Nguyễn Ngọc Chu
CÓ TIẾP TỤC CÁCH LY TOÀN QUỐC HAY KHÔNG?
Hết 15/4/2020 là hết thời hạn cách ly toàn quốc. Cả nước đang đối mặt với câu hỏi quan trọng: Có tiếp tục cách ly toàn quốc sau 15/4/2020 hay không?
I. CÁC CÂU HỎI GỢI MỞ
Khi muốn quyết định một vấn đề quan trọng, thường phải đặt ra nhiều câu hỏi để trả lời. Nhưng như một rừng cây, chọn câu hỏi nào đây?
Câu hỏi đặt ra phải phản ánh được cốt lõi vấn đề. Nếu không, sẽ không tìm được lời giải đúng. Và câu trả lời phải ở dạng alternative (loại trừ): Có hoặc không. Để gạt bỏ tính do dự.
Người giỏi luôn chọn đúng những câu hỏi cột sống. Có những câu hỏi mang tính tiên đề, mà vi phạm nó là ngoài vòng xem xét. Người kém luôn luẩn quẩn trong những câu hỏi râu ria vụn vặt, nên không tìm ra giải pháp đúng.
1. Tiếp tục cách ly toàn quốc có hạn chế khả năng lây nhiễm covid 19 không? Có.
Đó là câu hỏi đơn giản vì tìm ngay ra câu trả lời đơn giản. Từ đó suy ra, tiếp tục cách ly toàn quốc là một quyết định đơn giản.
Nhưng đó không phải là quyết định của Thủ tướng. Vì quyết định của Thủ tướng phải rất khó khăn. Điều đó có nghĩa là câu hỏi trên chưa phản ánh đúng vấn đề.
2. Mỗi ngày cách ly toàn quốc thiệt hại bao nhiêu? 1 tỷ USD.
GDP danh nghĩa của Việt Nam năm 2019 theo Quỹ tiền tệ thế giới là 375,6 tỷ USD. Như vậy mỗi ngày cách ly cả nước mất chừng 1 tỷ USD.
3. Có bao nhiêu doanh nghiệp bị vỡ nợ? Có bao nhiêu con người bị khó khăn nếu tiếp tục cách ly toàn quốc?
Không chỉ là 1 tỷ USD. Hàng chục triệu nông dân đang có hoa màu và hoa quả bị thối rục. Hàng chục vạn doanh nghiệp đang trên bờ phá sản. Hàng triệu người đang đối mặt với không có cái ăn vì không có việc làm.
Đến đây thì mới thấy cái khó của quyết định Thủ tướng. Không chỉ tổn thất to lớn về kinh tế, mà sự sống, sạt nghiệp hay tù đày của hàng vạn gia đình đang phụ thuộc vào mỗi ngày toàn quốc cách ly.
Hãy ngồi vào hoàn cảnh nông dân phải vay tiền ngân hàng mà rau quả bị bỏ thối; Hãy ngồi vào ghế các doanh nghiệp, sản xuất bị đóng băng, hàng hóa vật tư tồn đọng, mà vẫn phải trả lương, trả chi phí mặt bằng, trả lãi vay ngân hàng; Hãy ở vào địa vị các hãng hàng không khi cả trăm chiếc máy bay không cất cánh, hàng chục ngàn nhân viên không việc làm... thì mới thấy sự cồn cào lửa đốt của mỗi giờ cách ly!
Cho nên muốn quyết định có tiếp tục cách ly toàn quốc hay không cần trả lời nhiều câu hỏi nữa. Trong trường hợp còn phân vân, thì phải nhìn ra các nước khác như thế nào để mà tham khảo.
4. Có nước nào bị dịch mức độ như Việt Nam mà tiếp tục cách ly toàn quốc không? Hãy lấy một số nước điển hình để tham chiếu?
- Dịch covid 19 ở Nhật Bản trầm trọng hơn Việt Nam. Hiện thời (03 giờ GMT ngày 14/4/2020) Nhật có 7 645 ca nhiễm và 143 ca tử vong. Nhưng cả nước Nhật không cách ly như Việt Nam. Nền kinh tế nội địa Nhật Bản hoạt động hầu như bình thường. Thủ tướng Nhật chỉ quyết định dừng học trong 2 tuần và đã cho học lại. Giao thông nội địa không hạn chế.
- Trung Quốc đã từng là trung tâm dịch của thế giới. Tình trạng dịch của Trung Quốc hiện nay vẫn nguy hiểm hơn Việt Nam rất nhiều. Nhưng hoạt động kinh tế nội địa của Trung Quốc không bị đóng băng như Việt Nam.
- Các nền kinh tế khác ở châu Á, như Hàn Quốc, Hongkong đều có dịch nặng hơn Việt Nam nhưng không đóng băng như Việt Nam.
- Nặng như Tây Ban Nha, tại thời điểm 03 giờ GMT ngày 14/4/2020 với 170 099 người nhiễm và 17 756 người chết, nhưng từ hôm qua khi số người nhiễm (+2665) và người chết (+280) thuyên giảm, thì Tây Ban Nha bắt đầu giảm cách ly để hồi sinh kinh tế.
- Nặng nhất như Mỹ bây giờ (587 155 ca nhiễm và 23 644 ca tử vong), chưa qua đỉnh điểm dịch, nhưng Tổng thống Donald Trump đang dự định “mở cửa” trở lại từ đầu tháng 5/2020 để nền kinh tế hồi phục.
Cái khó của Tổng thống Mỹ là không để dịch trầm trọng, nhưng đồng thời cũng không được để kinh tế đi xuống. Thất bại một trong hai điều đó, ông Donald Trump đều phải đối mặt với mất chức tổng thống trong kỳ bỏ phiếu cuối năm nay. Đó là sự khác biệt sống còn so với quyết định của Thủ tướng Việt Nam.
Quyết định kéo dài cách ly toàn quốc của Thủ tướng Việt Nam dứt khoát là quyết định an toàn về mặt chống dịch covid 19. Nhưng đó là quyết định bất lợi to lớn về kinh tế. Nhưng bất lợi về kinh tế, dẫu lớn đến đâu, cũng không kéo theo hệ quả mất chức. Đó là sự sống sót khác biệt so với quyết định dẫn đến đe dọa mất chức. Nếu quyết định kéo dài cách ly làm tổn thất kinh tế, dẫn đến mất chức, thì chắc chắn kết cục sẽ khác.
5. Việt Nam có hết nguy cơ dịch khi thế giới vẫn còn có dịch không? Không.
Việt Nam vẫn tiềm ẩn lây dịch khi cả thế giới bên ngoài Việt Nam còn có dịch. Từ đó suy ra, không thể tiếp tục cách ly toàn quốc để chống lây nhiễm dịch cho mãi đến khi thế giới hết dịch.
Nói cách khác, là Việt Nam phải khởi động nền kinh tế nội địa, trước khi mở cửa với nước ngoài sau khi thế giới hết dịch.
6. Đóng chặt cửa biên giới, ngăn chặn không cho dịch từ ngoài lọt vào, có hoạt động quốc nội được không? Có.
Đóng chặt cửa biên giới, không có nghĩa là không thông quan hàng hóa. Vẫn có cách để hàng hóa vẫn xuất nhập được, mà không cho người nhập cảnh, và hạn chế được gần tuyệt đối về sự lây dịch bệnh từ ngoài vào.
Và như vậy, có thể mở lại hoạt động quốc nội bình thường. Nhiều nước (Nhật, Hàn, Trung Quốc, Singapore…) vẫn đang tiến hành như vậy.
7. Có hoạt động cục bộ tại các tỉnh được không? Có.
Đây là một câu hỏi rất quan trọng. Trên toàn quốc có gần 60 tỉnh thành trong cả nước không bị nhiễm dịch. Tại sao các tỉnh này lại phải đóng băng? Tại sao doanh nghiệp các tỉnh này không hoạt động bình thường trong nội bộ tỉnh? Tại sao hàng hóa, nông sản trong tỉnh lại không được lưu thông bình thường nội tỉnh và liên tỉnh?
Lãnh đạo các tỉnh thành của nước ta chưa bao giờ tự có trách nhiệm như các thống đốc bang ở Mỹ.
Họ sợ trách nhiệm đến nỗi không dám tự quyết định đã đành, còn đẩy trách nhiệm lên cấp trên và xuống cấp dưới. Họ thờ ơ với số phận của người dân trong tỉnh đến mức không đòi hỏi quyền tự quyết để nền kinh tế trong tỉnh phải được hoạt động bình thường. Nếu không hoạt động bình thường thì nhân dân trong tỉnh chết đói, nông dân bị mất nông sản, các doanh nghiệp vỡ nợ, phá sản.
Không một ai trong lãnh đạo của gần 60 tỉnh thành không bị nhiễm covid 19 dám đứng ra đòi hỏi quyền cát cứ - được lưu thông nội bộ cho tỉnh mình! Dịch bệnh là phải cát cứ. Cớ sao không bị dịch mà phải đóng băng theo các tỉnh bị dịch? Không dám đòi hỏi cát cứ khi tình hình bắt buộc cát cứ nói lên tính nhu nhược của người lãnh đạo.
Các tỉnh không bị nhiễm dịch hoàn toàn có thể để toàn tỉnh hoạt động bình thường trong nội bộ tỉnh. Giữa các tỉnh, ra vào có sự kiểm soát chặt chẽ, thì dịch vẫn không thể xâm nhập. Hơn thế nữa, hàng hóa và nông sản vẫn có thể lưu thông liên tỉnh bình thường với các tỉnh khác.
II. GIẢI PHÁP
Từ các phân tích trên cũng đủ để đưa ra các quyết định.
1. Khóa chặt biên giới về hành khách. Để lưu thông hàng hóa. Đây là nhiệm vụ tối quan trọng của Chính phủ.
2. Tình hình dịch Việt Nam đang hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát. Cần phải tiếp tục thực thi các biện pháp đã đề ra về phòng và kiểm soát dịch.
3. Không tiếp tục cách ly cùng một lúc trên toàn quốc.
4. Các tỉnh không có dịch, sau 15/4/2020 phải thiết lập cơ chế để nội bộ trong tỉnh lưu thông hoàn toàn bình thường.
5. Giữa các tỉnh đặt hệ thống kiểm soát để duy trì sự lưu thông liên tỉnh. Hạn chế sự di chuyển không cần thiết, kiểm soát được nguồn lây bệnh, nhưng không gián đoạn lưu thông, không cản trở lưu thông.
6. Với Hà Nội và TP HCM phải kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh. Đây là điều rất quan trọng, phụ thuộc vào tài năng của lãnh đạo hai thành phố.
Có thể cách ly có điều kiện trong 1 đến 2 tuần nữa là cùng. Đầu tháng 5 phải trở lại hoạt động nội đô bình thường.
Với những người lãnh đạo giỏi và đầy tính quyết đoán, thì cả 2 thành phố Hà Nội và HCM đã có thể trở lại hoạt động bình thường sau 15/4/2020.
Nhưng điều đó sẽ không xảy ra với lãnh đạo hiện thời ở cả 2 thành phố.
III. NHẮN GỬI
1. Cùng một chính sách đưa ra, nhưng sự thành công phụ thuộc vào người thực thi.
Mức độ dịch ở Nhật nguy hiểm hơn so với Việt Nam, nhưng lãnh đạo Nhật để nước Nhật hoạt động bình thường, mà kiểm soát được lây nhiễm dịch, và không rơi vào tình thế náo loạn.
Từ đó để thấy, quyết định thôi cách ly toàn quốc ở Việt Nam thắng lợi hay bị đổ lỗi cho không đúng, sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc kiểm soát dịch ở hai thành phố quan trọng nhất là Hà Nội và HCM. Chính phủ vì thế mà phải rất coi trọng ở hai mặt trận này, sau mặt trận cửa khẩu biên giới.
2. Thành phố Hải Phòng đã đúng khi đóng cửa kiểm soát dòng lưu thông vào ra Hải Phòng ngay khi bắt đầu có lệnh cách ly toàn quốc. Đây là cách các tỉnh có thể học để vận dụng khi cho nội tỉnh hoạt động bình thường.
3. Tính cách con người quyết định các biện pháp mà họ sử dụng. Người có tính cách mạnh mẽ hành động rất quyết liệt. Trong những hoàn cảnh khó khăn, cần những người mạnh mẽ. Người mạnh mẽ biết dựa vào năng lực mạnh mẽ của mình mà hành động không do dự. Người yếu đuối vì do dự mà không sáng suốt, rồi sinh ra sợ sệt.
Hệ quả là, để quốc gia còn tiếp tục cách ly toàn quốc hay không – phần nhiều phụ thuộc vào tính mạnh mẽ của lãnh đạo.
4. Bởi thế, quyết định như thế nào, thắng lợi hay thất bại – phụ thuộc hoàn toàn vào ai là lãnh đạo!
CÓ TIẾP TỤC CÁCH LY TOÀN QUỐC HAY KHÔNG?
Hết 15/4/2020 là hết thời hạn cách ly toàn quốc. Cả nước đang đối mặt với câu hỏi quan trọng: Có tiếp tục cách ly toàn quốc sau 15/4/2020 hay không?
I. CÁC CÂU HỎI GỢI MỞ
Khi muốn quyết định một vấn đề quan trọng, thường phải đặt ra nhiều câu hỏi để trả lời. Nhưng như một rừng cây, chọn câu hỏi nào đây?
Câu hỏi đặt ra phải phản ánh được cốt lõi vấn đề. Nếu không, sẽ không tìm được lời giải đúng. Và câu trả lời phải ở dạng alternative (loại trừ): Có hoặc không. Để gạt bỏ tính do dự.
Người giỏi luôn chọn đúng những câu hỏi cột sống. Có những câu hỏi mang tính tiên đề, mà vi phạm nó là ngoài vòng xem xét. Người kém luôn luẩn quẩn trong những câu hỏi râu ria vụn vặt, nên không tìm ra giải pháp đúng.
1. Tiếp tục cách ly toàn quốc có hạn chế khả năng lây nhiễm covid 19 không? Có.
Đó là câu hỏi đơn giản vì tìm ngay ra câu trả lời đơn giản. Từ đó suy ra, tiếp tục cách ly toàn quốc là một quyết định đơn giản.
Nhưng đó không phải là quyết định của Thủ tướng. Vì quyết định của Thủ tướng phải rất khó khăn. Điều đó có nghĩa là câu hỏi trên chưa phản ánh đúng vấn đề.
2. Mỗi ngày cách ly toàn quốc thiệt hại bao nhiêu? 1 tỷ USD.
GDP danh nghĩa của Việt Nam năm 2019 theo Quỹ tiền tệ thế giới là 375,6 tỷ USD. Như vậy mỗi ngày cách ly cả nước mất chừng 1 tỷ USD.
3. Có bao nhiêu doanh nghiệp bị vỡ nợ? Có bao nhiêu con người bị khó khăn nếu tiếp tục cách ly toàn quốc?
Không chỉ là 1 tỷ USD. Hàng chục triệu nông dân đang có hoa màu và hoa quả bị thối rục. Hàng chục vạn doanh nghiệp đang trên bờ phá sản. Hàng triệu người đang đối mặt với không có cái ăn vì không có việc làm.
Đến đây thì mới thấy cái khó của quyết định Thủ tướng. Không chỉ tổn thất to lớn về kinh tế, mà sự sống, sạt nghiệp hay tù đày của hàng vạn gia đình đang phụ thuộc vào mỗi ngày toàn quốc cách ly.
Hãy ngồi vào hoàn cảnh nông dân phải vay tiền ngân hàng mà rau quả bị bỏ thối; Hãy ngồi vào ghế các doanh nghiệp, sản xuất bị đóng băng, hàng hóa vật tư tồn đọng, mà vẫn phải trả lương, trả chi phí mặt bằng, trả lãi vay ngân hàng; Hãy ở vào địa vị các hãng hàng không khi cả trăm chiếc máy bay không cất cánh, hàng chục ngàn nhân viên không việc làm... thì mới thấy sự cồn cào lửa đốt của mỗi giờ cách ly!
Cho nên muốn quyết định có tiếp tục cách ly toàn quốc hay không cần trả lời nhiều câu hỏi nữa. Trong trường hợp còn phân vân, thì phải nhìn ra các nước khác như thế nào để mà tham khảo.
4. Có nước nào bị dịch mức độ như Việt Nam mà tiếp tục cách ly toàn quốc không? Hãy lấy một số nước điển hình để tham chiếu?
- Dịch covid 19 ở Nhật Bản trầm trọng hơn Việt Nam. Hiện thời (03 giờ GMT ngày 14/4/2020) Nhật có 7 645 ca nhiễm và 143 ca tử vong. Nhưng cả nước Nhật không cách ly như Việt Nam. Nền kinh tế nội địa Nhật Bản hoạt động hầu như bình thường. Thủ tướng Nhật chỉ quyết định dừng học trong 2 tuần và đã cho học lại. Giao thông nội địa không hạn chế.
- Trung Quốc đã từng là trung tâm dịch của thế giới. Tình trạng dịch của Trung Quốc hiện nay vẫn nguy hiểm hơn Việt Nam rất nhiều. Nhưng hoạt động kinh tế nội địa của Trung Quốc không bị đóng băng như Việt Nam.
- Các nền kinh tế khác ở châu Á, như Hàn Quốc, Hongkong đều có dịch nặng hơn Việt Nam nhưng không đóng băng như Việt Nam.
- Nặng như Tây Ban Nha, tại thời điểm 03 giờ GMT ngày 14/4/2020 với 170 099 người nhiễm và 17 756 người chết, nhưng từ hôm qua khi số người nhiễm (+2665) và người chết (+280) thuyên giảm, thì Tây Ban Nha bắt đầu giảm cách ly để hồi sinh kinh tế.
- Nặng nhất như Mỹ bây giờ (587 155 ca nhiễm và 23 644 ca tử vong), chưa qua đỉnh điểm dịch, nhưng Tổng thống Donald Trump đang dự định “mở cửa” trở lại từ đầu tháng 5/2020 để nền kinh tế hồi phục.
Cái khó của Tổng thống Mỹ là không để dịch trầm trọng, nhưng đồng thời cũng không được để kinh tế đi xuống. Thất bại một trong hai điều đó, ông Donald Trump đều phải đối mặt với mất chức tổng thống trong kỳ bỏ phiếu cuối năm nay. Đó là sự khác biệt sống còn so với quyết định của Thủ tướng Việt Nam.
Quyết định kéo dài cách ly toàn quốc của Thủ tướng Việt Nam dứt khoát là quyết định an toàn về mặt chống dịch covid 19. Nhưng đó là quyết định bất lợi to lớn về kinh tế. Nhưng bất lợi về kinh tế, dẫu lớn đến đâu, cũng không kéo theo hệ quả mất chức. Đó là sự sống sót khác biệt so với quyết định dẫn đến đe dọa mất chức. Nếu quyết định kéo dài cách ly làm tổn thất kinh tế, dẫn đến mất chức, thì chắc chắn kết cục sẽ khác.
5. Việt Nam có hết nguy cơ dịch khi thế giới vẫn còn có dịch không? Không.
Việt Nam vẫn tiềm ẩn lây dịch khi cả thế giới bên ngoài Việt Nam còn có dịch. Từ đó suy ra, không thể tiếp tục cách ly toàn quốc để chống lây nhiễm dịch cho mãi đến khi thế giới hết dịch.
Nói cách khác, là Việt Nam phải khởi động nền kinh tế nội địa, trước khi mở cửa với nước ngoài sau khi thế giới hết dịch.
6. Đóng chặt cửa biên giới, ngăn chặn không cho dịch từ ngoài lọt vào, có hoạt động quốc nội được không? Có.
Đóng chặt cửa biên giới, không có nghĩa là không thông quan hàng hóa. Vẫn có cách để hàng hóa vẫn xuất nhập được, mà không cho người nhập cảnh, và hạn chế được gần tuyệt đối về sự lây dịch bệnh từ ngoài vào.
Và như vậy, có thể mở lại hoạt động quốc nội bình thường. Nhiều nước (Nhật, Hàn, Trung Quốc, Singapore…) vẫn đang tiến hành như vậy.
7. Có hoạt động cục bộ tại các tỉnh được không? Có.
Đây là một câu hỏi rất quan trọng. Trên toàn quốc có gần 60 tỉnh thành trong cả nước không bị nhiễm dịch. Tại sao các tỉnh này lại phải đóng băng? Tại sao doanh nghiệp các tỉnh này không hoạt động bình thường trong nội bộ tỉnh? Tại sao hàng hóa, nông sản trong tỉnh lại không được lưu thông bình thường nội tỉnh và liên tỉnh?
Lãnh đạo các tỉnh thành của nước ta chưa bao giờ tự có trách nhiệm như các thống đốc bang ở Mỹ.
Họ sợ trách nhiệm đến nỗi không dám tự quyết định đã đành, còn đẩy trách nhiệm lên cấp trên và xuống cấp dưới. Họ thờ ơ với số phận của người dân trong tỉnh đến mức không đòi hỏi quyền tự quyết để nền kinh tế trong tỉnh phải được hoạt động bình thường. Nếu không hoạt động bình thường thì nhân dân trong tỉnh chết đói, nông dân bị mất nông sản, các doanh nghiệp vỡ nợ, phá sản.
Không một ai trong lãnh đạo của gần 60 tỉnh thành không bị nhiễm covid 19 dám đứng ra đòi hỏi quyền cát cứ - được lưu thông nội bộ cho tỉnh mình! Dịch bệnh là phải cát cứ. Cớ sao không bị dịch mà phải đóng băng theo các tỉnh bị dịch? Không dám đòi hỏi cát cứ khi tình hình bắt buộc cát cứ nói lên tính nhu nhược của người lãnh đạo.
Các tỉnh không bị nhiễm dịch hoàn toàn có thể để toàn tỉnh hoạt động bình thường trong nội bộ tỉnh. Giữa các tỉnh, ra vào có sự kiểm soát chặt chẽ, thì dịch vẫn không thể xâm nhập. Hơn thế nữa, hàng hóa và nông sản vẫn có thể lưu thông liên tỉnh bình thường với các tỉnh khác.
II. GIẢI PHÁP
Từ các phân tích trên cũng đủ để đưa ra các quyết định.
1. Khóa chặt biên giới về hành khách. Để lưu thông hàng hóa. Đây là nhiệm vụ tối quan trọng của Chính phủ.
2. Tình hình dịch Việt Nam đang hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát. Cần phải tiếp tục thực thi các biện pháp đã đề ra về phòng và kiểm soát dịch.
3. Không tiếp tục cách ly cùng một lúc trên toàn quốc.
4. Các tỉnh không có dịch, sau 15/4/2020 phải thiết lập cơ chế để nội bộ trong tỉnh lưu thông hoàn toàn bình thường.
5. Giữa các tỉnh đặt hệ thống kiểm soát để duy trì sự lưu thông liên tỉnh. Hạn chế sự di chuyển không cần thiết, kiểm soát được nguồn lây bệnh, nhưng không gián đoạn lưu thông, không cản trở lưu thông.
6. Với Hà Nội và TP HCM phải kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh. Đây là điều rất quan trọng, phụ thuộc vào tài năng của lãnh đạo hai thành phố.
Có thể cách ly có điều kiện trong 1 đến 2 tuần nữa là cùng. Đầu tháng 5 phải trở lại hoạt động nội đô bình thường.
Với những người lãnh đạo giỏi và đầy tính quyết đoán, thì cả 2 thành phố Hà Nội và HCM đã có thể trở lại hoạt động bình thường sau 15/4/2020.
Nhưng điều đó sẽ không xảy ra với lãnh đạo hiện thời ở cả 2 thành phố.
III. NHẮN GỬI
1. Cùng một chính sách đưa ra, nhưng sự thành công phụ thuộc vào người thực thi.
Mức độ dịch ở Nhật nguy hiểm hơn so với Việt Nam, nhưng lãnh đạo Nhật để nước Nhật hoạt động bình thường, mà kiểm soát được lây nhiễm dịch, và không rơi vào tình thế náo loạn.
Từ đó để thấy, quyết định thôi cách ly toàn quốc ở Việt Nam thắng lợi hay bị đổ lỗi cho không đúng, sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc kiểm soát dịch ở hai thành phố quan trọng nhất là Hà Nội và HCM. Chính phủ vì thế mà phải rất coi trọng ở hai mặt trận này, sau mặt trận cửa khẩu biên giới.
2. Thành phố Hải Phòng đã đúng khi đóng cửa kiểm soát dòng lưu thông vào ra Hải Phòng ngay khi bắt đầu có lệnh cách ly toàn quốc. Đây là cách các tỉnh có thể học để vận dụng khi cho nội tỉnh hoạt động bình thường.
3. Tính cách con người quyết định các biện pháp mà họ sử dụng. Người có tính cách mạnh mẽ hành động rất quyết liệt. Trong những hoàn cảnh khó khăn, cần những người mạnh mẽ. Người mạnh mẽ biết dựa vào năng lực mạnh mẽ của mình mà hành động không do dự. Người yếu đuối vì do dự mà không sáng suốt, rồi sinh ra sợ sệt.
Hệ quả là, để quốc gia còn tiếp tục cách ly toàn quốc hay không – phần nhiều phụ thuộc vào tính mạnh mẽ của lãnh đạo.
4. Bởi thế, quyết định như thế nào, thắng lợi hay thất bại – phụ thuộc hoàn toàn vào ai là lãnh đạo!
Có khi nào tình hình dịch cúm Tàu trong thực tế nhiều hơn công bố của chính phủ không? Nếu ít như vậy, (ít gấp 20 lần của Nhật Bản và không có tử vong) thì tại sao lại phải cách ly cả nước, trong khi nước Nhật lại không cách ly???
Trả lờiXóahttps://ndh.vn/quoc-te/su-nguy-hiem-cua-lay-lan-khong-trieu-chung-trong-cac-dai-dich-1266806.html
Trả lờiXóaTheo các nhà khoa học, tỉ lệ như BN22 (người lành mang trùng or nhiễm không triệu chứng) là rất thấp, nên càng có nhiều người lây truyền không triệu chứng, khả năng miễn dịch cộng đồng này sẽ đến nhanh hơn. (Chắc ngụ ý VN hiện năng lực điều trị đang dư thừa, số ca mắc ít quá - có tỉnh chỉ vài ca mắc - chưa hẳn là tốt.) Nếu vậy góp ý nên cởi bớt cách ly với các đô thị vừa và năng lực y tế tốt kiểm soát tốt.
Mình không sành, nhưng Cum từ CÁCH LY XÃ HỘI hình như mùi Hán nhiêu? Viện ngôn ngữ nên tìm từ Việt sát ngĩa hơn. Chẳng han KHOANH CỨNG, CHẶN MỀM, GIÃN CÁCH NGƯỜI...
Trả lờiXóa