Ngô Huy Cương
Ngay sau Điều 1 nói về chủ quyền quốc gia, Điều 2, khoản 1 của Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”. Như vậy xây dựng Nhà nước pháp quyền là một vấn đề có vị trí quan trọng đứng thứ hai ở đất nước chúng ta chỉ sau chủ quyền quốc gia.
Ngay sau Điều 1 nói về chủ quyền quốc gia, Điều 2, khoản 1 của Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”. Như vậy xây dựng Nhà nước pháp quyền là một vấn đề có vị trí quan trọng đứng thứ hai ở đất nước chúng ta chỉ sau chủ quyền quốc gia.
Tôi hoàn toàn đồng ý về mặt chủ trương chấn chỉnh an ninh, trật tự và an toàn xã hội trong thời điểm hiện nay. Và tôi cũng cho rằng chúng ta đang làm khá tốt và khá “tinh tế” nhân dịp toàn dân phòng chống dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên tôi thấy nếu chúng ta không luôn luôn xem xét những việc làm của chúng ta từ nguyên tắc Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thì đó là một điều đáng tiếc mà có thể gây tổn hại tới nền tảng của chế độ, lợi bất cập hại (nếu chúng ta nhìn sâu, nhìn rộng và nhìn xa).
Tôi là người ủng hộ nhiệt thành cho việc phạt nghiêm khắc đối với hành vi tham gia giao thông mà có sự ảnh hưởng của bia rượu. Thực tế việc phạt này đã có tác dụng thay đổi thói quen xấu của nhiều người. Song nếu vì tác dụng đó mà chúng ta nhân rộng việc phạt nặng ra đối với các hành vi khác trong khi không tính đến nguyên tắc Nhà nước pháp quyền thì có thể trở thành vấn đề xã hội đáng lưu tâm.
Chẳng hạn khi phạt việc đưa tin giả và lan truyền tin giả trên mạng xã hội thì buộc chúng ta phải chứng minh, có nghĩa là người tiến hành phạt phải chứng minh rằng tin được đưa ra trên mạng xã hội là tin giả và người đưa hay lan truyền tin có ý thức đưa hoặc lan truyền tin giả. Chứng minh như vậy chỉ đáng tin cậy khi được tiến hành theo một trình tự, thủ tục được thiết lập khoa học, tỷ mỉ và chính đáng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và người dân có thể tiếp cận được bởi Nhà nước pháp quyền có một hạt nhân quan trọng là Nhà nước phải bị ràng buộc bởi pháp luật vì tự do của cá nhân con người.
Mức phạt của chúng ta bây giờ đối với các vi phạm hành chính là rất cao so với thu nhập trung bình của người dân. Lập luận phạt cao là đúng rồi nhưng nếu không muốn phạt thì đừng vi phạm là một lập luận một chiều, không bàn tới ở đây. Song với mức phạt cao như vậy và với những vi phạm trong lĩnh vực phức tạp (bưu chính, viễn thông), nếu chúng ta không có trình tự, thủ tục xử phạt như trên đã nói thì có thể dẫn đến phạt không đúng người, không đúng vi phạm, tùy tiện, ít tác dụng giáo dục và người dân không phục. Hơn nữa, việc xử phạt như vậy không có điều kiện để tổng kết nguyên nhân của vi phạm nhằm thiết lập các giải pháp phòng chống tốt hơn, quản lý nhà nước tốt hơn. Thực tế nhiều trường hợp người bị nghi vi phạm đã bị tung giấy gọi lên trên mạng xã hội và bị quay phim, chụp hình và bị rủa xả trên mạng xã hội như thể bị đấu tố. Như vậy tác dụng tốt của phạt đã mất đi và vô tình cổ súy cho những lệch lạc hơn trên mạng xã hội. Cần phải xem kỹ lại về vấn đề quyền con người ở đây theo tinh thần của Chương 2, Hiến pháp năm 2013.
Trong Nhà nước pháp quyền, tư pháp có vị trí cực kỳ quan trọng. Nó được xem như một phương thức quản trị quốc gia hiện đại. Vì vậy những hành vi vi phạm ở một mức nào đấy hay với những hành vi vi phạm cụ thể nào đấy phải được xử phạt tại tòa án, nơi qui trình chứng minh được thực hiện minh bạch, rõ ràng và mọi người có thể tiếp cận được, đồng thời tác dụng xã hội lớn. Chúng ta nên học tập kinh nghiệm nước ngoài trong việc tiến hành thủ tục phạt vi phạm hành chính tại tòa án. Đây là việc làm rất công bằng và văn minh đúng với chủ trương của Đảng là “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Nhiều người Việt rất tâm tư về cái chủ trương ấy. Họ cảm thấy nó có vẻ cao tít mù khơi...
Trả lờiXóaNgười đưa tin phải có trách nhiệm chứng minh nội dung mình đưa là đúng đắn. Cần có những khiếu nại với cơ quan công quyền vì bị phạt nặng hoặc oan.
Trả lờiXóaTrước hết ủng hộ quan điểm cầu thị của tác giả (TG) khi làm 1 cái gì đó mà người đi trước đã làm tốt thì học hỏi tham khảo thành công (đứng được trên vai nhưng người khổng lồ thì là tối ưu)! Thứ nhất là phạt vi cảnh thì ở các nước pháp quyền cũng do các lực lượng chức năng chịu trách nhiệm – ví dụ giao thông thì có cảnh sát hay ví dụ Đức phòng trật tự cũng có thẩm quyền thu phạt. Tóm lại nghành nào cũng có thể có quy định xử phạt bằng tiền hành chính, khi mức độ vi phạm các quy định luật pháp không lớn. Ngay trong xử phạt giao thông ở Đức trong khi vi phạm uống chất có cồn với lượng cồn trong máu dưới 1,1 ‰ thì còn chịu phạt vi cảnh (hành chính), chứ từ 1,1 ‰ trở lên sẽ là hình phạt hình sự và lúc đó đúng là Tòa án sẽ có bản án hình sự chứ Tòa Đức không có bản án về mức phạt hành chính khi ai đó phạm lỗi nhẹ. Tòa chỉ xử án hành chính khi ai đó không chấp nhận mức phạt – tóm lại ở nhà nước pháp quyền thì thông thường kết thúc 1 vụ việc tranh cãi dân sự, hành chính … thì đúng là Tòa án là người chịu trách nhiệm cuối cùng (y hệt như vụ Đồng Tâm – bình thường phải là Tòa xử chứ thanh tra không có thẩm quyền xét xử khi dân và chính quyền tranh chấp!). Và nên nhớ mỗi một quyết định phạt của chính quyền bao giờ cũng kèm theo hướng dẫn cho người bị phạt: có quyền khiếu nại để chính cơ quan phạt kiểm tra lại hay kiện lên Tòa án. Và những ý kiến tôi viết trên cũng chẳng hề là ý kiến cao xa gì, mà đó là các kiến thức phổ thông ở những nước pháp quyền như Đức. Tôi đọc và hơi thấy buồn buồn cho dân xứ mình, ví dụ vừa rồi mức phạt giao thông cao ngất vẫn ủng hộ, nhưng không hề biết rằng phần lớn số tiền sau này được nghành công an sử dụng – điều chả có nước nào làm như vậy (trách gì công an không tích cực phạt ngày phạt đêm và cũng không lạ ai cũng thích nhảy vào nghành công an!).
Trả lờiXóaTôi không ủng hộ ý kiến sau của TG: „Như vậy xây dựng Nhà nước pháp quyền là một vấn đề có vị trí quan trọng đứng thứ hai ở đất nước chúng ta chỉ sau chủ quyền quốc gia“, vì theo tôi hiểu vấn đề nhà nước pháp quyền là bao trùm và chúng ta bảo vệ chủ quyền quốc gia trên cơ sở luật pháp, chứ không trên cơ sở sức mạnh đơn thuần – và để bảo vệ chủ quyền thì cũng chỉ 1 bộ phận (quân đội) phải đảm nhiệm, chứ không thể cả nước và toàn dân luôn tham gia bảo vệ chủ quyền (suy nghĩ lấy ngư dân để bảo vệ chủ quyền biển đảo đã là cách làm không giống ai!). Tóm lại trừ Mỹ từ trước tới nay với vai trò „sen đầm quốc tế“ có thể đặt vị trí quân sự rất cao, chứ các nước Châu Âu chủ yếu chỉ có 2 mục tiêu chính: XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI. Và ấm no, hạnh phúc, lo cho đông đảo dân trong nước về bảo hiểm, thất nghiệp, ốm đau, dân sinh … chính là phải xây dựng NHÀ NƯỚC XÃ HỘI – ví dụ đợt dịch hiện nay các nước Mỹ, Châu Âu … phải lo trợ cấp, hỗ trợ, cho vay, miễn nợ và nhiều ưu đãi khác: không được cắt hợp đồng nhà, miễn trả tiền nhà giai đoạn dịch phải đóng cửa hàng … và họ giúp nhiều, chứ không hỗ trợ quá ít như Việt Nam và Việt nam có làm điều đó dễ hiểu do sức ép bên ngoài, chứ lãnh đạo Nhà nước cách đây 1 thời gian còn ra lời kêu gọi quyên góp từ nhân dân – điều cũng biết có nước nào đã làm tương tự (Trung quốc, Tiều Tiên !?)
Trả lờiXóa