Sách nhiễu sau vụ Đồng Tâm:
"Chúng tôi chuẩn bị tâm lý và không sợ'
BBC
4.3.2020
Giữa khi chính quyền gia tăng sách nhiễu, những người lên tiếng về Đồng Tâm, thì bản thân người trong cuộc nói rằng, họ không sợ hãi và đã chuẩn bị về tâm lý.
Gần đây, Facebooker Trịnh Bá Phương, người đã đưa tin tức và hình ảnh trực tiếp khi Đồng Tâm bị lực lượng vũ trang của chính quyền tấn công, liên tục bị chính quyền 'mời lên phường'.
Ông Phương cho BBC News Tiếng Việt biết hôm 3/3 rằng, trong hai ngày 2 và 3/3, phường Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội gửi giấy mời ông lúc 15 giờ ngày 2/3 lên làm việc nhà họp tổ dân phố Trung Bình, phường Dương Nội, Hà Đông để "làm việc liên quan đến tài khoản Facebook" của ông; mà thành phần tham gia họp gồm hầu hết các ban bệ của phường Dương Nội.
"Tuy nhiên, tôi đã từ chối không lên làm việc; bởi tôi rút kinh nghiệm từ một lần trước đây, tôi cũng từng bị mời lên đồn Công an. Ở đó, có rất đông, từ chủ tịch phường và công an viên, họ đứng xung quanh đấu tố tôi. Họ đã dùng những ngôn từ xúc phạm, lăng mạ, lôi cả bố mẹ, gia đình tôi ra sỉ nhục... Nói chung, họ gây áp lực tinh thần rất lớn lên tôi. Bởi vậy, tôi lo rằng, họ sẽ áp dụng điều này thêm lần nữa và cũng có thể quay phim rồi cắt xén video, sau đó đưa lên truyền hình để vu cáo tôi".
Sau đó, cũng theo lời ông Phương, bốn nhân viên an ninh đã trực tiếp đến mời ông lên làm việc. Ông Phương trả lời rằng, ông không có thời gian và nếu chính quyền thấy ông có vi phạm gì, thì hãy đưa giấy triệu tập, trong đó nói rõ là ông vi phạm điều gì cũng như căn cứ pháp lý nào để triệu tập ông.
"Cũng liên quan đến tài khoản Facebook cá nhân thì năm 2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội từng triệu tập tôi mấy lần, nhưng tôi không lên. Lần này, sau vụ việc ở Đồng Tâm ngày 9/1, phía Công an liên tục gia tăng sự đe dọa, sách nhiễu, vu khống và quy chụp cho tôi. Công an còn sử dụng các kênh truyền thông để vu khống cho tôi, cũng như chuyển lời đe dọa đến tôi thông qua cô Nguyễn Thúy Hạnh", ông Phương nói.
Không những vậy, theo ông Phương, sau sự kiện Đồng Tâm, chính quyền còn cử người đến 'canh nhà' ông; điều này ảnh hưởng đến cuộc sống, tâm lý của cả gia đình ông, cũng như cản trở công việc của ông.
Ông Phương khẳng định với BBC News Tiếng Việt rằng ông không làm gì sai, nhất là với những thông tin mà ông đưa lên Facebook cá nhân, liên quan đến vụ Đồng Tâm.
"Từ trước nay, tôi đều đưa tin trung thực, khách quan về những bất công, cũng như tình hình nhân quyền trong nước. Facebook của tôi có tới gần 50 nghìn lượt theo dõi, trong đó có các nhà báo và viên chức các đại sứ quán… Tôi chưa thấy ai nói là tôi đưa tin sai sự thật, kích động, hay chống phá chính quyền; hầu hết họ ủng hộ tôi", ông Phương nói.
Trong khi đó, bà Nguyễn Thúy Hạnh, một nhà hoạt động xã hội khác, là người điều hành Quỹ 50K chuyên giúp đỡ các tù nhân lương tâm và thân nhân của họ tại Việt Nam, cũng bị nêu tên trên truyền thông, sau khi tài khoản ngân hàng của bà quyên tiền phúng điếu cụ Lê Đình Kình bị phong tỏa.
Ngày 19/2/2020, kênh ANTV (tức kênh Truyền hình Công an nhân dân mà cơ quan chủ quản chính là Cục Truyền thông, Bộ Công an Việt Nam) cũng đưa lên trang web của kênh này video mang tựa đề "Bản chất của "quỹ 50K".
Quỹ 50K được bà Hạnh thành lập vào ngày 30/4/2018, với mục đích ban đầu kêu gọi mọi người trong cộng đồng đóng góp, dù chỉ 50 ngàn đồng, vào quỹ để chi trả lệ phí luật sư cho các nhà hoạt động xã hội.
Sau đó, quỹ này được tiếp tục duy trì để giúp đỡ tù nhân lương tâm và thân nhân họ.
Tuy nhiên, trong bài viết nêu trên, ANTV cáo buộc rằng, "'Quỹ 50k' do Nguyễn Thúy Hạnh điều hành, một trong những kẻ tự phong là "nhà đấu tranh dân chủ" phát động với mục đích tài trợ cho các đối tượng hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước đã bị bắt, xử lý".
Tiếp đó, ngày 21/2, ANTV lại đăng video "Thủ đoạn quyên tiền, kích động gây rối tại Đồng Tâm", trong đó khẳng định, "sau khi xảy ra vụ việc phức tạp tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội, các đối tượng phản động đã triệt để lợi dụng tuyên truyền, kích động, gây quỹ kêu gọi ủng hộ Lê Đình Kình dưới danh nghĩa tiền phúng điếu... 528 triệu đồng, là số tiền mà Nguyễn Thúy Hạnh đã kêu gọi được sau 3 ngày phát động từ các cá nhân trong và ngoài nước. Ngoài 1 số tài khoản ghi nội dung: phúng điếu, có nhiều tài khoản có lời lẽ kích động, ca ngợi số chống đối tại Đồng Tâm, như: Cụ Lê Đình Kình bị sát hại, Cụ là anh hùng của nhân dân, Nhóm tù nhân lương tâm kính viếng".
Bài viết kèm theo video trên nhấn mạnh: "Nguyễn Thúy Hạnh là đối tượng chống đối chính trị".
Trao đối với BBC News Tiếng Việt hôm 3/3, bà Hạnh nói rằng, từ khi đưa Quỹ 50K vào hoạt động, bà đã bị nhiều sách nhiễu, thậm chí uy hiếp từ chính quyền, bởi chính quyền chỉ muốn đánh sập quỹ này.
Tuy nhiên, gần đây, sau sự kiện Đồng Tâm, sau khi bị mời lên đồn Công an, bà liên tục bị bêu tên trên truyền thông nhà nước và công an cũng đến canh nhà bà.
"Họ cho một nhóm công an, hôm 4 người, có hôm 5,6 người, gần như giam lỏng tôi ở trong nhà suốt một thời gian và không cho tôi đi đâu. Rồi họ dưa tôi lên truyền hình, xuyên tạc về tôi. Nhưng tôi không ngạc nhiên bởi tôi nghĩ là họ đang rất cay cú với tôi", bà Hạnh kể.
Nói về những quy kết trên báo chí cũng như ANTV về việc huy động tiền phúng điếu cụ Kình, cũng như quỹ 50k, bà Hạnh nhấn mạnh:
"Tôi chỉ đi quyên góp những đồng tiền lẻ, từ những người lao động bình thường, những người lao động chân chính để giúp những người tù. Mà những người này đã đi tù rồi thì còn khủng bố được ai. Tôi kê khai minh bạch từng đồng, tên người gửi, tên người nhận, và tất cả đều công khai, minh bạch. Nên tôi không biết tài trợ khủng bố hay kích động ở chỗ nào".
"Chúng tôi chuẩn bị tâm lý và không sợ'
BBC
4.3.2020
Giữa khi chính quyền gia tăng sách nhiễu, những người lên tiếng về Đồng Tâm, thì bản thân người trong cuộc nói rằng, họ không sợ hãi và đã chuẩn bị về tâm lý.
Gần đây, Facebooker Trịnh Bá Phương, người đã đưa tin tức và hình ảnh trực tiếp khi Đồng Tâm bị lực lượng vũ trang của chính quyền tấn công, liên tục bị chính quyền 'mời lên phường'.
Ông Phương cho BBC News Tiếng Việt biết hôm 3/3 rằng, trong hai ngày 2 và 3/3, phường Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội gửi giấy mời ông lúc 15 giờ ngày 2/3 lên làm việc nhà họp tổ dân phố Trung Bình, phường Dương Nội, Hà Đông để "làm việc liên quan đến tài khoản Facebook" của ông; mà thành phần tham gia họp gồm hầu hết các ban bệ của phường Dương Nội.
"Tuy nhiên, tôi đã từ chối không lên làm việc; bởi tôi rút kinh nghiệm từ một lần trước đây, tôi cũng từng bị mời lên đồn Công an. Ở đó, có rất đông, từ chủ tịch phường và công an viên, họ đứng xung quanh đấu tố tôi. Họ đã dùng những ngôn từ xúc phạm, lăng mạ, lôi cả bố mẹ, gia đình tôi ra sỉ nhục... Nói chung, họ gây áp lực tinh thần rất lớn lên tôi. Bởi vậy, tôi lo rằng, họ sẽ áp dụng điều này thêm lần nữa và cũng có thể quay phim rồi cắt xén video, sau đó đưa lên truyền hình để vu cáo tôi".
Sau đó, cũng theo lời ông Phương, bốn nhân viên an ninh đã trực tiếp đến mời ông lên làm việc. Ông Phương trả lời rằng, ông không có thời gian và nếu chính quyền thấy ông có vi phạm gì, thì hãy đưa giấy triệu tập, trong đó nói rõ là ông vi phạm điều gì cũng như căn cứ pháp lý nào để triệu tập ông.
"Cũng liên quan đến tài khoản Facebook cá nhân thì năm 2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội từng triệu tập tôi mấy lần, nhưng tôi không lên. Lần này, sau vụ việc ở Đồng Tâm ngày 9/1, phía Công an liên tục gia tăng sự đe dọa, sách nhiễu, vu khống và quy chụp cho tôi. Công an còn sử dụng các kênh truyền thông để vu khống cho tôi, cũng như chuyển lời đe dọa đến tôi thông qua cô Nguyễn Thúy Hạnh", ông Phương nói.
Không những vậy, theo ông Phương, sau sự kiện Đồng Tâm, chính quyền còn cử người đến 'canh nhà' ông; điều này ảnh hưởng đến cuộc sống, tâm lý của cả gia đình ông, cũng như cản trở công việc của ông.
Ông Phương khẳng định với BBC News Tiếng Việt rằng ông không làm gì sai, nhất là với những thông tin mà ông đưa lên Facebook cá nhân, liên quan đến vụ Đồng Tâm.
"Từ trước nay, tôi đều đưa tin trung thực, khách quan về những bất công, cũng như tình hình nhân quyền trong nước. Facebook của tôi có tới gần 50 nghìn lượt theo dõi, trong đó có các nhà báo và viên chức các đại sứ quán… Tôi chưa thấy ai nói là tôi đưa tin sai sự thật, kích động, hay chống phá chính quyền; hầu hết họ ủng hộ tôi", ông Phương nói.
Trong khi đó, bà Nguyễn Thúy Hạnh, một nhà hoạt động xã hội khác, là người điều hành Quỹ 50K chuyên giúp đỡ các tù nhân lương tâm và thân nhân của họ tại Việt Nam, cũng bị nêu tên trên truyền thông, sau khi tài khoản ngân hàng của bà quyên tiền phúng điếu cụ Lê Đình Kình bị phong tỏa.
Ngày 19/2/2020, kênh ANTV (tức kênh Truyền hình Công an nhân dân mà cơ quan chủ quản chính là Cục Truyền thông, Bộ Công an Việt Nam) cũng đưa lên trang web của kênh này video mang tựa đề "Bản chất của "quỹ 50K".
Quỹ 50K được bà Hạnh thành lập vào ngày 30/4/2018, với mục đích ban đầu kêu gọi mọi người trong cộng đồng đóng góp, dù chỉ 50 ngàn đồng, vào quỹ để chi trả lệ phí luật sư cho các nhà hoạt động xã hội.
Sau đó, quỹ này được tiếp tục duy trì để giúp đỡ tù nhân lương tâm và thân nhân họ.
Tuy nhiên, trong bài viết nêu trên, ANTV cáo buộc rằng, "'Quỹ 50k' do Nguyễn Thúy Hạnh điều hành, một trong những kẻ tự phong là "nhà đấu tranh dân chủ" phát động với mục đích tài trợ cho các đối tượng hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước đã bị bắt, xử lý".
Tiếp đó, ngày 21/2, ANTV lại đăng video "Thủ đoạn quyên tiền, kích động gây rối tại Đồng Tâm", trong đó khẳng định, "sau khi xảy ra vụ việc phức tạp tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội, các đối tượng phản động đã triệt để lợi dụng tuyên truyền, kích động, gây quỹ kêu gọi ủng hộ Lê Đình Kình dưới danh nghĩa tiền phúng điếu... 528 triệu đồng, là số tiền mà Nguyễn Thúy Hạnh đã kêu gọi được sau 3 ngày phát động từ các cá nhân trong và ngoài nước. Ngoài 1 số tài khoản ghi nội dung: phúng điếu, có nhiều tài khoản có lời lẽ kích động, ca ngợi số chống đối tại Đồng Tâm, như: Cụ Lê Đình Kình bị sát hại, Cụ là anh hùng của nhân dân, Nhóm tù nhân lương tâm kính viếng".
Bài viết kèm theo video trên nhấn mạnh: "Nguyễn Thúy Hạnh là đối tượng chống đối chính trị".
Trao đối với BBC News Tiếng Việt hôm 3/3, bà Hạnh nói rằng, từ khi đưa Quỹ 50K vào hoạt động, bà đã bị nhiều sách nhiễu, thậm chí uy hiếp từ chính quyền, bởi chính quyền chỉ muốn đánh sập quỹ này.
Tuy nhiên, gần đây, sau sự kiện Đồng Tâm, sau khi bị mời lên đồn Công an, bà liên tục bị bêu tên trên truyền thông nhà nước và công an cũng đến canh nhà bà.
"Họ cho một nhóm công an, hôm 4 người, có hôm 5,6 người, gần như giam lỏng tôi ở trong nhà suốt một thời gian và không cho tôi đi đâu. Rồi họ dưa tôi lên truyền hình, xuyên tạc về tôi. Nhưng tôi không ngạc nhiên bởi tôi nghĩ là họ đang rất cay cú với tôi", bà Hạnh kể.
Nói về những quy kết trên báo chí cũng như ANTV về việc huy động tiền phúng điếu cụ Kình, cũng như quỹ 50k, bà Hạnh nhấn mạnh:
"Tôi chỉ đi quyên góp những đồng tiền lẻ, từ những người lao động bình thường, những người lao động chân chính để giúp những người tù. Mà những người này đã đi tù rồi thì còn khủng bố được ai. Tôi kê khai minh bạch từng đồng, tên người gửi, tên người nhận, và tất cả đều công khai, minh bạch. Nên tôi không biết tài trợ khủng bố hay kích động ở chỗ nào".
"Chúng tôi đã chuẩn bị tâm lý"
Ông Phương nói với BBC News Tiếng Việt rằng, bất chấp những đe dọa hay sách nhiễu, ông không sợ:
"Từ trước đến nay, tôi đã bị đưa vào đồn công an khoảng 20 lần. Hầu hết những lần đó, công an đều đe dọa tôi, thậm chí nhiều lần còn đánh đập tôi. Lần này, khi nhận được giấy triệu tập hay những đe dọa, tôi không thấy sợ. Tôi biết rằng, việc đưa tin vụ việc tại Đồng Tâm, hay trước đó ở Dương Nội, có thể sẽ khiến chính quyền không hài lòng và xem những việc làm đó như những hành vi đe dọa đến an nguy của chế độ".
"Trong tâm lý của tôi, tôi đã chuẩn bị tất cả mọi tình huống, kể cả bị bắt. Khi họ bắt tôi, điều đó có nghĩa là chính quyền đang lo sợ với tiếng nói của người dân. Và tôi sẽ hành động đến cùng để bảo vệ quyền tự do ngôn luận, và lên tiếng về những bất công, tội ác với dư luận trong nước, quốc tế", ông Phương nói.
Còn bà Nguyễn Thúy Hạnh thì nhớ lại bước chuyển, từ một người trước đây mà bà tự nhận là "yêu đảng", trở thành một nhà hoạt động xã hội và thành cái gai trong con mắt chính quyền:
"Năm 2007, tôi là một trong những người xuống đường biểu tình chống Trung Quốc. Hồi đấy, tôi vẫn còn 'yêu đảng' lắm, có thể nói là tôn thờ đảng. Đến năm 2011, tôi cũng xuống đường và tham gia hầu hết các cuộc biểu tình ở Hà Nội. Những ngày đấy, tôi xác định xuống đường là để chống Trung Quốc chứ không phải chống đảng. Nhưng khi tôi bị bắt, tôi đã rất ngạc nhiên, rằng tại sao mình phản đối Trung Quốc mà bị bắt. Vậy là tôi lên mạng tìm hiểu dần. Mới đầu, tôi cũng choáng, cũng bị mất thăng bằng lắm. Nhưng khi biết rồi thì tôi không thể không tham gia".
"Từ khi bước chân xuống đường biểu tình chống Trung Quốc, đến khi lập quỹ 50k và cho đến giờ, tôi luôn tự xác định là sẽ có ngày tôi bị bắt, sẽ giống như những người tù mà hiện nay tôi đang cố gắng để giúp đỡ. Bởi vậy, cho dù họ dồn dập khủng bố tinh thần tôi, nhưng tôi vẫn thấy bình thường, vì mình đã xác định trước rồi".
"Giả như nếu phải làm lại, tôi vẫn theo con đường mà tôi đang đi", bà Hạnh nhấn mạnh.
Ông Phương nói với BBC News Tiếng Việt rằng, bất chấp những đe dọa hay sách nhiễu, ông không sợ:
"Từ trước đến nay, tôi đã bị đưa vào đồn công an khoảng 20 lần. Hầu hết những lần đó, công an đều đe dọa tôi, thậm chí nhiều lần còn đánh đập tôi. Lần này, khi nhận được giấy triệu tập hay những đe dọa, tôi không thấy sợ. Tôi biết rằng, việc đưa tin vụ việc tại Đồng Tâm, hay trước đó ở Dương Nội, có thể sẽ khiến chính quyền không hài lòng và xem những việc làm đó như những hành vi đe dọa đến an nguy của chế độ".
"Trong tâm lý của tôi, tôi đã chuẩn bị tất cả mọi tình huống, kể cả bị bắt. Khi họ bắt tôi, điều đó có nghĩa là chính quyền đang lo sợ với tiếng nói của người dân. Và tôi sẽ hành động đến cùng để bảo vệ quyền tự do ngôn luận, và lên tiếng về những bất công, tội ác với dư luận trong nước, quốc tế", ông Phương nói.
Còn bà Nguyễn Thúy Hạnh thì nhớ lại bước chuyển, từ một người trước đây mà bà tự nhận là "yêu đảng", trở thành một nhà hoạt động xã hội và thành cái gai trong con mắt chính quyền:
"Năm 2007, tôi là một trong những người xuống đường biểu tình chống Trung Quốc. Hồi đấy, tôi vẫn còn 'yêu đảng' lắm, có thể nói là tôn thờ đảng. Đến năm 2011, tôi cũng xuống đường và tham gia hầu hết các cuộc biểu tình ở Hà Nội. Những ngày đấy, tôi xác định xuống đường là để chống Trung Quốc chứ không phải chống đảng. Nhưng khi tôi bị bắt, tôi đã rất ngạc nhiên, rằng tại sao mình phản đối Trung Quốc mà bị bắt. Vậy là tôi lên mạng tìm hiểu dần. Mới đầu, tôi cũng choáng, cũng bị mất thăng bằng lắm. Nhưng khi biết rồi thì tôi không thể không tham gia".
"Từ khi bước chân xuống đường biểu tình chống Trung Quốc, đến khi lập quỹ 50k và cho đến giờ, tôi luôn tự xác định là sẽ có ngày tôi bị bắt, sẽ giống như những người tù mà hiện nay tôi đang cố gắng để giúp đỡ. Bởi vậy, cho dù họ dồn dập khủng bố tinh thần tôi, nhưng tôi vẫn thấy bình thường, vì mình đã xác định trước rồi".
"Giả như nếu phải làm lại, tôi vẫn theo con đường mà tôi đang đi", bà Hạnh nhấn mạnh.
Ấm lòng trong sự đồng cảm
Bà Nguyễn Thúy Hạnh nói rằng, động lực để bà duy trì quỹ 50k là niềm vui từ những cựu tù nhân lương tâm và thân nhân khi được đi thăm nuôi hay những khoản hỗ trợ khi nằm viện, đau ốm.
Đến nay, quỹ 50k đã hỗ trợ khoảng gần 200 gia đình. Đáng chú ý là quỹ này chú ý giúp đỡ nhiều hơn đến các tù nhân lương tâm "không nổi tiếng", hay những cựu tù nhân ở các vùng sâu, vùng xa, bởi đơn giản là họ thường chưa nhận được nhiều sự giúp đỡ.
Còn ông Trịnh Bá Phương thì chia sẻ:
"Tất nhiên, cũng có những người họ tin theo những thông tin trên các phương tiện truyền thông nhà nước, nên họ nghĩ tôi là đối tượng phản động, chống phá chính quyền, gây bất ổn chính trị. Nhưng phần nhiều hơn vẫn là những người hiểu công việc của tôi, lên tiếng ủng hộ tôi.''
"Tôi đi nhiều nơi, cả ở Hà Nội hay Sài Gòn, và có rất nhiều người nhận ra tôi, khi đó, họ thậm chí còn miễn phí taxi cho tôi. Có lần ngồi trong quán cà phê ở Sài Gòn, dù đã cố ngồi trong góc khuất, nhưng cũng có nhiều người tới bắt tay. Họ nhận ra tôi và có những chia sẻ, đồng cảm. Hay mới đây, khi đi bán cua, tôi đeo khẩu trang mà có người vẫn nhận ra, khiến tôi bất ngờ và thấy rất ấm áp trong lòng".
Cảm phục tinh thần dũng cảm,khí phách của anh chị!
Trả lờiXóaCầu mong anh chị được chân cứng đá mềm!
Vui lây khi nghe tác giả nói :""Tôi đi nhiều nơi, cả ở Hà Nội hay Sài Gòn, và có rất nhiều người nhận ra tôi, khi đó, họ thậm chí còn miễn phí taxi cho tôi. Có lần ngồi trong quán cà phê ở Sài Gòn, dù đã cố ngồi trong góc khuất, nhưng cũng có nhiều người tới bắt tay. Họ nhận ra tôi và có những chia sẻ, đồng cảm. Hay mới đây, khi đi bán cua, tôi đeo khẩu trang mà có người vẫn nhận ra, khiến tôi bất ngờ và thấy rất ấm áp trong lòng".
Trả lờiXóaTôi ủng hộ Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thuý Hạnh
Trả lờiXóa