|
Từ dự tính Viện Hàn lâm KHXH điều chuyển Viện trưởng của viện Ngôn ngữ học:
Nghĩ về Tâm và Tầm của người quản lí
viện nghiên cứu khoa học
GS.TS Nguyễn Văn Lợi
Tầm Nhìn
16:54 | 15/04/2020
Mấy hôm nay, tôi có nhiều suy nghĩ, trăn trở trước câu hỏi của một số phóng viên các báo: Làm thế nào để ổn định và phát triển một viện nghiên cứu khoa học, như Viện Ngôn ngữ học? Trong những năm qua, các Viện nghiên cứu chuyên ngành thuộc Viện Hàn lâm KHXH làm được những gì?
Tôi cho rằng, sự ổn định, phát triển viện khoa học phụ thuộc rất nhiều vào TÂM và TẦM của người lãnh đạo. Tôi gắn bó với Viện Hàn lâm KHXH nói chung và viện Ngôn ngữ học nói riêng suốt ½ thế kỉ. Tôi trải qua những vui buồn, những giai đoạn phát triển hoàng kim cùng những thăng trầm của Viện; qua các thời kì, chịu sự quản lí và được làm việc với nhiều thủ trưởng các cấp từ phòng chuyên môn đến Viện và cả Viện Hàn lâm KHXH. Tôi đã trưởng thành trong môi trường làm việc ở đây, từ một sinh viên tập sự nghiên cứu khoa học, trải qua chức danh trợ lí nghiên cứu, nghiên cứu viên, nghiên cứu viên cao cấp; tôi cũng từng tham gia quản lí từ cấp phòng chuyên môn đến cấp Viện. Do vậy tôi có kinh nghiệm nhất định trong việc nhìn nhận, đánh giá công việc từ 2 phía: từ phía nhân viên được quản lí và từ phía người tham gia quản lí khoa học.
TÂM và TẦM của người quản lí cơ quan khoa học
Để giải quyết ổn thỏa các vấn đề, thúc đẩy Viện phát triển, đóng góp cho sự phát triển của ngành, của đất nước, người lãnh đạo Viện cần có bản lĩnh, có “Tâm và Tầm”.
Người lãnh đạo cơ quan khoa học “có TÂM” nếu lấy khoa học làm mục đích chứ không phải là phương tiện. Nếu lấy khoa học làm mục đích, được mọi người ủng hộ tin tưởng, viện trưởng có thể giải quyết ổn thỏa mọi mâu thuẫn, bế tắc, kể cả khó khăn, mâu thuẫn giữa việc nâng cao chất lượng khoa học và cải thiện đời sống cán bộ; trong việc định hướng nghiên cứu, phân chia đề tài, đào tạo, tổ chức nhân sự. Nếu người quản lí lấy khoa học làm phương tiện để mưu cầu các lợi ích về danh vị, lợi ích kinh tế… của bản thân hoặc phe nhóm, thì dẫn đến tình trạng mất đoàn kết trong cơ quan.
Cần hiểu chữ TẦM là tầm nhìn, nhãn quan khoa học của người lãnh đạo cơ quan trước các yêu cầu phát triển khoa học và thực tế xã hội. Tầm cũng được hiểu là trình độ, đẳng cấp của người quản lí cơ quan nghiên cứu khoa học. Đương nhiên, tầm nhìn và trình độ khoa học của người quản lí liên quan mật thiết và thống nhất trong một cá nhân nhà khoa học. Người đứng đầu cơ quan khoa học có tầm tạo uy tín, sự đồng thuận và ổn định trong một tập thể các nhà khoa học. Nếu không có tầm, người quản lí không xác định đúng định hướng khoa học, xây dựng hệ thống đề tài, thấy được các vấn đề và cách giải quyết từng vấn đề, cũng như dự báo các vấn đề khoa học và thực tế sẽ xảy ra… Đấy là chưa kể, trong cơ quan khoa học, người lãnh đạo không đủ tầm, họ dễ sa vào những việc phi chuyên môn, thậm chí, để tạo quyền uy, “chia để trị”, họ tự khuấy đảo nội bộ bằng các việc phi chuyên môn.
TẦM của người lãnh đạo khoa học thể hiện ở các tiêu chí sau đây:
1 - Giỏi chuyên môn sâu. Đặc điểm của ngôn ngữ học và các ngành khoa học xã hội nhân văn hiện nay là sự phân ngành theo các lĩnh vực chuyên môn sâu. Người lãnh đạo phải có hiểu biết sâu về lĩnh vực chuyên ngành khoa học mà anh ta say mê theo đuổi. Điều này tạo uy tín, tập hợp lực lượng các cán bộ khoa học trong Viện.
2- Có kiến thức rộng, bao quát các lĩnh vực của chuyên ngành chung. Trong một viện nghiên cứu bao gồm nhiều các Phòng , Ban, thuộc chuyên môn sâu khác nhau, đòi hỏi người đứng đầu có những hiểu biết đầy đủ về các lĩnh vực, dù không sâu về từng lĩnh vực. Muốn vậy, người lãnh đạo phải có hiểu biết cơ bản về những cơ sở lí luận, phương pháp luận và các phương pháp cơ bản của chuyên ngành chung.
3- Nhạy bén trước những cái mới về lí thuyết, phương pháp trong chuyên ngành sâu và chuyên ngành chung.
4- Nhạy bén trước những yêu cầu cấp bách trong thực tế, liên quan đến các lĩnh vực của chuyên ngành khoa học của Viện.
5- Có năng lực ngoại ngữ để đưa hoạt động của viện hòa nhập vào dòng chảy quốc tế trong lĩnh vực chuyên môn.
Trong quan niệm như vậy về yêu cầu Tâm và Tầm của người quản lí cơ quan nghiên cứu khoa học, liên hệ với trường hợp của GS.TS Nguyễn Văn Hiệp – Viện trưởng viện Ngôn ngữ học, chúng tôi cũng như nhiều nhà ngôn ngữ học khác cho rằng, anh Hiệp, tuy chưa thật hoàn hảo, nhưng đủ tâm và tầm để tiếp tục lãnh đạo viện Ngôn ngữ học. Tôi hiểu những khó khăn, kể cả những lời thóa mạ, kiện cáo kéo dài (của những kẻ chuyên làm điều sai trái) mà GS Hiệp đã gặp phải; cũng như thấy rõ những gì GS Hiệp đã làm được cho Viện, cho ngành. Việc điều chuyển GS Hiệp sang viện khác sẽ làm phương hại đến sự ổn định và phát triển của Viện, ngành Ngôn ngữ học nói chung và sự nghiệp, những cống hiến, tiếp tục đóng góp trong tương lai của cá nhân GS.TS Nguyễn Văn Hiệp cho nền khoa học nước nhà.
Đời sống thực tiễn và sự phát triển của viện Ngôn ngữ học
Trong mấy năm gần đây, dư luận xã hội quan tâm nhiều đến sự hoạt động khoa học của các viện chuyên ngành thuộc viện Hàn lâm KHXH, trong đó có viện Ngôn ngữ học. Một số tờ báo đặt câu hỏi “trực diện”: Trong những năm qua, các Viện nghiên cứu chuyên ngành thuộc Viện Hàn lâm KHXH làm được những gì? Có tương xứng với đội ngũ đông đảo các nhà khoa học có học hàm học vị cao, và có xứng với lượng kinh phí tương đối lớn (trong điều kiện ngân sách, kinh tế nước nhà còn khó khăn, hạn chế)? Dư luận xã hội đã từng cồn lên cho rằng các vấn đề được đặt ra (thông qua các đề tài khoa học và luận án đào tạo bậc Tiến sĩ của Học Viện KHXH) ít có giá trị khoa học, và nhất là còn xa rời thực tiễn. Trên mạng xã hội người ta chế diễu tính vô bổ của một số đề tài luận án của Học viện Khoa học xã hội. Trong số các đề tài đó có cả đề tài thuộc chuyên ngành Ngôn ngữ học, thuộc những năm trước đây.
Quả là đối với một viện chuyên ngành
khoa học xã hội và nhân văn, những vấn đề đặt ra và cần giải quyết trong
đời sống thực tiễn luôn là lý do và điều kiện để viện nghiên cứu đó tồn
tại và phát triển. Với viện Ngôn ngữ học hiện nay, một loạt vấn đề đang
đặt ra cần giải quyết liên quan đến tiếng Việt và ngôn ngữ các dân tộc
thiểu số (DTTS). Tiếng Việt có vị trí quan trọng trong sự phát triển
kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ ở nước ta hiện
nay và trong tương lai. Bộ Luật Cơ bản - Hiến pháp được Quốc Hội thông
qua năm 2013 khẳng định: Tiếng Việt là ngôn ngữ Quốc gia của Việt Nam.
Nhiệm vụ của toàn xã hội, trước hết là của viện Ngôn ngữ học là phải
nghiên cứu, tác động, hướng đến sự hoàn thiện và phát triển cả về chức
năng và cấu trúc của tiếng Việt-ngôn ngữ Quốc gia. Chức năng xã hội của
tiếng Việt được thể hiện ở sự sử dụng tiếng Việt trong các phạm vi khác
nhau: từ lĩnh vực hành chính, tư pháp, đối ngoại… đến truyền thông đại
chúng, giáo dục, văn hóa, khoa học - công nghệ. Sự hoàn thiện và phát
triển chức năng xã hội song hành, kéo theo sự hoàn thiện về cấu trúc
tiếng Việt. Việc hoàn thiện và phát triển cấu trúc tiếng Việt chính là
công tác Bảo vệ sự trong sáng tiếng Việt trên tất cả các bình diện:
chuẩn hóa chính âm, chữ viết, chính tả, từ điển, thuật ngữ, ngữ pháp,
phong cách chức năng. Đây là những nhiệm vụ cấp bách của viện Ngôn ngữ
học.
Nước ta là quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ. Hiến Pháp (2013) khẳng định vị thế Ngôn ngữ Quốc gia của tiếng Việt, đồng thời khẳng định, Nhà nước tôn trọng quyền được bảo tồn và phát triển ngôn ngữ chữ viết các DTTS. Một lĩnh vực khác viện Ngôn ngữ học cần quan tâm là nghiên cứu và giải quyết những vấn đề liên quan đến sự hoàn thiện và phát triển chức năng và cấu trúc ngôn ngữ DTTS ở nước ta.
Trong mấy năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, trong nghiên cứu khoa học, viện Ngôn ngữ học đi theo hướng bám sát thực tế tiếng Việt, ngôn ngữ DTTS để xây dựng các hệ đề tài các cấp. Những vấn đề về ngữ âm, ngữ pháp, phương ngữ tiếng Việt được quan tâm nghiên cứu. Một số đề tài mang tính ứng dụng cũng được triển khai, như các đề tài cấp Bộ về ngôn ngữ cử chỉ cho người khiếm thính, xây dựng bộ test đánh giá sự phát triển ngôn ngữ trẻ em, ngôn ngữ bệnh học, ngôn ngữ trong công nghệ thông tin. Trong giáo dục, vấn đề dạy tiếng Việt là vấn đề quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông. Đây là lĩnh vực được Viện Ngôn ngữ học nói chung và cá nhân GS.TS Nguyễn Văn Hiệp quan tâm đặc biệt. GS Hiệp từng là tác giả hoặc đồng tác giả các sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7, 8, 10, 11. Hiện nay Việt Nam đã ban hành và đang triển khai thực hiện Chương trình tổng thế mới về môn Ngữ văn. Cá nhân GS Hiệp đã và đang đóng góp tích cực cho chương trình này trong việc kết nối, mời các chuyên gia hàng đầu về Ngôn ngữ học chức năng hệ thống đến trình bày và thảo luận với các nhà khoa học Việt Nam nhằm áp dụng lí thuyết này vào Chương trình mới về Ngữ văn. GS Hiệp là thành viên ngôn ngữ học tham gia thẩm định chương trình tổng thể môn Ngữ văn mới; chương trình đã được Bộ Giáo dục ban hành. Viện Ngôn ngữ học và cá nhân GS Hiệp tích cực tham gia và đưa ra hướng giải quyết trong các cuộc thảo luận, thậm chí “tranh cãi nóng”, gây xôn xao trên truyền thông đại chúng, mạng xã hội về tiếng Việt, chữ Quốc ngữ.
Về ngôn ngữ dân tộc thiểu số, Viện Ngôn ngữ học là cơ quan thực hiện 5 đề tài cấp Nhà nước, thuộc Chương trình (gồm 7 đề tài nhánh) cấp Nhà nước: “Những vấn đề cấp bách để bảo tồn và phát huy vai trò, bản sắc của ngôn ngữ DTTS ở Việt Nam, góp phần phát triển bền vững đất nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”. Cũng phải nói thêm rằng, bản thân tôi được Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị là thành viên phản biện trong Hội đồng thẩm định tất cả 7 đề tài của Chương trình, nên có hiểu biết chi tiết về từng đề tài và toàn bộ Chương trình. 5 đề tài Viện Ngôn ngữ học thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách như vấn đề xác định thành phân ngôn ngữ ở nước ta, sự hành chức ngôn ngữ DTTS trong các lĩnh vực, giáo dục ngôn ngữ ở vùng DTTS, chữ viết DTTS, chính sách đối với ngôn ngữ DTTS. GS Hiệp ngoài nhiệm vụ quản lí chung 5 đề tài do Viện thực hiện, còn là chủ nhiệm 1 đề tài mang tính tổng hợp kết quả nghiên cứu của 6 đề tài nhánh và về chữ viết DTTS.
Có thể nói, trong mấy năm qua, ở cương
vị Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, GS Nguyễn Văn Hiệp đã có những bước đi
quan trọng trong việc xác định đường hướng phát triển của Viện. Trước
hết, đó là hướng bám sát những vấn đề đặt ra trong thực tế đời sống hoạt
động của tiếng Việt và ngôn ngữ DTTS. Phương hướng đó, thiết nghĩ cũng
là yêu cầu xã hội đặt ra không chỉ đối với Viện Ngôn ngữ học, mà cũng là
yêu cầu đối với các viện chuyên ngành khác của Viện Hàn lâm KHXH.
Phương hướng đó đã được vạch ra, một số việc đang thực hiện dang dở.
Chúng tôi rất mong các cơ quan quản lí, trước hết là lãnh đạo Viện Hàn
lâm KHXH ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi để viện Ngôn ngữ học nói
chung và GS Nguyễn Văn Hiệp nói riêng, tiếp tục mạnh bước tiến lên theo
phương hướng đúng đắn và quan trọng đó. Có như thế mới thực sự tạo điều
kiện cho trí thức chân chính làm việc, phát triển và cống hiến!
GS.TS Nguyễn Văn Lợi
(Nguyên Phó Viện trưởng phụ trách khoa học, viện Ngôn ngữ học)
GS.TS Nguyễn Văn Lợi
Tầm Nhìn
16:54 | 15/04/2020
Mấy hôm nay, tôi có nhiều suy nghĩ, trăn trở trước câu hỏi của một số phóng viên các báo: Làm thế nào để ổn định và phát triển một viện nghiên cứu khoa học, như Viện Ngôn ngữ học? Trong những năm qua, các Viện nghiên cứu chuyên ngành thuộc Viện Hàn lâm KHXH làm được những gì?
Tôi cho rằng, sự ổn định, phát triển viện khoa học phụ thuộc rất nhiều vào TÂM và TẦM của người lãnh đạo. Tôi gắn bó với Viện Hàn lâm KHXH nói chung và viện Ngôn ngữ học nói riêng suốt ½ thế kỉ. Tôi trải qua những vui buồn, những giai đoạn phát triển hoàng kim cùng những thăng trầm của Viện; qua các thời kì, chịu sự quản lí và được làm việc với nhiều thủ trưởng các cấp từ phòng chuyên môn đến Viện và cả Viện Hàn lâm KHXH. Tôi đã trưởng thành trong môi trường làm việc ở đây, từ một sinh viên tập sự nghiên cứu khoa học, trải qua chức danh trợ lí nghiên cứu, nghiên cứu viên, nghiên cứu viên cao cấp; tôi cũng từng tham gia quản lí từ cấp phòng chuyên môn đến cấp Viện. Do vậy tôi có kinh nghiệm nhất định trong việc nhìn nhận, đánh giá công việc từ 2 phía: từ phía nhân viên được quản lí và từ phía người tham gia quản lí khoa học.
TÂM và TẦM của người quản lí cơ quan khoa học
Để giải quyết ổn thỏa các vấn đề, thúc đẩy Viện phát triển, đóng góp cho sự phát triển của ngành, của đất nước, người lãnh đạo Viện cần có bản lĩnh, có “Tâm và Tầm”.
Người lãnh đạo cơ quan khoa học “có TÂM” nếu lấy khoa học làm mục đích chứ không phải là phương tiện. Nếu lấy khoa học làm mục đích, được mọi người ủng hộ tin tưởng, viện trưởng có thể giải quyết ổn thỏa mọi mâu thuẫn, bế tắc, kể cả khó khăn, mâu thuẫn giữa việc nâng cao chất lượng khoa học và cải thiện đời sống cán bộ; trong việc định hướng nghiên cứu, phân chia đề tài, đào tạo, tổ chức nhân sự. Nếu người quản lí lấy khoa học làm phương tiện để mưu cầu các lợi ích về danh vị, lợi ích kinh tế… của bản thân hoặc phe nhóm, thì dẫn đến tình trạng mất đoàn kết trong cơ quan.
Cần hiểu chữ TẦM là tầm nhìn, nhãn quan khoa học của người lãnh đạo cơ quan trước các yêu cầu phát triển khoa học và thực tế xã hội. Tầm cũng được hiểu là trình độ, đẳng cấp của người quản lí cơ quan nghiên cứu khoa học. Đương nhiên, tầm nhìn và trình độ khoa học của người quản lí liên quan mật thiết và thống nhất trong một cá nhân nhà khoa học. Người đứng đầu cơ quan khoa học có tầm tạo uy tín, sự đồng thuận và ổn định trong một tập thể các nhà khoa học. Nếu không có tầm, người quản lí không xác định đúng định hướng khoa học, xây dựng hệ thống đề tài, thấy được các vấn đề và cách giải quyết từng vấn đề, cũng như dự báo các vấn đề khoa học và thực tế sẽ xảy ra… Đấy là chưa kể, trong cơ quan khoa học, người lãnh đạo không đủ tầm, họ dễ sa vào những việc phi chuyên môn, thậm chí, để tạo quyền uy, “chia để trị”, họ tự khuấy đảo nội bộ bằng các việc phi chuyên môn.
TẦM của người lãnh đạo khoa học thể hiện ở các tiêu chí sau đây:
1 - Giỏi chuyên môn sâu. Đặc điểm của ngôn ngữ học và các ngành khoa học xã hội nhân văn hiện nay là sự phân ngành theo các lĩnh vực chuyên môn sâu. Người lãnh đạo phải có hiểu biết sâu về lĩnh vực chuyên ngành khoa học mà anh ta say mê theo đuổi. Điều này tạo uy tín, tập hợp lực lượng các cán bộ khoa học trong Viện.
2- Có kiến thức rộng, bao quát các lĩnh vực của chuyên ngành chung. Trong một viện nghiên cứu bao gồm nhiều các Phòng , Ban, thuộc chuyên môn sâu khác nhau, đòi hỏi người đứng đầu có những hiểu biết đầy đủ về các lĩnh vực, dù không sâu về từng lĩnh vực. Muốn vậy, người lãnh đạo phải có hiểu biết cơ bản về những cơ sở lí luận, phương pháp luận và các phương pháp cơ bản của chuyên ngành chung.
3- Nhạy bén trước những cái mới về lí thuyết, phương pháp trong chuyên ngành sâu và chuyên ngành chung.
4- Nhạy bén trước những yêu cầu cấp bách trong thực tế, liên quan đến các lĩnh vực của chuyên ngành khoa học của Viện.
5- Có năng lực ngoại ngữ để đưa hoạt động của viện hòa nhập vào dòng chảy quốc tế trong lĩnh vực chuyên môn.
Trong quan niệm như vậy về yêu cầu Tâm và Tầm của người quản lí cơ quan nghiên cứu khoa học, liên hệ với trường hợp của GS.TS Nguyễn Văn Hiệp – Viện trưởng viện Ngôn ngữ học, chúng tôi cũng như nhiều nhà ngôn ngữ học khác cho rằng, anh Hiệp, tuy chưa thật hoàn hảo, nhưng đủ tâm và tầm để tiếp tục lãnh đạo viện Ngôn ngữ học. Tôi hiểu những khó khăn, kể cả những lời thóa mạ, kiện cáo kéo dài (của những kẻ chuyên làm điều sai trái) mà GS Hiệp đã gặp phải; cũng như thấy rõ những gì GS Hiệp đã làm được cho Viện, cho ngành. Việc điều chuyển GS Hiệp sang viện khác sẽ làm phương hại đến sự ổn định và phát triển của Viện, ngành Ngôn ngữ học nói chung và sự nghiệp, những cống hiến, tiếp tục đóng góp trong tương lai của cá nhân GS.TS Nguyễn Văn Hiệp cho nền khoa học nước nhà.
Đời sống thực tiễn và sự phát triển của viện Ngôn ngữ học
Trong mấy năm gần đây, dư luận xã hội quan tâm nhiều đến sự hoạt động khoa học của các viện chuyên ngành thuộc viện Hàn lâm KHXH, trong đó có viện Ngôn ngữ học. Một số tờ báo đặt câu hỏi “trực diện”: Trong những năm qua, các Viện nghiên cứu chuyên ngành thuộc Viện Hàn lâm KHXH làm được những gì? Có tương xứng với đội ngũ đông đảo các nhà khoa học có học hàm học vị cao, và có xứng với lượng kinh phí tương đối lớn (trong điều kiện ngân sách, kinh tế nước nhà còn khó khăn, hạn chế)? Dư luận xã hội đã từng cồn lên cho rằng các vấn đề được đặt ra (thông qua các đề tài khoa học và luận án đào tạo bậc Tiến sĩ của Học Viện KHXH) ít có giá trị khoa học, và nhất là còn xa rời thực tiễn. Trên mạng xã hội người ta chế diễu tính vô bổ của một số đề tài luận án của Học viện Khoa học xã hội. Trong số các đề tài đó có cả đề tài thuộc chuyên ngành Ngôn ngữ học, thuộc những năm trước đây.
Nước ta là quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ. Hiến Pháp (2013) khẳng định vị thế Ngôn ngữ Quốc gia của tiếng Việt, đồng thời khẳng định, Nhà nước tôn trọng quyền được bảo tồn và phát triển ngôn ngữ chữ viết các DTTS. Một lĩnh vực khác viện Ngôn ngữ học cần quan tâm là nghiên cứu và giải quyết những vấn đề liên quan đến sự hoàn thiện và phát triển chức năng và cấu trúc ngôn ngữ DTTS ở nước ta.
Trong mấy năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, trong nghiên cứu khoa học, viện Ngôn ngữ học đi theo hướng bám sát thực tế tiếng Việt, ngôn ngữ DTTS để xây dựng các hệ đề tài các cấp. Những vấn đề về ngữ âm, ngữ pháp, phương ngữ tiếng Việt được quan tâm nghiên cứu. Một số đề tài mang tính ứng dụng cũng được triển khai, như các đề tài cấp Bộ về ngôn ngữ cử chỉ cho người khiếm thính, xây dựng bộ test đánh giá sự phát triển ngôn ngữ trẻ em, ngôn ngữ bệnh học, ngôn ngữ trong công nghệ thông tin. Trong giáo dục, vấn đề dạy tiếng Việt là vấn đề quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông. Đây là lĩnh vực được Viện Ngôn ngữ học nói chung và cá nhân GS.TS Nguyễn Văn Hiệp quan tâm đặc biệt. GS Hiệp từng là tác giả hoặc đồng tác giả các sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7, 8, 10, 11. Hiện nay Việt Nam đã ban hành và đang triển khai thực hiện Chương trình tổng thế mới về môn Ngữ văn. Cá nhân GS Hiệp đã và đang đóng góp tích cực cho chương trình này trong việc kết nối, mời các chuyên gia hàng đầu về Ngôn ngữ học chức năng hệ thống đến trình bày và thảo luận với các nhà khoa học Việt Nam nhằm áp dụng lí thuyết này vào Chương trình mới về Ngữ văn. GS Hiệp là thành viên ngôn ngữ học tham gia thẩm định chương trình tổng thể môn Ngữ văn mới; chương trình đã được Bộ Giáo dục ban hành. Viện Ngôn ngữ học và cá nhân GS Hiệp tích cực tham gia và đưa ra hướng giải quyết trong các cuộc thảo luận, thậm chí “tranh cãi nóng”, gây xôn xao trên truyền thông đại chúng, mạng xã hội về tiếng Việt, chữ Quốc ngữ.
Về ngôn ngữ dân tộc thiểu số, Viện Ngôn ngữ học là cơ quan thực hiện 5 đề tài cấp Nhà nước, thuộc Chương trình (gồm 7 đề tài nhánh) cấp Nhà nước: “Những vấn đề cấp bách để bảo tồn và phát huy vai trò, bản sắc của ngôn ngữ DTTS ở Việt Nam, góp phần phát triển bền vững đất nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”. Cũng phải nói thêm rằng, bản thân tôi được Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị là thành viên phản biện trong Hội đồng thẩm định tất cả 7 đề tài của Chương trình, nên có hiểu biết chi tiết về từng đề tài và toàn bộ Chương trình. 5 đề tài Viện Ngôn ngữ học thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách như vấn đề xác định thành phân ngôn ngữ ở nước ta, sự hành chức ngôn ngữ DTTS trong các lĩnh vực, giáo dục ngôn ngữ ở vùng DTTS, chữ viết DTTS, chính sách đối với ngôn ngữ DTTS. GS Hiệp ngoài nhiệm vụ quản lí chung 5 đề tài do Viện thực hiện, còn là chủ nhiệm 1 đề tài mang tính tổng hợp kết quả nghiên cứu của 6 đề tài nhánh và về chữ viết DTTS.
GS.TS Nguyễn Văn Lợi
(Nguyên Phó Viện trưởng phụ trách khoa học, viện Ngôn ngữ học)
CÂU HỎI: Trong những năm qua, các Viện nghiên cứu chuyên ngành thuộc Viện Hàn lâm KHXH làm được những gì?
Trả lờiXóaTHIẾT GÌ VIỆC QUAN TRỌNG NHƯNG KHÔNG LÀM, VÍ DỤ 2 VIỆC SAU:
1- Nghiên cứu sự hình thành xã hội xã hội chủ nghĩa từ trước đến nay, giải thích tại sao nó lại bị sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu? Từ đó tư vấn cho chính quyền CSVN rằng có nên đi theo con đường XHCN nữa hay không? Vì như ông TBT đã nói là: "Không biết đến cuối thế kỷ 21 này, có thực hiện được CNXH hay không?" Có nghĩa là ngay cả người nắm chức vụ cao nhất của CSVN vẫn còn hoài nghi về tính thực tiễn và khả thi của CNXH. Vậy thì Viện HLKHXH phải nghiên cứu và trả lời được câu hỏi của ông TBT.
2- Có chủ nghĩa cộng sản hay không? khi mà CNXH còn không tưởng, còn không khả thi thì chắc chắn CNCS cũng không thể tồn tại, vậy giải quyết tương lai của CNXH như thế nào? Nước Việt nam nên đi theo con đường nào? Chứ cứ loay hoay với những luận điểm này thì VN sẽ còn lúng túng trong bài toán thể chế chính trị, mà khi thể chế chính trị không vững thì thể chế kinh tế cũng lung lay và đó là lý do tại sao kinh tế VN cứ luôn nói là: Kinh tế thị trường định hướng XHCN?
Vậy Viện KHXH nên nghiên cứu những vấn đề lớn, chiến lược này để tìm ra lối đi cho Việt Nam trong tương lai.