Thứ Năm, 30 tháng 4, 2020

CHÁNH ÁN TỐI CAO: CHƯA XÂY TƯỢNG VUA LÝ LÚC NÀY

Chánh án Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại phiên họp.

Chánh án Tối cao: 
Chưa xây dựng tượng vua Lý Thái Tông 
 
Pháp luật TP HCM
Thứ Ba, ngày 28/4/2020 - 17:03
 


Ông Nguyễn Hòa Bình cho biết trong tương lai nếu việc xây dựng tượng được tiến hành thì sẽ không dùng ngân sách mà là bằng sự đóng góp của ngành tòa án.

Tin liên quan
Biểu tượng công lý tại tòa: Chưa nên thực hiện
Băn khoăn việc dựng tượng vua làm biểu tượng công lý
Vua Lý Thái Tông là nhân vật lịch sử tiêu biểu trong xét xử

Như PLO đã đưa tin, chiều 28-4, TAND Tối cao tổ chức phiên họp hội đồng nghệ thuật xây dựng tượng vua Lý Thái Công và cố chánh án TAND Tối cao qua các thời kỳ. Bí thư Trung ương Đảng Nguyễn Hòa Bình, Chánh án TAND Tối cao, chủ trì phiên họp.

Sau khi lắng nghe ý kiến của các thành viên hội đồng, Chánh án Nguyễn Hòa Bình đã đưa ra nhiều kết luận đáng chú ý.

Theo chánh án, việc xây dựng tượng vua Lý Thái Tông không giống như việc xây dựng tượng hàng ngàn tỉ, cũng không phải việc làm vô ích mà là việc làm giáo dục truyền thống, nâng cao vị thế của dân tộc, đất nước trong lịch sử cũng như trong thời hiện tại.

Chánh án nói việc lựa chọn dựng tượng vua Lý Thái Tông làm nhân vật tiêu biểu cho hoạt động xét xử đã rất thận trọng, khoa học, tỉ mỉ, nhất quán và cần thiết. Các nhà khoa học, điêu khắc, văn hóa… đã làm việc hết sức tâm huyết, trí tuệ, trách nhiệm và khoa học.

“Tòa án không có chuyên môn về vấn đề này nên phải dựa vào các nhà khoa học, kiến trúc, điêu khắc và các vị đã rất lao tâm khổ tứ. Có nghiên cứu lịch sử, văn hóa từng thời kỳ, tham khảo ý kiến rộng rãi, gửi gắm các ý tưởng vào phác thảo” - Chánh án Nguyễn Hòa Bình nói.

Về dư luận xã hội và ý kiến nhân dân, chánh án cho rằng ý kiến người dân là rất tích cực. Tòa án đã lắng nghe dư luận xã hội, tiếp thu ý kiến xã hội. Ông lưu ý các thành viên hội đồng tiếp thu ý kiến của nhân dân một cách sáng suốt, minh mẫn để công việc chất lượng cao nhất. Ông cũng thông báo việc lấy ý kiến đông đảo người dân trên mạng xã hội đến hôm nay (tức 28-4) là kết thúc.

Về ý kiến đóng góp của các thành viên hội đồng, Chánh án Nguyễn Hòa Bình đề nghị tác giả tiếp thu và điều chỉnh hình mẫu.

Cuối cùng, Chánh án Nguyễn Hòa Bình nói: “Trước mắt, trong thời gian COVID-19 đang diễn ra, ngành tòa án chưa đặt ra vấn đề xây dựng tượng đài vua Lý Thái Tông mà dành thời gian tiếp tục hoàn thiện, sáng tác”.

Ông Bình nói thêm: “Việc xây dựng tượng vua Lý Thái Tông nếu tiến hành trong tương lai, vào thời điểm thích hợp sẽ không dùng ngân sách mà là bằng sự đóng góp của toàn thể ngành tòa án. Đây là việc ngành tòa án tự nguyện làm để ghi nhận, tôn vinh công trạng của vị hoàng đế”. 
Chân Luận
______________

TS. Nguyễn Xuân Diện:
Lời cuối về vụ dựng tượng Vua Lý: Tất cả đều rất có vấn đề!

1. Tòa tối cao mà tối kiến,
2. Các sử gia giả sư,
3. Điêu khắc gia càng khắc càng điêu,
4.Kiến trúc sư cảnh quan tầm nhìn hạn hẹp.


Tuyên dương:

1. Mạng xã hội nhanh chóng lên tiếng,
2.Giới luật sư rất có trách nhiệm,
3.Báo chí làm đúng chức năng và kịp thời,
4.Chánh án Nguyễn Hòa Bình biết lắng nghe và biết sợ dư luận.

9 nhận xét :

  1. Vấn đề không phải là ngân sách Nhà nước hay ngân sách xã hội hóa. Vấn đề là, nếu như ngành nào cũng dựng tượng một Hoàng đế làm biểu tượng thì sẽ ra sao?
    -Duyệt ngành này chả nhẽ không duyệt ngành khác.
    -Lấy đâu ra nhiều biểu tượng Hoàng đế mà đáp ứng.
    -Có nhiều ngành sẽ tranh nhau một Hoàng đế có nhiều công lao.
    -Cả nước, ở các công sở, công đường sẽ lổn nhổn những Hoàng đế mũ cao áo rộng đứng ngồi.
    Tốt nhất là đầu tư cho các sáng tác nghệ thuật như sân khấu, điện ảnh về công lao các vị Hoàng đế anh minh. làm thế là giáo dục lịch sử sâu sắc nhất.

    Trả lờiXóa
  2. Chán mớ đời: theo Wiki: Chánh án Nguyễn Hòa Bình, từng là Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam trước khi chuyển sang ngạch dân sự.

    Trả lờiXóa
  3. Tui làm bên ngành vệ sinh môi trường bây giờ cũng muốn chọn biểu tượng cho ngành mình xin mọi người cho ý kiến nên chọn biểu tượng gì ạ?

    Trả lờiXóa
  4. Người dân nên biết là chúng tôi chỉ tạm dừng "dự án" thôi đấy nhé!lúc 22:36 30 tháng 4, 2020

    TAND Tối cao, qua phát biểu của ông Nguyễn Hòa Bình (Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TAND Tối cao), thì "dự án" dựng tượng vua Lý Thái Tông chỉ tạm dừng trong lúc này bởi vì ...thế này....thế nọ. Có nghĩa là TAND Tối cao sẽ lại tiếp tục làm "dự án" này khi điều kiện thuận tiện.
    Xin hỏi ông Nguyễn Hòa Bình, Đảng csVN chủ trương "bài Phong - đả Thực" để lôi kéo người dân tham gia "cách mạng", nay "cách mạng" đã thành công và Đảng csVN tự phong cho vai trò nắm toàn bộ chính quyền, sao các ông bà đảng viên csVN lại moi tìm trong đám tro tàn "phong kiến" để làm "dự án"? Vì cái gì mà đảng viên csVN cao cấp lại tự mâu thuẩn với đường lối mà chính các ông bà đã nêu ra? Vì các ông bà đảng viên csVN "tự diễn tiến hòa bình" hay vì "$"?

    Trả lờiXóa
  5. Tiền ngành tòa án có ở đâu? Không ngân sách cấp thì ai cấp? còn cán bộ công chức ngành tòa án quyên góp với mức lương của công chức thì chả đóng góp được bao nhiêu? nếu các đại gia hay các doanh nghiệp ửng hộ thì khi họ xảy ra hành vi vi phạm pháp luật ngành tòa án có công tâm không?

    Trả lờiXóa
  6. Tôi là bác sỹ sản phụ khoa, không biết chọn cái gì làm biểu tượng

    Trả lờiXóa
  7. CÓ XỨNG ĐÁNG ĐỂ ĐÚC TƯỢNG CÁC CHÁNH ÁN TAND TỐI CAO
    Ngành toà án lẹt đẹt, án oan sai, án thư tay, án bỏ túi, luật sư chạy án ăn chia với quan toà... dân có mấy người tin vào các phiên toà đâu. Hãy xem các vụ án xử không giống ai, tử tù Hồ Duy Hải (Long An) hay Đường Nhuệ (Thái Bình), Đồng Tâm (Mỹ Đúc)... mỗi vụ án thể hiện một góc tha hoá khác nhau của toà án... Làm sao để tạc tượng Chánh án Toà án tối cao, ai thờ? để làm gì? Để nhớ một thời chiếc cân công lý của Việt Nam nghiêng ngả chăng?
    Bó tay, không hiểu nổi; nhưng thưa các vị, đồng tiền mồ hôi nước mắt của người dân không phải để cho các vị đúc tượng đồng "tự sướng" cho các vị đâu.

    Trả lờiXóa
  8. Một vị GS.TS có nhận định rằng : Người thợ xây được cái chuồng lợn đừng cho rằng ta có thể xây được nhà một tầng . Thợ xây được cái nhà một tầng đừng tưởng cứ xây tầng nọ đè lên tầng kia là thành nhà nhiều tầng ; Thợ điêu khắc , tạc tượng cũng vậy , anh có thể nặn cái tượng nhỏ tinh xảo nhưng chớ tưởng rằng cứ phóng to nó lên là thành cái tượng hoành tráng ...Học ở Liên Xô nên ông hiểu rõ và lấy những tượng đài như Bà Mẹ anh hùng , Chiến sỹ Hồng quân ...làm ví dụ và kết luận: Ở ta , chưa có ai đủ tầm làm được tượng , tượng đài như vậy.
    Chả nói đâu xa , ở nước ta , xin hỏi đã có bức tượng nào " sánh " được với tượng Lê Nin ( vườn hoa Chi Lăng - Ha Nội ) chưa ? Chưa có đâu !
    Chưa nói đến nên hay không nên lấy vị vua ra làm biểu tượng công lý .
    Nhìn mấy cái tượng mẫu , trông xa như một khối lù lù , chẳng có tư thế , biểu cảm gì đặc biệt . Rõ chán !

    Trả lờiXóa