế này người ta mới có dịp soi lại mình. Ví dụ nước Đức (91.959 nhiễm – 1.277 chết) nếu quả thực có con số lí tưởng về nhiễm bệnh và chết vì loại Virus Corona như Việt Nam (239 nhiễm – 90 chết), thì chắc chắn họ còn lâu mới có biện pháp „hạn chế“ đi ra ngoài như hiện nay. Xin nhớ chỉ có 2 Bang ở Đức có hình thức khắt khe như Việt Nam hiện nay, dù dân Đức cũng muốn sống chứ chả riêng dân Việt. Có điều nếu dân Đức nhiễm bệnh và có nhu cầu cần có máy trợ thở (giường bệnh đặc biệt) thì hiện Đức vẫn đủ cho dân Đức và còn đang giúp chữa cho bệnh nhân các nước khác như Pháp, Ý … do số lượng giường cấp cứu đặc biệt với máy trợ thở của họ thuộc loại đứng đầu thế giới khoảng 28.000 giường và máy, trong khí đó họ vẫn đang phải bổ sung thêm như ở Berlin đang biến 1 tòa nhà hội chợ thành Bệnh viện bổ sung tới 1000 giường bệnh đặc biệt để đối phó với dịch bệnh – trong khi Việt nam mới dự kiến có khoảng 3.000 giường bệnh (Chú ý dân số Việt Nam hiện nay khoảng 95,5 và Đức khoảng trên 82,7 triệu). Tóm lại với nhiều người không có máy trợ thở mà yếu thì chết là chắc, thì khi điều kiện không có thì bắt buộc phảo phòng ngừa cao nhất cũng là hợp lý và dễ hiểu. Tuy vậy câu hỏi đặt ra là sao không phòng xa từ trước với số giường mày máy trợ thở và kể cả lúc này đã dồn sức lo bổ sung số giường bệnh đặc biệt và máy trợ thở đúng múc chưa?

    Trả lờiXóa